Giáo trình Thủy sinh vật

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:

- Vị trí: môn Thủy sinh vật là môn cở sở ngành thuộc chƣơng trình khung

đào tạo trình độ Cao đẳng nghề nuôi trồng thủy sản, đƣợc giảng dạy cho ngƣời

học sau khi đã học các môn học cơ sở.

- Tính chất: môn Thủy sinh vật là môn chuyên nghiên cứu về đặc điểm

nhận dạng một số thủy sinh vật có giá trị thực tiễn với nghề nuôi trồng thủy sản.

- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Giúp ngƣời học nắm đƣợc các kiến thức

cơ bản về thực vật thủy sinh và động vật không xƣơng sống để ứng dụng vào

nuôi trồng thủy sản

Giáo trình Thủy sinh vật trang 1

Trang 1

Giáo trình Thủy sinh vật trang 2

Trang 2

Giáo trình Thủy sinh vật trang 3

Trang 3

Giáo trình Thủy sinh vật trang 4

Trang 4

Giáo trình Thủy sinh vật trang 5

Trang 5

Giáo trình Thủy sinh vật trang 6

Trang 6

Giáo trình Thủy sinh vật trang 7

Trang 7

Giáo trình Thủy sinh vật trang 8

Trang 8

Giáo trình Thủy sinh vật trang 9

Trang 9

Giáo trình Thủy sinh vật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 85 trang minhkhanh 10641
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thủy sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thủy sinh vật

