Giáo trình Lý luận và lịch sử múa

Mục tiêu môn học

- Về kiến thức:

+ Học sinh trình bày được các khái niệm cơ bản về nghệ thuật múa

+ Học sinh nêu được thực trạng về ngành lý luận phê bình mùa Việt Nam hiện nay

+ Học sinh trình bày được các thuật ngữ trong nghệ thuật múa

+ Học sinh trình bày được vai trò của diễn viên, biên đạo, huấn luyện, tác phẩm múa.

- Về kỹ năng:

+ Học sinh phân biệt được thể loại và hình thức múa

+ Học sinh sơ sánh được sự khác nhau của múa dân gian các dân tộc

+ Học sinh phân tích khái quát được 1 số tác phẩm kịch múa và múa Việt Nam

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập,

tính ứng dụng sáng tạo vào thực hành ghiệp ghề cao, hiệu quả chất lượng.

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 1

Trang 1

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 2

Trang 2

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 3

Trang 3

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 4

Trang 4

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 5

Trang 5

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 6

Trang 6

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 7

Trang 7

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 8

Trang 8

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 9

Trang 9

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang viethung 21984
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận và lịch sử múa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý luận và lịch sử múa

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa
1 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
GIÁO TRÌNH 
LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MÚA 
NGÀNH: NGHỆ THUẬT MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC 
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
Lào Cai, năm 2019 
3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nhảy múa (bao gồm các hoạt động nhảy và múa) hay còn gọi là khiêu 
vũ khi nhảy đôi (Hán Việt: vũ đạo, tùy từng trường hợp còn gọi là nhảy 
đầm hay dẩy đầm, là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình 
thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật 
vũ đạo chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá 
trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác nhảy múa 
có những thay đổi, cải tiến, đi đến khái quát nghệ thuật. Trong tiếng Việt, tùy 
tính chất mà một loại hình vũ đạo được gọi bằng các tên khác nhau như: nhảy, 
múa, khiêu vũ..., trong đó khiêu vũ thường hướng đến dùng hoạt động cơ thể để 
diễn đạt theo âm nhạc nhằm chuyển tải những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý 
tưởng. 
Đặc trưng của nhảy múa là động tác, đội hình đều cách điệu. Nhảy múa 
cũng thường đi đôi với âm nhạc. 
 Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của 
loài người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình 
thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành 
tố văn hóa qua mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát 
triển, ngày một hoàn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa 
bản sắc văn hóa dân tộc. 
 Đối với học sinh ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc thì 
việc tìm hiểu lịch sử ngành cũng như tìm hiểu các tác phẩm múa kinh điển là 
công việc hết sức quan trọng. Khi học sinh tìm hiểu sẽ hiểu sâu hơn giá trị 
ngành, nghề lựa chọn cũng như có cái nhìn chi tiết hơn giá trị nghệ thuật múa. 
Trong giáo trình này chúng tôi đã sưu tầm biên soạn các nội dung cơ bản về lịch 
sử múa, các đặc điểm nghệ thuật múa, đặc biệt học sinh sẽ được tìm hiểu một số 
tác phẩm kịch múa kinh điển thế giới (các vở Ballet) và các tác phẩm nổi tiếng 
