Giáo trình Nuôi cá nước lạnh

Nuôi trồng thủy sản là một nghề truyền thống và có thế mạnh phát triển ở

Việt Nam. Tuy nhiên, việc chưa có những hiểu biết rõ ràng về môi trường, dịch

bệnh và đặc biệt là kỹ thuật nuôi đã gây thiệt hại không nhỏ đối với nghề. Vì

vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và

cấp bách.

Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi trồng thủy

sản” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo

các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình

thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn bài giảng đào tạo nghề “Nuôi

trồng thủy sản” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người học nghề và bà con

lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản

phát triển bền vững.

Chương trình, bài giảng dạy nghề “Nuôi trồng thủy sản” trình độ cao đẳng

nghề do trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản chủ trì xây dựng và

biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày

01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương trình dạy nghề “Nuôi trồng thủy sản” được tích hợp những kiến

thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi trồng thủy sản” gồm 28 mô đun ở

các lĩnh vực:

1) Môn học đại cương: 6 môn học (MH1 – MH6)

2) Môn học cơ sở: 6 môn học (MH7 – MH12)

3) Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc: 12 mô đun (MĐ13 – MĐ24)

4) Mô đun tự chọn: 3 mô đun (MĐ25 – MĐ27)

5) Mô đun thực tập: 2 mô đun (MĐ28 – MĐ29)

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 1

Trang 1

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 2

Trang 2

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 3

Trang 3

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 4

Trang 4

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 5

Trang 5

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 6

Trang 6

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 7

Trang 7

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 8

Trang 8

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 9

Trang 9

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 87 trang minhkhanh 12202
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi cá nước lạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nuôi cá nước lạnh

