Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar

Nghiên cứu nhằm xác định giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với SAR, một huyết thanh

kháng dại nguồn gốc từ ngựa sản xuất tại Việt Nam. 192 bệnh nhân (BN) có test da dương tính hoặc quá

mẫn nhanh với SAR ở cơ sở tiêm phòng được làm test nội bì ở 3 độ pha loãng (1:10, 1:100 và 1:1000)

với chứng âm. Kĩ thuật được tiến hành theo hướng dẫn ENDA/EAACI 2015. Nếu kết quả dương tính, test

kích thích được thực hiện và giảm mẫn cảm khi có bất kì phản ứng dị ứng nào. Trong 184 bệnh nhân có

test dương tính ở cơ sở tiêm phòng, chỉ 15,6% dương tính ở cùng nồng độ khi test tại Trung tâm Dị ứng.

Giá trị dự đoán âm tính của test nội bì ở 3 nồng độ trên lần lượt là 97,3%, 96,2% và 89,3%. Giảm mẫn

cảm được tiến hành ở 27 bệnh nhân, có 1 trường hợp thất bại. Test da với SAR cần được chuẩn hóa để

cải thiện giá trị dự đoán. Giảm mẫn cảm là phương pháp có hiệu quả nếu bệnh nhân dị ứng SAR.

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 1

Trang 1

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 2

Trang 2

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 3

Trang 3

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 4

Trang 4

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 5

Trang 5

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 6

Trang 6

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 7

Trang 7

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 8

Trang 8

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 13440
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar

Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế sar
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
28 TCNCYH 142 (6) - 2021
GIÁ TRỊ CỦA TEST DA VÀ KẾT QUẢ GIẢM MẪN CẢM NHANH 
VỚI HUYẾT THANH KHÁNG DẠI TINH CHẾ SAR 
Nguyễn Văn Hồng Quân , Nguyễn Văn Đoàn 
Trường Đại học Y Hà Nội
Từ khóa: Dị ứng huyết thanh kháng dại, SAR, giảm mẫn cảm, test da.
Nghiên cứu nhằm xác định giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với SAR, một huyết thanh 
kháng dại nguồn gốc từ ngựa sản xuất tại Việt Nam. 192 bệnh nhân (BN) có test da dương tính hoặc quá 
mẫn nhanh với SAR ở cơ sở tiêm phòng được làm test nội bì ở 3 độ pha loãng (1:10, 1:100 và 1:1000) 
với chứng âm. Kĩ thuật được tiến hành theo hướng dẫn ENDA/EAACI 2015. Nếu kết quả dương tính, test 
kích thích được thực hiện và giảm mẫn cảm khi có bất kì phản ứng dị ứng nào. Trong 184 bệnh nhân có 
test dương tính ở cơ sở tiêm phòng, chỉ 15,6% dương tính ở cùng nồng độ khi test tại Trung tâm Dị ứng. 
Giá trị dự đoán âm tính của test nội bì ở 3 nồng độ trên lần lượt là 97,3%, 96,2% và 89,3%. Giảm mẫn 
cảm được tiến hành ở 27 bệnh nhân, có 1 trường hợp thất bại. Test da với SAR cần được chuẩn hóa để 
cải thiện giá trị dự đoán. Giảm mẫn cảm là phương pháp có hiệu quả nếu bệnh nhân dị ứng SAR.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Hồng Quân
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: nguyenvanhongquan@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 19/03/2021
Ngày được chấp nhận: 24/05/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy 
hiểm lây truyền qua tiếp xúc với động vật bị 
dại. Mặc dù nước ta đã và đang nỗ lực phòng 
chống bệnh dại nhưng hàng năm vẫn có nhiều 
bệnh nhân mắc dại. Điều trị dự phòng sau phơi 
nhiễm dại với vaccin và huyết thanh kháng dại 
có ý nghĩa quan trọng do tỉ lệ tử vong khi phát 
bệnh gần như 100%. Ở các nước đang phát 
triển, huyết thanh kháng dại có nguồn gốc từ 
ngựa (ERIG) có hiệu quả tốt và giá thành thấp 
là lựa chọn hàng đầu cho BN có chỉ định.1 Tuy 
nhiên ERIG có thể gây ra một số phản ứng dị 
ứng như phản vệ hay bệnh huyết thanh. Tỉ lệ dị 
ứng khác nhau tùy từng sản phẩm, phụ thuộc 
vào độ tinh khiết (< 1% với huyết thanh của 
Viện Pasteur Pháp, 4,02% với huyết thanh của 
Thụy Sĩ sản xuất).2 
Test da (bao gồm test lẩy da và test nội bì) từ 
lâu đã được tiến hành với ERIG, chủ yếu ở các 
nước phải sử dụng ERIG số lượng lớn như Thái 
Lan, Ấn Độ, Braxin, tuy nhiên chưa có sự thống 
nhất trong cách thực hiện cũng như vai trò thực 
sự của test da. Các nghiên cứu của các tác giả 
như Sunitha,3 Sudarshan,4 Tantawichien5 khác 
nhau về nồng độ huyết thanh làm test, thời gian 
đọc kết quả, tiêu chuẩn test dương tính, và cũng 
không tuân theo các nguyên tắc cơ bản về test 
da trong dị ứng học như vai trò của nồng độ 
không kích ứng, chứng âm tính (Bảng 1). Trong 
khi đó, WHO gần đây đã không còn khuyến cáo 
làm test da với ERIG trước khi sử dụng.6 Ở Việt 
Nam, đã ghi nhận một số trường hợp phản vệ 
nghiêm trọng với huyết thanh kháng dại SAR, 
nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá về giá 
trị của test da và độ an toàn của SAR, test da 
(chủ yếu là test nội bì mà không làm test lẩy 
da) vẫn được làm thường quy tại cơ sở tiêm 
phòng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong 
một số trường hợp, khi bệnh nhân có biểu hiện 
dị ứng nhưng chưa dùng đủ liều huyết thanh 