của các nhà biên đạo Việt Nam. 
4 
Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy và 
trò, tôi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực. Tuy nhiên do tài liệu 
tham khảo còn thiếu nên giáo trình còn nhiều khiếm khiếm. Trong quá trình sử 
dụng rất mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo 
trình hoàn thiện hơn. 
 Lào Cai, tháng năm 2019 
Người biên soạn 
Hà Văn Trung 
5 
MỤC LỤC 
Contents 
Chương 1: Thực tiễn lý luận trong nghệ thuật múa và những khái niệm cơ bản về 
nghệ thuật múa. ............................................................................................................. 8 
1. Thực tiễn lý luận trong nghệ thuật Múa. ................................................................. 8 
2. Những khái niệm cơ bản về nghệ thuật múa. ................................................... 10 
2.1 Múa là gì? ........................................................................................................ 10 
2.2 Quan hệ của múa với âm nhạc......................................................................... 10 
2.3 Đặc trưng của nghệ thuật múa ......................................................................... 10 
2.4 Các kĩ năng múa .............................................................................................. 10 
2.5 Ballet là gì? ...................................................................................................... 11 
Chương 2: Nguồn gốc nghệ thuật múa; Sự hình thành nghệ thuật múa chuyên 
nghiệp. ........................................................................................................................... 13 
1. Nguồn gốc nghệ thuật múa. ................................................................................ 13 
1.1. Nguồn gốc nghệ thuật múa Cổ điển Châu Âu ................................................ 13 
1.2. Nguồn gốc nghệ thuật múa Việt Nam ............................................................ 14 
2. Sự hình thành nghệ thuật múa chuyên nghiệp. ......................................... 14 
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật múa dân tộc. .............................................................. 16 
1. Đặc điểm nghệ thuật múa dân tộc Kinh ............................................................ 16 
2. Đặc điểm nghệ thuật múa các dân tộc thiểu số ................................................. 16 
2.1 Đặc điểm múa Thái: ........................................................................................ 16 
2.2. Đặc điểm múa Tày: ........................................................................................ 17 
2.3 Đặc điểm múa Mông: ...................................................................................... 17 
2.4 Đặc điểm múa Dao: ......................................................................................... 17 
2.5 Đặc điểm múa Khơ Mú: .................................................................................. 17 
2.6 Đặc điểm múa Lô Lô: ...................................................................................... 18 
Chương 4: Quá trình phát triển nghệ thuật múa. .................................................... 19 
1. Sự phát triển nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam. ....................................... 19 
2. Sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam từ sau năm 1975. ............................. 20 
Chương 5: Thể loại và hình thức trong nghệ thuật múa. ........................................ 22 
1. Các thể loại trong nghệ thuật múa. .................................................................... 22 
