Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người

Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC VÀ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI

I. Vài nét về dân tộc và dân tộc ít người

1. Khái niệm về dân tộc

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa: “Dân tộc hay

quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một

nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do

sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng

mang tính tộc người của bộ phận tộc người. Tính chất của dân tộc phụ thuộc

vào những phương thức sản xuất khác nhau ”.

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 1

Trang 1

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 2

Trang 2

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 3

Trang 3

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 4

Trang 4

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 5

Trang 5

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 6

Trang 6

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 7

Trang 7

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 8

Trang 8

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 9

Trang 9

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 151 trang viethung 11600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người

Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI 
***************** 
GIÁO TRÌNH 
CÔNG TÁC XÃ HỘI 
VỚI NHÓM DÂN TỘC ÍT NGƯỜI 
( Bản thảo lần 2) 
Hà Nội, tháng 12 năm 2014 
MỤC LỤC 
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC VÀ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI .......................................... 1 
I. Vài nét về dân tộc và dân tộc ít người ................................................................................ 1 
1. Khái niệm về dân tộc ......................................................................................................... 1 
2. Khái niệm về dân tộc ít người ............................................................................................ 1 
II. Nhận diện nhóm dân tộc ít người ở Việt Nam .................................................................. 1 
1. Các tỉnh Miền núi phía bắc ............................................................................................... 1 
2. Các tỉnh thuộc Tây nguyên ............................................................................................... 6 
3. Các tỉnh thuộc Tây Nam bộ. ............................................................................................. 7 
4. Các tỉnh Duyên hải miền Trung ..................................................................................... 10 
III. Một số chính sách của nhà nước về nhóm dân tộc ít người ........................................... 11 
1. Về Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực ................................................................... 13 
2. Về Chính sách đầu tư phát triển bền vững ....................................................................... 13 
3. Về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo .................................................................. 14 
4. Chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số .......................................... 15 
5.Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số ............................................ 15 
6.Chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá ......................................................................... 15 
7. Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số ......................................... 16 
8. Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số ........................................................ 16 
9. Chính sách y tế, dân số .................................................................................................... 16 
10. Về chính sách thông tin - truyền thông .......................................................................... 17 
11. Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý ........................................ 17 
12. Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái ....................................................................... 17 
13. Chính sách quốc phòng, an ninh .................................................................................... 18 
IV. Một số vấn đề cơ bản mà nhóm dân tộc ít người gặp phải ............................................ 18 
1. Vấn đề nghèo đói ............................................................................................................. 18 
2. Vấn đề Văn hóa, lối sống ................................................................................................. 18 
3. Vấn đề sức khỏe và vệ sinh môi trường ........................................................................... 19 
4. Vấn đề giáo dục .............................................................................................................. 19 
Bài 2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC VỚI NHÓM DÂN TỘC ÍT 
NGƯỜI ................................................................................................................................ 21 
2.1. Lý thuyết hệ thống ........................................................................................................ 21 
2.2. Lý thuyết nhu cầu ......................................................................................................... 22 
2.3. Lý thuyết vai trò xã hội (Social role theory) ................................................................. 23 
2.4. Lý thuyết thân chủ trọng tâm ........................................................................................ 24 
2.5. Ứng dụng dựa trên thuyết trao đổi (exchange theory) .................................................. 25 
2.6. Ứng dụng của mô hình lấy nhiệm vụ làm trọng tâm .................................................... 26 
2.7. Ứng dụng của thuyết nhận thức- hành vi (cognitive- hehavioral theory) ..................... 28 
Bài 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI NHÓM DÂN TỘC ÍT 
NGƯỜI ................................................................................................................................ 30 
I. Nhận diện vấn đề nghèo đói ở vùng các dân tộc ít người ................................................ 30 
1. Thực trạng nghèo đói ...................................................................................................... 31 
1.1. Tỷ lệ nghèo đói .......................................................................................................... 31 
1.2. Đời sống và thu nhập .................................................................................................... 34 
1.3. Kết cấu hạ tầng ............................................................................................................. 36 
1.4. Y tế, giáo dục ................................................................................................................ 37 
1.5. Khả năng tiếp cận các dịch vụ kết cấu hạ tầng và kỹ thuật sản xuất mới ............................ 38 