Giáo trình Nuôi cá nước lạnh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Giáo trình “Nuôi cá nước lạnh” là tài liệuphục vụ công tác giảng dạy, 
học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy 
sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích 
kinhdoanh đều bị nghiêm cấm. 
2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nuôi trồng thủy sản là một nghề truyền thống và có thế mạnh phát triển ở 
Việt Nam. Tuy nhiên, việc chưa có những hiểu biết rõ ràng về môi trường, dịch 
bệnh và đặc biệt là kỹ thuật nuôi đã gây thiệt hại không nhỏ đối với nghề. Vì 
vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và 
cấp bách. 
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi trồng thủy 
sản” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo 
các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình 
thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn bài giảng đào tạo nghề “Nuôi 
trồng thủy sản” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người học nghề và bà con 
lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản 
phát triển bền vững. 
Chương trình, bài giảng dạy nghề “Nuôi trồng thủy sản” trình độ cao đẳng 
nghề do trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản chủ trì xây dựng và 
biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 
01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 
Chương trình dạy nghề “Nuôi trồng thủy sản” được tích hợp những kiến 
thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi trồng thủy sản” gồm 28 mô đun ở 
các lĩnh vực: 
1) Môn học đại cương: 6 môn học (MH1 – MH6) 
2) Môn học cơ sở: 6 môn học (MH7 – MH12) 
3) Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc: 12 mô đun (MĐ13 – MĐ24) 
4) Mô đun tự chọn: 3 mô đun (MĐ25 – MĐ27) 
5) Mô đun thực tập: 2 mô đun (MĐ28 – MĐ29) 
Giáo trình mô đun “Nuôi cá nước lạnh” là một mô đun chuyên môn nghề, 
được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy độc lập 
hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa đào tạo, tập huấn theo nhu cầu của 
người học. Mô đun được dạy sau khi đã học các môn học đại cương, và các môn 
học cơ sở. 
Mô đun “Nuôi cá nước lạnh” dạy cho người học những hiểu biết về đặc 
điểm sinh học, kỹ thuật sản ương giống, nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh 
cho một số loài cá nước lạnh đang được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Nội dung 
giảng dạy được phân bổ trong thời gian 45 giờ gồm 3 bài: 
Bài 1. Một số đặc điểm sinh học của các loài cá nước lạnh nuôi ở Việt 
Nam 
Bài 2. Kỹ thuật nuôi cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss) 
Bài 3. Kỹ thuật nuôi cá tầm (Acipenser sp) 
3 
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, 
hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học 
kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề 
thực tế về nuôi cá và đặc sản nước ngọt tại các địa phương Lào Cai, Sơn La, 
Hòa Bình, Yên Bái, Vĩnh Phúc Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. 
Nhóm biên soạn xin được cảm ơn lãnh đạo và giảng viên trường Cao 
đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa 
phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng 
tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất 
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện 
hơn. 
Bắc Ninh, ngày  tháng  năm 2020 
Tham gia biên soạn: 
1. Chủ biên: Th.S Ngô Chí Phương 
2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 
3. Th.S Nguyễn Thị Thủy 
4 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 
LỜI GIỚI THIỆU 2 
BÀI GIẢNG MÔ ĐUN 5 
BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁC 
NƯỚC LẠNH NUÔI Ở VIỆT NAM 
6 
1. Đặc điểm sinh học cá hồi vân 6 
2. Đặc điểm sinh học cá tầm 17 
BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI CÁ HỒI VÂN 23 
1. Chuẩn bị ao, bể nuôi cá 23 
2. Chọn và thả cá giống 32 
3. Chăm sóc và quản lý cá 39 
4. Thu hoạch và vận chuyển 53 
BÀI 3: KỸ THUẬT NUÔI CÁ TẦM 55 
1. Chuẩn bị bể, lồng nuôi cá 55 
2. Chọn và thả cá giống 61 
3. Chăm sóc và quản lý cá 66 
