Giới hạn phân bố của ấu trùng, cá con opsariichthyes sp (cypriniformes:cyprinidae) ở cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài cá cháo (Opsariichthyes sp.) ở môi
trường cửa sông, thực địa theo tháng (bằng lưới seine net) tại vùng nước ven bờ cửa sông
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014, thu được 1018 ấu
trùng, cá con (5,5 – 46,5 mm chiều dài thân, BL). Nhiệt độ và nồng độ muối trung bình ở
thời điểm thu mẫu dao động từ 17,1°C (tháng 1) tới 30,1°C (tháng 9) và 1,7‰ (tháng 7)
tới 12,6‰ (tháng 3). Ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. xuất hiện quanh năm, nhiều hơn
vào mùa khô với CPUE trung bình cao nhất là 73,04 cá thể/lần kéo. Trung bình của
chiều dài cơ thể tăng dần từ tháng 5 đến tháng 9 và từ tháng 10 tới tháng 4. Cho thấy,
loài này có thể sinh sản ít nhất 2 lần trong một năm. Trong các địa điểm nghiên cứu, loài
cá này phân bố ở phần phía trong cửa sông, tập trung nơi có nồng độ muối nhỏ hơn hoặc
bằng 0,9‰.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới hạn phân bố của ấu trùng, cá con opsariichthyes sp (cypriniformes:cyprinidae) ở cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 145 GIỚI HẠN PHÂN BỐ CỦA ẤU TRÙNG, CÁ CON OPSARIICHTHYES SP (CYPRINIFORMES:CYPRINIDAE) Ở CỬA SÔNG TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Tạ Thị Thuỷ1(1), Trần Trung Thành2 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài cá cháo (Opsariichthyes sp.) ở môi trường cửa sông, thực địa theo tháng (bằng lưới seine net) tại vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014, thu được 1018 ấu trùng, cá con (5,5 – 46,5 mm chiều dài thân, BL). Nhiệt độ và nồng độ muối trung bình ở thời điểm thu mẫu dao động từ 17,1°C (tháng 1) tới 30,1°C (tháng 9) và 1,7‰ (tháng 7) tới 12,6‰ (tháng 3). Ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. xuất hiện quanh năm, nhiều hơn vào mùa khô với CPUE trung bình cao nhất là 73,04 cá thể/lần kéo. Trung bình của chiều dài cơ thể tăng dần từ tháng 5 đến tháng 9 và từ tháng 10 tới tháng 4. Cho thấy, loài này có thể sinh sản ít nhất 2 lần trong một năm. Trong các địa điểm nghiên cứu, loài cá này phân bố ở phần phía trong cửa sông, tập trung nơi có nồng độ muối nhỏ hơn hoặc bằng 0,9‰. Từ khoá: Opsariichthyes, giai đoạn sớm, nồng độ muối, cửa sông, giới hạn sinh thái, Tiên Yên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Opsariichthys Bleeker, 1863 bao gồm khoảng 12 loài hiện biết phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam (Chen, Nguyen & Ngo, Kawanabe et al., Huynh and Chen (2014). Việt Nam là khu vực phân bố của 7 loài thuộc giống cá này (Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn Thái Tự, 1987; Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Hữu Dực, 2000; Huynh & Chen, 2013). Tuy nhiên, vấn đề định loại chúng còn rất nhiều điểm cần làm rõ. Opsariichthyes là các loài cá chỉ sống ở nước ngọt (Mai, Nguyen & Nguyen, Nguyen & Ngo, Kottelat, Serov; Huynh and Chen (2014)). Tuy nhiên, trong quá trình thực địa tại cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thu được ấu trùng, cá con loài này ở các điểm (1) Nhận bài ngày 18.01.2016 gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.01.2016. Liên hệ tác giả: Tạ Thị Thủy; Email: ttthuy@daihocthudo.edu.vn 146 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI có độ mặn. Bài báo này sẽ làm rõ giới hạn phân bố ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở cửa sông này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu dựa vào 1018 ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. có chiều dài cơ thể từ 5,5 tới 46,4 mm thu bằng lưới ven bờ (Seine net: 1x4 m, mắt lưới: 1 mm) từ tháng 3.2013- 2.2014. Thực địa được tiến hành tại 9 điểm dọc ven bờ cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh (Hình 1) được thiết kế theo sự xâm nhập của thủy triều. TS8 là điểm sâu nhất phía trong của sông mà độ mặn có thể xâm nhập. TS9 được thu đối chứng ở các tháng 1 và 2. Thựa địa mỗi tháng 1 lần và thu từ 1 đến 3 mẻ lưới ở mỗi điểm. Dựa vào số cá thể thu được để hiệu quả kéo lưới (CPUE: số cá thể thu được ở mỗi hai phút kéo lưới (No.haul1). Trong bài bào bày, do sự chênh lệch quá lớn giữa các giá trị CPUE nên chúng tôi sử dụng giá trị Lg (CPUE+1) để biểu thị trên biểu đồ. Độ mặn và nhiệt độ nước được đo tại mỗi điểm nghiên cứu theo từng tháng bằng máy TOA (WQC-22A, TOA DDK). Mẫu được cố định bằng dung dịch formalin 5-7% và bảo quản trong cồn 80% tại phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật học, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (BHNUE). Các mẫu cá con đã hoàn thành các dấu hiệu hình thái bên ngoài được định loại nhờ so sánh với các mô tả hình thái ngoài giống Opsariichthyes của Huỳnh Quang Thiện và I-Shiung Chen (2013, 2015). Định loại các mẫu nhỏ hơn dựa vào phát triển màu sắc và các đặc điểm hình thái ngoài. Hình 1. Sơ đồ các điểm thu mẫu ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 147 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mùa xuất hiện của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh Ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. xuất hiện quanh năm (Hình 2). Chúng xuất hiện nhiều hơn vào mùa khô với CPUE trung bình cao nhất là 73,04. Tháng 6 có CPUE trung bình thấp nhất trong năm là 0,29. Chiều dài cơ thể Opsariichthyes sp. từ 5,5 đến 46,5 mm. Trung bình của chiều dài cơ thể tăng dần từ tháng 5 đến tháng 9 và từ tháng 10 tới tháng 4. Nhiệt độ trung bình ở vùng nước ven bờ biến đổi từ 17,1°C (tháng 1) tới 30,1°C (tháng 9) và thường cao hơn vào các tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11). Ngược lại, độ mặn thường cao hơn vào các tháng mùa khô và trung bình biến thiên trong khoảng từ 1,7‰ (tháng 7) tới 12,6‰ (tháng 3). Hình 2. Mùa xuất hiện của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh. Hình chữ nhật thể hiện trung bình chiều dài cơ thể ±SE, thanh bar thể hiện Min-Max chiều dài cơ thể Opsariichthyes sp. Giới hạn phân bố ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh Nhiệt độ nước trung bình giữa các điểm không có khác biệt đáng kể, ổn định trong khoảng 24-25°C. Độ mặn giảm dần qua các điểm kế tiếp nhau, từ 20,1‰ ở TS1 tới 1,87‰ (TS6), 0,68‰ (TS7), 0,01‰ (TS8) và 0‰ (TS9). 148 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. chỉ xuất hiện từ TS6 trở vào phía sông. CPUE tăng dần từ 0,39 ở TS6 tới 127 ở TS9. Như vậy, có phụ thuộc của phân bố ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. vị trí các điểm ở cửa sông. Chúng bị giới hạn tại điểm TS6. Hình 3. Phân bố của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh Nhiệt độ khá ổn định giữa các điểm, bởi vậy điều kiện này có thể không ảnh hưởng tới phân bố theo không gian của ATCC Opsariichthyes sp. ở cửa sông Tiên Yên. Do đó, để làm rõ phụ thuộc của giới hạn phân bố ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp., mối tương quan giữa CPUE và độ mặn ở vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên được đánh giá chi tiết tại các điểm mà chúng xuất hiện: - TS6: nồng độ muối cao nhất là 8,4‰ vào tháng 3 và thấp nhất là 0‰ tại các tháng 4, 5, 7, 8. Ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. chỉ xuất hiện ở tháng 6 (CPUE=2; độ mặn 0,1‰) và tháng 10 (CPUE=2,7; độ mặn 0,4‰). - TS7: hai tháng có độ mặn cao nhất là tháng 3 (4,5‰) và tháng 11 (2,4‰) đều không xuất hiện ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp.. Các tháng còn lại độ mặn ≥ 0.9‰ và hầu hết có mặt Opsariichthyes sp. Ấu trùng, cá con loài này xuất hiện liên tục từ tháng 7 tới tháng 1 tại TS7 trừ tháng 11. Điều này có thể do độ mặn cao tại khu vực này trong tháng đó ảnh hưởng tới sự có mặt của chúng. - TS8: hầu hết các tháng có độ mặn bằng không trừ tháng 3 là 0,1‰. Ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. xuất hiện ở tất cả các tháng. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 149 - TS9: với giới hạn nghiên cứu ở cửa sông nên chúng tôi chỉ tiến hành thu mẫu đối chứng ở tháng 1 và tháng 2 với điểm hoàn toàn nước ngọt này. Tại đây, ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. xuất hiện với mật độ cao ở cả 2 tháng (CPUE = 185,5 ở tháng 1 và 68,7 ở tháng 2). Hình 4. Giới hạn phân bố của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh 4. THẢO LUẬN Hệ số tương quan Spearman’s được sử dụng để đánh giá mỗi quan hệ giữa các yếu tố môi trường và phân bố của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp.. Kết quả cho thấy, sự xuất hiện của chúng không phụ thuộc vào thời gian và nhiệt độ nước mà được quyết định phần nhiều bởi vị trí các điểm ở cửa sông và độ mặn của nước (Bảng 1). Bảng 1. Hệ số tương quan Spearman’s giữa các yếu tố môi trường và sự xuất hiện của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh Điểm Tháng Nhiệt độ (°C) Độ mặn (‰) Tháng -0.098 Nhiệt độ (°C) -0.117 0.398* 150 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Độ mặn (‰) -0.819* -0.005 -0.271* CPUE 0.658* -0.064 -0.113 -0.584* *: p<0.01 Mặc dù xuất hiện của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. không phụ thuộc vào thời gian, tuy nhiên chiều dài cơ thể trung bình tăng dần theo các tháng liền kề nhau với chu kỳ thứ nhất bắt đầu từ đầu mùa mưa và chu kỳ thứ hai bắt đầu từ thời điểm chuyển giao giữa hai mùa (Hình 2). Như vậy có thể thấy, tại cửa sông Tiên Yên, Opsariichthyes sp. sinh sản ít nhất hai lần trong năm và chúng định cư tại đây trong giai đoạn sớm của sự phát triển. Hay nói cách khác, cửa sông này là vùng ương dưỡng giai đoạn sớm của loài Opsariichthyes sp. Tương quan chặt chẽ giữa sự xuất hiện của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. với các địa điểm nghiên cứu và nồng độ muối thể hiện giới hạn phân bố của chúng ở cửa sông này. Về mặt địa điểm, chúng bị giới hạn bởi điểm TS6 là điểm độ mặn không lớn hơn 8,4‰. Tuy nhiên, khi xem xét chi tiết mối tương quan giữa CPUE và độ mặn ở từng điểm, ta thấy rõ giới hạn về nồng độ muối của môi trường mà chúng có thể phân bố. Chúng xuất ở điểm TS6, tuy nhiên chỉ vào các tháng có độ muối rất thấp (dưới 0.4‰) với mật độ rất thấp, và hầu như rất ít xuất hiện. Tại điểm TS7, ta thấy sự có mặt của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. suốt thời gian từ tháng 7 đến tháng 1 trừ tháng 11. Trong khoảng thời gian này, nồng độ muối hòa tan của môi trường nước thường xuyên nhỏ hơn 0,9‰, chỉ tháng 11 có độ mặn là 2,4‰. Tại điểm TS8 và TS9 là hai điểm nước ngọt hoàn toàn có sự xuất hiện của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. ở tất cả các tháng. Như vậy, phân bố của chúng không xác định ở các khu vực cố định mà phụ thuộc vào nồng độ mặn của môi trường và trong nghiên cứu này, nồng độ muối giới hạn môi trường của ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. là 0,9‰. 