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói .................................................................... 39 
II. Quy trình và kỹ năng giải quyết vấn đề nghèo đói theo tiến trình của công tác xã hội 
(theo tiến trình phát triển cộng đồng) ....... ...  Bà cho rằng con dâu cố tình chống đối bà, vì 
hiện giờ bà bị liệt, không giúp được gì cho vợ chồng họ, nên họ không coi 
trọng bà. (C) Từ niềm tin như vậy nên bà nảy sinh hành vi cáu kỉnh với con 
dâu, bỏ ăn trưa, giận con cái  
Trong trường hợp này, Nhân viên xã hội cần can thiệp để thân chủ (bà 
cụ) có được niềm tin tích cực về hành vi của cô con dâu. Mô hình mong 
muốn: (B) bà hiểu được rằng cô con dâu không chuẩn bị mì tôm cho bà, mà 
thay vào đó là bát phở gà, vì cô ấy muốn chuẩn bị cho bà một bữa sáng tươm 
139 
tất, đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ chồng, chứ không phải cô ấy 
muốn chống đối lại bà vì bà không giúp gì được cho họ. Từ niềm tin (B) tích 
cực này, thân chủ sẽ có hành vi (C) tích cực: thoải mái, yên mến con dâu. 
3.13. Kỹ thuật tái xác lập 
Khuyến khích thân chủ hay e dè trong việc xác định vấn đề từ quan 
điểm khác. Ví dụ: thay vì nhìn nhận vấn đề là “Tôi không có khả năng phục 
hồi nữa”, họ sẽ được khuyến khích để tái xác lập việc này là “Tôi cần có thêm 
thời gian và chăm chỉ luyện tập hơn, tôi sẽ phục hồi được”. 
3.14. Kỹ thuật lập lịch trình hoạt động 
Trong đó sử dụng kỹ thuật giao bài tập về nhà là chính. Đối với thân 
chủ, không linh hoạt trong tư duy hầu hết do họ quá trầm cảm, lo âu. Kỹ thuật 
này sẽ là biện pháp giúp họ chống lại những hành vi cố hữu đó của mình. 
Có bốn nguyên tắc cần được phối hợp khi thực hiện lịch trình: 
- Thân chủ cần được thông báo rằng chẳng ai hoàn thành hết được kế 
hoạch mà họ vạch ra. Vì vậy, thân chủ không cần phải buồn khi họ không 
thành công 100%. 
- Thân chủ cần được nhắc nhở cố gắng thực hiện hành động là quan 
trọng nhất, chứ không phải mức thành công của việc thực hiện nó. 
- Cần dành thời gian mỗi ngày để bố trí kế hoạch cho ngày hôm sau. 
Buổi tối là thời điểm tốt, tuy nhiên không nên để trước khi đi ngủ vì như vậy 
có thể khiến thân chủ mất ngủ vì những suy nghĩ nảy sinh. Nhân viên xã hội 
cần củng cố và động viên khi thân chủ làm tốt. 
Lịch trình có thể mất đến vài ngày hay một tuần, thường là các hoạt 
động cụ thể cho cả ngày như: thức dậy vào lúc mấy giờ, rửa mặt, ăn sáng  
hay nó có thể bao gồm kế hoạch cho một sự kiện hoặc nhiệm vụ của một công 
việc nào đó. 
3.15. Kỹ thuật giao nhiệm vụ 
Kỹ thuật này dung để chuyển thân chủ từ việc thực hiện một hoạt động 
ít khó khăn lên các hoạt động khó khăn hơn, và tiến tới việc hòan thành các 
140 
nhiệm vụ được giao. Trong kỹ thuật này, vấn đề và biện pháp giải quyết được 
xác định và chia thành từng bước từ phức tạp đến đơn giản hơn. Nhân viên xã 
hội cần yêu cầu và có sự phản hồi lại cho thân chủ thật cụ thể theo từng bước. 
Ví dụ: mục đích cuối cùng là làm sao để bà cụ (phục hồi chức năng sau 
tai biến) có thể tự xúc ăn được. Để đạt được mục đích can thiệp này, cần chia 
nhỏ nhiệm vụ để bà cụ thực hiện từng bước. Đầu tiên cụ tập cách cầm thìa, 
đũa. Sau khi đã cầm chắc và có thể xoay chuyển được cổ tay rồi, cụ học cách 
gắp thức ăn bằng đũa mà không bị rơi  Cứ như vậy từng bước một cho đến 
khi thành thạo. 
3.16. Kỹ thuật đóng kịch phân vai 
Thân chủ được huấn luyện các kỹ năng nhằm giúp họ giao tiếp với 
người khác và xác định các phương pháp thay thế trong việc cư sử với mọi 
người hay trong những tình huống khác nhau. Nhân viên xã hội có thể làm 
mẫu cho thân chủ. 
Nhân viên xã hội sử dụng việc làm mẫ để kiểm tra các suy nghĩ cụ thể 
