Giáo trình Múa hiện đại

Vị trí, tính chất của môn học

- Vị trí: Là môn học sau các môn Múa Cổ điển Châu Âu và Múa dân gian dân tộc

Việt Nam. Môn học tự chọn để học sinh tiếp thu thêm các loại hình múa khác nhau.

- Tính chất: thuộc khối kiến chuyên ngành

Mục tiêu môn học

- Về kiến thức: Học sinh nắm được phong cách múa hiện đại, những tư thế dáng

nét, luật động chuyển đông cơ bản trong múa hiện đại đặc biệt là di chuyển trong

không gian các tầng thấp, trung, cao.

- Về kỹ năng: Học sinh thực hiện được kỹ thuật kỹ xảo đặc trưng độc đáo của

múa hiện đại. Cảm nhận tốt về chuyển động của cơ thể và xúc cảm âm nhạc.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học và ôn luyện.

Giáo trình Múa hiện đại trang 1

Trang 1

Giáo trình Múa hiện đại trang 2

Trang 2

Giáo trình Múa hiện đại trang 3

Trang 3

Giáo trình Múa hiện đại trang 4

Trang 4

Giáo trình Múa hiện đại trang 5

Trang 5

Giáo trình Múa hiện đại trang 6

Trang 6

Giáo trình Múa hiện đại trang 7

Trang 7

Giáo trình Múa hiện đại trang 8

Trang 8

Giáo trình Múa hiện đại trang 9

Trang 9

Giáo trình Múa hiện đại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang viethung 16563
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Múa hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Múa hiện đại

