Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Trong thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thuỷ, với công cụ lao động thô sơ,
con người tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi kiếm được từ săn bắn, hái lượm. Khi
đời sống cộng đồng ngày càng phát triển, ý thức phân công lao động được hình thành và
lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc.
Cùng với sự chuyên môn hoá lao động phát triển và quá trình phân công lao động
xã hội ngày một sâu hơn, nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng nhiều và mở rộng, việc
trao đổi trực tiếp gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có một “vật
ngang giá chung” làm trung gian trao đổi. Ban đầu, vật trung gian được lựa chọn từ
những hàng hoá mang nét đặc trưng phổ biến của vùng, lãnh thổ Khi kinh tế phát triển,
nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộng không chỉ diễn ra trong phạm vi vùng, lãnh thổ mà
còn vượt ra khỏi vùng, lãnh thổ đó thì quá trình trao đổi gặp khó khăn khi mỗi địa
phương có một vật trung gian khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, cần có một vật
ngang giá chung duy nhất làm trung gian cho quá trình trao đổi - đó chính là tiền tệ.
Trong thời kỳ đầu khoảng 2.000 năm trước công nguyên, vật trung gian trao đổi
thường được chọn từ một hàng hoá có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người,
có tính chất phổ biến, đặc trưng cho địa phương, khu vực nơi diễn ra quan hệ trao đổi.
(Hy Lạp dùng gia súc; Tây Tạng, Mông Cổ dùng chè; ở Bắc Mỹ dùng thuốc lá, ở Trung
Quốc có vùng dùng vải, có vùng dùng vỏ trai hoặc da ) Việc sử dụng tiền tệ dưới dạng
hàng hoá, còn gọi là hoá tệ, có nhiều bất lợi. Khó chia nhỏ trong trao đổi, khó bảo quản
và vận chuyển. Vì thế, các loại hàng hoá thông thường được dùng làm tiền tệ dần bị đào
thải nhường chỗ cho thời kỳ sử dụng tiền kim loại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 9 CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.Nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ. 1.1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tiền tệ. Trong thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thuỷ, với công cụ lao động thô sơ, con người tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi kiếm được từ săn bắn, hái lượm. Khi đời sống cộng đồng ngày càng phát triển, ý thức phân công lao động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc. Cùng với sự chuyên môn hoá lao động phát triển và quá trình phân công lao động xã hội ngày một sâu hơn, nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng nhiều và mở rộng, việc trao đổi trực tiếp gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có một “vật ngang giá chung” làm trung gian trao đổi. Ban đầu, vật trung gian được lựa chọn từ những hàng hoá mang nét đặc trưng phổ biến của vùng, lãnh thổ Khi kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộng không chỉ diễn ra trong phạm vi vùng, lãnh thổ mà còn vượt ra khỏi vùng, lãnh thổ đó thì quá trình trao đổi gặp khó khăn khi mỗi địa phương có một vật trung gian khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, cần có một vật ngang giá chung duy nhất làm trung gian cho quá trình trao đổi - đó chính là tiền tệ. Trong thời kỳ đầu khoảng 2.000 năm trước công nguyên, vật trung gian trao đổi thường được chọn từ một hàng hoá có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có tính chất phổ biến, đặc trưng cho địa phương, khu vực nơi diễn ra quan hệ trao đổi. (Hy Lạp dùng gia súc; Tây Tạng, Mông Cổ dùng chè; ở Bắc Mỹ dùng thuốc lá, ở Trung Quốc có vùng dùng vải, có vùng dùng vỏ trai hoặc da) Việc sử dụng tiền tệ dưới dạng hàng hoá, còn gọi là hoá tệ, có nhiều bất lợi. Khó chia nhỏ trong trao đổi, khó bảo quản và vận chuyển. Vì thế, các loại hàng hoá thông thường được dùng làm tiền tệ dần bị đào thải nhường chỗ cho thời kỳ sử dụng tiền kim loại. Từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong các kim loại được chọn làm vật ngang giá chung là sắt, kẽm, thiếc, đồng, bạc và vàng cũng trải qua quá trình tự đào thải dần dần để cuối cùng còn lại ở kim loại quý là vàng. Cuối thế kỷ XIX, vàng độc quyền đóng