Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh

Thú chơi cá cảnh đã có từ thời xưa, chẳng hạn như cá vàng (Carassius

auratus) bắt đầu được nuôi trong cung đình dưới triều đại nhà Tống- Trung

Hoa sau đó phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Các nước phương Tây cũng đã

nghiên cứu và nuôi các loài cá cảnh nước ngọt như cá thần tiên (cá ông tiên -

Pterophyllum spp.), cá ngũ sắc thần tiên (cá đĩa - Symphysodon spp.), các loại cá

thuộc họ Cá hồng nhung(Alestiidae) v.v rồi dần dà chúng được du nhập qua các

nước khác và phát triển dưới hình thức sinh sản trong môi trường nhân tạo và đã

thành công.

Cá cảnh hiện nay không phải có nguồn gốc từ một nước mà có sự du

nhập, giao thương giữa nhiều nước trên thế giới. Do cá cảnh được phổ biến rộng

rãi ở nhiều quốc gia, nhiều gia đình nuôi cá cảnh để trang trí. Do đó ngoài việc

hình thành các trại nuôi và cho cá cảnh sinh sản còn có khá nhiều câu lạc bộ cá

cảnh được thành lập, thành viên của các câu lạc bộ là những người rất yêu thích

cá cảnh, họ xem đó là thú vui thanh nhã trong cuộc sống, gia nhập vào câu lạc

bộ để trao đổi kiến thức cũng như mua bán hoặc trao đổi những con cá quý.

Người Trung Quốc từ đời nhà Chu là những người đầu tiên có ý niệm về việc

nuôi cá với mục đ ích đơn thuần làm cảnh, nghĩa là việc nuôi cá cảnh đượ c thực hiện

từ khoảng 2500 n ăm v ề trước. Từ những ao, hồ, sông suố i lớ n, cá đượ c đưa vào

nhữ ng lọ thủy tinh nhỏ, bình thủy tinh cho đến các bình chứa, hồ chứa và bể kính

