Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt

Vị trí, tính chất m đun:

- Vị trí: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun thuộc chương trình

giảng dạy cho học sinh hệ Cao đẳng, được giảng dạy sau các môn học và mô đun

cơ sở ngành.

- Tính chất: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun chuyên ngành

giúp người học thực hiện được các kỹ năng nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, ấp trứng

và ương nuôi cá giống. Mô đun được giảng dạy theo hình thức lý thuyết kết hợp

với thực hành, được thực hiện ở lớp học và cơ sở sản xuất giống nước ngọt.

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 74 trang minhkhanh 10580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt

Giáo trình môn Sản xuất giống cá nước ngọt
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
 2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Giáo trình Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt là tài liệu phục vụ công tác 
giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật 
và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích 
kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 
 3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nuôi trồng thủy sản là nghề được đông đảo nông, ngư dân ở các địa phương 
sản xuất để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, rất nhiều người không được tiếp nhận 
đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên tính rủi 
ro trong quá trình nuôi rất cao. 
Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt là môn học chuyên ngành, có vị trí 
quan trọng trong khoa học về lai tạo con giống, lưu giữ, bảo tồn, phát triển nguồn 
lợi, khai thác một số loài cá có giá trị kinh tế. Ngoài ra mô đun cung cấp cho người 
học những kiến thức cơ bản về tiến bộ khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực sản xuất 
giống hiện nay. Trên cơ sở đó nhằm đáp ứng nhu ngày càng cao về số lượng và 
chất lượng con giống, phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm ngày càng tăng ở nước 
ta hiện nay, góp phần phát triển bền vững nghề cá. 
Trong quá trình biên soạn có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận 
được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng 
dạy môn học và chuyên ngành. 
 Trân trọng cảm ơn! 
 Bắc Ninh, ngày tháng năm 2020 
Biên soạn 
ThS. Nguyễn Mạnh Hà 
 4 
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 
Tên m n học: Sản uất giống cá n ớc ngọt 
Mã m đun: MĐ15 
Thời gian thực hiện m n học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí 
nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra 02 giờ). 
I. Vị trí, tính chất m đun: 
- Vị trí: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun thuộc chương trình 
giảng dạy cho học sinh hệ Cao đẳng, được giảng dạy sau các môn học và mô đun 
cơ sở ngành. 
- Tính chất: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun chuyên ngành 
giúp người học thực hiện được các kỹ năng nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, ấp trứng 
và ương nuôi cá giống. Mô đun được giảng dạy theo hình thức lý thuyết kết hợp 
với thực hành, được thực hiện ở lớp học và cơ sở sản xuất giống nước ngọt. 
II. Mục tiêu m đun: 
- Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ sở khoa 
học và kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống cá nước ngọt. 
- Kỹ năng: Học sinh có thể thực hiện các quy trình sản xuất giống hoặc tự 
thiết lập triển khai các quy trình sản xuất cá giống một cách chủ động. 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật; 
chủ động trong công việc được giao; có trách nhiệm với kết quả công việc; hưởng 
ứng thực hiện tiêu chuẩn ngành về quản lý chất lượng giống một số loài cá nước 
ngọt có giá trị kinh tế. 
III. Nội dung m đun: 
1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số 
TT 
Tên các bài trong m đun 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành, 
bài tập 
Kiểm 
tra 
1. Bài mở đầu 1 1 
2. Bài 1: Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá bố 
mẹ. 
20 4 16 
3. Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá. 26 5 20 1 
4. Bài 3: Ương nuôi cá giống. 28 5 22 1 
Cộng 75 15 58 2 
 5 
2. Nội dung chi tiết: 
Bài mở đầu: Đối t ợng, nhiệm vụ và vị trí của m đun Thời gian:01 giờ 
1. Tầm quan trọng của mô đun 
2. Nội dung chương trình của mô đun 
3. Những yêu cầu chính với người học 
4. Mối quan hệ mô đun với môn học khác 
Bài 1: Nu i vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ Thời gian:20 giờ 
1. Mục tiêu của bài: 
- Mô tả phương pháp chọn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ; trình 
bày quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ. 