vai trò là vật ngang giá chung, còn gọi là kim loại tiền tệ. Việc sử dụng tiền kim loại tuy có những ưu điểm hơn so với hoá tệ không kim loại nhưng cũng có những hạn chế như cồng kềnh, khó chuyên chở. Mặt khác, khi quy mô sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển đòi hỏi sự gia tăng của phương tiện trao đổi trong khi nguồn Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 10 vàng dự trữ không đủ đáp ứng. Do đó, thay vì dùng vàng trực tiếp làm phương tiện trao đổi, các nước đã có xu hướng chuyển sang sử dụng tiền dấu hiệu ngày càng phổ biến. Từ thế kỷ thứ XIV, các ngân hàng cho ra đời các chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành để huy động tiền gửi của xã hội, được sử dụng làm phương tiện thanh toán ở các nước Châu Âu. Đến thế kỷ XVI-XVII, nó được thay thế bằng giấy bạc của ngân hàng phát hành, loại giấy bạc này được đảm bảo bằng vàng và được lưu hành song song với tiền đúc bằng vàng của nhà nước. Đến đầu thế kỷ XX, giấy bạc ngân hàng thay thế hoàn toàn cho các kim loại quý như bạc và vàng. Ngày nay, tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi như dễ mang theo trong người, dễ cất trữ. Tuy nhiên việc lưu thông tiền giấy dễ rơi vào tình trạng bất ổn vì việc điều chỉnh cho nó phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá là cả một nghệ thuật phức tạp. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, quá trình thanh toán của nền kinh tế được tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản ký thác. Sự ra đời của tiền ghi sổ, còn gọi là bút tệ, cùng với các chứng từ thanh toán như séc, giấy nhờ thuđã làm đa dạng các phương tiện thanh toán bên cạnh các hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời còn tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như in ấn, bảo quản, kiểm đếm, vận chuyển. Vì vậy, việc sử dụng tiền qua ngân hàng được coi là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế phát triển. Hơn nữa, trong thời đại mà những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đi sâu vào đời sống kinh tế xã hội thì việc sử dụng những loại thẻ thanh toán trở nên được ưa chuộng vì người ta có thể thanh toán ngay, giảm thiểu thời gian luân chuyển chứng từ qua ngân hàng hoặc ghi chép chứng từ thanh toán. Tóm lại, lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn gắn liền với sự phát triển và lưu thông hàng hoá. Điều này đã được chứng minh qua quá trình hoàn thiện các hình thức tiền tệ, từ hình thức sơ khai ban đầu là hoá tệ không kim loại cho đến tiền điện tử ngày nay. Tuy nhiên cần xác định rằng, các thời kỳ phát triển này không phủ định lẫn nhau, nghĩa là các loại tiền tệ vẫn tồn tại đan xen nhau trong quá trình lưu thông. 1.1.2. Bản chất của tiền tệ. Các nhà kinh tế học thế kỷ XVI mà đại diện là Thomas-Men (1576-1641) đã khẳng định: vàng, bạc là tiền tệ, là của cải xã hội chính thống. Trường phái này cho rằng chỉ có kim loại quý mới thực hiện các chức năng của tiền tệ. Đến đầu thế kỷ XX, khi các loại tiền dấu hiệu như tiền giấy, tiền tín dụng ra đời nhưng vẫn thực hiện chức năng trao đổi và lưu thông hàng hoá thì các nhà kinh tế lại đề cao tiền dấu hiệu. Họ cho rằng: tiền tệ chỉ là công cụ kỹ thuật để phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá thuận tiện, chỉ là đơn vị Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 11 tính toán trừu tượng, nên bản thân tiền tệ không cần có giá trị nội tại mà Nhà nước hoàn toàn có thể phát hành ... nước cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức này có nhiệm vụ sử dụng vốn đúng quy định của nhà nước. 4.2.2.3. Quan hệ giữa nhà nước với các cơ quan nhà nước và các tầng lớp dân cư. - Bắt buộc đóng góp vào NSNN - Tự nguyện đóng góp vào NSNN. - Tín dụng. - Cấp kinh phí hỗ trợ. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 65 - Xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng. 4.2.2.4. Quan hệ giữa các tổ chức kinh tế. - Hợp tác làm ăn. - Thanh toán trả nợ. 4.2.2.5. Quan hệ giữa các tổ chức kinh tế và các thành viên hay cá nhân thuộc tổ chức đó. - Phân chia lợi ích kinh tế: trả lương, trả lãi trên vốn góp. - Bảo đảm quá trình sản xuất. ** Tổng kết: Tài chính phản ánh hoạt động chuyển giao tiền tệ để thoả mãn các nhu cầu của các chủ thể kinh tế, gắn liền với việc phân phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn tiền tệ khác trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội đã định. 4.3. Chức năng của tài chính. 