Giáo trình Múa hiện đại
 UBND TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: MÚA HIỆN ĐẠI 
NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC 
Lào Cai, năm 2019 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nghệ thuật múa của dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã có ba hình thái múa: múa 
dân gian, múa cung đình và múa tôn giáo. Hơn nửa thế kỷ qua, ba loại hình múa này 
được sáng tạo, phát triển khá phong phú và đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn với 
những tác phẩm múa được cải biên, phát triển, sáng tạo, nâng được bản sắc dân tộc lên 
tầm cao mới cùng thời đại chứ không làm mất đi cái hồn, cái gốc của dân tộc. Tiêu 
biểu như các điệu múa "Mùa hoa ban nở", "Múa Ka Tu", "Múa sạp", "Xòe hoa", "Múa 
rong chiêng", "Sắc bùa", "Múa Chàm rông"...Múa hiện đại cũng có thể coi đó là sự tìm 
tòi mới của thế kỷ 20 của nghệ thuật múa. Nhưng múa hiện đại, đương đại cho tới nay 
chưa bao giờ được chiếm ngôi chủ soái trong nghệ thuật múa của nước nó tồn tại. 
Bởi vì trong mỗi nước, múa dân tộc, truyền thống vẫn được nhân dân và nhà 
nước họ coi là "quốc vũ", là tài sản, di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình. Bởi vì 
nghệ thuật múa dân tộc truyền thống đã góp phần vẽ nên diện mạo riêng biệt của từng 
quốc gia độc lập, còn múa hiện đại thì không làm được điều đó vì ngôn ngữ múa hiện 
đại bản chất là thứ ngôn ngữ pha trộn nhiều yếu tố ngoại lai, mãi mãi không bao giờ có 
thể được xếp ngang hàng với nghệ thuật múa dân tộc truyền thống. Ngoài ra nghệ 
thuật ballet cổ điển cũng được coi trọng, bởi nó đã được nhân loại công nhận là một di 
sản văn hóa bác học của nhân loại. Nó là niềm tự hào chung của nền nghệ thuật múa 
bác học thế giới. 
Giáo trinh múa hiện đại cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của 
múa hiện đại, từ đó người học sẽ hiểu và thực hành được các tác phẩm múa hiện đại. 
 Lào Cai, năm 2019 
Người biên soạn 
Hà Văn Trung 
MỤC LỤC 
Bài 1. CƠ BẢN MÚA HIỆN ĐẠI ................................................................................... 1 
I. Phần lý thuyết ........................................................................................................... 1 
1. Nguồn gốc của múa hiện đại ................................................................................ 1 
2. Đặc điểm múa hiện đại ......................................................................................... 3 
3. Thực trạng của múa Hiện đại ở Việt Nam ............................................................ 5 
4. Tính năng của các phần trong cơ bản múa hiện đại: ........................................... 9 
4.1. Thư giãn – Tập trung – Tưởng tượng (Relaxing – Concentrating – 
Visualizing): .......................................................................................................... 9 
4.2. Khởi động (Warm-up) .................................................................................... 9 
4.3. Tăng cường (Strengthening) ........................................................................ 10 
4.4. Nghỉ giải lao (Break) .................................................................................... 10 
4.5. Phân nhịp (Phrasing) ...................................................................................... 10 
4.6. Nhảy (Jumping) ............................................................................................ 10 
4.7. Kéo dài – thư giãn – làm dịu xuống (Stretching – Relaxing – Cooling down)
 ............................................................................................................................. 10 
II. Phần thực hành ...................................................................................................... 11 
BÀI 2. THỰC HÀNH SÂN KHẤU .............................................................................. 13 
I. PHẦN LÝ THUYẾT .............................................................................................. 13 