- Lựa chọn được cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ; thực hiện nuôi vỗ 
thành thục cá bố mẹ trong ao; đánh giá kết quả nuôi vỗ. 
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo TCN. 
2. Nội dung của bài: 
1. Cơ sở khoa học xây dựng quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ 
1.1. Căn cứ vào đặc điểm sinh học sinh sản 
1.2. Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết của từng vùng 
1.3. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng cơ sở sản xuất 
Thời gian:0,5 giờ 
2. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ chính vụ 
2.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ 
2.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ 
2.3. Chăm sóc và quản lý 
Thời gian:0,5 giờ 
3. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ tái phát dục 
3.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ 
3.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ 
3.3. Chăm sóc và quản lý 
Thời gian:0,5 giờ 
4. Kỹ thuật nuôi vỗ một số loài cá nước ngọt 
4.1. Nuôi vỗ cá Trắm cỏ 
4.2. Nuôi vỗ cá Mè trắng 
4.3. Nuôi vỗ cá Rô hu, Mrigan 
4.4. Nuôi vỗ cá Chép 
4.5. Nuôi vỗ cá Tra 
4.6. Nuôi vỗ cá Rô phi 
Thời gian:2,5 giờ 
Thực hành 
- Lựa chọn cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ 
Thời gian:16 giờ 
 6 
- Thực hiện các bước trong quy trình nuôi vỗ 
- Đánh giá kết quả nuôi vỗ 
Kiểm tra 
- Lý thuyết: 
+ Trình bày kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ chính vụ và nuôi tái 
phát dục 
+ Trình bày quy trình nuôi vỗ cá trắm cỏ chính vụ 
Thời gian:1,0giờ 
Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá Thời gian:26 giờ 
1. Mục tiêu của bài: 
- Trình bày phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục, sử dụng kích dục tố, 
cho cá đẻ, quản lý và vận hành bể cá đẻ. 
- Mô tả cách vệ sinh khay ấp, bể, bình ấp; trình bày biện pháp kỹ thuật quản 
lý và vận hành thiết bị ấp trứng cá. 
- Lựa chọn được cá thành thục cho đẻ, lập được bảng tính liều lượng kích 
dục tố; pha và tiêm cho cá bố mẹ thành thục; cho cá để; quản lý và vận hành bể 
cá đẻ đúng kỹ thuật. 
- Thực hiện được công việc chuẩn bị dụng cụ, thiết bị ấp trứng cá, quản lý 
trứng và ấu thể cá, đánh giá kết quả ấp trứng 
- Tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật. 
2. Nội dung của bài: 
1. Nguyên lý cơ bản của việc  ...  nhất 0,5m, pH = 7 - 8. 
* Chuẩn bị ao ương 
Tương tự như ao ương cá bột lên cá hương mè trắng, mè hoa. 
* Mật độ thả nuôi: Ở giai đoạn này người ta có thể ương thành 2 giai đoạn: 
- Ương 1 giai đoạn: ương từ 2,5 - 3cm thành cá 10 - 12cm. 
- Ương làm 2 giai đoạn: từ 2,5 - 3cm lên 5 - 6cm, sau đó ương từ 5 - 6cm 
lên 10 - 12cm. 
+ Ương từ 2,5 - 3cm lên thành cá 10 - 12cm, thời gian ương 90 - 100 ngày, 
mật độ ương số con/100m2 như sau: 
Loài cá Vùng đồng bằng Vùng trung du + miền núi 
Mè trắng 2 500 - 3.000 2.000 - 2.500 
Mè hoa 2.000 - 2.500 1.500 - 2.000 
 68 
Với mật độ ương nuôi trên ta có thể ghép các loài cá sau: ao cá mè trắng thả 
60 - 80% cá mè trắng + 20 - 40% trắm cỏ, ao cá mè hoa thả 60 - 70% mè hoa + 
30% trắm cỏ hoặc 95% mè hoa ghép 5% mè trắng. 
