Giáo trình Động vật không xương sống ở nước
Động vật không xương sống là môn học nghiên cứu một cách có khoa học
về môi trường sống của động vật không xương sống thuỷ sinh, các nhóm động
vật không xương sống trong môi trường nước (ngọt, lợ, mặn). Nghiên cứu về sự
đa dạng của các nhóm động vật không xương sống trong môi trường nước cũng
như mối quan hệ giữa chúng với môi trường nước và mối quan hệ giữa các
nhóm với nhau.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Động vật không xương sống ở nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Động vật không xương sống ở nước
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ HẠNH GIÁO TRÌNH ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở NƯỚC BẮC NINH , 2017 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................... 4 1.1. Định nghĩa, đối tượng và nhiệm vụ môn học ........................................... 4 1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................... 4 1.1.2. Đối tượng .......................................................................................... 4 1.1.3. Nhiệm vụ của môn học: ..................................................................... 4 1.2. Phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu ........................................................... 4 1.2.1. Phương pháp hình thái so sánh .......................................................... 4 1.2.2. Phương pháp giải phẫu ...................................................................... 5 1.2.3. Phương pháp cổ vật học .................................................................... 5 1.2.4. Phương pháp sinh hóa học ................................................................. 5 1.2.5. Phương pháp địa lý học ..................................................................... 5 1.2.6. Phương pháp cá thể phát triển ........................................................... 5 1.2.7. Phương pháp miễn dịch ..................................................................... 5 1.2.8. Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh ............................................... 5 1.2.9. Điều tra cơ bản vùng nước ................................................................ 6 1.3. Một số thành tựu nghiên cứu, khai thác và sử dụng động vật không xương sống ................................................................................................................ 8 1.3.1. Một số thành tựu nghiên cứu ............................................................. 8 1.3.2. Vai trò của động vật không xương sống ở nước ................................ 9 CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT PHÙ DU ........................................... 10 2.1. Động vật nguyên sinh (Protozoa) ........................................................... 10 2.1.2. Dinh dưỡng: .................................................................................... 10 2.1.3. Di chuyển ........................................................................................ 10 2.1.4. Sinh sản: .......................................................................................... 10 2.1.5. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 11 2.1.6. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 12 2.2. Giáp xác râu chẻ (Cladocera) ................................................................. 14 2.2.1. Đặc điểm hình thái phân loại ........................................................... 14 2.2.2. Dinh dưỡng ..................................................................................... 16 2.2.3. Sinh sản ........................................................................................... 16 2 2.2.4. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 17 2.2.5. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 18 2.3. Giáp xác chân mái chèo (Copepoda) ...................................................... 18 2.3.1. Đặc điểm hình thái phân loại ........................................................... 