của thần chủ có liên quan đến việc thực hiện các hành vi mới trong nỗ lực xác 
định và sửa chữa những sai lệch đi kèm với hành vi đó. 
3.17. Kỹ thuật sử dụng liệu pháp cơ cấu gia đình 
Là 1 phương pháp can thiệp các vấn đề thuộc về Gia đình. “Gia đình 
được coi là có vấn đề khi tồn tại và duy trì những cơ cấu rối loạn chức năng 
trong hệ thống gia đình”. 
Vai trò Nhân viên xã hội tác động vào những cơ cấu đang ngủ quên để 
tạo ra những thay đổi nhằm giải quyết vấn đề. Một khi cơ cấu gia đình đã 
được chỉnh sửa theo hướng tích cực, gia đình có khả năng giải quyết vấn đề 
của họ bằng nhiều cách. 
7 bước điều trị bằng liệu pháp cơ cấu gia đình: 
 Tham gia và thích nghi: Nhân viên xã hội hoà nhập vào hệ thống gia 
đình (ý thức thái độ hơn là kĩ năng), thích nghi với gia đình trên cơ sở tôn 
trọng. 
141 
 Làm việc có tương tác: Tương tác giữa các thành viên trong gia 
đình, chất vấn, tham vấn gia đình. 
 Chẩn trị: Xác định mức độ của chức năng và rối loạn chức năng 
trong tương tác gia đình (dựa vào các hệ thống hỗ trợ xung quanh, những 
người tín nhiệm (có thể có). 
 Nêu bật và sửa chữa tương tác: Nhân viên xã hội tập trung vào 
trọng tâm của tiến trình thông qua qua sát những tương tác trong hệ thống gia 
đình. Giúp các cá nhân nhìn nhận và sửa chữa vấn đề. 
 Tạo ranh giới: Tăng cường hay loại bỏ khoảng cách giữa các cá 
nhân. Người ta luôn thực hiện chức năng chỉ bằng vai của chính mình. Tương 
tác khác đi thì ranh giới sẽ được chuyển đổi (đóng vai, sắm vai). 
 Tạo bất cân bằng: Thay đổi mối quan hệ thứ bậc của các thành viên 
trong gia đình. 
 Điều trị những phán đoán không có lợi: Tìm hiểu xem bản thân họ 
cảm nhận về người khác như thế nào để thay đổi cách thức quan hệ. Mối quan 
hệ của họ (chuyên nghiệp). Nó là con dao 2 lưỡi nếu không sử dụng đúng. 
3.18. Kỹ thuật mô tả vấn đề 
Khi gặp gỡ thân chủ lần đầu tiên, ngoài việc nói trước cho thân chủ biết 
tiến trình can thiệp, Nhân viên xã hội có thể chuyển trọng tâm vào việc mô tả 
vấn đề của thân chủ bằng cách hỏi: “Tôi có thể giúp đỡ được gì không?”, 
“Ông/bà muốn hôm nay thực hiện được việc gì trong buổi gặp mặt đầu tiên 
này của chúng ta?”. Sau đó Nhân viên xã hội sẽ lắng nghe một cách nghiêm 
túc thân chủ nói về vấn đề của họ. Thân chủ cần được có một sự thỏai mái khi 
trình bày vấn đề của họ. 
Nhân viên xã hội hỏi thân chủ những câu hỏi trên lập trường “chưa biết 
gì cả” để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Coi thân chủ là chuyên gia 
về cuộc sống và vấn đề của họ, những gì họ muốn đạt được cũng như là cách 
tốt nhất để đạt được mục đích của họ. Những câu hỏi trong suốt giai đoạn đầu 
tiên này nhằm tìm hiểu vấn đề gây ảnh hưởng như thế nào đối với thân chủ; 
142 
tại sao nó lại trở thành vấn đề của thân chủ; thân chủ đã thử giải pháp nào để 
giải quyết vấn đề đó chưa Khi thân chủ trình bày nhiều vấn đề, Nhân viên 
xã hội cần tìm ra xem vấn đề nào thân chủ cho là quan trọng nhất và muốn 
được giải quyết trước. 
3.19. Kỹ thuật phát triển các mục tiêu hoàn chỉnh 
Các mục tiêu đều quan trọng đối với thân chủ, mục tiêu nhỏ và cụ thể, 
thể hiện sự khởi đầu của cái gì đó khác biệt chứ không phải là sự chấm hết. 
Để đạt được những mục tiêu này, Nhân viên xã hội định hướng những câu hỏi 
để gợi thân chủ miêu tả cuộc sống của họ sẽ ra sao khi vấn đề được giải 
quyết. 
Các mục tiêu phải được thân chủ ưng thuận, mang tính quan trọng đối 
với họ. Điều quan trọng là Nhân viên xã hội phải lắng nghe, tôn trọng thân 
chủ và phối hợp các mục tiêu của họ vào quá trình điều trị. Nếu các mục tiêu 
là áp đặt từ bên ngoài thì thân chủ ít có khuynh hướng tuân theo. 