càng ngày càng lớn và được trang trí đẹp đẽ

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 1

Trang 1

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 2

Trang 2

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 3

Trang 3

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 4

Trang 4

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 5

Trang 5

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 6

Trang 6

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 7

Trang 7

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 8

Trang 8

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 9

Trang 9

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 78 trang minhkhanh 9841
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá cảnh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ CẢNH 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Giáo trình “Sản xuất giống và nuôi cá cảnh” là tài liệu phục vụ công tác 
giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ 
thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục 
đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 
2 
MỤC LỤC 
DANH MỤC TRANG 
Bài mở đầu: 4 
Bài 1: Quản lý môi trường nuôi cá cảnh 
1. Yêu cầu bể nuôi cá cảnh 
2. Trồng cây trong bể kính. 
3. Dụng cụ trồng cây và chăm sóc cây 
8 
8 
13 
15 
Bài 2: Sử dụng thức ăn cho cá cảnh 
1. Sử dụng thức ăn tự nhiên 
2. Sử dụng thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp 
cho cá cảnh 
15 
15 
23 
Bài 3: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số đối tượng cá 
cảnh 
1. Cá thát lát 
2. Cá Rồng Đen, Hắc Đái, Hắc Long Osteoglossum 
ferreirai Kanazawa. 
3. Cá thần tiên Angelfish- Pterophyllum scalare. 
4. Cá đĩa- discus fish 
5. Cá tai tượng da beo 
6. Cá phượng hoàng ngũ sắc 
7. Cá tàu- cá ba đuôi – cá vàng 
8. Cá chép Nhật Bản – Koi 
9. Họ cá thia lia (BELONTIIDAE). 
25 
25 
30 
37 
42 
44 
48 
49 
59 
66 
Tài liệu tham khảo 76 
3 
Bài mở đầu: 
1. Lịch sử nuôi cá cảnh 
Thú chơi cá cảnh đã có từ thời xưa, chẳng hạn như cá vàng (Carassius 
auratus) bắt đầu được nuôi trong cung đình dưới triều đại nhà Tống- Trung 
Hoa sau đó phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Các nước phương Tây cũng đã 
nghiên cứu và nuôi các loài cá cảnh nước ngọt như cá thần tiên (cá ông tiên -
 Pterophyllum spp.), cá ngũ sắc thần tiên (cá đĩa - Symphysodon spp.), các loại cá 
thuộc họ Cá hồng nhung(Alestiidae) v.v rồi dần dà chúng được du nhập qua các 
nước khác và phát triển dưới hình thức sinh sản trong môi trường nhân tạo và đã 
thành công. 
 Cá cảnh hiện nay không phải có nguồn gốc từ một nước mà có sự du 
nhập, giao thương giữa nhiều nước trên thế giới. Do cá cảnh được phổ biến rộng 
rãi ở nhiều quốc gia, nhiều gia đình nuôi cá cảnh để trang trí. Do đó ngoài việc 
hình thành các trại nuôi và cho cá cảnh sinh sản còn có khá nhiều câu lạc bộ cá 
cảnh được thành lập, thành viên của các câu lạc bộ là những người rất yêu thích 