Giáo trình Thủy sinh vật
 1 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: THỦY SINH VẬT 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020
 2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Giáo trình “Thủy sinh vật” là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, 
nghiên cứu, tham khảo tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi 
mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị 
nghiêm cấm. 
 3 
MỤC LỤC 
1.1. Định nghĩa, đối tƣợng và nhiệm vụ môn học ............................................. 6 
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, vai trò của thủy sinh vật ................................... 6 
CHƢƠNG 2. PHÂN LOẠI THỰC VẬT PHÙ DU ............................................ 14 
A. Đặc điểm chung về hình thái, cấu tạo và sinh sản của thực vật dạng tản 
(tảo) ................................................................................................................. 14 
2.1. Khái niệm ................................................................................................. 14 
2.2 Đặc điểm hình dạng và cấu trúc hình dạng ............................................... 14 
2.3. Đặc điểm cấu tạo ...................................................................................... 15 
2.4. Đặc điểm sinh sản: Ở tảo có 3 phƣơng thức sinh sản .............................. 17 
2.3. Đặc điểm dinh dƣỡng: Tảo mắt có 3 hình thức dinh dƣỡng .................... 20 
2.4. Đặc điểm sinh sản .................................................................................... 21 
2.5. Đặc điểm phân bố ..................................................................................... 21 
2.6. Phân loại và đại diện ................................................................................ 21 
2.7. Ý nghĩa và mối quan hệ ........................................................................... 23 
C. Ngành tảo lam (Vi khuẩn lam Cyanobacteria) ............................................... 24 
2.1. Đặc điểm hình dạng ................................................................................. 24 
2.2. Đặc điểm cấu tạo ...................................................................................... 24 
2.3. Đặc điểm sinh sản .................................................................................... 26 
2.4. Đặc điểm phân bố ..................................................................................... 27 
2.5. Phân loại và đại diện ................................................................................ 27 
2.6. Ý nghĩa ..................................................................................................... 30 
D. Ngành tảo Hai Roi (Dinophyta) ..................................................................... 30 
2.1. Đặc điểm hình dạng ................................................................................. 30 
2.2. Đặc điểm cấu tạo ...................................................................................... 31 
2.3. Đặc điểm sinh sản .................................................................................... 32 
2.4. Đặc điểm hân bố ....................................................................................... 32 
2.5. Phân loại và đại diện ................................................................................ 32 
2.6. Ý nghĩa ..................................................................................................... 34 
2.1. Đặc điểm hình dạng ................................................................................. 35 
2.2. Đặc điểm cấu tạo ...................................................................................... 35 
2.3. Đặc điểm sinh sản:. .................................................................................. 36 
2.4. Đặc điểm phân bố: ................................................................................... 36 
2.5. Phân loại và đại diện ................................................................................ 36 
