Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối'' in the temples in Tuyen quang city

Tuyen Quang has long been known as a "sacred forest" place, with many temples,

communal houses, pagodas, temples, pagodas . In these sacred places, it is

indispensable to have pictures and sentences because it creates the soul for

spiritual works. The hanging diaphragm, sticking sentences is a fine culture of the

Vietnamese people. The culture here is understood in the limited sense as the

spiritual and emotional activities of the person in the process of choosing to reach

truth, goodness, and beauty. The diaphragm, Han Nom sentences are hung, stuck,

carved at temples in Tuyen Quang city, there is also a reflection to praise the

beauty of the scenery of the people of Tuyen and express the philosophical

ideology of life.

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 1

Trang 1

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 2

Trang 2

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 3

Trang 3

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 4

Trang 4

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 5

Trang 5

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 6

Trang 6

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 7

Trang 7

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối in the temples in Tuyen quang city trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 4000
Bạn đang xem tài liệu "Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối'' in the temples in Tuyen quang city", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối'' in the temples in Tuyen quang city

Find out, evaluate the contents and art of “Hoanh phi, câu đối'' in the temples in Tuyen quang city
No.20_Mar 2021|p.53-60 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
FIND OUT, EVALUATE THE CONTENTS AND ART OF 
“HOANH PHI, CÂU ĐỐI'' IN THE TEMPLES IN TUYEN QUANG CITY 
Nguyen Thi Giang
1,* 
1
 Tan Trao University, Viet Nam 
*
 Email address: giangnguyen.tq@gmail.com 
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/421 
Article info 
Abstract 
Recieved: 
15/01/2021 
Accepted: 
22/02/2021 
 Tuyen Quang has long been known as a "sacred forest" place, with many temples, 
communal houses, pagodas, temples, pagodas ... In these sacred places, it is 
indispensable to have pictures and sentences because it creates the soul for 
spiritual works. The hanging diaphragm, sticking sentences is a fine culture of the 
Vietnamese people. The culture here is understood in the limited sense as the 
spiritual and emotional activities of the person in the process of choosing to reach 
truth, goodness, and beauty. The diaphragm, Han Nom sentences are hung, stuck, 
carved at temples in Tuyen Quang city, there is also a reflection to praise the 
beauty of the scenery of the people of Tuyen and express the philosophical 
ideology of life. 
Keywords: 
Tuyen Quang city, 
diaphragm, couplets, 
temples, Han Nom 
No.20_Mar 2021|p.53-60 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT 
CỦA CÁC HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI TRONG NHỮNG NGÔI ĐỀN 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG 
Nguyễn Thị Giang1,* 
1Trường Đại học Tân Trào 
*Địa chỉ email: giangnguyen.tq@gmail.com 
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/421 
Thông tin tác giả Tóm tắt: 
Ngày nhận bài: 
15/01/2021 
Ngày duyệt đăng: 
22/02/2021 
 Tuyên Quang từ lâu đã nổi tiếng là nơi “rừng thiêng”, có nhiều ngôi đền, đình, 