+ Ương làm 2 giai đoạn: 
Ương từ 2,5 - 3cm thành cá 5 - 6cm, thời gian từ 25 - 30 ngày, mật độ tính 
số con /100 m2 như sau: 
Loài cá Vùng đồng bằng Vùng trung du + miền núi 
Mè trắng 3.500 - 4.000 3,000 - 3.500 
Mè hoa 3,000 - 3.500 2.500 - 3.000 
Ương từ 5 - 6cm thành cá 10 - 12cm, thời gian ương từ 70 - 80 ngày, mật độ 
ương tính theo số con / 100m2 như sau: 
Loài cá Vùng đồng bằng Vùng trung du + miền núi 
Mè trắng 1.500 - 1.800 1.200 - 1.500 
Mè hoa 1.100 - 1.500 1.000 - 1.200 
* Chăm sóc quản lý 
Chế dộ bón phân, cho ăn tương tự như ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương. 
- Giai đoạn ương từ 2,5 - 3cm lên 5 - 6cm 1 tuần lấy nước vào ao 1 lần, mỗi 
lần dâng lên từ 10 - 15cm nước. 
- Giai đoạn từ 5 - 6cm lên 10 - 12cm, 1 tháng lấy nước vào ao 1 lần, mỗi lần 
từ 15 - 20cm nuớc. 
- Nếu nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao phải giải quyết thức ăn xanh cho cá như 
bèo tấm, bèo dâu từ 5 - 6cm trở lên có thể cho cá ăn rau, rong, sắn băm nhỏ. Trước 
khi thu hoặc cá giống từ 4 - 5 ngày phải ngừng bón phân và cho cá ăn, đồng thời 
nếu có điều kiện mỗi ngày luyện cá được 1 lần. 
3.2. Ư ng cá trắm cỏ 
* Điều kiện môi trường ao ương 
Tương tự như ao ương cá giống mè trắng, mè hoa. 
* Chuẩn bị ao ương 
Tương tự như công tác chuẩn bị ao chung cho các đối tượng ương nuôi, chỉ 
khác là ao ương cá giống trắm cỏ không phải bón lót. 
* Mật độ ương nuôi 
+ Ương từ 2,5 - 3cm thành cá 5 - 6cm, mất 25 - 30 ngày. 
+ Ương từ 5 - 6cm thành cá 10 - 12cm, mất 70 - 80 ngày. 
+ Nếu ương thẳng từ 2,5 - 3cm thành cá 10 - 12cm thời gian ương trong 
vòng 90 - 110 ngày, mật độ ương được tính con/m2 như sau: 
 69 
Giai đoạn ương Vùng đồng bằng Vùng trung du + miền núi 
2,5 - 3 cm lên 5 - 6 cm 30 - 40 con 30 - 35 con 
5 - 6 cm lên 10 - 12 cm 15 - 20 con 10 - 15 con 
2,5 - 3 cm lên 10 - 12 cm 25 - 30 con 20 - 25 con 
Theo mật độ trên, trong ao ương cá trắm cỏ có thể ương ghép cá mè trắng từ 
30 - 40%, trắm cỏ 60 - 70%, hoặc trắm cỏ 30 - 40% với 60 - 70% cá mè trắng. 
Ở những nơi có điều kiện ương nuôi cá giống trắm cỏ trong nước chảy có thể 
tăng mật độ lên 2 - 3 lần, đồng thời rút ngắn được thời gian ương nuôi. 
* Chăm sóc quản lý 
- Ở giai đoạn ương từ 2,5 - 3cm thức ăn xanh hàng ngày từ 30 - 40 kg bèo 
tấm/ 1 vạn cá, ngoài ra còn cho cá ăn thêm thức ăn tinh với lượng 300 - 400 
g/100m
2/ngày, thức ăn tinh bao gồm bột mỳ, cám gạo... trong vòng 10 ngày đầu có 
thể bón phân chuồng, cứ 3 ngày bón 1 lần, mỗi lần từ 5 - 7 kg/100m2. 
- Giai đoạn từ 5 - 6cm lên 10 - 12cm thức ăn xanh hàng ngày cho một vụ cá 
từ 60 - 80 kg, thức ăn xanh bao gồm bèo dâu, rau lấp, lá sắn, rong băm nhỏ, thức 
ăn tinh từ 2 - 4 kg/1vạn cá/ngày. Khi cá đạt 8cm trở lên thức ăn xanh không cần 
phải băm nhỏ. 