c. Lớp Bacillariophyeae (lớp tảo Silic) ............................................................... 40 
E. Ngành tảo Lục (Chlorophyta) ......................................................................... 42 
2.1. Đặc điểm hình dạng ................................................................................. 42 
2.2. Đặc điểm cấu tạo ...................................................................................... 42 
2.4. Đặc điểm phân bố: ................................................................................... 44 
2.5. Phân loại và đại diện ................................................................................ 44 
CHƢƠNG 3. PHÁP NUÔI TẢO ĐƠN BÀO ..................................................... 50 
3.1.Những vấn đề cần lƣu ý khi chọn và nuôi thu sinh khối tảo .................... 50 
 4 
3.2. Phƣơng pháp phân lập và lƣu giữ giống .................................................. 51 
3.3. Phƣơng pháp nuôi thu sinh khối .............................................................. 53 
CHƢƠNG 4. PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC 58 
A. Động vật nguyên sinh (Protozoa) ............................................................... 58 
1.Đặc điểm hình thái phân loại ................................................................... 58 
2. Di chuyển ................................................................................................ 58 
3. Sinh sản ................................................................................................... 58 
1.4. Phân bố và ý nghĩa ............................................................................... 60 
1.5. Phân loại và giống loài thƣờng gặp ...................................................... 61 
B. Giáp xác râu chẻ (Cladocera) ............................ ...  tạo nên theo kiểu “đe và búa” có nhiều 
kiểu bộ máy nghiền đại diện cho các họ bộ, giống loài sau đây; 
Kiểu Malles các phần xƣơng phát triển đầy đủ phiến nghiền là bản ngắn nhƣng 
rộng, một đôi nhánh động khỏe không có răng ở bờ trong, đôi răng một mảnh có 
nhiều răng có tác dụng nhai nghiền và dữ mồi. Đại diện là Brachionidae, 
Colurellidae. 
Kiểu incudatus phiến nghiền là một bản vuông rộng, đôi nhánh động có hình 
kẹp nhọn và khỏe, răng mảnh. Đại diện họ Asplanchnidae. 
Kiểu Ramatus phiến nghiền tiêu giảm, răng dài nằm trong đôi nhánh động, thích 
ứng với lối nhai thức ăn. Đại diện là bộ phụ Bđelloiae. 
Kiểu Uncinatus hầu là một cái tú lớn có thành cơ mỏng, trong có tuyến dạ dày, 
bộ máy nghiênt tiêu giảm chỉ còn là những tấm xƣơng mỏng. Đại diện là họ 
Collothecacea. 
Tiếp theo là thực quản, dạ dày, ruột cuối cùng là huyệt. Thức ăn trong ống tiêu 
hoá từ 2-20 phút. 
Hệ thần kinh đơn giản, có một hạch trên hầu từ đó xuất phât nhiều dây thần kinh 
đi lên phía trƣớc và phía sau cơ thể nhƣng phát triển nhất là 2 dây thần kinh ở 
hai bên ruột chay tới tận chân. Tua đầu gồm có 3 chiếc làm nhiệm vụ xúc giác. 
Phần lớn Rotatoria có mắt. Mắt nằm ngay trên hạch hầu và có cấu tạo đơn giản 
là có một thể thuỷ tinh nằm trên cốc sắc tố. 
Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp không có. Hệ bài tiết theo kiêu nguyên đơn thận, sản 
phầm bài tiết đổ ra ngoài qua lỗ huyệt. 
Rotatoria phân tính dị hình. Con đực ít và nhỏ hơn con cái. Con cái tuyến trứng 
gồm hai thuỳ ở cuối thân, dƣới ống tiêu hoá. tuyến trứng gồm hai phần, phần 
sinh sản trứng và phần cung cấp chất dự trữ. ống dẫn trứng đổ ra ngoài qua lỗ 
 77 
huyệt. Con đực có ruột và hệ bài tiết tiêu giảm chỉ có một tuyến tinh và ống dẫn 
tinh đổ ra ngoài ở huyệt tận cùng là cơ quan giao phối. Con đực chết ngay sau 
khi thụ tinh với con cái. 
Dựa vào kích thƣớc và hình dạng để phân biệt 3 dạng: 
+ Trứng lớn vỏ mỏng, phát triển đơn tính thành con cái 
+ Trứng bé vỏ mỏng, phát triển đơn tính thành con đực 
+ Trứng lớn vỏ dày là sản phẩm sinh sản hữu tính thƣờng sống tiềm sinh qua 
đông nở thành con cái. 