kháng dại, giảm mẫn cảm với SAR được tiến 
hành khi không có các lựa chọn thay thế như 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
29TCNCYH 142 (6) - 2021
huyết thanh kháng dại nguồn gốc từ người hay 
huyết thanh kháng dại phân đoạn F(ab’)2 siêu 
tinh chế từ ngựa. Vì vậy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu với 2 mục tiêu: 
1. Đánh giá giá trị của test da với huyết 
thanh kháng dại tinh chế SAR. 
2. Đánh giá hiệu quả của giảm mẫn cảm 
với huyết thanh kháng dại tinh chế SAR. 
Bảng 1. Đặc điểm kĩ thuật test da của một số tác giả
Tác giả Độ pha loãng
Thể tích test 
nội bì (ml)
Chứng âm
Thời gian đọc 
test (phút)
Tiêu chuẩn 
dương tính
Tantawichien 
(1995)
1:100 0,02 Có 10 Sẩn > 5mm
Sudarshan 
(2011)
1:10 0,1 Có 20 Sẩn > 10mm
Sunitha (2015) 1:10 0,1 Không 30 Sẩn > 10mm
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn
Các bệnh nhân có chỉ định tiêm SAR, có 
test nội bì dương tính ở cơ sở tiêm phòng nên 
chưa được tiêm SAR, hoặc test nội bì âm tính 
ở cơ sở tiêm phòng nên đã được tiêm một phần 
liều SAR, hoặc có tiền sử phản vệ nặng được 
chuyển thẳng lên trung tâm Dị ứng- Miễn dịch 
lâm sàng và có biểu hiện dị ứng Những bệnh 
nhân được chẩn đoán xác định có dị ứng SAR 
nhưng vẫn có chỉ định tiêm SAR sẽ được giảm 
mẫn cảm.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang có tình trạng nặng hay cơn 
dị ứng cấp tính: 
+ Huyết áp 100 chu 
kì/phút khi nghỉ ngơi. 
+ Suy hô hấp: Thở nhanh > 20 chu kì/phút khi 
nghỉ ngơi, co kéo cơ hô hấp phụ, SpO2 < 94%. 
+ Ban mày đay toàn thân, phù quincke, đau 
bụng, co thắt đường thở. 
- Bệnh nhân đang có tổn thương trên da tại 
các vị trí làm test. 
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị dị 
ứng hoặc các thuốc ảnh hưởng đến quá trình 
làm test hay cấp cứu phản vệ (kháng histamine 
H1 thế hệ 1: không dùng trước test da ít nhất 
1 ngày; kháng histamine H1 thế hệ 2: không 
dùng trước test da ít nhất 7 ngày; beta-blocker: 
không dùng trước test da ít nhất 5 lần thời gian 
bán thải của thuốc). 
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2019 đến 
tháng 9/2019. 
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Dị ứng – 
Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, 
tiến cứu.
Cỡ mẫu: mẫu lâm sàng thuận tiện. Chúng 
tôi đã chọn được 192 bệnh nhân đưa vào 
nghiên cứu. 
Nội dung nghiên cứu:
- Lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu theo 
các tiêu chuẩn đã đề ra.
- Tiến hành test da: test lẩy da với SAR không 
pha loãng và test nội bì ở các độ pha loãng 
1:10, 1:100 và 1:1000. Test kích thích khi test 
da dương tính.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
30 TCNCYH 142 (6) - 2021
- Bệnh nhân được xác định là có dị ứng với 
SAR nếu sau khi sử dụng SAR có ít nhất một 
trong các biểu  ... iá trị chẩn đoán của test nội bì ở các độ pha loãng (Phần kết quả)
IDT Se (%) Sp (%) NPV (%) PPV (%) AC
1:10 87,1 89,4 97,3 61,4 89,1
1:100 80,6 95,0 96,2 75,8 92,7
1:1000 38,7 98,8 89,3 85,7 89,1
IDT: intradermal test, test nội bì; Se: sensitivity: độ nhạy; Sp: specifity: độ đặc hiệu
NPV: negative predictive value, giá trị tiên lượng phản ứng âm tính
PPV: positive predictive value, giá trị tiên lượng phản ứng dương tính
Ac: accuracy: độ chính xác 
Chỉ có 1 trường hợp test lẩy da dương tính trong tổng số 192 bệnh nhân được làm test, đây là 
bệnh nhân đã được tiêm một phần SAR ở cơ sở tiêm phòng và có biểu hiện mày đay. Bệnh nhân 