Chú ý: cá trắm cỏ rất dễ bị mắc bệnh đường ruột, tỷ lệ hao hụt lớn nhất là ở 
giai đoạn này vì vậy cho cá ăn thức ăn sạch, tuyệt đối không cho cá ăn thức ăn thiu 
thối hoặc mốc, lên men... 
Đối với cá trắm cỏ trước khi thu hoạch 2 ngày phải ngừng cho cá ăn, dùng 
lưới luyện cá từ 2 - 3 lần. 
3.3. Ư ng cá chép 
* Điều kiện ao nuôi 
Ao ương cá chép giống có S = 400 - 800m2, độ sâu 1,2 - 1,5m, độ dày bùn 
đáy 25 - 30cm. 
* Chuẩn bị ao nuôi 
Công tác chuẩn bị ao nuôi tương tự ao ương cá mè giống. 
* Mật độ cá thả 
D = 10 - 15con/1m
2. Lưu ý phải chọn những con khoẻ mạnh, đồng cỡ, 
không bị dị hình, không xây sát. 
* Chăm sóc quản lý 
- Bón phân: dùng phân chuồng, phân bắc bón cho ao, mỗi tuần bón làm 2 
lần, mỗi lần từ 6 - 7 kg/100m2. Phân xanh bón 1 tuần 1 lần, mỗi lần từ 10 - 13 
kg/100m
2
. 
 70 
- Thức ăn tinh: cá chép ở giai đoạn này đã chuyển sang ăn thức ăn của loài 
tức là ăn động vật đáy, sinh khối động vật đáy trong ao lại rất thấp, vì thế việc cung 
cấp thức ăn tinh ở giai đoạn này là tối cần thiết được cung cấp từ tuần đầu đến tuần 
cuối. 
Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ hai: lượng thức ăn tinh từ 4,5 kg/1 vạn con cá. 
Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 lượng thức ăn tinh là 9 kg/1vạn con cá. 
Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 lượng thức ăn tinh là 15 kg/ 1vạn con cá. 
Thức ăn tinh được hòa với nước ở dạng sền sệt thả xung quanh ao cố định từ 
4 - 8 điểm trong suốt qúa trình ương. 
- Quản lý ao ương: ao ương cá chép càng về sau càng đục nên không phải 
đùa khuấy. Cần định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá. 
Thu hoạch: dùng lưới cá giống kéo khoảng 3 lần, sau đó gạn ao thu toàn bộ. Cá 
giống có thể đưa lên giai, bể luyện từ 8 - 12 giờ trước khi vận chuyển cá đi xa. 
Chú ý: trong sản xuất người ta thường ương ghép cá chép với nhiều loài cá 
nuôi khác, để tận dụng hết nguồn sinh vật đáy trong ao, có như vậy mới nâng cao 
năng suất vùng nước. 
 3.4. Ư ng các loài cá chép ấn độ 
* Điều kiện môi trường ao ương 
Ao ương giống rôhu có diện tích từ 500 - 1000m2, độ sâu mực nước trong ao 
từ 1,0 - 1,2m, đáy ao là bùn cát hoặc cát bùn, độ dày bùn đáy 25 - 30cm. 
* Chuẩn bị ao ương 
Công tác chuẩn bị ao ương tương tự như ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương cá 
mè, bờ ao phải chắc chắn, cao hơn mực nước cao nhất hàng năm là 0,5. 
* Mật độ: 40 - 50con/m2. 
* Chăm sóc quản lý 
Chế độ bón phân tương tự như ương cá mè ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương. 
Thức ăn tinh hàng ngày bằng 3 - 4% P thân cá. Trong thành phần thức ăn bổ 
sung nếu có từ 5 - 10% là đạm động vật thì cá mau lớn hơn (Viện nghiên cứu I 
Đình Bảng). Ương như vậy từ 50 - 60 ngày cá đạt 4 - 6cm, tỷ lệ sống đạt 70%. 
Trường hợp muốn cá rôhu giống 8 - 12cm phải ương cá ở mật độ 20 - 30 
con/1m
2
 và kéo dài thêm 25 - 30 ngày. 
Công tác quản lý ao ương tương tự như quản lý ao ương cá mè, trắm cỏ. 