+ Trứng dính thành từng chùm hay dải ở cuối cơ thể mẹ. Trong thực tế ngƣời ta 
thấy rằng khi xuất hiện con đực thì số lƣợng Rotatoria cái giảm hẳn, hình nhƣ cơ 
chế này đƣợc điều chỉnh bằng sự thay đổi của các nhân tố môi trƣờng nƣớc. Tìm 
hiểu cơ chế này có thể chủ động tăng số lƣợng trùng bánh xe trong các thuỷ vực 
nuôi cá. 
Chân là một phần cơ, có vỏ cuticun chia đốt bao ngoài tận cùng bằng nhú khớp 
linh động. Ở gốc nhú có tuyến dính giúp con vật có thể bám thƣờng xuyên hay 
tạm thời vào giá thể. Chân có cơ vòng, cơ dọc phát triển. 
Trùng bánh xe là một trong những thành phần thức ăn tự nhiên rất quan trọng 
của cá. 
4. Phân bố và ý nghĩa 
- Phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực nƣớc ngọt, một số ít loài ở nƣớc lợ và 
biển. Trong nƣớc lợ gặp loài Brachionus plicatilis. Đa số các giống loài trong 
lớp trùng bánh xe sống phù du, một số sống đáy hay sống bám. Trong các ao 
nhỏ giàu chất hữu cơ thƣờng gặp các loài trong họ Brachionidae nhƣ 
Brachionus calyciflorus; B. urceus 
- Ý nghĩa: Các giống loài trong Ngành trùng bánh xe đều là thức ăn rất tốt cho 
ấu trùng tôm cá và các động vật thuỷ sinh khác. Loài Brachionus plicatilis đƣợc 
gây nuôi theo qui trình công nghệ để cung cấp thức ăn cho ấu trùng cá biển, tôm, 
cua, động vật thân mềm trong các cơ sở sản xuất giống hải sản. 
 78 
5. Phân loại và giống loài thường gặp 
Giới thiệu một số giống loài thƣờng gặp: 
a. Bộ noãn sào chẵn Digononta 
- Họ Phylodiniae: Bộ máy tiêm mao kiểu Philodina bộ này nghiền kiểu 
Ramatus. Giống đại diện Rotaria với hai loài là R.neptunia và R.rotaria gặp 
nhiều trong ao, rãnh, các ao bị nhiễm bẩn. 
Giống Philodina loài P.roseola gặp trong ao hồ (các ao nhiễm bẩn, quanh cây cỏ 
thuỷ sinh). 
b. Bộ noãn sào lẻ Monogononta 
Bộ máy tiêm mao và bộ máy nghiền nhiều kiểu 
- Họ Trichocercidae: Bộ máy tiêm mao gồm kiểu Asplanchna hơn kiểu 
Notomata. Bộ máy nghiền bất đối xứng. Chân nếu có thƣờng 1-2 ngón dạng 
lông, gốc ngón có lông ngắn, giống đại diện Trichocera, gặp trong các ao, hồ, 
ruộng. 
- Họ Synchatidae. Bộ này nghiền có cấu tạo đối xứng, chân nếu có thì không có 
ngón dạng lông. 
Loài đại diện Polyarthra vulgaris : Gặp trong hồ, ao, sông, suối, ruộng. 
- Họ Asplanchnidae: Bộ máy nghiền kiểu Incudatus, bộ máy tiêm mao kiểu 
Asplanchna. Giống loài đại diện: Loài Asplanchna siebodli, gặp ở ao, hồ, sông, 
ruộng trong các thuỷ vực giàu chất hữu cơ chúng phát triển với số lƣợng lớn. 
- Họ Lecanidae: Bộ máy nghiền kiểu giữa Malleus và Virgatus 
Giống loài đại diện: 
. Lecane (Lecane) leontin: Phân bố sông, ao, hồ, ruộng 
. Lecane (Lecane) luna: Các thuỷ vực nƣớc ngọt, nƣớc lợ, các thuỷ vực bị nhiễm 
bẩn. 
. Lecane (Monostyla) bulla: Phân bố hồ ao, sông, ruộng 
- Lecane (Monostyla) quadrientata: Gặp trong các thuỷ vực từ đồng bằng đến 
vùng núi. 
 79 
- Họ Brachionidae: Bộ này nghiền kiểu Malleus và Submalleus, vỏ bọc thân đôi 
khi cả phần đầu, dẹp theo hƣớng lƣng bụng. Tấm lƣng và bụng gắn liền với nhau 
ở giữa tấm bụng không có rãnh dọc. 
Họ này có rất nhiều giống loài: 
+ Giống Brachinus: có chân thƣờng co vào trong vỏ, chân hình giun, chia thành 
nhiều ngăn nhỏ. Một số loài thƣờng gặp trong giống Branchionus: B. angularis; 
B. calyciflorus; B. forficula; B. falcatus; B. urceus; B. quadrientatus gặp trong 
các thuỷ vực ao, hồ, ruộng giàu chất hữu cơ, B. plicatilis gặp ở ao, đầm nƣớc lợ 
và vùng cửa sông. 
+ Giống Platyias: Chân phân đốt 
. P. quadricornis gặp ao, hồ, sông, ruộng 
. P. Patulus 
+ Giống Keratella: Không có chân, bờ lƣng trƣớc của vỏ có 6 gai. Tấm lƣng hơi 
lồi gồm những mảnh nhỏ trên mặt vỏ gai hay hạt nhỏ. 
. K. tropica gặp ao, hồ, sông, ruộng, suối, xuất hiện quanh năm nhiều nhất là hè 
thu. 
. K. cochlearis: các thuỷ vực nƣớc ngọt, xuất hiện quanh năm. 
 80 
CHƢƠNG 5. NUÔI LUÂN TRÙNG 
Mục tiêu: 
- Biết đƣợc các đối tƣợng động vật phù đu đã, đang đƣợc nuôi và đối 
tƣợng thủy sản sử dụng chúng. 
- Biết đƣợc phƣơng pháp nuôi sinh khối luân trùng. 
Nội dung chính: 
1.1. Nuôi luân trùng giống 
Nuôi khối lƣợng lớn các luân trùng bằng tảo, men làm bánh mì hoặc thức 