1. Ngẫu hứng ........................................................................................................... 13 
1.1. Cơ thể ............................................................................................................... 13 
1.2. Kết nối ............................................................................................................. 14 
1.3. Tự do ngẫu hứng không phải là không có quy tắc .......................................... 15 
1.4. Sự linh động ..................................................................................................... 15 
2. Các kỹ năng trong múa ....................................................................................... 15 
II. Phần thực hành ...................................................................................................... 16 
PHỤ LUC ................................................................................................................... 18 
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 
Tên môn học: Múa hiện đại 
Mã môn học: MH27 
Vị trí, tính chất của môn học 
- Vị trí: Là môn học sau các môn Múa Cổ điển Châu Âu và Múa dân gian dân tộc 
Việt Nam. Môn học tự chọn để học sinh tiếp thu thêm các loại hình múa khác nhau. 
- Tính chất: thuộc khối kiến chuyên ngành 
Mục tiêu môn học 
- Về kiến thức: Học sinh nắm được phong cách múa hiện đại, những tư thế dáng 
nét, luật động chuyển đông cơ bản trong múa hiện đại đặc biệt là di chuyển trong 
không gian các tầng thấp, trung, cao. 
- Về kỹ năng: Học sinh thực hiện được kỹ thuật kỹ xảo đặc trưng độc đáo của 
múa hiện đại. Cảm nhận tốt về chuyển động của cơ thể và xúc cảm âm nhạc. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học và ôn luyện. 
NỘI DUNG CHI TIẾT: 
1 
Bài 1. CƠ BẢN MÚA HIỆN ĐẠI 
Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
- Trình bày được nguồn gốc múa hiện đại. 
- Trình bày được lịch sử múa hiện đại của Việt Nam. 
- Trình bày được các nguyên tắc trong múa hiện đại 
- Trình bày được các kỹ thuật cơ bản trong múa hiện đại 
- Thực hiện các động tác cơ bản trong múa hiện đại: phân nhịp, nhảy,  
I. ...  cao. 
– Tưởng tượng là một đặc tính đặc biệt của đào tạo Múa hiện đại. Nó tập trung 
sự cảm nhận của cơ thể và chuyển tải hình ảnh tưởng tượng sang chuyển động của cơ 
thể. 
Mục tiêu tổng quát: 
– Kích hoạt cơ thể và chuyển động hình ảnh tinh thần (hình ảnh trong tưởng 
tượng). 
– Kích thích cơ thể tập trung vào sự chuyển động của các khớp xương một cách 
riêng biệt. 
Kéo dãn nhẹ nhàng để kích thích các cơ bắp. 
Đặc điểm: 
Không gian: mức thấp (trên sàn nhà, nằm ) và mức độ trung bình (ngồi, quỳ 
), ở tại chỗ. 
Thời gian: di chuyển vị trí rất chậm hoặc tĩnh. 
Chuyển động: mềm, lỏng, trọng lượng, trọng lực. 
4.2. Khởi động (Warm-up) 
Khởi động là một phần cần thiết không thể thiếu của buổi học, nó làm nóng các 
cơ bắp và giúp cho vũ công cảm thấy cơ thể thoải mái và linh hoạt hơn. 
Mục tiêu tổng quát: 
– Kích hoạt tim và nhịp tim mạch. 
– Kích hoạt kết nối các chi của cơ thể với trung tâm của nó. 
Làm việc trên hình ảnh tinh thần của toàn bộ cơ thể như là một sự thống nhất. 
Đặc điểm: 
Không gian: di chuyển ngắn trong không gian và thay đổi các hướng. 
Thời gian: chậm và nhịp nhàng. 
Chuyển động: mềm dẻo,kéo căng, thả lỏng. 
10 
4.3. Tăng cường (Strengthening) 
 Đây là một phần đặc biệt đối với các vũ công chuyên nghiệp. Nó được làm ra 
bởi các bài tập giúp tăng cường thể chất của họ như sức khỏe và sự linh hoạt. Có bốn 
đến bảy bài tập, tập trung vào công việc của chân, theo một cấu trúc ballet rất đơn 
giản. 
Không gian: cao, thấp, tại chỗ, di chuyển trong phạm vi ngắn. 
Thời gian: từ chậm đến tốc độ trung bình đến nhanh, các nhịp điệu được thay 
đổi dần. 
Năng động: đa dạng, theo mỗi một chuỗi tổ hợp. 
4.4. Nghỉ giải lao (Break) 
 Đây là nhu cầu của các vũ công (để uống nước, thả lỏng cho cơ thể được nghỉ 
ngơi trong thời gian ngắn) 
Thời gian: 2 – 5 phút. 