3.5. Ư ng cá tra 
* Điều kiện và tiêu chuẩn ao nuôi 
Ao ương cá tra giống có S = 100 - 400m2, độ sâu từ 1,5 - 2m, các điều kiện 
khác tương tự như ương cá hương lên cá giống cá trắm cỏ. 
 71 
* Mật độ ương nuôi 
Mật độ ương từ 40.000 đến 50.000 con/100m2, trong ao ương cá tra giống 
nên thả ghép thêm cá mè để tận dụng nguồn thức ăn sinh vật phù du, đồng thời 
không làm thối bẩn môi trường nước. 
* Chăm sóc quản lý 
- Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 15 cho cá ăn ốc, cá vụn xay nhỏ với lá gón, 
cám, phế thải công nghiệp, bã rượu với tỷ lệ 3 ốc/ 10 các loại thực phẩm khác, 
lượng thức ăn trong một ngày từ 2,5 - 3 kg/1vạn cá, ngày cho ăn từ 2 - 3 lần. 
- Từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 30 cho cá ăn ốc, cá vụn, cám, rau, bã rượu với 
tỷ lệ ốc chiếm 20 - 30% so với các thành phần khác. 
- Lượng thức ăn hàng ngày chiếm 5 - 10% trọng lượng thân cá, ngày cho cá 
ăn làm 2 lần. 
- Trong quá trình ương, việc chăm sóc quản lý tương tự như ao ương cá bột 
lên cá hương. 
- Điều kiện chăm sóc và quản lý tốt tỷ lệ sống đạt từ 70 - 80%. 
3.6. Sản uất giống cá r phi đ n tính đực 
a. Tuyển chọn cá bố mẹ 
- Chọn cá đực: Có phần phụ sinh dục hình chóp nhọn, có hai lỗ là lỗ niệu 
sinh dục và lỗ hậu môn. Thân hồng nhạt pha lẫn sáng sẫm; hầu, các vây chẵn và 
vây đuôi có màu đỏ tươi. 
- Chọn cá cái: Có phần phụ sinh dục hình bầu dục dẹt, có ba lỗ: Lỗ niệu, lỗ 
sinh dục và lỗ hậu môn. Thân màu sám nhạt, hầu cá màu vàng nhạt. 
- Tiêu chuẩn cá bố mẹ: hình thái: khoẻ mạnh, mình dày, thân cao, không dị 
hình dị tật, vây vẩy hoàn chỉnh, không bị bệnh và tương đối đồng đều về cỡ và tuổi 
cá. Cỡ và tuổi cá: cỡ 250 - 300g/con, tuổi ≥ 1+. 
b. Chuẩn bị ao và nuôi vỗ cá bố mẹ 
* Chuẩn bị ao: chuẩn bị ao nuôi vỗ rô phi bố mẹ hoàn toàn như chuẩn bị ao 
nhân giống cá rô phi. 
* Nơi nuôi vỗ: Giai cắm trong ao. Đáy giai bằng lưới cước, mắt lưới 1mm, 
thành bằng lưới nylon mắt lưới A5 - A10. 
Diện tích giai: 40 - 50 m2, rộng tối đa 5m, dài tuỳ theo và cao 0,9 - 1m. Giai 
cắm trong ao có mực nước 1,2 - 1,5 m. Tổng diện tích giai chiếm từ 50 - 60% diện 
tích mặt ao. 
* Thả cá bố mẹ: mật độ thả từ 6 - 8 con/m2 giai, tỷ lệ đực/cái là 2/3. 
*Chăm sóc và quản lý: 
 72 
- Thức ăn tinh: Dùng thức ăn công nghiệp hoặc tự chế có hàm lượng đạm 20 
- 30% với lượng thức ăn hàng ngày bằng 3 - 4% khối lượng cá. Ngày cho ăn 2 lần 
vào buổi sáng và chiều. Có thể chế biến thức ăn theo 2 công thức sau: 
+ CT1: Bột đậu tương 50%; bột ngô mịn 10% ; cám gạo 40% 
+CT2: Bột đậu tương 35%; bột cá nhạt 15%; bột ngô mịn 10%; cám gạo 
40%. 