1.1 Múa sinh hoạt .................................................................................................. 22 
6 
1.2 Múa sân khấu .................................................................................................. 22 
2. Các hình thức trong nghệ thuật múa. ............ ... iên đạo được coi là bậc thầy của ngành múa 
Việt Nam đó là cố NSND Thái Ly, ông cũng là nhà biên đạo múa duy nhất từ 
trước đến nay được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm 
nổi tiếng của ông là “Cánh chim và ánh sáng mặt trời” và múa “Katu”. Đội ngũ 
các biên đạo đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam phải 
kể đến các nghệ sĩ: NSND Chu Thúy Quỳnh, Đoàn Long, Đặng Hùng, Minh 
Tiến, Việt Cường, Công Nhạc, Anh Phương, Văn Quang, Minh Thông, Hữu Từ, 
Kiều Lê 
31 
CHƯƠNG VIII: VỞ BALLET HỒ THIÊN NGA 
MỤC TIÊU 
Kiến thức: Hiểu được nội dung khái quát của vở ballet Hồ thiên nga 
Kỹ năng: Phân tích sơ lược được tác phẩm và nhân vật chính trong vở ballet Hồ thiên 
nga 
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: tự giác tiếp thu học tập, chú ý lắng nghe ghi 
chép bài và tích cực suy nghĩ đóng góp ý kiến xây dựng để chủ động nắm bắt bài 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
1. Giới thiệu nội dung chính vở Ballet Hồ Thiên Nga. 
Hồ thiên nga (tiếng Nga: Лебединое Озеро, Lebedinoye Ozero) là 
vở ballet số 20 của Pyotr Ilyich Tchaikovsky, sáng tác khoảng năm 1875-1876. 
Vở kịch được dựng dựa trên những truyện cổ tích Nga cũng như một truyền 
thuyết xa xưa của Đức, kể về Odette, một nàng công chúa bị phù phép 
thành thiên nga. Vở ballet được công diễn lần đầu ngày 4 tháng 3 (20 tháng 
2 Jul) năm 1877, tại nhà hát Bolshoi, Moskva với tên Hồ thiên nga. 
Mặc dù được diễn lại với nhiều phiên bản khác nhau, hầu hết các phiên bản 
được dựa trên bản năm 1895 của Marius Petipa and Lev Ivanov, cả về phần âm 
nhạc lẫn biên đạo múa. Công diễn lần đầu tiên vào 1/15/1895, tại nhà hát 
Mariinsky ở St. Peterburg. Nhờ bản hồi sinh này, bản nhạc của Tchaikovsky đã 
được chỉnh sửa bởi nhạc trưởng của nhà hát St. Petersburg Imperial và nhà soạn 
nhạc Riccardo Drigo. 
Dưới đây là tóm tắt dựa trên kịch bản năm 1895 của Modest Tchaikovsky, 
Marius Petipa và Lev Ivanov. Swan Lake thường được thể hiện trong bốn màn, 
bốn cảnh (chủ yếu ngoài Nga và Đông Âu) hoặc ba màn, bốn cảnh (chủ yếu ở 
Nga và Đông Âu). Một số phiên bản ở phương Tây có đoạn mở đầu khi công 
chúa Odette bị hóa thành một con thiên nga lần đầu. Khác biệt lớn nhất giữa các 
phiên bản trên toàn thế giới là cảnh kết: một số có kết thúc lãng mạn, số khác là 
bi kịch. 
Màn 1 
32 
Cảnh cung điện sang trọng. 
Người dân đang ăn mừng tiệc sinh nhật Hoàng tử Siegfried. Cuộc vui bị gián 
đoạn khi mẹ của Siegfried, người đang lo lắng về lối sống vô tư của con trai bà, 
thông báo rằng Siegfried phải chọn lấy một người vợ tại tiệc hoàng gia vào đêm 
mai. Siegfried thất vọng khi biết mình không được kết hôn vì yêu. Anh bạn 
Benno và thầy giáo cố gắng làm Siegfried bớt buồn. Khi hoàng hôn xuống, 
Benno thấy một đàn thiên nga bay trên trời nên nảy ra ý định đi săn. Siegfried 
cùng bạn bè lấy nỏ và chuẩn bị săn những con thiên nga. 
Màn 2 
Đêm trăng sáng, hồ thiên nga hiện ra giữa đống tàn tích đổ nát của một ngôi 
nhà nguyện xưa. 
Siegfried tách ra khỏi bạn bè, đến nơi trăng sáng bên bờ hồ, cùng lúc đàn thiên 
nga đáp ngay gần đó. Anh nhắm chiếc nỏ của mình vào đàn thiên nga định bắn, 
nhưng bàng hoàng khi thấy một con thiên nga biến thành thiếu nữ xinh đẹp, 
Odette. Ban đầu, nàng tỏ ra sợ hãi Siegfried. Khi anh hứa sẽ không làm hại, 
nàng mới kể rằng nàng là Nữ hoàng Thiên nga Odette. Đàn thiên nga là những 
nạn nhân của lời nguyền khủng khiếp do ác phù thủy Von Rothbart, kẻ trông 