4. Thu hoạch và vận chuyển 82 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 
5 
BÀI GIẢNG MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Nuôi cá nước lạnh 
Mã mô đun: MĐ23 
Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Nuôi cá nước lạnh là một mô đun chuyên môn nghề thuộc chương 
trình khung đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Nuôi trồng thủy sản, được giảng dạy 
cho người học sau khi đã học các môn học / mô đun kỹ thuật cơ sở. 
- Tính chất: Nuôi cá nước lạnh là mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng 
thực tiễn sản xuất nuôi thương phẩm các loài các nước lạnh nhập khẩu có giá trị 
kinh tế cao. 
Mục tiêu của mô đun: 
- Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm sinh học của các loài cá nước 
lạnh; nội dung kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, chuẩn bị bể, ao nuôi cá nước lạnh, 
chọn và thả cá giống, cho cá ăn, phương pháp quản lý một số yếu tố môi trường 
và thu hoạch cá. 
- Kỹ năng: Thực hiện được công việc chuẩn bị lồng, bể, ao nuôi cá nước 
lạnh, chọn và thả cá giống, chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, xác định một số yếu tố 
môi trường và thu hoạch cá nuôi. 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập và vận dụng 
được kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. 
Nội dung của mô đun: 
Số 
TT 
Tên chương, mục Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực hàn, 
thí nghiệm, 
thảo luận, 
bài tập 
Kiểm 
tra 
1 Bài 1. Một số đặc điểm sinh học của 
các loài cá nước lạnh nuôi ở Việt 
Nam 
3 3 
2 Bài 2. Kỹ thuật nuôi cá hồi vân 
(Onchorhynchus mykiss) 
20 6 14 
3 Bài 3. Kỹ thuật nuôi cá 
tầm(Acipenser sp) 
22 6 15 1 
 Cộng 45 15 29 1 
6 
BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁC NƯỚC 
LẠNH ... hử 1 vào lọ 
nước mẫu. 
Cho thuốc thử 1 vào lọ 
78 
 Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số 
giọt có thể thay đổi tùy theo loại 
test kit) sau khi lắc đều chai thuốc 
thử. 
Ví dụ: Với test SERA (Đức), 
nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước 
mẫu. 
Cho thuốc thử 2 vào lọ 
 Đậy kín lọ bằng nắp nhựa 
ngay (phải không có bọt khí trong 
lọ). 
Đậy nắp lọ 
 Lắc đều lọ 
 Mở nắp lọ ra 
Lắc đều lọ 
79 
 Đặt lọ vào thang so màu, so 
màu với ánh sáng tự nhiên, không 
trực tiếp chiếu vào lọ. 
 Đọc kết quả hàm lượng oxy 
của mẫu nước là trị số của ô màu 
trùng hoặc gần nhất với màu mẫu 
nước. 
So màu 
Hình 23.03.13: Các bước đo oxy hòa tan trong nước bằng test kit 
* Xử lý khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước vượt ngoài mức thích hợp 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàm lượng oxy thấp là do mật độ nuôi cá 
cao, tảo hô hấp vào ban đêm sử dụng oxy trong nước, môi trường nước bị ô 
nhiễm do thức ăn dư thừa, xác tảo và sinh vật khác chết, chất thải của cá tích tụ 
ở đáy ao trong quá trình nuôi. 
Khi kết quả kiểm tra oxy hòa tan thấp hơn 4mg/l hoặc thấy có hiện tượng 
cá nổi đầu hàng loạt, hoạt động yếu (không phản ứng với tiếng động) thì phải có 
biện pháp xử lý kịp thời: 
+ Giảm hay ngừng cho ăn. 
+ Thay nước mới vào ao. 
+ Tăng cường quạt nước hoặc sục khí. 
* Biện pháp phòng tránh hiện tượng thiếu oxy trong quá trình nuôi 
- Ao nuôi cần thoáng khí vì vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, tạo 
điều kiện cho ao có nhiều ánh sáng, thực vật thủy sinh quang hợp. 
- Không cho thức ăn dư vì quá trình phân hủy thức ăn dư sẽ tiêu hao oxy 
của môi trường và tạo ra nhiều CO2, NH3, H2S... gây độc cho cá. 
- Định kỳ thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ 
của tảo và các chất hữu cơ trong nước. 
- Với những ao nuôi cá mật độ cao, cần có thiết bị quạt nước, sục khí để 
duy trì oxy đầy đủ cho cá hô hấp. 
3.3.3. Quản lý nhiệt độ 
* Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến cá 
- Trong ao có nhiệt độ nước thích hợp và ổn định, cá sẽ khỏe mạnh và lớn 
nhanh. Ngược lại nhiệt độ nước không thích hợp, chênh lệch nhiệt độ vào buổi 
sáng với buổi chiều lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của cá. 
80 
- Nhiệt độ nước ao nuôi thích hợp cho cá tầm là 25-25oC, chênh lệch nhiệt 