này sau đó được làm test nội bì có kết quả dương tính ở độ pha loãng 1/10, âm tính ở độ pha loãng 
1:100 và 1:1000.Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị phản ứng âm tính, dương tính của test nội bì ở các độ 
pha loãng 1:10, 1:100 và 1:1000 được mô tả trong Bảng 3.
Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
33TCNCYH 142 (6) - 2021
3. Kết quả giảm mẫn cảm
Bảng 4. Các trường hợp có phản ứng trong giảm mẫn cảm (Phần kết quả)
Bệnh nhân Phản ứng Thời điểm
Nồng độ tối đa 
có IDT (-)
Điều trị
Kết cục GMC 
(về dị ứng)
BN 1 Tụt huyết áp, 
ban mày đay 
toàn thân
Sau giảm 
mẫn cảm 1 
giờ
1/100.000 Adrenalin truyền TM 
liên tục.
Ổn định sau 2 ngày.
Thất bại
(đã xảy ra sốc PV)
BN 2 Ban mày đay Bước 9 1/10.000 Kháng histamine. 
Không phải dừng 
GMC
Thành công
(Không có thêm 
phản ứng dị ứng)
BN 3 Ban mày đay, 
buồn nôn
Bước 8 1/10.000 Kháng histamine.
Không phải dừng 
GMC
Thành công
BN 4 Đau đầu, đau 
bụng nhẹ
Bước 12 1/10.000 Tự cải thiện sau 30 
phút
Thành công
GMC: giảm mẫn cảm
IDT: test nội bì
BN: Bệnh nhân
Có 27 bệnh nhân được giảm mẫn cảm, trong đó có 6 trường hợp do đã tiêm một phần liều và 
có biểu hiện dị ứng ở cơ sở tiêm phòng, 21 bệnh nhân do xuất hiện phản ứng dị ứng khi thử thách 
theo phương pháp Besredka (chủ yếu là ban mày đay). Thời gian giảm mẫn cảm trung bình là 4 giờ 
45 phút, với trung bình 19,85 ± 2,71 bước. Kết cục giảm mẫn cảm có 1 bệnh thất bại khi xảy ra sốc 
phản vệ sau khi kết thúc giảm mẫn cảm 1 giờ, 3 bệnh nhân xảy ra phản ứng dị ứng nhẹ trong quá 
trình giảm mẫn cảm nhưng vẫn hoàn thành giảm mẫn cảm, 23 bệnh nhân hoàn thành giảm mẫn 
cảm mà không có phản ứng dị ứng nào. Các trường hợp có phản ứng khi giảm mẫn cảm được mô 
tả chi tiết trong Bảng 4.
IV. BÀN LUẬN
Nhóm bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu 
của chúng tôi bao gồm các bệnh nhân đã làm 
test nội bì với huyết thanh kháng dại SAR tại 
tuyến dưới cho kết quả dương tính, hoặc đã 
tiêm ở tuyến dưới và xuất hiện phản ứng dị 
ứng, hoặc có tiền sử dị ứng nặng nề. Những 
bệnh nhân này được xếp vào nhóm có nguy cơ 
dị ứng cao hơn so với quần thể dân số chung 
và không đại diện cho quần thể bệnh nhân có 
chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại. Đó cũng 
là lí do tỉ lệ bệnh nhân dị ứng nhanh với huyết 
thanh kháng dại SAR của chúng tôi (16,15%) 
cao hơn nhiều so với tỉ lệ chung mà WHO 
đưa ra (tỉ lệ phản vệ ở tất cả mức độ khoảng 
1/150.000 lần tiêm).8 
Các trường hợp phản vệ nặng với huyết 
thanh kháng dại nguồn gốc từ ngựa rất hiếm 
gặp trên y văn thế giới, nhưng trong nghiên cứu 
của chúng tôi đã gặp 2 trường hợp (biểu hiện 
tụt huyết áp, ban mày đay toàn thân).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
34 TCNCYH 142 (6) - 2021
Do các trường hợp bệnh nhân đã làm test 
da dương tính đều được chuyển đến Trung 
tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng ngay trong 
ngày, thời gian giữa 2 lần test da là rất ngắn 
nên sẽ không đủ thời gian để tạo mẫn cảm mới 
trong trường hợp kết quả ở cơ sở tiêm phòng 
là dương tính giả.
Khi phân tích về tuổi, giới, tiền sử bệnh lí dị 
ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da 
cơ địa, viêm kết mạc mùa xuân), tiền sử dị ứng 
thuốc trước đây giữa 2 nhóm dị ứng và không 
dị ứng với SAR, chúng tôi không nhận thấy mối 
liên quan nào. Các yếu tố này không có ý nghĩa 
thống kê cho tiên lượng dị ứng với huyết thanh 
kháng dại SAR trong nhóm bệnh nhân nghiên 