như nửa người nửa cú, tạo ra. Ban ngày họ phải biến thành thiên nga và ban 
đêm, chỉ khi đứng trong hồ ma thuật - hồ được tạo ra từ những giọt nước mắt 
của mẹ Odette - mới trở về hình dạng con người. Lời nguyền chỉ bị phá vỡ nếu 
có một người chưa bao giờ yêu ai trước đây, thề sẽ yêu Odette mãi mãi. Von 
Rothbart đột nhiên xuất hiện. Siegfried đe dọa giết hắn nhưng Odette ngăn lại - 
vì nếu Von Rothbart chết trước khi hóa giải lời nguyền, thì cô sẽ mãi mãi không 
thoát khỏi kiếp thiên nga được nữa. 
Khi Von Rothbart biến mất, các thiếu nữ thiên nga đáp xuống đầy hồ nước. 
Benno và mọi người cũng đến định bắn chúng. Nhưng Siegfried ngăn lại kịp lúc 
và khéo léo đuổi họ đi. Bây giờ, chỉ còn lại một mình với Odette và các nàng 
thiên nga, Siegfried gầy dựng niềm tin của Odette bằng tình yêu của chàng. 
Khi bình minh đến, lời nguyền độc ác khiến Odette và các bạn của nàng trở lại 
hồ và lại biến thành thiên nga. 
33 
Màn 3 
Hội đường sang trọng trong cung điện. 
Khách mời đến cung điện trong trang phục dạ hội. Mẹ của Siegfried ra lệnh cho 
anh nhảy với sáu nàng công chúa và chọn một trong số họ làm cô dâu. Siegfried 
than phiền rằng anh ta không yêu ai trong số đó. Von Rothbart ngụy trang đến 
cùng cô con gái xinh đẹp Odile. Ông đã biến Odile trở nên trông giống Odette y 
đúc. Hoàng tử nhầm Odile với Odette và nhảy cùng nàng. Odette hiện ra như ảo 
ảnh, nàng tuyệt vọng cố gắng cảnh báo Siegfried rằng anh đã bị lừa, nhưng 
Siegfried vẫn không hay biết gì. Anh tuyên bố với mọi người rằng sẽ lấy Odile 
làm vợ. Von Rothbart ngay lúc đó làm phép cho Siegfried được nhìn thấy Odette 
thật. Nhận ra sai lầm của mình, Siegfried đau buồn vội vã ra chạy ra hồ thiên 
nga. 
Màn 4 
Hồ Thiên Nga. 
Odette quẫn trí trước sự phản bội của Siegfried. Các nàng thiên nga khác cố 
gắng an ủi nàng, nhưng Odette từ khước cho đến chết. Khi Siegfried trở lại hồ 
và thấy Odette, anh thành khẩn cầu xin nàng tha thứ. Odette đồng ý tha lỗi cho 
anh và cả hai thề trên tình yêu của họ. Von Rothbart xuất hiện và nhất mực nói 
Siegfried phải giữ lời hứa, kết hôn với Odile, và Odette sẽ thành thiên nga mãi 
mãi. Siegfried quyết định quyên sinh cùng Odette và họ lao xuống hồ. Tình yêu 
chân chính của hai người đã hóa giải lời nguyền của Von Rothbart, nên những 
con thiên nga khác hóa thành người, khiến Von Rothbart mất quyền lực và chết. 
Các thiếu nữ nhìn theo Siegfried và Odette đang cùng lên thiên đàng, được ở 
bên nhau mãi mãi. 
2. Xem tư liệu băng đĩa hình vở Ballet Hồ thiên Nga. 
Le Lac des cygnes - Opéra de Paris 
(Thời lượng: 136 phút) 
34 
CHƯƠNG IX: MỘT SỐ TÁC PHẨM MÚA TIÊU BIỂU CỦA VIỆT NAM 
MỤC TIÊU 
Kiến thức: Hiểu được nội dung khái quát củamột số tác phẩm múa tiêu biểu của Việt 
Nam 
Kỹ năng: Phân tích sơ lược được một số tác phẩm múa tiêu biểu của Việt Nam 
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: Hiểu được nội dung khái quát của 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
1. Giới thiệu tác phẩm múa “Cánh chim và ánh sáng mặt trời” 
Âm nhạc: Xuân Hòa 
Biên đạo múa: Cố NSND Thái Ly 
Biểu diễn: Nùng Văn Minh Múa K5 Lào Cai 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa cách chim và ánh sáng mặt trời thuộc thể 
loại múa tình tiết với hình thức là tác phẩm múa đơn. Dùng chất liệu múa Chăm 
kết hợp với kỹ thuật múa Cổ điển Châu Âu. 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 7 phút được phân ra làm 3 
đoạn: Chậm, nhanh vừa và coda kết. 
- Nội dung chính: Diễn tả hình tượng cánh chim từ ướt sũng vươn lên được tả 
chi tiết bằng những động tác rung ngón tay, bàn tay, cánh tay và toàn bộ thân 
thể. Tia hi vọng cũng là tia sáng đầu tiền đến từ xa cho tới gần. Rồi cả vầng hào 