cá cảnh, họ xem đó là thú vui thanh nhã trong cuộc sống, gia nhập vào câu lạc 
bộ để trao đổi kiến thức cũng như mua bán hoặc trao đổi những con cá quý. 
Người Trung Quốc từ đời nhà Chu là những người đầu tiên có ý niệm về việc 
nuôi cá với mục đ ích đơn thuần làm cảnh, nghĩa là việc nuôi cá cảnh đượ c thực hiện 
từ khoảng 2500 n ăm v ề trước. Từ những ao, hồ, sông suố i lớ n, cá đượ c đưa vào 
nhữ ng lọ thủy tinh nhỏ, bình thủy tinh cho đến các bình chứa, hồ chứa và bể kính 
càng ngày càng lớn và được trang trí đẹp đẽ. 
Từ Trung Quốc, cá cảnh đượ c truyền sang các nước Đông Nam Á và đến thế kỷ 
XVII nó được đưa sang Châu Âu, Châu Mỹ... Bắt đầu từ con cá giếc và cá chép của 
lục địa Á- Âu, người ta lợi dụng sự đột biến của chúng để tạo ra những giống loài lạ về 
hình dạng, màu sắc. Người ta đã tạo ra được 230 loài cá vàng có hình dạng, màu sắc 
khác nhau và rất nhiều dòng cá khổng tước (cá bảy màu) có kiểu vây đuôi, vây lưng và 
màu sắc rất đa dạng. 
Ngoài hình thức thưởng thức vẻ đẹp của cá, các nghệ nhân còn vận dụng tính 
hiếu chiến của một số loài cá để chọi với nhau như: cá xiêm, cá lia thia và cá đuôi cờ 
nhưng cá lia thia là được ưa chuộng hơn cả. Vào khoảng 1850, cá ch ọi rất phổ biến ở 
Thái lan. Ng ười dân ch ọi cá trong các ngày hội, đ ình đám, các cu ộc thi đấu thể thao. 
Từ 1927, cá chọ i được nh ập cảng vào nhiều nước Châu Âu và từ đó nó cũng đ ã hấp 
dẫn nhiều người chơi cá ở các độ tuổi khác nhau như ở nhiều nước Đông Nam Á. 
Việt Nam, nằm ở khu vực Đông Nam Á, là một trong 3 vùng nuôi cá cảnh nổi 
tiếng trên thế giới. Sự di nhập của nhiều giống cá nước ngoài đẹp và qúi hiếm đã đưa 
nghề cá cảnh nước ta trở thành nghề đặc trưng mấy chục năm qua. Một số loài cá cảnh 
4 
phân bố ở Việt Nam như cá bảy trầu (Trichopsis vittatus), cá thanh ngọc (Ctenops 
pumilus), cá lòng tong (Rasbora spp), cá chọi hay cá xiêm (Betta splendens) và một số 
loài khác trong họ cá heo, cá mang rổ, cá nóc, cá còm... 
2. Vai trò và triển vọng nghề nuôi cá cảnh 
Để có kế hoạch phát triển cá cảnh qui mô lớn, chúng ta không thể nào bỏ qua thị 
trườ ng tiêu thụ chúng. Hiện nay, các thị trường tiêu thụ cá cảnh lớn nhất là Bắc Mỹ, 
Tây Âu và Nhật Bản. Trong các n ước có số lượng cá cảnh nhập khẩu cao hằng năm là 
Hoa Kỳ khoảng 25.863.000 USD (1977). Các nước cung cấp cá cảnh cho Hoa Kỳ là 
Đông Nam Á, Nam Mỹ và châu Phi. Các nước Đông Á và Đông Nam Á (Hongkong, 
Singapore, Thái lan, Philippine, Malaysia) xuất khẩu cá cảnh trị giá 17 triệu USD vào 
năm 1977, trong đó đứng đầu là HongKong và Singapore với tổng giá trị là 8. 393.000 
USD và 4.892.000 USD. Sang thị trường Tây Âu, các nước Đông Nam Á xuất kh ẩu 
cá cảnh chiếm 63 % (1977), trong đó thị trường Tây Đức là lớ n nhất. Thị trường Nhật 
Bản có giá trị buôn bán cá cảnh hàng năm khá cao khoảng 50 triệu USD (1977) nhưng 
đạt giá trị nhập khẩu khoảng 2.149.000 USD, trong đó Hong Kong là nước cung cấp 
chủ yếu. 