cứu của chúng tôi – một quần thể có nguy cơ 
cao hơn thông thường.
Trong dị ứng học, test lẩy da là một xét 
nghiệm cần phải làm trước khi chỉ định test nội 
bì, do nguy cơ gây phản vệ và dương tính giả ở 
test nội bì cao hơn so với test lẩy da.9 Tuy nhiên 
với huyết thanh kháng dại SAR, nghiên cứu của 
chúng tôi cho thấy test lẩy da không có ý nghĩa 
trong tiên lượng dị ứng, do đó, có thể không cần 
làm test lẩy da trước khi làm test nội bì. 
Việc chọn lựa nồng độ làm test mẫn cảm trên 
da là tùy thuộc vào nhà sản xuất hay từng quốc 
gia mà không có bất kì một bằng chứng khoa 
học hay nghiên cứu thực nghiệm nào để dựa 
vào, có thể dẫn đến kết quả test không phản 
ánh chính xác tình trạng dị ứng.10 Tuy nhiên từ 
trước đến nay, các nghiên cứu tiến hành test 
da với huyết thanh kháng dại có nguồn gốc từ 
ngựa như đã đề cập phía trên đều không tập 
trung đến nồng độ không kích ứng. Việc hầu 
hết các nghiên cứu này được thực hiện bởi 
các tác giả ở lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công 
cộng, bệnh truyền nhiễm hay dược sĩ, ở các 
nước mà chuyên ngành Dị ứng chưa thực sự 
được chú trọng vào thời điểm đó có thể là một 
nguyên nhân mấu chốt. Đó là lí do chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu ở cả 3 độ pha loãng 1:10, 
1:100, 1:1000. 
Độ nhạy và độ đặc hiệu của test nội bì với 
huyết thanh kháng dại ở độ pha loãng 1:10 
trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu lần lượt 
là 87,1% và 89,4%. Kết quả của chúng tôi có 
sự khác biệt với kết quả trong nghiên cứu của 
Sudarshan, khi độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt 
là 41,9% và 73,9%.4 Có khác biệt này có thể 
là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 
các bệnh nhân được xếp vào nhóm có nguy cơ 
cao hơn, trong khi Sudarshan chọn tất cả các 
bệnh nhân có phơi nhiễm độ 3 đến tiêm phòng 
(N=2008 bệnh nhân). 
So với test nội bì ở độ pha loãng 1:10, test 
nội bì ở độ pha loãng 1:100 có độ nhạy thấp hơn 
nhưng độ đặc hiệu cao hơn; tỉ lệ dương tính giả 
cũng thấp hơn đáng kể (24,2% so với 38,6%, p 
< 0,01). Kết quả này của chúng tôi có sự khác 
biệt lớn với nghiên cứu của Tantawichien và 
cộng sự tiến hành trên dân số Thái Lan với sản 
phẩm huyết thanh kháng dại tinh chế nguồn 
gốc từ ngựa do Pháp sản xuất.5 Trong nghiên 
cứu của Tantawichien, không có bệnh nhân nào 
trong số 150 bệnh nhân có test da dương tính 
có phản ứng phản vệ với huyết thanh kháng dại 
mà họ sử dụng. Rõ ràng, có sự khác biệt trong 
tỉ lệ dị ứng giữa huyết thanh kháng dại tinh chế 
SAR và sản phẩm từ viện Pasteur Paris.
Đặc biệt, test nội bì ở độ pha loãng 1:100 
được khuyến cáo là test mẫn cảm trong hướng 
dẫn sử dụng của Huyết thanh kháng dại tinh 
chế SAR. Do đó đây cũng là nồng độ được tiến 
hành tại các cơ sở tiêm phòng khi test da với 
huyết thanh kháng dại tinh chế SAR. Lí do đa 
số bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Dị 
ứng - Miễn dịch lâm sàng là do có test nội bì 
dương tính (184 bệnh nhân). Tuy nhiên khi thực 
hiện lại test nội bì ở cùng độ pha loãng 1:100 tại 
Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, trong 
số 184 bệnh nhân này chỉ có 28 bệnh nhân có 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
35TCNCYH 142 (6) - 2021
kết quả dương tính, chiếm 15,2%. Sự khác biệt 
rất lớn này có thể do các nguyên nhân sau:
- Có sự khác biệt trong cách thức tiến hành 
test nội bì khi các cơ sở tiêm phòng thường 