quang chiếu sáng khiến cho cánh chim nhảy nhót bay lên trong không gian bầu 
trời tự do. 
- Tư tưởng tác phẩm: Cánh chim là thể hiện con người là ý chí lòng dân còn ánh 
sáng là thể hiện ánh sáng của Đảng của cách mạng như ánh sáng mặt trời soi 
đường chỉ lối giải phóng con người khỏi áp bức hướng tới khát vọng tự do. 
2. Giới thiệu tác phẩm múa “Mùa ban nở” 
Âm nhạc: Lê Lan 
Biên đạo múa: NSND Minh Tiến 
Biểu diễn: Lớp múa K4 Lào Cai 
35 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa mùa hoa ban nở thuộc thể loại múa biểu 
diễn với hình thức là tác phẩm múa tập thể nữ. Dùng chất liệu múa nón dân tộc 
Thái để sáng tạo tác phẩm. 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 6 phút được phân ra làm 3 
đoạn: Chậm, nhanh vừa và coda kết 
- Nội dung chính: Diễn tả vẻ đẹp của những cô gái Thái trong chiếc nón Thái 
duyên dáng e ấp như nhưng bông hoa ban của núi rừng vào mùa xuân nở trắng 
khắp các sườn đồi Tây Bắc. Tác giả léo léo lựa chọn động tác và tuyến múa biến 
chuyển linh hoạt tạo hiệu quả cao cho tác phẩm. 
- Tư tưởng tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp văn hóa và tâm hồn của con người cụ thể 
là nét đẹp duyên dáng của các cô gái Thái. 
3. Giới thiệu tác phẩm múa “Men say Bắc Hà” 
Âm nhạc: Hồ Trọng Tuấn 
Biên đạo múa: Hà Trung 
Biểu diễn: Lớp múa K3 Lào Cai 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa Men say Bắc Hà thuộc thể loại múa biểu 
diễn với hình thức là tác phẩm múa tập thể nam nữ. Dùng chất liệu múa của dân 
tộc Mông để sáng tạo tác phẩm. 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 6 phút được phân ra làm 4 
đoạn: Chậm, nhanh, chậm và nhanh kết. 
- Nội dung chính: Diễn tả vẻ đẹp và tình cảm trong sáng, vui tươi, hồn nhiên của 
những chàng trai cô gái người Mông ở Bắc Hà trong những phiên chợ vùng cao 
với đặc sản rượu Bắc Hà men say tình nồng hòa quyện vào với thiên nhiên núi 
rừng tươi đẹp và sắc hoa mận trắng rừng. 
- Tư tưởng tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp văn hóa và tâm hồn của con người cụ thể 
là nét trong văn hóa và tình yêu của các chàng trai cô gái người Mông. 
4. Giới thiệu tác phẩm múa “Chơi trống” 
Âm nhạc: Mạnh Tiến 
Biên đạo múa: NSUT Tạ Xuân Chiến 
Biểu diễn: Tốp nam 
36 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa Chơi trống thuộc thể loại múa tình tiết với 
hình thức là tác phẩm múa tập thể nam. Dùng chất liệu múa của dân tộc Dao để 
sáng tạo tác phẩm. 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 7 phút được phân ra làm 4 
đoạn: Chậm, nhanh, solo trống và nhanh kết. 
- Nội dung chính: Mang cốt truyện của việc giữ gìn và bảo tồn vốn văn hóa 
truyền thống dân tộc Dao cụ thể là việc học và truyền dạy cho lớp trẻ việc đánh 
trống của dân tộc mình, là nỗi niềm trăn trở của cha ông. 
- Tư tưởng tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp văn hóa và tâm hồn của con người cụ thể 
là nét trong văn hóa dân tộc Dao trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống dân tộc. 
5. Giới thiệu tác phẩm múa “Bến Lụy” 
Âm nhạc: Phó Đức Phương 
Biên đạo múa: NSND Anh Phương 
Biểu diễn: Phạm Ngân Huyền 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa Bến lụy thuộc thể loại múa tình tiết với hình 
thức là tác phẩm múa đơn nữ. Dùng chất liệu múa của dân tộc Kinh kết hợp với 
múa ballet, múa đương đại và diễn xuất nội tâm để sáng tạo tác phẩm. 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 7 phút được phân ra làm 3 
đoạn: Đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn kết. 
- Nội dung chính: Mang cốt truyện về một nhân vật là người phụ nữ Việt Nam 
dưới chế độ xã hội phong kiến. Thân phận của người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé 