chùa, miếu, mạo Ở những nơi linh thiêng này không thể thiếu các hoành phi, 
câu đối bởi nó tạo nên hồn sắc cho các công trình tâm linh. Treo hoành phi, dán 
câu đối là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt. Các hoành phi, câu đối chữ 
Hán Nôm được treo, dán, trạm khắc tại các đền chùa trên địa bàn thành phố 
Tuyên Quang cũng có nội dung phản ánh là ca ngợi vẻ đẹp phong cảnh của con 
người xứ Tuyên và thể hiện tư tưởng triết lý của cuộc sống. 
Từ khóa: 
Thành phố Tuyên Quang, 
hoành phi, câu đối, đền 
chùa, Hán Nôm. 
1. Đặt vấn đề 
Treo hoành phi, dán câu đối là một sắc thái văn 
hóa của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn 
minh Trung Hoa. Hoành phi, câu đối lưu giữ những 
giá trị đẹp về truyền thống văn hóa đạo đức. Đó là 
cách ông cha ta lưu truyền những lời răn dạy, mong 
muốn cũng như lịch sử của gia đình, dòng tộc mình 
mãi mãi về sau. Với vẻ đẹp nho nhã cùng ý nghĩa 
sâu xa, hoành phi, câu đối được lưu giữ, tồn tại 
trong nhiều không gian linh thiêng, xứng đáng là 
một di sản văn hóa Việt. 
Tuyên Quang từ lâu đã nổi tiếng là nơi “rừng 
thiêng”, có nhiều ngôi đền, đình, chùa, miếu, 
mạo linh thiêng được nhân dân cả nước biết đến 
với những dòng chữ “Tối linh từ” (Đền vô cùng 
linh thiêng). Ở những nơi này không thể thiếu các 
hoành phi, câu đối bởi nó tạo nên hồn sắc cho các 
công trình cổ kính này. 
Các hoành phi, câu đối treo trong các ngôi đền ở 
thành phố Tuyên Quang đều được viết bằng chữ 
Hán và chữ Nôm. Trong khuân khổ dung lượng của 
bài viết chúng tôi chỉ sử dụng phần phiên âm Hán 
Việt, dịch nghĩa các hoành phi, câu đối để làm tư 
liệu viết bài, còn phần nguyên văn chữ Hán chúng 
tôi sẽ nghiên cứu trong các công trình tiếp theo. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Giá trị nội dung 
2.1.1. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh và triết 
lý của cuộc sống 
N.T.Giang/ No.20_Mar 2021|p.53-60 
Hoành phi giống như tiêu đề trong một bài văn, 
nó có thể làm rõ tư tưởng chủ đề của một đôi câu 
đối. Hoành phi có vai trò làm nổi bật nội dung cần 
biểu đạt và tăng thêm ý nghĩa, có tác dụng khái 
quát thuyết minh cho câu đối. Câu đối là một thể 
loại văn học ngắn, đòi hỏi người làm phải có sự am 
hiểu nhất định thì mới có thể làm hay, làm đúng 
được. Treo hoành phi, dán câu đối là một nét văn 
hóa tốt đẹp của người Việt. Văn hóa ở đây hiểu 
theo nghĩa giới hạn là các sinh hoạt tinh thần và 
tình cảm của con người trong quá trình chọn lọc để 
tiến tới chân, thiện, mỹ. Các hoành phi, câu đối chữ 
Hán Nôm được treo, dán, trạm khắc tại các ngôi 
đền trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cũng có 
nội dung phản ánh là ca ngợi vẻ đẹp phong cảnh 
của con người xứ Tuyên và thể hiện tư tưởng triết 
lý của cuộc sống. 
Chọn địa thế để xây các ngôi đền luôn là việc 
được các bậc cha ông ta cực kỳ coi trọng quyết định 
rất lớn đến việc xây dựng ngôi đền, địa thế được là 
đẹp nhất khi xây dựng đền được cha ông ta chọn là 
“Tiền minh đường hữu hậu chẩm” (theo quan điểm 
phong thủy đó là nơi tụ thủy, tụ phúc). Khi nghiên 
cứu về các ngôi đền có trên địa bàn thành phố 
Tuyên Quang chúng tôi thấy có một điều thú vị là 
những ngôi đền này đều được xây dựng theo một 
địa thế theo thuyết phong thủy: “Tiền minh đường 
hữu hậu chẩm” dòng nước là yếu tố quan trọng đối 
với cư dân nông nghiệp – thể hiện lối tư duy dân dã 
cầu mong mùa màng bội thu, đây là nguyện vọng 
ngàn đời của cư dân nông nghiệp lúa nước. Phía sau 
của các ngôi đền này đều có các núi như La Sơn (núi 
Là, Sâm Sơn (núi Dùm, núi Cố) làm hậu chẩm tạo 
