Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp (phần 2)
Hiện nay, trƣớc sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, sự đổi mới trong lĩnh vực quản l
kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào
tạo phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn mới Khoa Cơ Bản Trƣờng Cao
GTVTTW1 biên soạn giáo trình Kế toán doanh nghiệp giảng dạy cho hệ Trung cấp nhằm
đáp ứng yêu cầu về tài liệu trong giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh chuyên
ngành kế toán. Giáo trình kế toán doanh nghiệp không những là nguồn tài liệu qu báu phục
vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong Nhà trƣờng, mà còn là tài
liệu thiết thực đối với cán bộ tài chính - kế toán trong các lĩnh vực của nền kinh tế.
Nội dung môn học đƣợc chia thành 2 phần:
Phần I: Kế toán doanh nghiệp I bao gồm các chƣơng từ chƣơng 1 đến chƣơng 5.
Phần II: Kế toán doanh nghiệp II bao gồm các chƣơng từ chƣơng 6 đến chƣơng 9
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp (phần 2)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP PHẦN 2 TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ban hành theo Quyết định số 1661/QĐ-CĐGTVTTWI ngày 31/10/2017 của Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng GTVT Trung ƣơng I 1 Hà Nội, 2017 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƢƠNG I GIÁO TRÌNH Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 2 NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Hà Nội – 2017 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.4 Bài 1: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.5 1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .5 2. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 15 3. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ .25 4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các loại hình doanh nghiệp chủ yếu...27 Bài 2: Kế toán thành phẩm, hang hóa, bán hang và xác định KQKD28 1. Kế toán thành phẩm, hàng hoá28 2. Kế toán bán hàng ...34 3. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính37 4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản l doanh nghiệp42 5. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác47 6. Kế toán chi phí thuế TNDN.49 7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh .. ..53 Bài 3: Kế toán Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả56 1. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.56 2. Kế toán các khoản nợ phải trả78 Bài 4: Kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu125 1. Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.125 2. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá..132 3 3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu. ..138 Bài 5: Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.140 1. Khái niệm, tác dụng, yêu cầu báo cáo tài chính.140 2. Hệ thống báo cáo tài chính.143 TÀI LIỆU THAM KHẢO..193 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trƣớc sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, sự đổi mới trong lĩnh vực quản l kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn mới Khoa Cơ Bản Trƣờng Cao GTVTTW1 biên soạn giáo trình Kế toán doanh nghiệp giảng dạy cho hệ Trung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu trong giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh chuyên ngành kế toán. Giáo trình kế toán doanh nghiệp không những là nguồn tài liệu qu báu phục vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong Nhà trƣờng, mà còn là tài liệu thiết thực đối với cán bộ tài chính - kế toán trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Nội dung môn học đƣợc chia thành 2 phần: Phần I: Kế toán doanh nghiệp I bao gồm các chƣơng từ chƣơng 1 đến chƣơng 5. Phần II: Kế toán doanh nghiệp II bao gồm các chƣơng từ chƣơng 6 đến chƣơng 9. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận đƣợc nhiều kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng khoa học Nhà trƣờng, của các đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp hoàn thành là kết quả của quá trình lao động, nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tập thể tác giả. Mặc dù đã rất cố gắng để giáo trình đạt đƣợc sự hợp l , khoa học và phù hợp với quy trình đào tạo cán bộ kế toán trong giai đoạn mới, song do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong cơ chế thị trƣờng nên giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhà trƣờng và tập thể tác giả rất mong nhận đƣợc 4 nhiều kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin chân thành cảm Bài 1: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1. Chi phí sản xuất a. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, loại dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, qu , năm). b. Phân loại chi phí sản xuất * Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí) – Để phục vụ cho việc tập hợp, quản l chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí đƣợc phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lƣu động cũng nhƣ việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chi làm 7 yếu tố sau:+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho 5 và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).+ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).+ Yếu tố tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng: phản ánh tổng số tiền lƣơng và phụ cấp mang tính chất lƣợng phải trả cho ngƣời lao động.+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng phải trả lao động.+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chƣa phản ánh vào các Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí) * Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí) Căn cứ vào nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí đƣợc phân theo khoản mục cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từn ... ng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trƣớc chƣa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản l doanh nghiệp vào tài khoản 911 Số dƣ: Tài khoản 642- Chi phí quản l doanh nghiệp không có số dƣ cuối kỳ. Tài khoản 642 - Chi phí quản l doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2. b, Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Chi phí tiền lƣơng và các khoản phải nộp theo lƣơng của nhân viên bj phận quản l doanh nghiệp Nợ TK 642 Có TK 334 Có TK 338 - Chi phí vật liệu,công cụ phục vụ cho quản l doanh nghiệp Nợ TK 642 Có TK 152,153 - Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận quản l doanh nghiệp Nợ TK 642 Có TK 214 - Thuế môn bài, thuế nhà đất, phí giao thông,cầu phà phải nộp cho nhà nƣớc Nợ TK 642 Có TK 333 Có TK 111,112 - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản l doanh nghiệp Nợ TK 642 Nợ TK 133 Có TK 111,112 47 - Cuối lỳ,kế toán tổng hợp và kết chuyển chi phí quản l doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 Có TK 642 5. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng Phiếu thu, phiếu chi Giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng Biên bản xử l tài sản thừa, thiếu Biên bản thanh l , nhƣợng bán tài sản Biên lai thu thuế Tài khoản kế toán sử dụng - Tài khoản 711 - Thu nhập khác Bên Nợ: - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 Bên Có: - Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 - Thu nhập khác không có số dƣ cuối kỳ. Tài khoản 711 - Thu nhập khác không có tài khoản cấp 2. Tài khoản 811 - Chi phí khác Bên Nợ:- Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 - Chi phí khác không có số dƣ cuối kỳ. Tài khoản 811 - Chi phí khác không có tài khoản cấp 2. Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu TK 711 a) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhƣợng bán, thanh l TSCĐ: - Phản ánh số thu nhập về thanh l , nhƣợng bán TSCĐ: Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) 48 Có TK 711 - Thu nhập khác (số thu nhập chƣa có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có). - Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh l , nhƣợng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331, ... (tổng giá thanh toán). - Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh l , nhƣợng bán, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá). b) Kế toán thu nhập khác phát sinh khi đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ đƣa đi đầu tƣ vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn đầu tƣ dài hạn khác: Nợ các TK 221, 222, 228 (giá đánh giá lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn luỹ kế) Có các TK 152, 153, 155, 156, 211, 213 (giá trị ghi sổ) Có TK 711 - Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tƣ, hàng hoá). c) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính: Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 711- Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Có TK 3387- Doanh thu chƣa thực hiện (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Đồng thời, ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu có) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ). 6. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập tính thuế khác với lợi nhuận kế toán trƣớc thuế đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận kế toán trƣớc thuế có bao gồm: Chi phí không đƣợc 49 trừ theo pháp luật thuế TNDN, Thu nhập đƣợc miễn thuế và không bao gồm các khoản chuyển lỗ theo quy định. Vì vậy, để phù hợp với việc hạch toán theo Chế độ kế toán và quyết toán thuế TNDN của công ty, Chi phí thuế TNDN trong năm còn đƣợc xác định theo công thức sau: - Thuế TNDN phải nộp = (LN kế toán trƣớc thuế + Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế – Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế) x Thuế suất thuế TNDN hiện hành. - Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế: Thƣờng là các khoản chi phí không đƣợc trừ theo Luật thuế TNDN trong năm của Doanh nghiệp; - Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế gồm: Thu nhập không chịu thuế: Lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của tiền, tƣơng đƣơng tiền, công nợ phải thu Thu nhập miễn thuế: Cổ tức đƣợc chia Các khoản chuyển lỗ (trong vòng 5 năm trở lại); - Thuế suất TNDN mà hiện nay doanh nghiệp áp dụng là 20%. - Căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệpvà tờ khai quyết toán thuế Để theo dõi tình hình tăng giảm thuế TNDN kế toán mở sổ cái TK 821 đồng thời mở sổ chi tiết 8211 và 8212 - Cuối kỳ kế toán: Toàn bộ số phát sinh bên Nợ TK “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đƣợc kết chuyển sang TK “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán. Kế toán ghi Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh”, đối ứng ghi Có TK “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”. Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu a) Phƣơng pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Hàng qu , khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nƣớc vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112, 50 - Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp: + Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. + Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Trƣờng hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trƣớc, doanh nghiệp đƣợc hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trƣớc vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. + Trƣờng hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trƣớc phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc đƣợc ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. + Trƣờng hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đƣợc ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc đƣợc ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi: + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. b) Phƣơng pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả đƣợc hoàn nhập trong năm), ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trƣớc (là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại đƣợc hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm), ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại đƣợc hoàn nhập trong năm), ghi: Nợ TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả đƣợc hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm), ghi: Nợ TK 347 - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: + Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. + Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 7. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận 7.1 Một số khái niệm về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền mà doanh nghiệp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ ra bên ngoài - Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu,chiết khấu thƣơng mại,giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại - Chiết khấu thƣơng mại mà số tiền của doanh nghiệp thƣởng cho ngƣời mua khi mua với số lƣợng lớn.Số tiền chiết khấu thƣơng mại là số tiền chiết khấu vào gía niêm yết - Giảm giá hàng bán là số tiền của doanh nghiệp giảm giá bán cho ngƣời mua khi hàng hóa không chất lƣợng nhƣ trong hợp đồng đã cam kết - Doanh thu hàng bán bị trả lại là doanh thu số hàng bán nhƣng do hàng không đúng quy cách nên bị trả lại - Giá vốn của hàng bán là trị giá xuất kho hay trị giá của khối lƣợng dịch vụ lao vụ hoàn thành đến tiêu thụ - Lợi nhuận là chênh lệch trong doanh thu bán với giá vốn của hàng bán Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh - Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lƣợng dịch vụ tiêu thụ trong kỳ,tính toán đúng trị giá vốn cả dịch vụ đã tiêu thụ,chi phí bán hàng và các chi phí khác nhắm xác định kết quả bán hàng - Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng ,phân phối lợi nhuận 7.2 Kế toán giá vốn hàng bán Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán không có số dƣ cuối kỳ Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu a) Khi xuất bán các sản phẩm, dịch vụ vận tải Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán 53 Có các TK 154, 155, 156, 157, b) Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho( Xem phần dự phòng giảm giá hàng tồn kho) c) Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tƣ: (Xem chƣơng tài sản cố định và các khoản đầu tƣ) đ) Phƣơng pháp kế toán khoản chi phí trích trƣớc để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản đƣợc xác định là đã bán đối với doanh nghiệp là chủ đầu tƣ: - Khi trích trƣớc chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản đã bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 335 - Chi phí phải trả. - Các chi phí đầu tƣ, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và đƣợc nghiệm thu tập hợp để tính chi phí đầu tƣ xây dựng bất động sản, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có các tài khoản liên quan. - Khi các khoản chi phí trích trƣớc đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trƣớc và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dƣ khoản chi phí trích trƣớc còn lại, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trƣớc còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh). e) Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi: Nợ các TK 155, 156 Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. f) Trƣờng hợp khoản chiết khấu thƣơng mại hoặc giảm giá hàng bán nhận đƣợc sau khi mua hàng Nợ các TK 111, 112, 331 54 Có các TK 152, 153, 154, , 155, Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 632 - Giá vốn hàng g) Bán hàng không qua kho Nợ TK 632 - Giá vôn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. h )Kết chuyển giá vốn: Nợ TK 911 Có TK 632 55
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_ke_toan_doanh_nghiep_phan_2.pdf