19 2.3.2. Dinh dưỡng ..................................................................................... 21 2.3.3. Sinh sản và phát triển ...................................................................... 22 2.3.4. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 22 2.3.5. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 22 2.4. Luân trùng (Rotifer) ............................................................................... 24 2.4.1. Đặc điểm chung............................................................................... 24 2.4.2. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 27 2.4.3. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 27 2.5. Thân mềm (mollusca) ............................................................................ 28 2.5.1. Lớp chân bụng (Gastropoda) ........................................................... 28 2.5.2. Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia ............................................................... 32 2.6. Chân khớp (Arthropoda) ........................................................................ 35 2.6.1. Bộ giáp xác bơi nghiêng Amphipoda............................................... 35 2.6.2. Bộ giáp xác chân đều Isopda và Tanaidacea .................................... 36 2.6.3. Lớp phụ tôm Natantia ...................................................................... 37 2.6.4. Lớp phụ cua Brachyura ................................................................... 40 2.7. Ruột khoang (Coelenterata) ................................................................... 42 2.7.1. Đặc điểm chung của ngành .............................................................. 42 2.7.2. Đặc điểm hình thái phân loại ........................................................... 44 2.7.3. Vai trò ............................................................................................. 46 2.8. Da gai .................................................................................................... 46 2.8.1. Đặc điểm chung của da gai .................... ... ra được dùng để bắt đầu việc nuôi cấy giống gốc. Tuy nhiên, nếu luân trùng không chứa nhiều trứng ( như trường hợp sau một chuyến vận chuyển dài ) thì nguy cơ bị mất toàn bộ các giống gốc ban đầu là rất lớn và trong những trường hợp này thì luân trùng cần được khử trùng bằng liều lượng dưới mức gây chết, nước chứa các luân trùng cần được thay mới hoàn toàn và luân trùng được sử lý bằng các kháng sinh hoặc các chất khử trùng. Việc sử lý được lặp lại sau 24 giờ để đảm bảo các tác nhân gây bệnh còn sống sót sau khi đi qua đương ruột của luân trùng cũng bi giết chết. Nồng độ của các sản phẩm khử trùng cũng khác nhau tùy theo độ độc hại của chúng và điều kiện ban đầu của luân trùng.Các nồng độ dùng cho kiểu khử trùng này thường là 7,5mg/l furazolidone, 10mg/l oxytetracycline, 30mg/l sarafloxacin hoặc 30mg/l linco-spectin. b. Phát triển nuôi cấy giống gốc sang nuôi mồi Việc phát triển nuôi cấy luân trùng được thực hiện trong các hệ thống tĩnh gồm các bình erlenmeyer 500ml đặt cách các đèn huỳnh quang (5000 lux) 2cm. Nhiệt độ trong các bình erlenmeyer không nên quá 300C. Luân trùng được thả với mật độ 50 cá thể/ml và cho ăn 400ml tảo mới thu hoạch (Chlorella 1,6.106 tế bào/ml); hàng ngày bổ xung thêm khoảng 50ml tảo để đảm bảo đủ lượng thức ăn. Trong vòng 3 ngày, nồng độ luân trùng có thể tăng tới 200 luân trùng/ml. Trong thời gian nuôi ngắn ngày này không cần sục khí. 63 Khi các luân trùng đạt tới mật độ 200-300 cá thể/ml, chúng được tráng rửa trên một bộ lọc đặt chìm có 2 sàng lọc. Kích thước mắt lưới của sàng lọc trên (200µm) sẽ giữ lại các hạt phế thải có kích thước to, còn sàng lọc dưới (50µm) sẽ giữ lại các luân trùng.Nếu chỉ có bộ lọc một sàng thì thao tác này có thể thực hiện bằng hai bộ lọc riêng rẽ. Tuy vậy nếu việc tráng rửa thực hiện ở dưới nước thì các luân trùng sẽ không làm tắc mắt lưới và tổn thất sẽ giới hạn ở mức dưới 1%. Sau đó các