4.3.1. Chức năng phân phối. Có 2 quan hệ cơ bản là khâu trung gian giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng. Trong thực tế, chức năng phân phối của tài chính diễn ra như sau: - Về nội dung: Phân phối của tài chính là phân phối tổng sản phẩm của xã hội, được sáng tạo ra trong nền kinh tế quốc dân trong một thời gian nhất định. - Về hình thức: Phân phối của tài chính được diễn ra dưới hình thức giá trị và thông qua hoạt động của các quỹ tiền tệ. - Về phạm vi: Phân phối của tài chính là phân phối kết quả của hoạt động SXKD nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. - Về mục đích: Phân phối của tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách bình thường đó là giải quyết một cách thoả đáng mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý. Quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội hình thành nên 2 quỹ: Quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của xã hội. Theo sơ đồ của Mark, có thể chia thành 2 loại: phân phối lần đầu và phân phối lại. - Phân phối lần đầu: là sự phân phối giữa các thành viên có trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của cải vật chất. Nếu phân phối dừng ở đây thì không đảm bảo thoả mãn Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 66 các nhu cầu khác của xã hội như: giáo dục, y tế... Vì vậy cần phải có một quá trình phân phối lại. - Phân phối lại: là sự tiếp tục phân phối thu nhập cơ bản đã được phân phối lần đầu nhằm điều tiết thu nhập của phân phối lần đầu. Từ chức năng phân phối, nhà nước đã biến đổi và sử dụng tài chính bằng các công cụ để định hướng kích thích và điều tiết nền kinh tế. 4.3.2. Chức năng giám đốc. - Nội dung: Giám đốc của tài chính là giám sát các hoạt động kinh tế xã hội thông qua sự vận động của vốn tiền tệ nhằm phục vụ cho các hoạt động một cách hiệu quả nhất. + Giám đốc trước: Là giám sát từ khâu lập kế hoạch và dự toán hay các dự án và các chương trình tài chính để kiểm tra tính đứng đắn và hợp lý. + Giám đốc trong: Là giám đốc trong khi dự toán tài chính. + Giám đốc sau: Là sau khi thực hiện kế hoạch tài chính kết thúc chu kỳ hoạt động của quỹ tiền tệ. - Mục đích: Nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm trong sản xuất, công bằng trong xã hội và nghiêm chỉnh trong thực hiện luật pháp. * Kết luận: Việc giám đốc tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa sản xuất và tiêu dùng tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt nhất khả năng về tài nguyên, lao động, phát hiện sai sót, điều chỉnh kịp thời cho việc sử dụng tốt nhất các khả năng về tài nguyên và lao động, bảo đảm sự lành mạnh về các quan hệ kinh tế. ** Mối quan hệ giữa hai chức năng. - Chức năng phân phối vừa làm tiền đề, vừa làm cơ sở và căn cứ cho chức năng giám đốc. - Chức năng giám đốc lại làm cho các quan hệ phân phối đứng đắn và hợp lý hơn. Tuy vậy hai chức năng này không phải lúc nào cũng đi song song tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà sử dụng, vận dụng từng chức năng trước sau một cách hài hoà mới đem lại hiệu quả. 4.4. Hệ thống tài chính của Việt Nam. 4.4.1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính. Khâu tài chính là nơi hội tụ các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 67 Hệ thống tài chính là hệ thống biểu thị quan hệ tài chính trong các lĩnh vực khác nhau và giữa các lĩnh vực đó có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính. Những căn cứ cơ bản để xác định khâu tài chính là: - Được coi là khâu tài chính nếu ở nơi nào đó có tụ điểm của các nguồn tài chính, thực hiện hoạt động “bơm” và “hút” các nguồn tài chính đó. Tại mỗi tụ điểm này, cũng có thể có một hoặc một số quỹ tiền tệ để thực hiện các mục tiêu đã định trước của chủ sở hữu. - Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định. - Được coi là một khâu của hệ thống tài chính nếu những hoạt động tài chính nào đó có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò cùng hình thức thể hiện. Thị trường tài chính của Việt Nam gồm 5 khâu: + Ngân sách nhà nước. + Tài chính doanh nghiệp. + Bảo hiểm. + Tín dụng. + Tổ chức tài chính xã hội và tài chính hộ gia đình. Các khâu này vừa có mối quan hệ trực tiếp và vừa có mối quan hệ gián tiếp thông qua thị trường tài chính. Tổng thể của 5 khâu này sẽ tạo thành hệ thống tài chính. 