Thị trường cá cảnh thay đổi hàng năm cả về số lượng, ch ủng loại, thị trườ ng và 
giá cả. Chẳng hạn thị trường Singapore, năm 1986 xuất kh ẩu 16.7 triệu USD. Sang 
năm 1996 xu ất khẩu 83 triệu USD. Nguồn cá chủ yếu là cho sinh sản trong các trại cá 
cảnh và mua từ các nước khác. Ngoài ra, một ít loài bắt ngoài tự nhiên. Thị trường 
xuất khẩu là Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung đông và Đông Nam Á. Ở Sri Lanka, n ăm 1990 
xuất khẩu 96 triệu Rupees, sang năm 1997 xuất 472 triệu Rupees. Ngu ồn cá từ tự 
nhiên và sinh sản nhân tạo. Cá xuất đi khắp 43 nước trên thế giới chủ yếu ở Châu Âu, 
Mỹ và Đô ... ặt trứng vào miệng và phun vào tổ. Thời 
gian sinh sản kéo dài trong nhiều giờ. Cá đẻ trứng trong nhiều đợt cho đến khi 
đẻ hết trứ ng. Số lượng trứng khoảng 200-500 trứng cho 1 lần đẻ. Lúc này cá 
đực trở nên hung dữ đôi khi cắn cả cá cái. Mặc khác, cá cái lại hay ăn lại trứng 
cho nên cần phải vớt cá cái ra khỏi bể. 
Sau 24- 30 giờ ở nhiệt độ 26-28oC, trứng bắt đầu nở. Lúc này cá đực trở 
nên bận rộn hơn bởi vì có nhiều cá bột rơi khỏi tổ và được nhặt trở lại. Giai đoạn 
này cá bột rất vụng về và cần được giúp đỡ cho đến 2-3 ngày sau khi noãn hoàn 
tiêu hóa hết và sự bơi lội bắt đầu. Lúc này nên vớt cá đực ra. 
Trong thời gian đầu, miệng cá rất nhỏ và thức ăn thích hợp là trùng bánh xe 
vừa với cỡ miệng của chúng. Có thể cho ăn thức ăn nghiền nhỏ, lòng đỏ trứng, 
ấu trùng Artemia. Cá lớn ăn được lăng quăng, trùng chỉ, thức ăn viên. 
Hiện nay trên thị trường có các loại sau: cá phướn, cá lia thia ta. Cá lia thia 
ta có màu sắc sặc sỡ và có kích thước nhỏ hơn cá phướng. Nó cũng được dùng 
để chọi nhau. Từ năm 1927, cá chọi được nhập cảng ở nhiều n ước của Châu 
Âu. Thường cá nuôi có hệ vây phát triển đẹp và lớn hơn nhiều so với ở ngoài tự 
nhiên. Hầu hết cá có màu sắc sặc sỡ. Qua nhiều thế hệ lai tạo, hiện nay cá nhiều 
màu sắc khác nhau như cá hoàn toàn đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, màu lam và 
bạch tạng. 
9.1.1.2- Cá lia thia ta (Betta imbellis Lagiges, 1995). 
Hình thái : Vi lưng : D 0-I/7-9. Vi hậu môn: III/22-25 
Vi ngực: 5 Vi bụng I/5 
Đường bên: 27-30 
Cá phân bố ở Nam Thái lan, Campuchia và Việt nam. Cá sống ở các đầm 
lầ, ruộng lúa, kênh rạch và ao. Môi trường số ng với độ pH=7. DH 8-10 và có 
thể sống ở nhiệt độ 340C. Cá thích sống giữa thực vật thủy sinh đặc biệt là thực 
vật nổi. 
Cá đực có màu xanh đậm với vi bụ ng dài và to, viền đỏ ở vi đuôi. Con 
cái màu xám lợt và nhỏ hơn. Đặc biệt trong mùa sinh sản trên vi và vẫy của cá 
có rất nhiều màu sặc sỡ. Màu này cũng xuất hiện khi hai cá đực đ á với nhau. 
Đặc tính sinh sản giống với cá Xiêm. Cá đẻ khoảng 150 trứng trong 1 lần. 
9.1.2- Giống cá bãi trầu Trichopsis: 
70 
Nhóm này có 3 loài là cá thanh ngọc Trichopsis pumilus, T. schalleri và 
cá bãi trầu T. vitattus. Kích thước kho ảng 50-80mm. Cơ thể d ạng dẹp, kéo dài. 
Cá phân bố hầu h ết ở các thủy v ực Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, 