Những câu hỏi được sử dụng để phát triển các mục tiêu hoàn chỉnh là 
những câu hỏi gợi cho thân chủ nghĩ về việc người khác sẽ để ý gì đến họ một 
cách khác biệt so với trước, khi mà vấn đề của họ đã được giải quyết. 
Mục tiêu cụ thể giúp thân chủ tránh được quan niệm rằng vấn đề xảy ra 
“quanh năm suốt tháng”. Hãy hỏi thân chủ xem chuyện gì sẽ như thế nào tại 
một thời điểm hay một nơi cụ thẻ nào đó. 
Các mục tiêu phải cụ thể, đo lường được và được xác định về mặt hành 
vi. Thân chủ thường nói đến mục tiêu một cách trừu tượng, họ không thể diễn 
đạt nó cụ thể hơn. Ví dụ: “tôi muốn không bị căng thẳng quá”, “có thể giao 
tiếp tốt hơn”. Nhân viên xã hội sẽ phải cụ thể hóa các mục tiêu đó của thân 
chủ, định hình những mục tiêu còn mờ ảo. Ví dụ: “Hãy cho tôi biết, ông/bà sẽ 
làm gì khi không còn bị căng thẳng nữa” 
Điều then chốt trong việc đặt ra và hoàn thành mục tiêu là để thân chủ 
nhận ra vai trò của họ trong việc trợ giúp nhằm đạt được mục tiêu. Thông 
thường trong các vấn đề về quan hệ, thân chủ hay nói về việc người khác cần 
143 
thay đổi như thế nào chứ không phải họ cần thay đổi thế nào. Trong những 
tình huống này, Nhân viên xã hội lắng nghe ý kiến của thân chủ. Sau đó, khi 
có thể, hãy hỏi các câu dẫn dắt thân chủ kiểm tra vai trò của người ấy trong 
quá trình chuyển đổi. 
Khi lo lắng, thân chủ thường muốn hoàn thành mục đích ngay lập tức. 
Nhưng thực tế việc này không thẻ xảy ra, bởi thân chủ không đủ khả năng 
kiểm soát môi trường xung quanh họ. Khi ấy Nhân viên xã hội giúp thân chủ 
chia nhỏ mục tiêu, chỉ cho thân chủ đi theo một đường hướng tích cực dẫn 
đến đích cuối cùng. 
3.20. Kỹ thuật “câu hỏi có phép lạ” 
Mục đích nhằm giúp thân chủ đưa ra được giải pháp cho vấn đề của họ. 
Câu hỏi có phép lạp hướng thân chủ đến tương lai tích cực thay vì nhìn mãi 
vào bế tắc trong quá khứ. 
 Ví dụ: Bây giờ tôi muốn hỏi bà một câu hỏi lạ. Giả sử khi bà đang 
ngon giấc tối nay và toàn bộ ngôi nhà đều yên tĩnh, có một phép lạ xảy ra. 
Điều kỳ diệu là vấn đề của bà đã được giải quyết tốt đẹp rồi. Nhưng vì bà 
đang ngủ nên không biết phép lạ đã xảy ra. Khi bà tỉnh dậy vào sáng hôm 
sau, chuyện gì đã khác đi so với trước khiến bà biết được là điều kì diệu đã 
xảy ra? 
Sau đó, Nhân viên xã hội tiếp tục sử dụng các câu hỏi khuyến khích 
thân chủ nói rõ và cụ thể hơn về thay đổi cần thiết trong hành vi. 
3.21. Kỹ thuật sử dụng mệnh đề “Tôi” (Nhân viên xã hội hướng dẫn 
thân chủ) 
Đó là cách giao tiếp khi người nói bắt đầu bằng đại từ “Tôi”, hay nói 
cách khác là bắt đầu bằng xưng hô ngôi thứ nhất. Sau đó mới nói đến cảm 
nhận của người đó về sự việc nào đó hay hành vi của ai đó. 
Ví dụ: thay vì nói câu “tại sao con lại cứ luôn say rượu, đánh đập vợ 
con như thế?”, Nhân viên xã hội hướng dẫn thân chủ hãy nói rằng: “Mẹ cảm 
thấy rất buồn khi thấy con say rượu và đánh đập vợ con như vậy!”. 
144 
Việc sử dụng mệnh đề “tôi” có tác dụng giúp các thành viên nói lên 
quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc cả chính mình trước khi nói tới hành vi của 
người khác. Điều này có tác dụng hướng người nghe hiểu được cảm xúc suy 
nghĩ của bạn trước và tạo nên sự thông cảm thấu hiểu được cảm xúc suy nghĩ 
của bạn trước và tạo nên sự thông cảm thấu hiểu của người nghe, mong muốn 
có sự thay đổi nào đó. Nếu sử dụng câu nói bắt đầu bằng ngôi thứ 2 trước sẽ 
dễ khiến người đó hiểu lầm bạn đang trách cứ họ. Vì thế mệnh đề bắt đầu 
bằng ngôi thứ nhất sẽ hiệu quả hơn. 
3.22. Kỹ thuật chiếc ghế trống 
Nhân viên xã hội yêu cầu thân chủ tưởng tượng một người nào đó (có 
liên quan tới vấn đề của thân chủ, thậm chí có thể là chính thân chủ) ngồi 