- Phân bón: Dùng phân vô cơ gây màu nước ao. Bón 1lần/tuần, tuỳ theo màu 
nước nước ao cần điều chỉnh chu kỳ bón và lượng phân bón. 
- Chu kỳ thu trứng: tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước: ở nhiệt độ nước 20 - 230C 
định kỳ 10 - 12 ngày thu 1lần, 270C trở lên định kỳ 7 ngày thu 1lần. 
- Kỹ thuật thu trứng: dùng sào tre đặt dưới đáy giai gom cá bố mẹ vào 1 góc 
giai, chọn từng con cá cái. Dùng 1 vợt mau và 1 vợt thưa. Vợt thưa để súc cá và 
kiểm tra cá cái có trứng hay không. Nếu cá cái có trứng đặt ngay vợt thưa có cá 
vào trong vợt mau và rũ trứng. Trứng được giữ lại trong vợt mau. 
- Phân loại trứng (phôi) theo màu sắc của trứng: 
+ Giai đoạn 1: có màu vàng nhạt. 
+ Giai đoạn 2: có màu vàng sẫm. 
+ Giai đoạn 3: có hai điểm mắt màu đen. 
+ Giai đoạn 4: cá bột vừa nở (ấu thể) có khối noãn hoàng to. 
Chuyển trứng cùng giai đoạn vào ấp trung trong cùng 1 dụng cụ. 
c. Ấp trứng 
- Trứng ở giai đoạn 1, 2 và 3 ấp trong bình. Bình ấp có hình trụ, đáy hình cầu 
lõm trơn bóng; đường kính 0,16 - 0,2m, cao 0,3m. Mật độ trứng ấp: ≤ 9 vạn 
trứng/l, lưu lượng nước: 0,4 - 0,5 lít/giây. 
- u thể ấp trong khay. Khay ấp có chiều rộng 20 - 30cm, dài 30 - 40cm, cao 
7 - 9cm. Hai thành dọc, có lỗ thoát nước đường kính lỗ 1cm được gắn lưới nylon 
có cỡ mắt lưới 1mm. Mật độ ấp: ≤ 1,5 vạn/lít, lưu lượng: 0,2 lít/giây. 
- Dùng ống xi phông hút bỏ trứng hỏng 3 - 4 lần/ngày và vệ sinh khay 2 - 3 
giờ/ lần. 
- Ở nhiệt độ nước 28 - 300C, mỗi ngày trứng sẽ chuyển sang một giai đoạn 
khác. p trong bình đến giai đoạn 4, chuyển vào ấp ở khay đến khi cá tiêu hết noãn 
hoàng chuyển ra xử lý cá bột ở giai. 
d. Xử lý cá bột 
* Chuẩn bị ao: phải được tẩy dọn kỹ, không được gây mầu nước ao, độ sâu 
mực nước ao 1,2 - 1,5m. 
 73 
* Giai xử lý: có cỡ mắt lưới là 1mm, diện tích của của giai là 0,81 - 5,4 m2, 
kích cỡ giai: 0,9 x 0,9 x 0,9 (m ) hoặc 1,8 x 3 x 9 (m) và giai ngập nước là 0,6m. 
* Mật độ cá bột khi xử lý: 10.000 - 15.000 con/1m2 giai. 
* Thời gian xử lý: Thời gian xử lý cá bột là 21 ngày. 
* Chăm sóc và quản lý: 
- Chuẩn bị thức ăn có trộn lẫn hormone có khả năng đực hoá. 
Thành phần thức ăn gồm: 10gam vitamin C + 1kg bột cá nhạt mịn + 60mg 
(17 MT). 
Cách trộn: trộn đều VitaminC với bột cá. Hòa tan hoocmon 17 MT trong 
0,3 - 0,5 lít cồn 960, sau đó làm ướt và trộn đều với hỗn hợp VitaminC + bột cá. 
Xấy ở 45 - 500C hoặc phơi khô và bảo quản ở 10 - 150C, hạn sử dụng 21 ngày. 