Malaysia, Lào, Việt Nam và Campuchia. 
Hình 24: Hình dáng bên ngoài của cá Thanh ngọc 
9.1.2.1-Cá thanh ngọc (Trichopsis pumilus Arnold, 1936). 
Phân bố: Đông Nam Á như Thái lan, Nam Việt Nam, Indonesia. 
Chiều dài cá: 3.5 cm. 
Chiều dài bể: không giới hạn, có thể nuôi trong keo, bể nhỏ, lọ. 
Thức ăn: giun, côn trùng, thức ăn viên. 
Nhiệt độ nước: 24-280C. 
Bể nuôi chung nhiều loại cá nhưng cá đực phải nuôi riêng. 
Cá thanh ngọc (Pygmy croaking gourami) thích sống trong các vùng có 
nhiều cây cỏ thủy sinh, các thủy vực nước đứng hay nước chảy chậm. Nước nhẹ 
và hơi acid có pH=6,5. Cá có thân mảnh khảnh và dẹp. Cá có màu đỏ son, phần 
lưng sẫm màu ôliu, hông sáng hơn và cuống đuôi có màu lục hay màu trắng, 
những sọ c màu lam đen chạy từ mõm tới gố c của cuống vi đuôi. Vây lưng 
dạng lông chim và nhọn, màu lục hay vàng, lốm đốm xanh lam hay đỏ có viền 
màu đỏ sẫm, vây đuôi tròn và nhọn về phía sau. Vi hậu môn bắt đầu từ sau lỗ 
hậu môn kéo dài gần tận cuống vi đuôi. 
Cá có thể nuôi ghép với nhiều loài cá khác trong bể. Cá đực thường có 
màu sặc sỡ trên các vây, thon hơn cá cái. Ngoài ra các vây cá đực thường dài 
hơn cá cái, đặc biệt là vây lưng nhọn và dài trong khi ở cá cái tròn và ngắn. Bể 
đẻ thường thiết kế cho các th ực vật có bản lá lớn làm nơi cho cá đẻ. Cá đực 
hiếm khi làm tổ bọt trên mặt nước. Tổ sẽ xây rất nhanh trước khi cá bắt cặp và 
thường làm với các bản lá lớn. Con đực bơi trước và sau cá cái trong khi vừa 
làm tổ vừa giương vi rộng và sặc sỡ trước con cái. Lúc này chúng ta nghe cá 
phát ra âm thanh như dế kêu. Sau đó chúng bơi gần nhau, qu ấn quýt bên nhau 
cho đến khi đưa cá cái lại gần tổ và phóng trứng. Cá thường đẻ trứng dính chùm 
khoảng 2 -3 trứng lại với nhau. Mỗi nhóm trứng được phủ 1 lớp bọt bong bóng. 
Thời gian sinh sản kéo dài khoảng 2 giờ và một cá cái tốt có thể đẻ 400 trứng. 
Cá đực sẽ phóng tinh thụ tinh trứng và nhặt những trưng rơi vãi đưa vào tổ. 
71 
Thỉnh thoảng cá cái cũng nhặt những trứng rơi nhưng nó không được phép lại 
gần tổ cho nên nó phun trứng về phía cá đực. Sau đó cá đự c ngậm trứng này 
đưa vào tổ. Sau khi sinh sản, chỉ có cá đực chăm sóc trứng. Cá thanh ngọc đẻ 
nhiều lần trong năm. 
Sau 24 giờ trứng nở. Cá bột mới nở rất lớn với khối noãn hoàng màu 
trắng. Cá treo lơ lững dính vào tổ và đuôi hướng về phía dưới. Sau 3 ngày thì cá 
bơi lội tự do và bắt đầu ăn thức ăn ngoài như luân trùng, giáp xác râu ngành cở 
nhỏ. 
9.1.2.2.- Cá bãi trầu (Trichopsis vittatus Cuvier and Valenciennes, 1831). 
Phân bố: Đông Nam Á như Thái lan, Nam Việt Nam, Malaysia và đảo 
Greater Sunda (Indonesia). 
Chiều dài cá: 6cm 
Chiều dài bể: không giới hạn có thể nuôi trong keo, lọ, bể nhỏ. 
Thức ăn: giun, côn trùng, thức ăn viên. 
Nhiệt độ nước: 24-280C. 
Bể nuôi chung nhiều loại cá, riêng cá đực phải nuôi riêng. 
Hình thái : 
Vi lưng :D 0-II-IV/6-8. Vi hậu môn A : VI-VIII/24-28 
Vi ngực P: 11 Vi bụng V: I/5 
Đường bên: 28-29 
Cá bãi trầu (Croaking gourami) phân bố rất nhiều đầm lầy, ruộng lúa, 