độ vào buổi sáng với buổi chiều không lớn hơn 3oC. 
- Khi nhiệt độ cao hơn 25oC, cá sẽ giảm ăn, chậm lớn. Nhiệt độ nước 
không ổn định, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng với buổi chiều lớn hơn 50C 
sẽ gây sốc cho cá, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. 
Vì vậy, người nuôi cần kiểm tra nhiệt độ nước hàng ngày và có các biện 
pháp xử lý thích hợp khi nhiệt độ nước ao nuôi biến động nhiều hay không thích 
hợp với cá. 
* Đo nhiệt độ nước ao 
- Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu phụ thuộc vào tầng nước muốn 
kiểm tra nhiệt độ nước. 
- Thời điểm đo: 6-7 giờ và 13-14 giờ mỗi ngày. 
Dụng cụ đo nhiệt độ nước: nhiệt kế 
rượu hoặc nhiệt kế thủy ngân, có 
khoảng chia độ từ 0 đến 100oC. 
 Hình 23.03.14: Nhiệt kế rượu 
Cách đo nhiệt độ nước 
Bước 1: Đưa nhiệt kế về mức thấp nhất 
Vẩy mạnh nhiệt kế vài lần để cột thủy ngân hay rượu ở mức thấp nhất. 
Bước 2: Đo nhiệt độ nước 
 Đặt nhiệt kế vào nước ao. 
 Độ sâu đặt nhiệt kế tùy thuộc vào 
người nuôi muốn đo nhiệt độ ở tầng 
nước nào trong ao. 
Bước 3: Đọc kết quả 
 Đọc kết quả sau vài phút ngâm 
nhiệt kế trong nước. 
81 
 Nhìn vào vạch chia độ. Nhiệt độ 
nước ao là trị số trên vạch chia tại đầu 
mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của 
nhiệt kế. 
 Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế 
trong nước. 
Hình 23.03.15: Đo pH nước bằng nhiệt kế 
* Xử lý khi nhiệt độ nước vượt quá mức thích hợp 
- Ao nuôi có mực nước thấp hơn 1m, cá dễ bị sốc vì ở mức nước này 
nhiệt độ thường cao vào những ngày nắng nóng và biến động sáng chiều lớn. 
Do đó, mực nước trong ao nuôi cá hồi vân nên duy trì ở mức 1,2-1,5m để 
nhiệt độ nước ổn định, không biến động nhiều khi thời tiết thay đổi. 
- Khi nhiệt độ nước ao nuôi vượt quá mức thích hợp hoặc không ổn định, 
cần có biện pháp xử lý kịp thời: 
Thay nước mới: thay 20-30% lượng nước trong ao. 
Nâng cao mực nước trong ao. 
Quạt nước, đảo trộn nước để điều hòa nhiệt độ tầng mặt với tầng đáy. 
3.4. Phòng và xử lý bệnh 
3.4.1. Phòng bệnh tổng hợp 
Dựa trên nguyên lý và cơ chế phát sinh bệnh cá nói chung, người nuôi có 
thể giảm thiểu sự xuất hiện bệnh trong ao nuôi bằng các biện pháp phòng bệnh 
tổng hợp. 
* Cải tạo môi trường nuôi 
- Tẩy dọn ao thật kỹ trước khi ương nuôi: nạo vét kỹ bùn dưới đáy ao, dọn 
sạch cỏ rác, phơi đáy ao, bón vôi để tiêu diệt địch hại và sinh vật là ký chủ trung 
gian, cá dữ, cá tạp; diệt các sinh vật gây bệnh cho cá như: vi khuẩn, nấm, nấm 
và các loại ký sinh trùng. 
- Dùng vôi để sát khuẩn: vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi rài xuống nền đáy, 
liều lượng: 10-15kg/100m2; định kỳ có thể rắc vôi 2 tuần/lần: 10-20g/m3 nước 
trong quá trình nuôi; treo túi vôi ở bè nuôi: 2-4kg/10m3 bè. 
* Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh 
- Kiểm dịch giống trước khi vận chuyển, dùng các biện pháp xử lý để 
tránh mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. 
- Sát trùng cơ thể cá: mặc dù ao đã tẩy dọn kỹ, nhưng cá giống có thể 
mang mầm bệnh vào ao, nên sau khi kiểm dịch, tùy theo kết quả mà chọn: Tắm 
82 
cá: CuSO4 5H2O (phèn xanh) 2-5g/m
3/ 5-15 phút; Muối ăn NaCl 3-5%/ 3-5 
phút; Formalin 200-300 ml/m3/ 15-20 phút. Hoặc phun xuống ao 1 trong các loại 
hóa chất trên, nồng độ giảm đi 10 lần. 
- Sát trùng nơi cá đến ăn: nơi cho cá ăn thường chứa thức ăn bị thừa, thối 
rửa gây nhiễm bẩn tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển. Do đó, nên 
vớt bỏ thức ăn thừa, khử trùng địa điểm cho ăn. Tốt nhất dùng vôi nung hoặc 
clorua vôi treo 2-3 túi xung quanh chỗ ăn, bè nuôi để tẩy trùng. Liều lượng: 2-
4kg/túi vôi nung, 100-200g/ túi Clorua vôi. 
- Sát trùng dụng cụ: dùng dung dịch Ca(OCl)2 200ppm để ngâm ít nhất 1 
giờ và rửa sạch mới dùng. Nên dùng dụng cụ riêng biệt từng ao, nếu thiếu sau 
khi sử dụng phải có biện pháp khử trùng trước khi dùng cho ao khác. 
* Tăng sức đề kháng của cơ thể động vật thủy sản nuôi 
- Mua con giống có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, các cơ sở sản xuất giống có 
uy tín. 
- Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát triển bệnh: định kỳ trộn 