không có chứng âm và không được đào tạo 
chuyên sâu về kĩ thuật làm test nội bì, dễ gây 
nên các phản ứng kích ứng da khi thực hiện test. 
- Chưa có sự thống nhất trong nhận định 
kết quả dương tính ở các tuyến cơ sở và tại 
trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng. Thực 
tế cho thấy, trong số 184 bệnh nhân có test 
da dương tính tại cơ sở tiêm phòng chỉ có 25 
bệnh nhân thực sự có dị ứng nhanh với SAR, 
tỉ lệ dương tính giả của test nội bì ở các cơ sở 
này lên đến 86,4%.
Với kết quả này, test nội bì với huyết thanh 
kháng dại tinh chế SAR được làm lâu nay tại 
các cơ sở tiêm phòng theo hướng dẫn của nhà 
sản xuất IVAC thực sự có rất ít ý nghĩa trong 
dự đoán phản ứng quá mẫn nhanh. Kết hợp 
với việc không dự đoán được mức độ nghiêm 
trọng của phản ứng dị ứng nhanh, khi không 
thể chuẩn hóa và đảm bảo kĩ thuật test chính 
xác, ý nghĩa thực tiễn và sự cần thiết của test 
da với huyết thanh SAR ở cơ sở tiêm phòng 
cần phải được đánh giá kĩ hơn. 
Khi tiến hành test nội bì ở độ pha loãng 
1:1000, chỉ có 14 trường hợp dương tính, 
chiếm 7,29% tổng số bệnh nhân làm test. Trong 
đó, có 9 bệnh nhân dương tính nhẹ và 5 bệnh 
nhân dương tính vừa hoặc mạnh.
Có thể thấy theo nồng độ huyết thanh làm 
test giảm dần, độ nhạy của test nội bì cũng 
giảm dần. Ngược lại, độ đặc hiệu của các test 
lại tăng lên và đều ở mức cao.
Tỉ lệ thành công của phương pháp giảm 
mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh 
chế SAR là 96,30%. Trường hợp thất bại duy 
nhất là bệnh nhân Trần Văn P., nam, 42 tuổi. 
BN có test nội bì ở độ pha loãng 1:100.000 cho 
kết quả dương tính 1+. Bệnh nhân sau đó đã 
được giảm mẫn cảm với độ pha loãng ban đầu 
1/1.000.000, phác đồ 25 bước tiêm trong thời 
gian 6 giờ. Tuy nhiên, 1 giờ sau khi hoàn thành 
giảm mẫn cảm, bệnh nhân xuất hiện khó thở, 
huyết áp 90/60 mmHg (trước giảm mẫn cảm là 
130/80 mmHg). Bệnh nhân sau đó đã phải nhập 
viện điều trị nội trú. Xét về mặt Dị ứng học, đây 
là một trường hợp thất bại do bệnh nhân xảy ra 
sốc sau khi giảm mẫn cảm; nhưng nếu xét về 
khía cạnh dự phòng bệnh dại, bệnh nhân đã 
thành công khi dùng đủ liều huyết thanh. 
Với những kết quả này, có thể thấy đây là một 
phương pháp hiệu quả và khả thi nhất để dùng 
huyết thanh kháng dại tinh chế SAR cho bệnh 
nhân bị dị ứng, trong bối cảnh các sản phẩm 
huyết thanh kháng dại nguồn gốc từ người hay 
huyết thanh kháng dại nguồn gốc từ ngựa phân 
đoạn F(ab’)2 rất khó mua được ở nước ta.
V. KẾT LUẬN
Tỉ lệ dị ứng với huyết thanh kháng dại tinh 
chế SAR trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 
nguy cơ cao của chúng tôi là 16,15%, và không 
đại diện cho quần thể bệnh nhân thông thường. 
Đã có 2 trường hợp sốc phản vệ với SAR. Trong 
184 bệnh nhân có test nội bì dương tính ở cơ 
sở tiêm phòng, có 28 bệnh nhân có test nội bì 
dương tính khi thực hiện lại ở Trung tâm Dị ứng 
– Miễn dịch lâm sàng. Test nội bì ở độ pha loãng 
1:10 có giá trị tiên đoán của phản ứng âm tính 
cao nhất (97,3%). Test nội bì ở độ pha loãng 
1:100 có độ chính xác cao nhất (92,7%). Giảm 
mẫn cảm có thể thực hiện khi bệnh nhân bị dị 
ứng với SAR để hạn chế tối đa các phản ứng dị 
ứng nghiêm trọng (tỉ lệ thành công 96,3%). Có 
một trường hợp sốc phản vệ sau giảm mẫn cảm 
đã được cấp cứu và ổn định.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Shelke PV, Rachh PR. Equine Rabies 
Immunoglobulin: A Review. J Drug Deliv 