luân trùng đã thu gom được cho vào một số chai có dung tích 15l và làm đầy bằng 2l nước ở mật độ 50 cá thể/ml và thực hiện sục khí nhẹ bằng ống. Để tránh bị lây nhiễm cho trùng lông tơ, cần lọc không khí bằng một lõi lọc hoặc bằng các bộ lọc có cacbon hoạt tính. Hàng ngày cung cấp tảo tươi (Chlorella 1,6 x106 tế bào/ml). Ở những ngày khác, các dòng nuôi cấy được rửa sạch hàng ngày (bằng bộ lọc hai sàng) và được thả lại với mật độ 200 luân trùng/ml. Sau khi bổ sung tảo trong khoảng một tuần, các chai 15l đã đầy hoàn toàn và dòng nuôi cấy có thể sử dụng để nuôi hàng loạt. c. Sản xuất hàng loạt bằng tảo Một điều chắc chắn là các vi tảo biển là thức ăn tôt nhất cho luân trùng và có thể cho năng suất rất cao nếu có sẵn tảo với khối lượng đủ kèm theo việc quản lí thích hợp. Rất tiếc là ở hầu hết các nơi đều không có khả năng lọc nhanh các luân trùng, với một đòi hỏi nở liên tục của tảo. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng và nhân lực không hạn chế,quy trình thu hoạch liên tục(hàng ngày) và chuyển sang các bể tảo có thể cần coi trọng. Nhưng ở hầu hết các nơi tảo thuần chủng chỉ đủ dùng để nuôi luân trùng thời kì đầu hoặc để làm giàu các luân trùng . Nuôi từng mẻ có lẽ là phương pháp sản xuất luân trùng phổ biến nhất ở các trại sản xuất cá biển giống. Chiến lược nuôi gồm việc duy trì một khối lượng nuôi không thay đổi với mật độ luân trùng tăng dần hoặc duy trì mật độ luân trùng không thay đổi bằng cách tăng khối lượng nuôi. Các kĩ thuật nuôi quảng canh (dùng các bể lớn có dung tích trên 50m3) cũng như các phương pháp nuôi thâm canh ( sử dụng các bể có dung tích 200-2000 l ) đều được áp dụng. Trong cả hai trượng hợp những khối lượng lớn vi tảo nuôi thường là tảo biển nannochloropsis, thường được cấy trong các bể cùng với một quần thể mồi chứa từ 50 đến 150 luân trùng/ml. d. Sản xuất đại trà bằng tảo và nấm men Tùy thuộc vào chiến lược và chất lượng của sự nở rộ của tảo, có thể bổ sung thêm men làm bánh mì. Lượng men làm bánh mì cung cấp hàng ngày vào khoảng 1g/triệu luân trùng mặc dầu con số này thay đổi tùy thuộc vào kiểu luân trùng (kiểu S hoặc L) và điều kiện nuôi. Vi tảo có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng nổi rất tốt và không làm ô nhiễm nước nên chúng được dùng càng nhiều càng tốt, chúng không những để làm thức ăn cho luân trùng mà còn làm tác nhân điều hòa nước và kìm hãm vi khuẩn phát triển. 64 Trái với các hệ thống nuôi ở Châu Âu, Nhật Bản đã phát triển các hệ thống nuôi với khối lượng lớn tới 10-200 tấn. Mật độ thả ban đầu tương đối cao (80-200 luân trùng/ml) và mỗi ngày một khối lượng lớn luân trùng (2-6x109) được sản xuất cùng với tảo (4-40m3) óc bổ sung thêm men (1-6kg). Sản xuất hàng loạt bằng tảo và men được thực hiện trong các hệ thống nuôi từng mẻ hoặc nuôi bán liên tục. Ở cả hai hệ thống đã có một số thay đổi, và để làm thí dụ dưới đấy mô tả các mô hình nuôi đang được sử dụng tại viện hải dương học ở Hawai: * Hệ thống nuôi từng mẻ Các bể (dung tích 1200 l) được đổ tảo ngập tới nửa bể với mật độ 13- 14x106 tế bào/ml và được cấy với các luân trùng ở mật độ 100 cá thể/ml. Độ mặn của nước là 23ppt và nhiệt độ được duy trì ở 300C. Ngày đầu tiên, mỗi ngày hai lần cho men làm bánh mì hoạt tính vào bể với số lượng 0,25g/106 luân trùng. Ngày hôm sau các bể được đổ đầy hoàn toàn bằng tảo với cùng một mật độ tảo và một ngày hai lần cho một lượng men làm bánh mì bằng 0,375 g/l triệu luân trùng vào bể. Ngày kế tiếp tiến hành thu hoạch luân trùng và cấy tiếp vào các bể mới( tức là hệ thống nuôi từng mẻ trong hai ngày). * Nuôi bán liên tục Trong kỹ thuật này các luân trùng được giữ trong cùng một bể trong thời gian 5 ngày.Trong hai ngày đầu tiên, mỗi ngày tăng gấp đôi khối lượng nuôi để làm loãng mật độ luân trùng xuống còn một nửa. Trong những ngày tiếp theo, tiến hành thu hoạch nửa khối lượng luân trùng trong bể, sau đó lại đổ tiếp luân trùng vào bể để làm giảm mật độ xuống còn một nửa. Ngày thứ năm tiến hành thu hoạch và tiến hành lập lại trình tự như trên ( hệ thống nuôi