5. KẾT LUẬN Ấu trùng, cá con Opsariichthyes sp. xuất hiện quanh năm và chủ yếu phân bố ở phần phía trong cửa sông, tuy nhiên chúng bị giới hạn nồng độ muối nhỏ hơn hoặc bằng 0,9‰. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen, Y. (2008), “Fauna Sinica. Osteichthys. Cypriniformes II”, Science Press, Beijing, China. 2. Kawanabe, H., Mizuno, N., and Hosoya, K. (2002), Freshwater fishes of Japan, Yama-Kei Publishers, Tokyo, Japan. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 151 3. Kottelat, M. (2001), Freshwater Fishes of Northern Vietnam: A preliminary checklist of the fishes known or expected to occur in northern Vietnam with comments on systematics and nomenclature, The World Bank. 4. Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Hữu Dực (2000), “Two new species of the fish genus Opsariichthys from Vietnam”, Tạp chí Sinh học, Số 22, tr.12-16. 5. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Huynh Q.T. and I.S. Chen (2013), “A new species of Cyprinid fish of genus Opsariichthyes from Ky Cung – Bang Giang river basin, Northern Vietnam with notes on the taxonomic status of the genus from Northern Vietnam and Southern China”, Journal of Marine Science and Technology, Vol. 21, Suppl, pp.135-145. 7. Serov, D. V., Nezdoliy, V. K. and Pavlov, D. S. (2006), The Freshwater Fishes of Central Vietnam, KMK Scientific Press Ltd. 8. Huỳnh Quang Thiện và I-Shiung Chen (2015), Mô tả lại giống cá cháo Opsariichthyes (Teleodtei: Cyrinidae) ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 6, Hà Nội. 9. Mai Đình Yên (1978), Định loại các loài cá nước ngọt Việt Nam, Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. DISPERSAL LIMITATION OF OPSARICHTHYES SP. LARVAE AND JUVENILES IN THE TIEN YEN ESTUARY, QUANG NINH PROVINCE Abstract: To investigate the distributional pattern of Opsariichthyes sp. in one estuarine environment, monthly collections by a seine net from the bank water of the Tien Yen estuary, northern Vietnam from March 2013 to February 2014 resulting in a total of 1018 larvae and juveniles were collected and analysed. The mean of water temperature and salinity when the fishes were collected ranged from 17.1°C (January) to 30.1°C (September) and from 1.7‰ (Junly) to 12.6‰ (March). Larvae and juveniles of Opsariichthyes sp. occurred a whole year, concentrated on dry season with the avergae of CPUE being 73.04 individuals per haul. The mean of body length increased from May to September and from October to April of the following year, implying that this fish could have at least two spawning seasons in a year. From the stations along the estuary, this fish was mainly distributed in the inner part of the estuary and at stations where the salinity ≤ 0.9‰. Key words: Opsariichthyes, early stage, salinity, estuary, ecological limitation, Tien Yen.
File đính kèm:
- gioi_han_phan_bo_cua_au_trung_ca_con_opsariichthyes_sp_cypri.pdf