thế vững trãi trường tồn cùng thời gian như: 
Câu đối 
Địa La quảng khoát đức thịnh phong thanh dẫn 
nhập viễn hồi nguyên 
Sâm sơn Lô thuỷ chi gian chúc truyền càn khôn 
chung vượng khí. 
(Đền Ỷ La) 
Dịch nghĩa 
Đất rộng, đức cao gió lành đưa từ xa về chốn cũ 
Núi Dùm, sông Lô thắp sáng đất trời đúc lên khí đẹp. 
Câu đối 
Á vũ âu phong Nam Thiên cầu thịnh hội 
La Sơn Lô thuỷ thắng địa ngật linh từ. (Đền Ỷ La) 
Dịch nghĩa 
Trời Nam mưa á gió âu cầu thịnh vượng 
Núi Là, sông Lô đất đẹp miếu cao thiêng. 
Câu đối 
Sâm Sơn chung tú khí Tuyên thành thảo 
mộc phát vinh. 
Lô thủy dục anh linh thụy hải ngư long tiếp hóa. 
Dịch nghĩa 
Núi Sâm hun đúc nên khí tốt chốn Thành Tuyên cỏ 
cây tư ...  Công đức của ông đã được người 
dân ca tụng và làm câu đối đề tặng: 
Công đức Trần Vương uy linh đại tuyệt 
Nhất tâm cung kính cầu thổ quang minh. 
(Đền Đồng Xuân) 
Dịch nghĩa 
Công đức của đức Thánh Trần uy linh lớn vô cùng 
Thành tâm cung kính cầu cho đất tươi sáng 
Khi người dân tìm đến chốn tâm linh như các 
ngôi đền chùa để cầu mong những điều tốt đẹp đến 
với mình và họ cảm nhận được sự linh ứng, khi đó 
con người sẽ tin tưởng vào thần thánh hơn. Nhưng 
ngôi đền ở Tuyên Quang từ lâu đã nổi tiếng khắp cả 
N.T.Giang/ No.20_Mar 2021|p.53-60 
nước về sự linh thiêng, và được ca tụng trong cả 
các hoành phi, câu đối: 
Vạn cổ anh linh 
 (Đền Cây Sanh) 
Dịch nghĩa 
Mãi mãi linh thiêng 
Hay 
Dục tú anh linh 
 (Đền Lâm Sơn) 
Dịch nghĩa 
Những điều tốt đẹp linh thiêng 
Hoặc những câu đối ở các đền như: 
Càn khôn thánh đức an dân đại 
Nhật nguyệt thần công hộ quốc trường. 
(Đền Mỏ Than) 
Dịch nghĩa 
Đức của thánh làm yên lòng dân sánh ngang trời đất 
Công của thần bảo vệ đất nước dài cùng tháng năm 
Hay như: 
Thánh đức chung linh lâm sơn gia hậu 
Tiên ân dục tú Lô thủy diện tiền. 
(Đền Lâm Sơn) 
Dịch nghĩa 
Linh khí của các bậc thánh như rừng núi tự 
ngàn xưa 
Ân đức của các vị tiên như nước sông Lô chảy 
phía trước 
Thông qua nội dung phản ánh của các hoành phi 
câu đối chữ Hán ở các đền trên địa bàn thành phố 
Tuyên Quang chúng ta thấy được những hoành phi 
câu đối đó không chỉ miêu tả thiên nhiên tươi đẹp, 
triết lý đạo phật nhân từ, mà còn ca ngợi công đức 
của các bậc thần thánh đã có công phù trợ cho nhân 
dân. Đây chính là những giá trị về nội dung mà 
hoành phi câu đối đem lại cho chúng ta. 
2.2. Giá trị nghệ thuật 
2.2.1 Giá trị thẩm mỹ 
Treo hoành phi, dán câu đối là một truyền thống 
văn hóa của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền 
văn minh Trung Hoa như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn 
Quốc. Chữ Hán được người xưa xem là chữ thánh 
hiền, cao quý, chuyển tải được nhiều đạo học sâu 
xa, viết hoành phi, câu đối bằng chữ Hán là phổ 
biến nhất và được ưa chuộng nhất thời bấy giờ. Đối 
với những công trình văn hóa truyền thống như 
đình, đền, chùa, miếu, mạo, nhà thờ họ...là nơi dùng 
để thờ cúng các bậc thần thánh, những người có 
công với đất nước, làng quê và các bậc cha ông đã 
khuất... hoành phi, câu đối chữ Hán là một phần 
quan trọng, không chỉ mang tính chất là đồ thờ để 
ca ngợi công đức của người được thờ, mà còn có 
giá trị trang trí giúp cho những nơi đó có vẻ đẹp 
trang nghiêm, cổ kính. 
 Những bức hoành phi câu đối có trong 12 đền 
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cũng không 
nằm ngoài mục đích nói trên, những bức hành phi 
câu đối đều được viết bằng chữ Hán, hoặc Nôm. 
Ngay khi bước vào cổng của nhưng công trình 
truyền thống này ta đã thấy những bức hoành phi, 
đại tự đặt ngang ngay giữa cổng chính ghi tên của 