4.5. Phân nhịp (Phrasing) 
 Mục đích tổng quát của phần này là để làm việc về kỹ năng của các vũ công ( 
ghi nhớ, cảm nhận, thể hiện). 
Đặc điểm: 
Không gian: di chuyển toàn bộ không gian, các phương hướng và tầng cao thấp. 
Thời gian: tốc độ trung bình, nhanh, hoặc không có nhịp điệu. 
Năng động: các loại. 
4.6. Nhảy (Jumping) 
 Đối với các vũ công chuyên nghiệp ta phải có một thời gian cho phần nhảy 
riêng biệt. Để thực hiện theo phương pháp học mới, sẽ tốt hơn khi tạo ra các chùm tổ 
hợp nhảy chéo trong không gian. Điều này sẽ tạo ra một luồng mạch cao trào cho các 
vũ công và mang lại cho họ cảm giác hăng hái. 
Không gian: di chuyển trong không gian, chủ yếu là mức độ cao. 
Thời gian: nhanh, đều. 
Năng động: các loại. 
4.7. Kéo dài – thư giãn – làm dịu xuống (Stretching – Relaxing – Cooling down) 
 Bây giờ họ đang ướt đẫm mồ hôi và thở dốc nhưng trước khi kết thúc buổi học, 
chúng ta sử dụng phương pháp kéo dãn – thả lỏng và kết hợp với hít – thở để hướng 
dẫn họ làm dịu xuống khoảng 5-10 phút. Tùy thuộc vào thời gian nghỉ ngơi, chúng ta 
quyết định để kéo dài hoặc để đi trực tiếp đến một vị trí cho thư giãn. 
Trên đây là hệ thống các phần cho một buổi học cơ bản của múa hiện đại. Mỗi 
phần đều mang trong nó một sự quan trong riêng và hỗ trợ cho nhau. Phần trước làm 
nền tảng cho phần sau. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh hoặc đối tượng hoc và thời gian 
11 
cho phép, giáo viên có thể kéo dài hoặc thu ngắn thời gian của các phần. Nhưng vẫn 
phải có đầy đủ các phần trong hệ thống. Có như vậy mới đảm bảo được kết quả học 
tập tốt. 
Ngoài ra với tư cách là giảng viên đang giảng dậy môn múa hiện đại tại Trường 
Cao đẳng Múa Việt Nam. Tôi xin được gợi ý một điều: đây là một hệ thống múa có 
tính đặc thù cao, các bài học múa hiện đại không có sẵn mà do chính người giáo viên 
phải tự nghiên cứu và sáng tạo ra các tổ hợp, bài tập cho học sinh thực hành. 
II. Phần thực hành 
PHIẾU THỰC HÀNH 
1. Khởi động 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Khởi động 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Khởi động chậm Làm mềm dẻo cơ 
thể, các khớp 
Không 
Bước 2 Khởi động nhanh Thích ứng được các 
động tác kỹ thuật 
khó 
Không 
Bước 3 Kết thúc phần 
khởi động 
Cơ thể sẵn sàng thực 
hiện các động tác kỹ 
thuật 
Không 
2. Phân nhịp 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Phân nhịp 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Nghe nhạc Cảm nhận được nhịp 
điệu 
Bước 2 Thực hiện theo 
nhịp điệu 
Thực hiện theo nhịp 
điệu, đúng nhạc 
Bước 3 Cảm nhận hơi thở 
múa với âm nhạc 
Biểu lộ được cảm 
xúc trong trong động 
tác 
3. Nhảy 
12 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Nhảy 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Khởi động cơ thể Cơ thể sẵn sàng thực 
hiện các động tác kỹ 
thuật 
Bước 2 Nhảy nhỏ Đúng động tác 
Bước 3 Nhảy lớn Đúng động tác: độ 
cao, độ dài bước 
nhảy, tốc độ nhảy 
13 
BÀI 2. THỰC HÀNH SÂN KHẤU 
Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
- Trình bày được các đặc điểm, nguyên tắc trong múa hiện đại 
- Thực hiện được các kỹ năng trong tác phẩm múa hiện đại. 
NỘI DUNG CHÍNH: 
I. PHẦN LÝ THUYẾT 
1. Ngẫu hứng 
Ngẫu hứng không chỉ là muốn làm gì thì làm, tại vì nhiều khi không biết mình 
muốn gì và mình có thể muốn gì. Bằng chứng là để một người mới bắt đầu đứng 
không ra giữa sàn đấy họ biết làm gì đâu Lúc đầu không biết gì thì nhảy cái gì? Việc 
cần làm là phải dần dần đánh thức được cái tiềm năng vốn có sẵn của mình. Để làm 
như vậy không dễ, vì mình đã quá quen với kiểu khác rồi. 
Nhiều người cứ nghĩ ngẫu hứng thì biết thế nào là đúng với sai mà sửa. Công 
nhận là một trong những thử thách lớn của bộ môn này là đối với những người quen 
với việc đúng sai rõ ràng (đặc biệt là dân học ballet.. phục lăn lóc bạn Tú dạy ở Hà Nội 
xong còn là dân múa ballet nữa.) 
Thực ra vẫn có, chẳng qua nó không còn rõ rành rành như trước vậy thôi. Bạn 