ăn nhân tạo luôn luôn đi kèm theo một số rủi ro, đó là sự chết đột ngột của quần 
thể. Thất bại về mặt kĩ thuật hoặc do con ngƣời cũng nhƣ việc nhiễm các tác 
nhân gây bệnh hoặc các loài ăn lọc cạnh tranh là những nguyên nhân chính làm 
cho sinh sản thấp, cuối cùng dẫn đến kết quả làm cho quần thể chết hoàn toàn. 
Việc chỉ dựa nào nuôi luân trùng hàng loạt để cấy lại các bể mới là cách tiếp cận 
đầy rủi ro. Nhằm giảm thiểu rủi ro này, các giông nuôi cấy gốc nhỏ thƣờng đƣợc 
giữ trong các lọ bịt kín để trong một phòng cách ly để ngăn ngừa không bị 
nhiễm vi khuẩn và/hoặc trùng lông tơ. Những giống nuôi cấy gốc này rất cần 
thiết để sản sinh ra những quần thể luân trùng lớn có thể đƣợc lƣu giữ bằng tảo 
càng nhanh càng tốt. 
Các luân trùng dùng để nuôi cấy giống gốc có thể thu vớt ở ngoài tự nhiên, hoặc 
từ các viện nghiên cứu hoặc các trại sản xuất giống thƣơng mại. Tuy nhiên trƣớc 
khi đƣợc dùng trong sản xuất, nguyên liệu cấy cần đƣợc khử trùng. Việc khử 
trùng mạnh nhất gồm có giết chết các luân trùng bơi tự do nhƣng không giết 
chết các trứng bằng một hỗn hợp các kháng sinh (thí dụ erythromycin 10mg/l, 
choloramphenicol 10mg/l, ôxolinat natri 10mg/l,penicillin 100mg/l, 
streptomycin 20mg/l) hoặc bằng một chất khử trùng. Sau đó trứng đƣợc tách ra 
khỏi cơ thể chết bằng một chiếc sàng 50µm và mang ấp để cho nở ra đƣợc dùng 
để bắt đầu việc nuôi cấy giống gốc. Tuy nhiên, nếu luân trùng không chứa nhiều 
trứng ( nhƣ trƣờng hợp sau một chuyến vận chuyển dài ) thì nguy cơ bị mất toàn 
bộ các giống gốc ban đầu là rất lớn và trong những trƣờng hợp này thì luân 
trùng cần đƣợc khử trùng bằng liều lƣợng dƣới mức gây chết, nƣớc chứa các 
 81 
luân trùng cần đƣợc thay mới hoàn toàn và luân trùng đƣợc sử lý bằng các 
kháng sinh hoặc các chất khử trùng. Việc sử lý đƣợc lặp lại sau 24 giờ để đảm 
bảo các tác nhân gây bệnh còn sống sót sau khi đi qua đƣơng ruột của luân trùng 
cũng bi giết chết. Nồng độ của các sản phẩm khử trùng cũng khác nhau tùy theo 
độ độc hại của chúng và điều kiện ban đầu của luân trùng.Các nồng độ dùng cho 
kiểu khử trùng này thƣờng là 7,5mg/l furazolidone, 10mg/l oxytetracycline, 
30mg/l sarafloxacin hoặc 30mg/l linco-spectin. 
1.2.Phát triển nuôi cấy giống gốc sang nuôi mồi 
Việc phát triển nuôi cấy luân trùng đƣợc thực hiện trong các hệ thống tĩnh 
gồm các bình erlenmeyer 500ml đặt cách các đèn huỳnh quang (5000 lux) 2cm. 
Nhiệt độ trong các bình erlenmeyer không nên quá 300C. Luân trùng đƣợc thả 
với mật độ 50 cá thể/ml và cho ăn 400ml tảo mới thu hoạch (Chlorella 1,6.106 tế 
bào/ml); hàng ngày bổ xung thêm khoảng 50ml tảo để đảm bảo đủ lƣợng thức 
ăn. Trong vòng 3 ngày, nồng độ luân trùng có thể tăng tới 200 luân trùng/ml 
(hình 3.5). Trong thời gian nuôi ngắn ngày này không cần sục khí. 
Khi các luân trùng đạt tới mật độ 200-300 cá thể/ml, chúng đƣợc tráng rửa trên 
một bộ lọc đặt chìm có 2 sàng lọc. Kích thƣớc mắt lƣới của sàng lọc trên 
(200µm) sẽ giữ lại các hạt phế thải có kích thƣớc to, còn sàng lọc dƣới (50µm) 
sẽ giữ lại các luân trùng.Nếu chỉ có bộ lọc một sàng thì thao tác này có thể thực 
hiện bằng hai bộ lọc riêng rẽ. Tuy vậy nếu việc tráng rửa thực hiện ở dƣới nƣớc 
thì các luân trùng sẽ không làm tắc mắt lƣới và tổn thất sẽ giới hạn ở mức dƣới 
1%. 
Sau đó các luân trùng đã thu gom đƣợc cho vào một số chai có dung tích 15l và 
làm đầy bằng 2l nƣớc ở mật độ 50 cá thể/ml và thực hiện sục khí nhẹ bằng ống. 
Để tránh bị lây nhiễm cho trùng lông tơ, cần lọc không khí bằng một lõi lọc 
hoặc bằng các bộ lọc có cacbon hoạt tính. Hàng ngày cung cấp tảo tƣơi 
(Chlorella 1,6 x10
6
 tế bào/ml). Ở những ngày khác, các dòng nuôi cấy đƣợc rửa 
sạch hàng ngày (bằng bộ lọc hai sàng) và đƣợc thả lại với mật độ 200 luân 
trùng/ml. Sau khi bổ sung tảo trong khoảng một tuần, các chai 15l đã đầy hoàn 
toàn và dòng nuôi cấy có thể sử dụng để nuôi hàng loạt. 
 82 
1.3. Sản xuất hàng loạt bằng tảo 
Một điều chắc chắn là các vi tảo biển là thức ăn tôt nhất cho luân trùng và có thể 