vitamin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh vào thức ăn của cá để tăng sức đề kháng, 
chống sốc để phòng bệnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. 
- Không nên nuôi mật độ quá dày 
- Cho cá ăn đảm bảo chất và số lượng theo giai đoạn phát triển 
- Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thật tốt, tránh để xảy ra hiện 
tượng các yếu tố thủy lý hóa biến động lớn và ao nhiễm bẩn trong quá trình sản 
xuất; 
- Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và các loại thuốc có nguồn 
gốc thảo dược để cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức đề kháng vật nuôi, gia 
tăng sự chuyển hóa hấp thu thức ăn của vật nuôi sẽ góp phần giảm thiểu dịch 
bệnh. 
3.4.2. Một số bệnh thường gặp 
* Bệnh do nấm nấm thuỷ mi 
Dấu hiệu bệnh: bệnh xảy ra khi cá bị xây xát do vận chuyển. Cá bị bệnh 
có biểu hiện bơi chậm, kém ăn, có lớp màng trắng phủ bên ngoài vết xước. 
Cách phòng và trị bệnh: Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển cá. Tắm cá 
bằng nước muối 20 - 30‰ trong 10-15 phút. Thả cá đúng mật độ, cỡ cá thả đồng 
đều. 
* Bệnh đường ruột do vi khuẩn 
Dấu hiệu bệnh: cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, bụng căng phồng, hậu môn sưng đỏ. 
Có dịch màu vàng chảy ra từ hậu môn khi ấn tay nhẹ vào phần bụng cá. 
Cách phòng và trị bệnh: khử trùng nước ao, bể nuôi bằng TCCA 90% liều 
lượng 25 ppm. 
83 
* Bệnh rận cá 
Dấu hiệu bệnh: Miệng cá, mang và hốc mang, hậu môn, gốc vây bị sưng 
đỏ, đầu to, mình gầy, da cá chuyển màu xám, cá mất phương hướng. 
Cách phòng và trị bệnh: Cách ly cá bị bệnh ngay lập tức. Cho cá bệnh tắm 
trong nước muối 20 - 30‰ đến khi rận cá rụng xuống đáy bể/chậu. 
* Bệnh do virus irridovirus 
Dấu hiệu của bệnh: Cá bị nhiễm bệnh có xu hướng giảm ăn, giảm trọng 
lượng do các biểu mô cảm giác trong cơ quan khứu giác của cá bị nhiễm trùng. 
Mang của cá bị nhiễm bệnh nhìn có vẻ bị sưng và màu nhạt đi so với màu mang 
của cá bình thường. Kiểm tra kỹ có thể nhìn thấy những khu vực bị hoại tử riêng 
biệt. 
Cách phòng và trị bệnh: Hiện nay chưa có biện pháp nào kiểm soát và 
phòng ngừa hiệu quả cho bệnh này vì hiện tại chưa có phương pháp nào để phát 
hiện virus gây bệnh trong đàn cá bố mẹ. 
4. Thu hoạch và vận chuyển 
4.1. Xác định thời điểm thu hoạch 
Sau khi nuôi 12 - 15 tháng, cỡ cá đạt khoảng 2 – 3kg/con có thể thu hoạch 
- Xác định thời gian thu hoạch cá 
- Trước thời gian thu hoạch 2 - 3 ngày ngừng cho cá ăn. 
- Thời gian thu hoạch cá nên tiến hành thu một đợt không nên kéo dài làm 
nhiều đợt vì cá sẽ giảm ăn, tỷ lệ hao hụt lớn. Cá tầm là loài cá sống trong môi 
trường có hàm lượng oxy cao nên khi thu hoạch thao tác cần nhanh gọn, tránh 
để chúng trong môi trường không khí lâu cá sẽ chết. 
4.2. Phương pháp tiến hành 
* Giai đoạn 1: 
Làm cạn nước một phần trong ao nếu lượng nước quá nhiều, thu hoạch 
gặp khó khăn 
Tiến hành thả lưới (ra lưới) bao vây đàn cá 
Kéo lưới thu đàn cá lại 
Thu lưới bắt cá: 
* Giai đoạn thứ hai: 
Tiến hành thu trữ lượng cá sau khi nước được làm cạn hoàn toàn trong ao. 
Đây là giai đoạn nhằm tiến hành thu toàn bộ lượng cá trong ao nuôi, giai đoạn 
này thường thu với trữ lượng ít hơn giai đoạn trước . 
Trình tự thu hoạch ở giai đoạn 2 được thực hiện như sau: 
- Làm cạn ao: 
84 
Làm cạn thủ công: Điều chỉnh cao trình cống phù hợp với điều kiện thoát 
nước của ao nuôi, tùy theo vào đặc tính công trình cống mà khả năng tháo được 
nhiều nhanh hay chậm, thường thì việc tháo cạn khó có thể triệt để được và thời 
gian diễn ra chậm nên việc làm cạn cần kết hợp hình thức khác nữa. 
Làm cạn bằng máy bơm: Lắp đặt máy bơm tại vị trí cống thoát nước của 
ao 
- Bắt cá: 
Bắt cá chủ yếu bằng cách sử dụng nhiều nhân lực để bắt bằng tay thủ 
công khi ao đã cạn hoàn toàn. 
Bắt cá bằng tay kết hợp với những dụng cụ thông dụng như vợt, rổ, sảo để 
đưa cá vào lồ, thuyền để đưa lên bờ. 
4.3. Bảo quản và vận chuyển cá thương phẩm 
* Vận chuyển kín 
Vận chuyển kín là hình thức chuyển cá trong các bao bì kín với nguồn 
oxy hòa tan vào nước trong bao bì chủ yếu được bơm từ các chai oxy áp lực cao 