kênh mương ở ĐBSCL. Cá có thân hình dẹp ngang, hơi dài. Viền trên của đầu 
lõm xuống từ đầu mõm đến sau mắt. Mắt to, mõm nhọn, miệng g ần như thẳng 
đứng, hàm dưới nhô ra. Trên thân mình có các sọc chạy từ sau nắp mang đến 
cuống đuôi, thường 3-4 sọc. 
Không giống như cá thanh ngọc, cá bãi trầu thường xây tổ b ằng bọt nước 
miếng trên mặt nước dưới các th ực vật nổi như lá môn, súng sen. Cá cái thành 
thục có b ụng to, lớn. Cá đẻ thành từng nhóm trứng khoảng 4-6 trứng. Cá bắt 
cặp và đẻ như cá bãi trầu. Trong một lần sinh sản cá có th ể đẻ 200-600 trứng. 
Đặc biệt trong thời gian sinh sản con đực th ường phát ra tiếng kêu nh ư d ế kêu. 
Sau khi sinh sản, cá cái thường được bắt ra khỏi tổ. Trứng khoảng 24-36 giờ thì 
nở và 3 ngày sau bắt đầu bơi lội tự do, ăn ngoài. 
2- Họ phụ cá sặc (Trichogasterinae): 
2.1 Giống cá sặc (Trichogaster). 
Phân loại: Giống này có các loài sau: Cá sặc trân châu (Trichogaster leeri), 
cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis), cá sặc b ướ m (Trichogaster trichopterus) 
và cá sặc điệp (Trichogaster microlepis). Trong loài T. trichopterus có những 
72 
loài phụ sau: Cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus trichopterus) và 
(Trichogaster trichopterus sumatranus). Trong loài phụ Trichogaster 
trichopterus sumatranus còn có các dòng khác như sặc xanh, cá sặc vàng và cá 
sặc đốm xanh 
Dinh dưỡng: Đặc điểm của nhóm cá này là ăn bùn bã hữu cơ. Nuôi trong 
bể kính cá ăn trùng chỉ, ấu trùng muỗi đỏ, phiêu sinh động vật và thức ăn viên 
dạng nhỏ 
Sinh sản: Các loài cá này thường làm bọt trên nước dưới lá cây, cỏ. Cá đực 
có lưng dài và nhọn, trong khi đó cá cái tròn và ngắn. Khi sinh sản cá đực có 
màu sắc sặc sỡ nhất là các và trên cơ thể. Trứng thuộc trứng nổi và nở khoảng 
24-36 giờ sau khi đẻ. Cá đực có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trứng, nó sẵn 
sàng cắn vào bất cứ con cá nào bơi lại gần tổ kể cả cá mẹ. 
a- Cá sặc trân châu (Trichogaster leeri Bleeker, 1852). 
Hình 25: Hình dáng bên ngoài và vũ điệu sinh sản của cá sặc trân 
châu 
Phân bố: Bán đảo Malaysia, Borneo và Sumatra của Indonesia. 
Chiều dài cá: 12cm 
Chiều dài bể: 80-120cm 
Thức ăn: Giun, côn trùng, mùn bã hữu cơ, thức ăn viên 
Nhiệt độ nước 24-280C 
Bể nuôi chung nhiều loại cá 
Hình thái: Vi lưng D: V-VIII/8-10 Vi hậu môn A :XII-XIV/25-30 
Vi ngực P: 9 Vi bụng V: I/3-4 
Đường bên: 28-29 
Cá sặc rằn trân châu (Pearl gourami) có cơ thể dẹp bên. Vi bụng thành hai 
tia rất dài dạng sợi. Vây lưng nhô cao và cong ở giữa lưng. Vây đuôi chia làm 
73 
hai thùy. Vây hậu môn bắt đầu sau lỗ hậu môn và kéo dài tới cuốn vây đuôi. Các 
vây mềm của vây hậu môn dài hướng về sau. Cá có màu nền là màu đỏ nhưng 
điểm xuyết một mạng dày đặc và óng ánh các chấm màu tím lam lấp lánh. Một 
dãy màu đen sậm từ chõm miệng băng qua mắt và nắp mang kéo dài tới tận cuối 
đuôi 
Cá nên nuôi trong bể lớn và có nhiều cây cỏ thủy sinh. Cá đực có vây 