bán liên tục trong 5 ngày). Thành phần dinh dưỡng của luân trùng cho ăn bằng tảo không tự động đáp ứng được nhu cầu của nhiều loài cá ăn sinh vật ăn mồi sống và đôi khi cần có thêm bước làm giàu để làm tăng trọng luân trùng bằng các chất dinh dưỡng bổ sung như các axit béo, các vitamin hoặc protein. Theo báo cáo thì việc bổ sung các vitamin đặc biệt là vitamin B12 là điều thiết yếu trong nuôi luân trùng (Yu và tgk. 1989). e. Nuôi đại trà bằng men làm bánh mì Men làm bánh mì có kích thước hạt nhỏ (5-7µm) và hàm lượng protein cao là thức ăn được chấp nhận đối với Brachinous. Những thử nghiệm đầu tiên để thay thế hoàn toàn thức ăn tự nhiên của luân trùng bằng men làm bánh mì được đặc trưng bởi sự thành công thất thương và thất bại đột ngột (Hirayama,1987). Hầu hết các nguyên nhân của những thất bại này có thể giải thích bằng tính tiêu hóa kém của men, vì men đòi hỏi phải có vi khuẩn mới tiêu hóa được. Tuy nhiên, thông thường cần bổ sung thêm các axit beo và vitamin thiết yếu váo men làm bánh mì để phù hợp với các yêu cầu về ấu trùng của các sinh vật ăn mồi sống . 65 f. Nuôi đại trà bằng các thức ăn chế biến theo công thức Thức ăn chế biến theo công thức được dùng phổ biến nhất trong nuôi luân trùng ở châu âu là Culture Selco (CS) ở dạng khô. Nó được chế biến theo công thức để làm chất thay thế hoàn toàn cho các vi tảo sống và đồng thời đảm bảo sự hợp nhất ở mức độ cao các axit béo thiết yếu (EFA) và vitamin ở luân trùng.Thành phần hóa sinh của thức ăn nhân tạo Culture Selco gồm có 45% protein,30% hydrat cacbon,15% lipit ( 33% thức ăn này là các axit béo không no HUFA (n-3)và 7 % tro. Các đặc điểm vật lý của thức ăn này là tối ưu đối với sự hấp thụ bởi luân trùng:các hạt có kích thước 7µm luôn luôn ở trạng thái lơ lửng trong cột nước có sục khí tương đối mạnh và không ngâm chiết. Tuy nhiên, trước khi cho ăn thức ăn phải ở trạng thái lơ lửng trong nước, vì một mặt nó làm cho khả năng cho ăn tự đông được dễ dàng,mặt khác nó đòi hỏi phải dùng sục khí và bảo quản lạnh. Quy trình nuôi tiêu chuẩn sau đây đã được phát triển và thử nghiệm ở một vài dòng luân trùng trong các bể dung tích 100l. Các bể hình trụ có đáy côn dung tích 100l có thành nhẵn (polyethylene) màu tối được đặt ở chỗ râm. Môi trường nuôi gồm có nước biển được pha loãng ở độ mặn 25ppt và giữ ở nhiệt độ 250C. Trong thời gian nuôi 4 ngày không cần thay nước mới. Đặt các đá bọt cách đáy hình côn của bể khoảng vài cm để tạo kết lắng và đẩy các hạt phế thải. Những cụm thức ăn được giữ lại trong các miếng vải treo trong cột nước (hình 3.6a) hoặc trong một chiếc vợt nâng có chứa đầy bột biển g. Nuôi với mật độ cao Mặc dầu nuôi luân trùng với mật độ cao làm tăng nguy cơ môi trường nuôi gây ra nhiều stress hơn và làm giảm tốc độ sinh trưởng do bắt đầu sự sinh sản hữu tính, nhưng đã thu được kết quả hứa hẹn trong điều kiện nuôi có kiểm soát. Kỹ thuật cũng giống như kỹ thuật áp dụng để nuôi hàng loạt bằng thức ăn Culture Selco, nhưng sau mỗi chu kỳ 4 ngày, mật độ luân trùng không phải điều chỉnh lại. Kế hoạch được điều chỉnh ở mức 0,25-0,3g/10-6 luân trùng cho các mật độ giữa 500 và 1500 luân trùng/ml và ở mức 0,2g cho các mật độ trên 1500 luân trùng/ml. Nuôi luân trùng với mật độ thả cao có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trứng ( hình 3.9). Tỷ lệ trứng giảm từ mức trung bình 30% ở mật độ 150 luân trùng/ml xuống còn 10% ở mật độ 2000 luân trùng/ml và dưới 5% ở mật độ 5000 luân trùng/ml. Lưu giữ giống gốc với tỷ lệ trứng thấp như thế này thường gặp nhiều rủi ro hơn. Do vậy, hệ thống này chỉ được sử dụng trong các điều kiện được kiểm soát tốt. Nuôi Brachionus với mật độ cao cũng đang được thực hiện ở Nhật.Trong kỹ thuật nuôi này, người ta bổ sung thêm Nannochloropris cùng với tảo nước ngọt Chlorella được thu gom, men làm bánh mì và men chứa dầu cá. Tảo nước ngọt Chlorella được sử dụng để bổ sung vitamin B12 (±12mg/l ở nồng độ tế bào 1,5.1010 tế bào/ml). Trong cách nuôi liên tục, quần thể luân trùng tăng gấp đôi mỗi ngày. Hàng ngày lấy ra nửa khối lượng