sau khi đuổi hết không khí (chứa 20% oxy) ra khỏi bao trước khi vận chuyển. 
Bao bì chứa cá phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thước khác 
nhau. Với cá giống, thường sử dụng bao PE 80-120 x 40-60cm dày hoặc 2 bao 
lồng vào nhau. 
Lượng nước cho vào bao thường khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm 
căng. 
Có thể cho nước đá vào trong bao cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong 
khi vận chuyển là khoảng 15- 20oC. 
Nếu bao cá được đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nước đá 
vào bao PE nhỏ, cột chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng. 
Hình thức này thường áp dụng để vận chuyển cá giống nhỏ, cá có nhu cầu 
oxy cao, cá quý hoặc thời gian vận chuyển ngắn (dưới 6 giờ) 
* Vận chuyển hở 
 Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nước chứa cá trực tiếp từ 
không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nước giữa vật chứa cá với 
nước bên ngoài. 
Bao bì chứa cá phổ biến là các thùng mốp, thùng nhựa hoặc tấm bạt nhựa 
đặt trong khung gỗ, thúng tre hoặc thùng xe tải 
85 
Hình 23.03.16: Trải bạt lên xe 
Hình 23.03.17: Khung gỗ lót bạt 
Lượng nước cho vào bao bì thường là tối đa để làm giảm mật độ cá trong 
quá trình vận chuyển. 
 Có thể dùng nước đá vào trong bao bì chứa cá để duy trì nhiệt độ thích 
hợp trong khi vận chuyển là khoảng 15- 20oC. 
Có thể cung cấp thêm oxy vào nước bằng dây sục khí. 
86 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Huy Điền, Thuyết minh Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá 
Tầm Trung Hoa Acipenser sinensis, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư 
Quốc Gia, 2007. 
2. Smolyanov, Sổ tay nghề cá của Liên Bang Nga (Người dịch: Nguyễn Quang 
Diệu), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, 1995 
3. Đinh Văn Trung, Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài Nghiên cứu ứng 
dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá 
tầm (Acipenser baerii), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, 2009 
4. Trần Quang Chúc, Nguyễn Mạnh Tuấn, Phạm Thị Ngân, Trần Văn Hoàn, 
Nguyễn Văn Phương và Trần Quang Dũng, 2005. Nhập trứng và ương giống 
cá Tầm (Acipenser baerii Brandt, 1869). Báo cáo Tổng kết khoa học kỹ thuật 
2005. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bắc Ninh 
5. Ngô Phú Thỏa và cộng sự. Báo cáo tổng kết dự án nhập công nghệ ấp trứng 
và ương giống cá Tầm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2007 
6. Phạm Trang & Phạm Báu, Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản, Nhà xuất 
bản Nông Nghiệp, 2000 
7. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương 
phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 
8. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước 
ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 
9. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Các công trình nghiên cứu về nuôi 
trồng thuỷ sản 1991 - 1995, nhà xuất bản nông nghiệp, 1998. 
10. Center for Sturgeon Breeding and Technological Engineering, 2004. The 
project of key scientific and technological achivement extension in China. 
Chinese Academy of Fishery Sciences, Beijing, 4 p. 
11. Finnish Game and Fisheries Research Institute, 2003. Fisheries research and 
aquaculture in Finland, Annual Report, p. 24-27. 
12. Finnish Game and Fisheries Research Institute, 2004. Selective breeding 
programme of rainbow trout, Technical paper, 23p 
13. Fish Innovation Centre, Finland Centre of Expertice for Aquaculture 
Research and Development, 2004. Rainbow farming technology of new 
species, Annual Report, 20 p 
14. Russian Fisheries Research Institute, 2001. Biology of Sturgeon Species 
(Acipenser baeri), Biological Journal, p. 5-15 (in Russian) 
15. Savon Taimen, Food Safety Centre, Lohimaa Fishing & holiday Centre, Fish 
Innovation Centre, 2004. Finnish fishery and aquaculture, products, services 
and expertise at your service. Tervontie 4, FIN-72210, Tervo, Finland 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ca_nuoc_lanh.pdf