trong một chiếc ghế trống, Nhân viên xã hội khuyến khích họ đối thoại với 
“người đó” để từ đó khám phá ra vấn đề. Việc khám phá cuộc đối thoại mà 
thân chủ nói với “người ngồi trong chiếc ghế” sẽ đem lại nhiều thông tin đã bị 
than chủ dồn nén và không muốn thể hiện ra. Điều này có tác dụng giúp thân 
chủ nhận thức được họ đang nghĩ gì và cảm nhận như thế nào về những người 
hay vấn đề có liên quan. 
145 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 
1. Đại học Dân lập Thăng Long: Công tác xã hội lý thuyết và thực 
hành Công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học Sư phạm, 2007. 
2. Đại học Lao động Xã hội: Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB 
LĐ-XH, Hà Nội, 2010. 
3. Đại học Lao động Xã hội: Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và 
gia đình, NXB LĐ-XH, Hà Nội, 2010. 
4. Nguyễn Văn Đồng, Tâm lý học phát triển, giai đoạn thanh niên đến 
tuổi già, NXB Chính trị Quốc gia, 2007. 
5. PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB 
ĐHQGHN 2009. 
6. Grace J.Craig, Don Baucum, Tâm lý học phát triển, 2004. 
7. TS. Nguyễn Thế Huệ: Người cao tuổi và bạo lực gia đình. NXB Tư 
pháp, Hà Nội, 2007. 
8. TS. Nguyễn Thế Huệ: Người cao tuổi và già làng trong phát trển 
bền vững Tây Nguyên. NXB Thông tấn, Hà Nội, 2008. 
9. Đinh Văn Tư, Nguyễn Thế Huệ: Nâng cao chất lượng hoạt động 
của Hội người cao tuổi Việt Nam trong thời kỳ mới. NXB Văn hóa Thông tin, 
Hà Nội, 2010. 
10. TS. Nguyễn Thế Huệ: Thực trạng đời sống của người cao tuổi từ 
80 trở lên. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010. 
11. Lê Văn Nhẫn, Nguyễn Thế Huệ: Thực trạng thu nhập và mức sống 
của người cao tuổi Việt Nam. Hà Nội, 2005. 
12. Đặng Vũ Cảnh Linh: Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc 
người cao tuổi ở Việt Nam, NXB Dân trí, 2009. 
13. Hoàng Bá Thịnh (chủ biên): Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam 
và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ. 
NXB Thế giới, Hà Nội, 2005. 
146 
14. Trần Đình Tuấn: Công tác xã hội – Lý thuyết và thực hành. NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 
15. Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam: Thực trạng người cao 
tuổi Việt Nam nhằm phát huy tài năng và trí tuệ của họ trong sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2002-2003. 
16. Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam: Khảo sát đời sống của 
người cao tuổi dân tộc nông dân, nông thôn (Gia Rai, Ê đê và M’nông) ở Tây 
Nguyên. 2006. 
17. Viện Xã hội học: Điều tra mức sống người cao tuổi vùng châu thổ 
sông Hồng. 1997-1998. 
18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Gia đình tuổi trung niên (Tài liệu 
giáo dục đời sống gia đình). 2009. 
19. Bùi Thị Xuân Mai: Giáo trình Tham vấn, NXB Lao động – Xã hội, 
2008. 
II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 
20. Kathleen Mclnnis - Dittrich, Stephen H. Gorin, Themes of the times 
for Aging. Pearson Allyn and Bacon, 2007. 
21. Dennis Saleebey, The strengths perspective in social work practice. 
Pearson Allyn and Bacon, 2009. 
22. Bradford W. Sheafor, Charles R. Horejsi, Techniques and 
Guidelines for Social work practice. Pearson Allyn and Bacon, 2008. 
23. Rothman, Cultural competence in Process and practice. Building 
Bridges. Pearson Allyn and Bacon, 2008. 
24. Boyle Hull Mather Smith Farley, Direct Practice in Social work. 
Pearson Allyn and Bacon, 2006. 
25. Cooper Lesser, Clinical Social work Practice. Pearson Allyn and 
Bacon, 2008. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_tac_xa_hoi_voi_nhom_dan_toc_it_nguoi.pdf