nhảy với mình giơ tay sang phải thì mình nên giơ sang trái hay sao? Nó ngoẹo cổ như 
vậy thì mình ngoẹo theo hay đứng thẳng? 
Ai làm nghệ thuật thì hiểu được một điều khó gọi tên đó mỗi người có một cái 
chất và vị khác nhau. Lúc mới bắt đầu thì bắt chước tạm chất của người khác, về sau 
sẽ dần có cái vị của riêng mình. 
Các đặc điểm của ngẫu hứng: 
1.1. Cơ thể 
Thân-tâm quan hệ mật thiết, không phải chỉ dùng người mà không dùng não 
hay là ngược lại vì cả hai phụ thuộc với nhau. 
Mình là một người làm việc cần động não nhiều nên khi tìm đến bộ môn này. 
Hồi trước cũng tập chạy, đá banh, đi tập gym.. nhưng rồi đến một lúc nào đấy thấy 
mình thích làm công tác sáng tạo & kết nối hơn, và muốn sử dụng nhiều yếu tố nghệ 
thuật hơn. (“nghệ thuật” ở đây đơn giản là những thứ khó định nghĩa là quy kết hơn là 
tư duy logic) 
Quan trọng nhất là thay đổi nhận thức, nhận ra là cơ thể không chỉ là một công 
cụ cho cái đầu điều khiển (“rèn luyện thân thể” theo lời Bác Hồ dạy) mà còn là một 
14 
mảnh đất phì nhiêu để mình tiếp tục tìm tòi và khám phá, một cánh cửa mở ra một 
chân trời mới. 
Cái dòng suy nghĩ trong đầu chỉ là một phần của con người (mà hay lầm tưởng 
suy nghĩ là sếp có quyền quyết định tất cả, trong khi thực sự quyết định đến từ sự 
tương giao giữa các phần khác nhau cùng cấu thành bản thân mình. Có não nên dùng 
não, có thân nên dùng thân, có tâm nên dùng tâm, nói chung là có gì dùng nấy. Vấn đề 
và phải biết mình có những gì mà nhiều khi không tò mò thì không biết 
Người khác nhìn vào thấy nửa nạc nửa mỡ, chả ra thể thống gì cả còn bên trong 
mình thì thấy các hướng đi này đều rất thú vị, kết hợp được những mặt khác nhau của 
chính mình và tạo ra những cái mớ hay ho. 
1.2. Kết nối 
Kết nối với mặt sàn: Mình luôn kết nối với mặt sàn (hay trọng lực) dù mình có 
để ý đến không. Cái hay ở đây không phải là tìm cách vượt lên khỏi trọng lực (kiểu cái 
bài hát Defying Gravity của Glee). Cái hay là với trọng lực là một thứ bất biến trên 
mặt sàn như vậy, mình còn có thể làm được những gì hay ho nữa?Như thế nào để mình 
có thể vừa tôn trọng những thứ sẵn có và vừa tìm những thứ hay ho hơn trong đó? 
Kết nối với chính mình: nhiều khi mình còn chả biết chuyện gì đang xảy ra ở 
bên trong, xảy ra rồi về nhà mới ớ người ra. 
Có nhiều người giỏi lắng nghe người khác quá mà không giỏi lắng nghe chính 
mình, nhảy với họ rất nhuần nhuyễn làm gì họ cùng nhịp nhàng dính theo mà nhiều 
khi mình tự hỏi “ê mình không cảm thấy con người bạn cho lắm..” Mọi người đều biết 
câu châm ngôn “biết chính mình” muôn thuở nay rồi, có người ngồi thiền trên núi 
hàng chục năm cho câu hỏi này. Giờ thông qua bộ môn Contact Improv mình thấm 
hơn chuyện mình luôn là một dòng chảy vẫn đang tiếp tục diễn ra, sẽ định hình qua 
những kết nối với người khác và vật thể khác (kiểu ”now that we know who you are, I 
know who I am” trong phim Unbreakable đó.) 
Dạo này trong ngôn từ của cộng đồng phát triển bản thân, đặc biệt là phụ nữ, rất 
chú trọng vào từ “trái tim”. Mình thấy rất thú vị là nhiều người sống trên đầu, có người 
sống trong trái tim mà không thấy bảo sống ở lòng bàn chân cả? 
 Nếu để ý lắng nghe bàn chân thì sẽ nghe chân nói “Tôi biết rất rõ mặt đất, nói 
là muốn hiểu đất mà chả ai thèm đến hỏi tôi..” Bàn chân cũng có trí khôn chứ đâu phải 
đùa? Tội nghiệp, bị chà đạp suốt ngày mà không được công nhận rồi chăm sóc. Ý 
quan trọng ở đây là cái cách mình diễn đạt và phân tách đầu-trái tim hay thân-tâm đó 
nhiều khi chính là một phần của vấn đề. Cái kết nối giữa những phần khác nhau mới là 
nơi những hướng đi mới xuất hiện. 
Kết nối với người khác: Khi tham gia vào một điệu nhảy với người khác, mục 
đích của mình không phải làm bó buộc người ta theo cái mình muốn. 
Thay vào đó, mình để người ta tự do. Họ muốn chơi kiểu gì (hay không muốn 
chơi) mình cũng nhận hết. Ở đây có hai điều quan trọng. 
15 
Mà chấp nhận không có nghĩa là đồng ý. Mình chấp nhận là bạn ấy có ý 
muốn quẹo phải, mà chân phải mình đau nên mình không đồng ý theo được. (tất nhiên 