lưng nhô cao, dài và nhọn vượt qua cuốn vi đuôi. Trong khi đó, cá cái có vi lưng 
tròn và ngắn. Vào thời điểm sinh sản, cá đực làm một tổ bong bóng lớn bằng 
nước bọt đặc biệt là cá không dùng thực vật là giá thể như cá chọi hay cá sặc 
khác. Cá cái thành thục sẽ hút mạnh vào lưng cá đực, lúc này đang ở dưới bọt tổ, 
cho đến khi cá đực cong mình ôm lấy cá cái. Động tác này tạo sứ c ép và kích 
thích cá cái kích thích cá cái phóng trứng. Vũ điệu kéo dài khoảng 20-25 giây. 
Sau khi đẻ xong con đực sẽ cắn và gây nên tổn thương đến những con cá nào 
đến gần tổ . Trứng được phủ lên một lớp bong bóng dày đặc. Những trứng rơi 
xuống sẽ được cá đực nhặt vào và phun lên tổ. Cá đẻ khoảng 2000 trứng trong 
một lần đẻ. Sau khoảng một ngày thì cá nở ở nhiệt độ 280C và cá sẽ bơ i tự do 
sau khoảng 2 ngày. Lúc này nên vớt cá đực ra. Sau đó cho cá ăn luân trùng và 
sau khoảng 8 ngày cho ăn ấu trùng Artemia. 
b- Cá sặc điệp (Trichogaster microlepis Gunther, 1861). 
Phân bố: Bán đảo Thái lan, Campuchia và Việt nam 
Chiều dài cá 10-12cm 
Chiều dài bể: 80-120cm 
Thức ăn: Giun, mùn bã hữu cơ, côn trùng, thức ăn viên 
Nhiệt độ nước 24-280C 
Bể nuôi chung nhiều loại cá 
Hình thái: Vi lưng D: II-IV/7-10 
Vi hậu môn A:X-XI/34-40 
Đường bên: 58-65 
Cá sặc điệp (Moonlight gourami) có thân hình bầu dục, thon dài, hơi dẹp 
ngang. Miệng nhỏ, đầu hơi lõm xuống. Thân có màu trắng bạc. 
Sinh sản: Cách phân biệt cá đực và cá cái giống như cá sặc trân châu. Tuy 
nhiên, đặc tính sinh sản của loài này lại khác với cá sặc trân châu. Cá đực xây tổ 
trên mặc nước bao gồm những mãnh vụn thực vật và bong bóng. Các mảnh thực 
vật được ghép lại với nhau b ằng bọt của chúng. Tổ của chúng có đường kính 
25cm và dầy 15cm. Đặc tính bắt cặp và sinh sản giống với cá sặc trân châu. Cá 
74 
đẻ khoảng 5000 trứng. Thời gian nở khoảng 1 ngày và cá bơi lội tự do sau 2 
ngày. 
c- Cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus Bleeker, 1852). 
Phân bố; Nam Việt nam, Thái lan, Malaysia, Campuchia và quần đảo 
Sumatra. 
Chiều dài cá 12cm 
Chiều dài bể: 80-120 cm 
Thức ăn: Giun, côn trùng, mùn bã hữu cơ, thức ăn viên 
Nhiệt độ nước 24-280C 
Bể nuôi chung nhiều loại cá 
Hình thái: 
Vi lưng D: VII-XI/8-10 Vi hậu môn A :X-XII/33-38 
Vi ngực P: 9-10 Vi bụng V: I/3-4 
Đường bên: 40-52 
Cá sặc bướm Trichogaster trichopterus trichopterus (Three-spot gourami) 
phân bố tự nhiên các con sông, kênh rạch, ao, hồ và đầm lầy. Chúng thích sống 
trong các vùng có nhiều cây cỏ thủy sinh để tránh kẽ thù 
Sinh sản: Phân biệt cá đực và cá cái cũng như cá sặc trân châu. Cá có tập 
tính sinh sản giố ng cá sặc điệp. Mỗi lần sinh sản, cá đẻ khoảng 4000 trứng. Đặc 
biệt lúc sinh sản, cá đực đổi màu rất là sặc sỡ. 
2.2- Giống cá rô Colisa 
Giống này có 5 loài là Colisa chuna, C. fasciata, C. lalia, C. labiosa và C. 
sota. Kích thước khoảng 4-10cm 
Cá sặc gấm Colisa lalia Hamilton Buchanan, 1822 
Phân bố: Ấn độ, Tây Bengal và Assam, Pakistan và Bangladesh 