nuôi và thay thế bằng nước mới. Nếu sử dụng hệ thống này có thể đạt được mật độ trung bình 1000 luân trùng/ml với mức cao nhất trên 3000 con/ml. 66 4.1.3. Thu hoạch, thu gom luân trùng Thu hoạch luân trùng ở quy mô nhỏ thường được thực hiện bằng cách dùng ống xiphong hút khối lương luân trùng trong bể nuôi sang các túi lọc có mắt lưới 50-70µm. Nếu thao tác này không thực hiện bằng các bộ lọc để ngập trong nước thì luân trùng có thể bị tổn thương và dẫn đến tử vong. Do đó nên thu hoạch luân trùng ở dưới nước,các thiết bị rửa ly tâm rất thuận tiện cho mục đích này. Việc sục khí trong khi thu gom luân trùng không làm tổn thương các con vật nhưng cũng không nên làm quá mạnh để các luân trùng không bị kẹt, điều này rất quan trọng đặc biệt sau giai đoạn làm giàu. 4.2. Kỹ thuật nuôi Daphnia 4.2.1. Đặc điểm sinh học: Daphnia. Carinata thuộc giống Daphnia Họ Daphnidae Bộ Cladocera Lớp giáp xác Crustasea, Ngành phụ có mang Branchiata, Ngành chân khớp Arthropoda D.carinata cơ thể phân tính dị hình. Con cái có hình ô van phần lưng và bụng có những gai mảnh, đầu thấp rộng chòn đều, mõm nhọn hơi cong, râu 1 ngắn không dài tới cuối mõm. Phần cuối của vuốt bụng dưới phủ những lông cứng nhỏ còn phần gốc phủ lông cứng dài hơn. Về kích thước con cái có thể đạt tới 3,55mm trong khi đó con đực chỉ đạt 1,68mm. D. carinata thường phát triển ở các ao nông đặc biệt phát triển mạnh ở các ao mới cho nước sau một thời gian để khô, ở các thuỷ vực nước lớn chỉ thấy ở ven bờ hoặc ít thấy. Ở các tỉnh phía bắc mùa vụ của D. carinata là từ tháng 2- 4 mùa nuôi thích hợp nhất là từ tháng 3-5. Tuổi thọ của D. carinata: Trong phòng thí nghiệm là 40 ngày thông thường là 20-30 ngày. Khi nhiệt độ cao và thức ăn dồi dào tuổi thọ ngắn ( Thức ăn nhiều nhanh đạt kích thước tối đa) Tuổi thành thục giao động 2,5-10 ngày trung bình từ 4-6 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho thành thục sớm là 20-300C trung bình từ 24- 260C. Sinh sản của D. carinata phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như thức ăn, nhiệt độ. Nếu các yếu tố này thuận lợi chỉ gặp các con cái mang trứng đơn tính và trứng này phát triển ngay trong phòng trứng ở phía sau lưng con cái, nếu điều kiên không thuận lợi thì gặp cả con cái và con đực mang trứng nghỉ ( Sản phẩm hữu tính hoặc không hữu tính) Tốc độ sinh sản của D. carinata: trong điều kiện dinh dưỡng bình thường cứ 2-3 ngày D. carinata lại đẻ một lứa, số con trong lứa giao động từ 1-56 con, thường từ 15-30con, sau khi đẻ con mẹ lại có trứng ngay. Đôi khi thiếu thức ăn hoặc nhiệt độ cao con mẹ ngừng có trứng hoặc chuyển sang sinh sản hữu tính Tốc độ sinh trưởng của D. carinata được chia làm 2 giai đoạn : 67 -Giai đoan 1 (Từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành) từ 0,11- 0,53mm/ngày - Giai đoan 2 (Từ lúc trưởng thành cho tới lúc chết) từ 0,05-0,16mm/ngày 4.2.2. Kỹ thuật nuôi D. carinata. 1/ Nuôi tảo Chlorella : Có thể nuôi trong bể kính hoặc bể xi măng có mái che di động, gây môi trường nuôi tảo bằng phân vô cơ N/P = 2/1 15ppm ( 15g chất tan / m3 ) mật độ thả giống ban đầu 400.000tế bào/ml, có máy sục khí liên tục. 2/ Thả giống D. carinata sau 3 ngày nuôi tảo (Khi mật độ tảo cao nhất) mật độ thả là 40g/m3 Hàng tuần bón bổ sung 2 lần, mỗi lần 0,5kg/m3 phân lợn và 0,3kg/m3 lá dầm. Có thể thu định kỳ hoặc thu hàng ngày. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Định loại động vật không xương sống nuớc ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên. 2. Động vật học không xương sống của Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Khang năm 2009. 3. Động vật không xương sống Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Trần Văn Khang. 4. Lớp phụ chân mái chèo (Copepoda) Vịnh Bắc Bộ.Nguyễn Văn Khôi, 1994. 5. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn sống để nuôi thủy sản – tài liệu Kỹ Thuật nghề cá của FAO, 2000. 6. Các báo cáo khoa học về thành phần loài, phân bố của động vật thủy sinh.
File đính kèm:
- giao_trinh_dong_vat_khong_xuong_song_o_nuoc.pdf