cho năng suất rất cao nếu có sẵn tảo với khối lƣợng đủ kèm theo việc quản lí 
thích hợp. Rất tiếc là ở hầu hết các nơi đều không có khả năng lọc nhanh các 
luân trùng, với một đòi hỏi nở liên tục của tảo. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng và 
nhân lực không hạn chế,quy trình thu hoạch liên tục(hàng ngày) và chuyển sang 
các bể tảo có thể cần coi trọng. Nhƣng ở hầu hết các nơi tảo thuần chủng chỉ đủ 
dùng để nuôi luân trùng thời kì đầu hoặc để làm giàu các luân trùng . 
Nuôi từng mẻ có lẽ là phƣơng pháp sản xuất luân trùng phổ biến nhất ở các trại 
sản xuất cá biển giống. Chiến lƣợc nuôi gồm việc duy trì một khối lƣợng nuôi 
không thay đổi với mật độ luân trùng tăng dần hoặc duy trì mật độ luân trùng 
không thay đổi bằng cách tăng khối lƣợng nuôi. Các kĩ thuật nuôi quảng canh 
(dùng các bể lớn có dung tích trên 50m3) cũng nhƣ các phƣơng pháp nuôi thâm 
canh ( sử dụng các bể có dung tích 200-2000 l ) đều đƣợc áp dụng. Trong cả hai 
trƣợng hợp những khối lƣợng lớn vi tảo nuôi thƣờng là tảo biển 
nannochloropsis, thƣờng đƣợc cấy trong các bể cùng với một quần thể mồi chứa 
từ 50 đến 150 luân trùng/ml. 
1.4.Nuôi đại trà bằng men làm bánh mì 
Men làm bánh mì có kích thƣớc hạt nhỏ (5-7µm) và hàm lƣợng protein cao là 
thức ăn đƣợc chấp nhận đối với Brachinous. Những thử nghiệm đầu tiên để thay 
thế hoàn toàn thức ăn tự nhiên của luân trùng bằng men làm bánh mì đƣợc đặc 
trƣng bởi sự thành công thất thƣơng và thất bại đột ngột (Hirayama,1987). Hầu 
hết các nguyên nhân của những thất bại này có thể giải thích bằng tính tiêu hóa 
kém của men, vì men đòi hỏi phải có vi khuẩn mới tiêu hóa đƣợc. Tuy nhiên, 
thông thƣờng cần bổ sung thêm các axit beo và vitamin thiết yếu váo men làm 
bánh mì để phù hợp với các yêu cầu về ấu trùng của các sinh vật ăn mồi sống . 
1.5. Thu hoạch, thu gom luân trùng 
Thu hoạch luân trùng ở quy mô nhỏ thƣờng đƣợc thực hiện bằng cách 
dùng ống xiphong hút khối lƣơng luân trùng trong bể nuôi sang các túi lọc có 
mắt lƣới 50-70µm. Nếu thao tác này không thực hiện bằng các bộ lọc để ngập 
 83 
trong nƣớc thì luân trùng có thể bị tổn thƣơng và dẫn đến tử vong. Do đó nên 
thu hoạch luân trùng ở dƣới nƣớc,các thiết bị rửa ly tâm rất thuận tiện cho mục 
đích này. Việc sục khí trong khi thu gom luân trùng không làm tổn thƣơng các 
con vật nhƣng cũng không nên làm quá mạnh để các luân trùng không bị kẹt, 
điều này rất quan trọng đặc biệt sau giai đoạn làm giàu 
 84 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Cao Lam – Trần Đức Viên 
Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng – Nhà xuất bản Đại học và 
Giáo dục chuyên nghiệp. 
2. Bộ giáo dục và Đào tạo – Hà Nội 1994 
Con ngƣời và môi trƣờng (Tài liệu giảng cho các trƣờng đại học). 
3. Dương Hữu Thời 
Cở sở sinh thái học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 1998. 
4. Dương Đức Tiến – Võ Văn Chi. 
Phân loại thực vật – Thực vật bậc thấp - Nhà xuất bản Đại học và Trung 
học chuyên nghiệp Hà Nội 1978. 
5. Phạm Văn Tuyên, 
Đa dạng sinh học tảo trong các thủy vực Việt Nam, Triển vọng và thử 
thách - Nhà xuất bản Nông nghiệp 2003. 
6. Đặng Ngọc Thanh 
Thuỷ sinh vật đại cƣơng - Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội 1974. 
7. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên 
Định loại động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt và Bắc Việt Nam - Nhà 
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 1979. 
8. Đặng Ngọc Thanh 
Khu hệ động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt và Bắc Việt Nam - Nhà 
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 
9. Hoàng Thị Bé, Hoàng Thị Sản 
Phân loại học thực vật - Nhà xuất bản Giáo dục 1998. 
10. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận 
Động vật học – Phần động vật không xƣơng sống - Nxb Giáo dục 1998. 
11. Trần Kiên 
Sinh thái động vật - Nhà xuất bản Giáo dục 1978. 
12. Vũ Thị Tám 
Phân loại thực vật nổi – Nhà xuất bản Nông nghiệp 1989. 
 1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuy_sinh_vat.pdf