Chiều dài cá 6cm 
Chiều dài bể: 60-100cm 
Thức ăn: Giun, mùn bã hữu cơ, côn trùng, thức ăn viên 
Nhiệt độ nước 24-280C 
Bể nuôi chung nhiều loài cá 
75 
Hình 26: Hình dáng bên ngoài và vũ điệu sinh sản của cá sặc gấm 
Cá sặc gấm (Dwarf gourami) phân bố trong các thủy vực tự nhiên, đặc 
biệt ở những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh và trong ruộng lúa. Cơ thể cá ngắn, 
cao và dẹp bên. 
Sinh sản: Cá đực có màu hồng đều, trên mình có những dãy điểm màu 
xếp từng đôi, gồm những điểm xanh lam hay lục, xiên và dẹp làm cho cá có vẽ 
như có vạch. Cá cái có màu mờ hơn nhiều, thường có màu nâu. Vào mùa sinh 
sản cá đực chuyển sang màu xanh đẹp với các đám màu xanh chàm ở họng và 
ngực. Cá đực làm tổ bằng bọt và các thực vật thủy sinh. Tổ có đường kính 5 cm. 
Cá thường bắt cặp vào buổi chiều. Cá đẻ khoảng 400-700 trứng. Cá đực bảo vệ 
và chăm sóc trứng. Sau khi đẻ thì cá được chuyển sang bể khác. Trứng khoảng 
24 giờ thì nở và 48 giờ thì cá bắt đầu bơi lội tự do. Lúc này chuyển sang bể khác 
76 
Tài liệu tham khảo 
1- Brian Ward, 1985. Aquarium Fish – survival manual. Quill Publishing 
Limited.175p 
2- Dick Milis, 1999. Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 271 trang 
3- Herbert R. Axelrod, 1988. Koi varieties – Japanese colored carp – nishikigoi. 
T.F.H. 144p 
4- Joseph Smart and James H. Bundell, 1996. Goldfish breeding and genetics. 
TS- 217 – T.F.H. Publications, Inc. 255p. 
5- Michael A.W. and Laura Woodward, 1994. Tropical reef fish – A marine 
awareness guide. 126p. 
6- Saigon book, 2004. Cá cảnh thưởng thức và nuôi dưỡng. Nhà xuất bản Đà 
nẳng. 216 trang. 
7- Trương Sĩ Kỳ, 2000. Kỹ thuật nuôi cá ngựa ở biển Việt nam. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp. 58 trang. 
8- Võ Văn Chi, 1993. Cá cảnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 307 trang. 
9- Saigon book, 2007. Kỹ thuật nuôi cá Dĩa. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 72 trang. 
10- Vĩnh Khang, 1993. Cá kiểng nuôi & ép. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí 
Minh. 95 trang. 
11- Nguyễn Minh, 1998. Kỹ thuật chăm sóc & lai tạo giống cá Dĩa. Nhà xuất 
bản Mỹ Thuật. 143 trang. 
12- Dick Mills, 1999. Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 
271 trang. 
13- Việt Chương và Phúc Quyên, 2007. Phương pháp nuô cá La Hán. Nhà xuất 
bản Mỹ Thuật. 107 trang. 
14- Vĩnh Khang, 2007. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loài cá đẹp cá cảnh và cá 
La Hán. Nhà xuất bản Thanh Niên. 319 trang. 
15- Nguyễn Minh, 1998. Kỹ thuật gây giống và chăm sóc cá Tai Tượng. 106 trang. 
16- Vương Trung Hiếu, 2007. Kỹ thuật nuôi cá La Hán. Nhà xuất bản Lao Động. 
207 trang. 
17- Saigon book, 2004. Cá cảnh thưởng thức & nuôi dưỡng. Nhà xuất bản Đà 
Nẵng. 216 trang. 
18- Việt Chương và Nguyễn Sô, 2002. Kỹ thuật nuôi & kinh doanh cá kiểng. 
Nhà xuất bản Thành Phố. 100 trang. 
77 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_giong_va_nuoi_ca_canh.pdf