không được coi trọng và chờ đợi hạnh phúc trong vô vọng đến trôi vào cõi hư 
không như một vòng xoáy khó thoát. 
- Tư tưởng tác phẩm: Phản ánh hình ảnh thân phận của người phụ nữ Việt Nam 
nhỏ bé dưới chế độ phong kiến. 
6. Giới thiệu tác phẩm múa “Thân phận” 
Biên đạo múa: Tuyết Minh 
Biểu diễn: Minh Hạnh 
37 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa Thân phận thuộc thể loại múa tình tiết với 
hình thức là tác phẩm múa đơn nữ. Dùng chất liệu múa của dân tộc Kinh kết hợp 
với múa ballet, múa đương đại và diễn xuất nội tâm để sáng tạo tác phẩm 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 7 phút được phân ra làm 3 
đoạn: Đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn kết. 
- Nội dung chính: Mang cốt truyện về một nhân vật là người phụ nữ Việt Nam 
dưới chế độ xã hội phong kiến. Thân phận của người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé 
không được coi trọng và chờ đợi hạnh phúc trong vô vọng đến trôi vào cõi hư 
không như một vòng xoáy khó thoát. Hồng nhan bạc phận bị trà đạp không tìm 
thấy hạnh phúc mà trơ trọi giữa cuộc đời. 
- Tư tưởng tác phẩm: Phản ánh hình ảnh thân phận của người phụ nữ Việt Nam 
nhỏ bé dưới chế độ phong kiến. 
7. Giới thiệu tác phẩm múa “Khoảnh khắc đêm hè” 
Âm nhạc: NSND Quang Vinh 
Biên đạo múa: NSUT Bá Thái 
Biểu diễn: Diệu Linh, Minh Hương 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa Khoảnh khắc đêm hè thuộc thể loại múa tình 
tiết với hình thức là tác phẩm múa đôi nam nữ. Dùng chất liệu múa của dân tộc 
Kinh và diễn xuất nội tâm để sáng tạo tác phẩm. 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 6 phút được phân ra làm 3 
đoạn: Đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn kết 
- Nội dung chính: Tác phẩm được sáng tạo dựa trên nội dung của tác phẩm văn 
học Chí phèo thị nở. Ở tác phẩm múa này đi sâu vào thể hiện nỗi niềm mong 
muốn kháo khao được hạnh phúc của nhân vật Chí Phèo và Thị Nợ bởi một 
khoảnh khắc đêm hè bên bờ sông. 
- Tư tưởng tác phẩm: Phản ánh hình tượng nhân vật Chí Phèo Thị Nở trong tác 
phẩm văn học và nói lên khát khao hạnh phúc của con người thời phong kiến 
8. Giới thiệu tác phẩm múa “Nguyệt cô hóa cáo” 
Âm nhạc: NSND Quang Vinh 
Biên đạo: NSND Văn Quang 
38 
Biểu diễn: Lê Trần Thảo Nhi, Đình Thắng 
- Thể loại, chất liệu ngôn ngữ: Múa nguyệt cô hóa cáo thuộc thể loại múa tình 
tiết với hình thức là tác phẩm múa đôi nam nữ. Dùng chất liệu múa Cổ điển Việt 
Nam kết hợp diễn xuất nội tâm để sáng tạo tác phẩm. 
- Thời lượng và phân đoạn: Tác phẩm với thời lượng 6 phút được phân ra làm 3 
đoạn: Đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn kết. 
- Nội dung chính: Tác phẩm được sáng tạo dựa trên nội dung cốt truyện của vở 
tuồng cổ Hồ nguyệt cô hóa cáo. Kể về nhân vật chính là một con cái tu luyện 
ngàn năm nuốt được linh khí trời đất và đã kết tinh thành viên ngọc khiến nó trở 
thành người là một cô gái. Vì tình yêu nam nữ mà cô đã bị người tình lừa lấy 
mất viên ngọc và căm phẫn trở lại thành cáo. 
- Tư tưởng tác phẩm: Nói lên sự chung thủy và sáng suốt trong tình yêu, nếu 
như không cảnh giác và tỉnh táo sẽ rất dễ bị đánh mất chính mình 
Tài liệu tham khảo: 
1. Lê Ngọc Canh, Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam, NXB Sân Khấu – 2008 
2. Lâm Tô Lộc, Nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam, Tạp chí Sông Hương – 
Số 198 
3. Thu Hường, Công tác lý luận phê bình múa Yếu từ khâu đào tạo – Báo điện 
tử Đại biểu nhân dân – 2007 
4. Lê Ngọc Canh, Khái luận nghệ thuật múa – 2002 
5. Lê Ngọc Canh, Nghệ thuật múa thế giới – 2006 
 Cùng nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác! 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_va_lich_su_mua.pdf