Ther. 2019;9(4-s):730-735. doi:10.22270/jddt.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
36 TCNCYH 142 (6) - 2021
v9i4-s.3388
2. Wilde H, Chomchey P, Prakongsri S, 
Puyaratabandhu P, Chutivongse S. Adverse 
effects of equine rabies immune globulin. 
Vaccine. 1989;7(1):10-11. doi:10.1016/0264-
410X(89)90003-0
3. Sunitha AM. Post Exposure Passive 
Immunization with Purified Equine Rabies 
Immunoglobilin – Is Skin Sensitivity Test 
Needed? Int J Sci Res Publ. 2015;5(5). 
4. Sudarshan MK, Ashwath Narayana DH, 
Ravish HS. Is the skin sensitivity test required for 
administering equine rabies immunoglobulin? 
Natl Med J India. 2011;24(2):80-82.
5. Tantawichien T, Benjavongkulchai M, 
Wilde H, et al. Value of skin testing for predicting 
reactions to equine rabies immune globulin. 
Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am. 
1995;21(3):660-662.
6. WHO. WHO Expert Consultation on Rabies, 
Third Report. World Health Organization; 2018.
7. Brockow K, Garvey LH, Aberer W, et 
al. Skin test concentrations for systemically 
administered drugs - an ENDA/EAACI Drug 
Allergy Interest Group position paper. Allergy. 
2013;68(6):702-712. doi:10.1111/all.12142
8. WHO. WHO Expert Consultation on 
Rabies: Second Report. Geneva: World Health 
Organization; 2013.
9. Nguyễn Văn Đoàn. Một Số Kĩ Thuật Trong 
Chẩn Đoán Bệnh Dị Ứng và Tự Miễn. Nhà Xuất 
bản Y Học; 2018.
10. The Current Practice of Skin Testing for 
Antibiotics in Korean Hospitals. Korean J Intern 
Med. doi:10.3904/kjim.2010.25.2.207
Summary
THE VALUE OF SKIN TESTS AND RAPID DESENSITIZATION WITH 
EQUINE RABIES IMMUNOGLOBULIN "SAR"
This study evaluates the value of skin tests and clinical outcomes of patients desensitized with 
SAR – an equine rabies immunoglobulin (ERIG) manufactured in Vietnam. One hundred ninety-two 
patients who had positive results to skin tests or immediate hypersensitivity reactions (IHRs) with 
partial dose SAR at several preventive medicine institutes/centers; SAR intradermal test in 3 levels 
of dilution (1:10, 1:100, 1:1000) were performed with the negative control. The procedures followed 
ENDA/EAACI 2015 guideline. If the results were positive, SAR would be injected as a provocation 
method. Desensitization, then, was conducted if patients had any allergic reactions. Others were 
administered SAR normally under tight observations. Among 184 patients who had positive test 
results at other preventive medicine institutes, only 15.6% had the same results as at The Center of 
allergology and clinical immunology of Bach Mai Hospital. The negative predictive value of 3 dilutions 
mentioned are 97.3%, 96.2% and 89.3%, respectively. Twenty-seven patients were performed 
desensitizations. Twenty-six were successful and 1 undergone anaphylaxis (hypotension, urticaria, 
dyspnea). The latter was treated with continuous adrenaline infusion and stabilized after two days 
without any sequelae. The IHRs rate of SAR is significantly higher than other ERIGs. We recommend 
that patients administered SAR require strict controls. The skin test should be standardized to improve 
diagnosis value. Desensitization is an effective therapy for patients at high risk of anaphylaxis.
Keywords: hypersensitivity ERIG, SAR, skin test with ERIG, desensitization ERIG.

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_test_da_va_ket_qua_giam_man_cam_nhanh_voi_huyet.pdf