lúc đấy luồng suy nghĩ không được nhanh như vậy mà dùng đến trí khôn của cơ thể, 
mà phải tập lắng nghe cơ thể thì mới dùng được cái trí khôn đó) Ví dụ này ap dụng 
trong đời sống, bạn mình nói cái gì làm mình bực, mình chấp nhận là trong hoàn cảnh 
này cách bạn ý như vậy nhưng mà mình không đồng ý. Có sự cảm thông không có 
nghĩa là nhu mì dung chứa. 
1.3. Tự do ngẫu hứng không phải là không có quy tắc 
Chẳng qua quy tắc nó ẩn phía sau từ những điều mình làm mà chưa gọi tên 
được. Nhiều khi phải làm nhiều rồi mới hiểu cái quy tắc thật sự mà mình đang theo 
chứ không phải cái mình nói miệng là mình theo. 
Môn ngẫu hứng này mọi người thường là dạng “go with the flow”, được nửa 
chừng thấy nhàm nhàm thì đổi hướng. Hình dung như kiểu mọi người đang tìm đường 
cùng nhau, vừa tìm được lối đi mà vừa vui. Tuy nhiên cũng không hẳn như vậy, có 
những cái gọi là structured improvisation (ngẫu hứng có tổ chức), ví dụ cả hai người 
đều thích việc lập kế hoạch thì có thể lên kế hoạch với nhau rồi thử từng bước một, 
thành nửa biên đạo nửa ngẫu hứng. 
Cuối cùng, các yếu tố này lại tiếp tục đan xen với nhau để điệu múa càng sâu 
hơn, chất hơn, có hồn hơn. Nó luôn có giới hạn, và giới hạn luôn thay đổi để điệu múa 
trở nên bất tận. 
1.4. Sự linh động 
Không chỉ như là dòng nước hay tấm lụa mềm mại như nhiều người thường 
nghĩ. Linh động là lúc nhu lúc cương, tùy lúc, tùy hoàn cảnh và tuỳ hứng nữa. 
2. Các kỹ năng trong múa 
- Kỹ năng mô phổng 
+ Kỹ năng mô phổng còn gọi là kỹ năng bắt chước, tiếp thu múa chủ yếu bằng 
cách bắt chước, nghĩa là nhìn người khác múa rồi làm theo 
+ Kỹ năng này phụ thuộc một phần vào yếu tố bẩm sinh 
+ Kỷ năng này quan trọng nhất trong quá trình học múa 
- Kỹ năng khống chế 
+ Là điều khiển cơ bắp, hình thể cho hòa nhập với âm nhạc 
+Động tác, tư thế múa có hồn hay không chính là nhờ kỹ năng khống chế 
+ Muốn có được kỹ năng khống chế phải rèn luyện cách điều khiển cơ bắp theo 
ý muốn và mục đích thể hiện 
+ Kỹ năng mềm dẻo 
+ Kỹ năng này được quan niệm như thuộc tính của múa, kỹ năng mềm dẻo 
cũng có 1 phần yếu tố bẩm sinh 
16 
+ Kỹ năng này khi múa phải biết cách điều khiển cơ bắp, khớp để đáp ứng với 
mục đích biểu hiện 
+ Nhưng trong khi múa không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có kỹ năng mềm 
dẻo 
- Kỹ năng mở: là hoạt động linh hoạt về biên độ của các khớp 
- Kỹ năng nhảy: 
+ Nâng toàn bộ trọng lượng thân hình lên khỏi mặt đất 
+ Kỹ năng này đòi hỏi phải biết cách lấy đà, nhún đầu gối, dồn sức khống chế 
vào bắp chân, bàn chân rồi sau đó bậc lên trong 1 tư thế nhất định, Người thẳng, đầu 
thẳng và kế hoạch rơi xuống nhẹ nhàng, cân bằng 
+ Sức bật là yếu tố quyết định kỹ năng này 
Kỹ năng quay xoay: 
+ Xác định hướng và biên độ xoay cả vòng, nửa vòng, ¼ vòng, xoay tại chỗ hay 
di chuyển 
+ Khi quay xoay phải kết hợp tay, chân, vai và toàn bộ thân hình 
II. Phần thực hành 
PHIẾU THỰC HÀNH 
1. Múa đối trọng 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Thực hiện động 
tác cơ theo từng 
tuyến, đoạn 
Thực hiện đúng động 
tác mẫu 
Bước 2 Thực hiện kết nối 
các tuyến đội 
hình, các đoạn 
Thực hiện nhuần 
nhuyễn với người 
khác 
Bước 3 Ghép tổ hợp Hoàn thiện tổ hợp 
2. Múa mặt sàn 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
17 
Bước 1 Thực hiện động 
tác cơ theo từng 
tuyến, đoạn 
Thực hiện đúng động 
tác mẫu 
Bước 2 Thực hiện kết nối 
các tuyến đội 
hình, các đoạn 
Thực hiện nhuần 
nhuyễn với người 
khác 
Bước 3 Ghép tổ hợp Hoàn thiện tổ hợp 
3. Múa không nhạc 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Thực hiện động 
tác cơ theo từng 
tuyến, đoạn 
- Thực hiện đúng 
động tác mẫu. 
- Cảm nhận được hơi 
thỏ của động tác 
Bước 2 Thực hiện kết nối 
các tuyến đội 
hình, các đoạn 
Thực hiện nhuần 
nhuyễn với người 
khác 
Bước 3 Ghép tổ hợp Hoàn thiện tổ hợp 
18 
PHỤ LUC 
Hình ảnh một số tác phẩm múa hiện đại 
19 
20 
21 
22 
23 
24 
25 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mua_hien_dai.pdf