- Khẩu phần ăn hàng ngày được tính như sau: 5 ngày đầu: 25% trọng lượng 
đàn cá. 5 ngày tiếp theo: 20% trọng lượng đàn cá. 5 ngày kế tiếp: 15% trọng lượng 
đàn cá. 6 ngày cuối cùng: 10% trọng lượng đàn cá. Cho ăn 3 - 4 lần/ngày vào các 
thời điểm: 8, 11, 14 và 17 giờ. 
- Xác định được lượng thức ăn cần thiết cho cá vào ngày thứ năm của mỗi 
chu kỳ cho ăn: cân mẫu khối lượng của 200 cá thể, ước lượng tỷ lệ sống và tính 
lượng thức ăn theo công thức sau: 
 A = S x (P x K) x Q/200 
Trong đó: 
A: khối lượng thức ăn của lần sau. 
S: tỷ lệ sống ước lượng. 
P: khối lượng của mẫu. 
K: số lượng cá thả ban đầu. 
Q: khẩu phần ăn hàng ngày (% trọng lượng cá) theo quy trình. 
- Kết quả sau 21 ngày xử lý (gọi tắt 21 ngày tuổi) cá đạt cỡ 1,5 - 2,2cm (4000 
- 8000con/kg), ở cỡ 1,1 - 1,5 cm (2 - 3vạn con/kg), tỷ lệ cá đực đạt: ≥ 90 - 95%, tỷ 
lệ sống: 70 - 75%. 
- Đưa cá ra ương nuôi tiếp trong ao đất hoặc trong giai bằng thức tổng hợp 
không có hormone 17 MT. 
e.Ương cá rô phi Đơn tính đực 21 ngày tuổi lên cá hương 
Điều kiện môi trường ương nuôi: 
- Điều kiện ao ương: diện tích ao ương từ 100 - 2000 m2, độ sâu nước: 0,8 - 
1m, bờ ao chắc chắn, không dò rỉ và cao hơn mức nước cao nhất 0,5m, có cống cấp 
nước và thoát nước chủ động, có đăng chắn cá. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc suôi 
 74 
về cống thoát nước, độ dày bùn 15 - 20cm. Nguồn nước cấp cho ao ương không bị 
ô nhiễm, không có độc tố, độ pH từ 6,7- 8,0. Oxy hoà tan: 3mg/l trở lên. 
- Giai ương cỡ mắt lưới là 1 - 1,2mm, diện tích giai 1,0 - 3,0m2. Cắm giai 
trong ao có điều kiện hoàn toàn tương tự trên. 
* Chuẩn bị ao ương: như ao nhân giống cá rôphi trong ao đất. 
* Thả cá: Mật độ thả: đối với ao:100 - 150con/m2, giai: 1000 - 1100con/m2 
* Chăm sóc và quản lý: sử dụng thức ăn tinh có hàm lượng đạm tổng số: 20 -
30% với khối lượng thức ăn hàng ngày thay đổi theo tuần ương như sau: 
Bảng 3.7: Khối lượng thức ăn cho cá theo tuần ương nuôi 
Thời gian ng nu i 
Khối l ợng thức ăn ( Kg/1 vạn cá/ ngày) 
Ư ng trong ao đất Ư ng trong giai 
Tuần thứ nhất 0,2 - 0,3 0,4 - 0,5 
Tuần thứ 2 0,4 - 0,5 0,6 - 0,7 
Tuần thứ 3 0,6 - 0,7 0,8 - 0,9 
Tuần thứ 4 0,8 - 0,9 1,0 - 1,2 
- Quản lý môi trường như trong nhân giống: định kỳ kiểm tra sinh trưởng cá 
1lần/tuần, cân khối lượng của 30 - 50con. 
* Thu hoạch: Trước khi thu hoạch nhất là ương ở ao, cần luyện cá vào các 
buổi sáng bằng cách dùng lưới ép hoặc làm đục nước ao 3 - 4 ngày liên tục. Ngừng 
cho ăn 1 ngày trước khi thu hoạch. 
Đối với cá ương trong ao: Dùng lưới kéo 2 - 3 mẻ, sau đó làm cạn và thu 
toàn bộ. 
* Kết quả sau 3 - 4 tuần ương cỡ 0,5 - 1g/con, tỷ lệ sống 70 - 75% trở lên. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_san_xuat_giong_ca_nuoc_ngot.pdf