4.4.2. Khái quát các khâu tài chính. 4.4.2.1. Ngân sách nhà nước. NSNN là 1 quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước bao gồm các khoản thu chi lớn nhất của nhà nước. Nó có thể kích thích định hướng sự hoạt động các khâu tài chính khác. Mặt khác, cũng có thể kiểm tra hoạt động của các bộ phận tài chính khác. NSNN có nhiệm vụ sau: - Động viên, tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ của nhà nước, quỹ ngân sách qua chính sách thuế, phí hay lệ phí. - Phân phối và sử dụng quỹ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. - Giám đốc, kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với thu chi ngân sách. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 68 4.4.2.2. Tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính quốc gia, là nơi tạo ra của cải xã hội, gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính. Nhiệm vụ của Tài chính doanh nghiệp: - Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh. - Tổ chức vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả. - Phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy định của nhà nước. - Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó. 4.4.2.3. Hệ thống tín dụng. Tín dụng là một khâu của hệ thống tài chính thống nhất. Tín dụng được xem như là một khâu tài chính độc lập vì hoạt động của tín dụng có tính chất chuyên nghiệp. Tính chất đặc biệt của sự vận động của các nguồn tài chính trong quan hệ tín dụng là có thời hạn. Tín dụng chính là tụ điểm của các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi. Quỹ tín dụng được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Sau đó, quỹ này sử dụng để cho vay theo nhu cầu SXKD hoặc đời sống cũng theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và lợi tức. Hiện nay, nước ta tổ chức tín dụng bao gồm: Các NHTM, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty cho thuê tài chính), các tổ chức tín dụng hợp tác (quỹ tín dụng nhân dân). 4.4.2.4. Hệ thống bảo hiểm. Là dịch vụ tài chính, bảo hiểm có nhiều hình thức và nhiều quỹ tiền tệ khác nhau, nhưng tính chất chung và đặc biệt của quỹ bảo hiểm là được tạo lập và sử dụng để bồi thường những tổn thất cho những chủ thể tham gia bảo hiểm tuỳ theo mục đích của quỹ. Có hai nhóm bảo hiểm là: - Bảo hiểm xã hội: là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động. Loại bảo hiểm này được hình thành và sử dụng không vì mục đích kinh doanh mà mang tính chất của hội tương hỗ. - Bảo hiểm thương mại: là những hoạt động dịch vụ bảo hiểm chuyên nghiệp: Do khả năng nhàn rỗi tạm thời của các nguồn tài chính trong các quỹ bảo hiểm, các quỹ này có Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 69 thể được sử dụng để cho vay hoặc đầu tư ngắn hạn nên chúng có quan hệ với các khâu khác trong thị trường tài chính. 2.4.2.5. Tài chính các tổ chức xã hội và dân cư. Là khâu quan trọng của hệ thống tài chính. Đặc điểm của tài chính dân cư (hộ gia đình) và các tổ chức xã hội là sự tồn tại của quỹ tiền tệ cho tiêu dùng trong phạm vi dân cư hoặc các tổ chức xã hội. - Quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội: Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị xã hội, các Đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp. Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội được hình thành từ sự đóng góp hội phí, quyên góp ủng hộ ... và được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hoạt động của tổ chức đó. Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư ổn định của quỹ có thể tham gia vào thị trường tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác. - Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình: Được hình thành từ thu nhập của các thành viên trong gia đình, từ các nguồn thừa kế tài sản, từ biếu tặng ... chủ yếu để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, đồng thời có thể dùng vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, đầu tư vào thị trường tài chính và bảo hiểm. ** Tóm lại: Các khâu các bộ phận của hệ thống tài chính có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có sự ảnh hưởng lẫn nhau và hợp thành một thể thống nhất nhằm phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 70 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 Câu 1: Cho biết tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính? Câu 2: Phân tích chức năng và bản chất của tài chính? Câu 3: Mô tả hệ thống tài chính của Việt Nam? Câu 4: Phân tích được mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính? Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 71 KẾT LUẬN Nước ta vẫn đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Gắn liền với công cuộc đổi mới và mở cửa ở nước ta, có nhiều yêu cầu phải giải quyết cùng một lúc: Vừa ổn định, vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài... Ngày nay không ai có thể phủ nhận việc điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế là một trong những vấn đề thiết yếu mà tổ chức của các hệ thống tiền tệ phải tuân thủ và chính sách tài chính tiền tệ phải theo đuổi. Đây chính là những nội dung mà các sinh viên khối ngành kinh tế cần tìm hiểu ngay từ trong quá trình đại cương. Trên cơ sở chương trình khung mới của Tổng cục dạy nghề và những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng dạy, tôi đã thực hiện biên soạn giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ một cách hệ thống nhất có thể để cập nhật những kiến thức thực tiễn phù hợp với trình độ và đối tượng giảng dạy là sinh viên Hệ Cao Đẳng Nghề. Trong quá trình biên soạn, tôi xin chân thành cám ơn Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và các Hội đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình cũng như các giáo viên Khoa Kinh tế trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt đã hướng dẫn, góp ý và hỗ trợ tôi hoàn thiện. Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện công tác biên soạn giáo trình sử dụng lưu hành nội bộ cho sinh viên trong trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt học tập và nghiên cứu nên mặc dù đã hết sức cố gắng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để từng bước hoàn thiện các bộ giáo trình trong thời gian tiếp theo. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Lưu hành nội bộ - Khoa Kinh tế - Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Trang 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 2012. 2. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - Nhà xuất bản thống kê – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 2009. 3. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản thống kê 2008. 4. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB Tài chính 2006. 5. Giáo trình lý thuyết tài chính - NXB Tài chính – 2009. 6. Giáo trình "Lý thuyết tiền tệ" - Nhà xuất bản Tài chính 2009. 7. Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng của Bộ tài chính - NXB TC 2004. 8. Giáo trình thị trường chứng khoán - NXB Tài chính 2009. 9. Giáo trình “Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống kê 2005. 10. Giáo trình "Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại" - Nhà xuất bản Tài chính 2005. 11. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính - NXB khoa học và kỹ thuật. 12. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Thống kê 2007. Văn bản hiện hành 1. Luật Ngân hàng Nhà nước số 6/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003. 2. Luật các Tổ chức tín dụng số 7/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2003. 3. Quyết định 26/2006/QĐ/NHNN ngày 26/6/2006 của NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. 4. Thông tư số 01/2002/TT/BTP ngày 9/1/2002 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo. 5. Văn bản số 405/NHNN ngày 16/4/2002 của NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về chuyển nợ quá hạn.
File đính kèm:
- giao_trinh_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_chuong_1_tien_te_tron.pdf