đền, như: Kiếp Bạc linh từ, Lâm Sơn linh từ...phía 
dưới là những câu đối dọc có cả ở cổng chính và 
cổng phụ. Những hoành phi câu đối ở cửa đã làm 
cho những ngôi đền này nổi bật và khác biệt với 
những công trình xung quanh mang vẻ đẹp hoài cổ. 
Đi vào bên trong chính điện những ngôi đền 
nghệ thuật treo hoành phi, câu đối lại càng cầu kỳ 
công phu và theo một quy tắc nhất định. Phần điện 
chính thường có ba gian đầu mỗi gian treo một bức 
hoành phi, bức hoành phi chính sẽ được treo ở gian 
giữa, nội dung của bức hoành phi này là ghi tên vị 
thánh, hay là những mỹ tự ca ngợi công đức của họ 
như: Hưng Đạo Đại Vương (đền Kiếp Bạc) Mẫu 
Nghi thiên hạ (đền Ỷ La), Thượng đẳng tối linh 
(đền Cây Xanh)....trên mỗi bức hoành phi đều có 
dòng lạc khoản được viết nhỏ hơn được ghi ở một 
hoặc hai bên bức hoành phi sẽ cho chúng ta biết 
thông tin về chủ nhân của hoành phi, người viết, 
người tặng, sự kiện tạo ra bức hoành phi đó, về thời 
gian làm bức hoành phi trong đình, đền, nhà thờ 
họ... Hình trang trí trên các bức hoành phi như tứ 
linh (long, ly, quy, phượng), tứ thời (mai, lan, cúc, 
trúc), Cuốn Thư ... ngoài việc làm nổi bật thêm nội 
dung của những chữ trên bức hoành phi, còn thể 
hiện sự sáng tạo và thẩm mỹ của người tạo tác. 
Dưới mỗi hoành phi là câu đối được treo dọc hai 
bên, đây là nhưng câu đối văn khắc chữ Hán được 
đắp hoặc khắc trên những chất liệu như gỗ, đồng, xi 
măng. Khi đi khảo sát thực tế ở những ngôi đền 
trên địa bàn thành phố chúng tôi thấy những hoành 
N.T.Giang/ No.20_Mar 2021|p.53-60 
phi, câu đối đa số đã được làm lại mới trên chất liệu 
bằng đồng được sơn son thiếp vàng vì các ngôi đền 
này trong những năm gần đây rất được chú trọng 
đầu tư tôn tạo. 
2.2.2. Nghệ thuật đối của các câu đối chữ 
Hán Nôm trong các đền trên địa bàn thành phố 
Tuyên Quang 
Người Trung Hoa từ xưa đã quan niệm: “Nếu 
thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh 
hoa của tinh hoa”. Câu đối có hai vế với những 
niêm luật chặt chẽ về đối thanh, đối ý, đối từ và sử 
dụng nhiều thủ pháp chơi chữ nhằm biểu thị một 
ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một 
hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã 
hội. Mỗi câu đối được coi là một tác phẩm nghệ 
thuật, qui mô của tác phẩm tuy nhỏ, nhưng sức 
chứa, sức gợi rất lớn. Xét về nguyên tắc và hình 
thức câu đối, thì một câu đối được coi là chỉnh đối, 
hoàn hảo, chặt chẽ cần phải đảm bảo chính xác về 
luật bằng trắc, ý nghĩa và từ loại. 
Các câu đối được treo ở các ngôi đền trên địa 
bàn thành phố Tuyên Quang đã bảo đảm được 
những yêu cầu trên. Về luật bằng trắc những câu 
đối đã đảm bảo được yêu cầu tối thiểu là chữ cuối 
cùng của vế trên là âm trắc thì vế dưới là âm bằng 
hay ngược lại, dù là câu đối dài hay ngắn đều phải 
tuân thủ nguyên tắc này, như: 
Tiền Lô giang thuỷ lưu thiên thu lai bảo 
Hậu La sơn ngật thốn vạn cổ truyền phương. 
(Đền Cảnh Xanh) 
Nhuận nghi uy nhược sơn hà cựu 
Miếu vũ nhung thành cảnh sắc tân. 
(Đền Mỏ Than) 
Quốc gia hữu vĩnh sơn hà cố 
Dân sĩ vô cùng nhật nguyệt trường. 
(Đền Đồng Xuân) 
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, khảo 
sát các hoành phi câu đối chúng tôi thấy có những 
câu đối đã không tuân thủ luật bằng trắc, khi mà 
cả âm cuối cùng của hai vế đều là thanh bằng hoặc 
trắc, như: 
Lễ kính hương hoa thiên địa đăng 
Tâm thành phụng sự thánh thần minh. 
 (Đền Hạ) 
Đền Ỷ La lưu phúc bởi sự linh thiêng của các vị thần 
Dòng Lô Giang tự đức bởi sự bao dung của người dân. 
(Đền Ỷ La) 
Thánh đức diệu linh thông phương tín cổ kim 
bồng ảo 
Mẫu nghi thần vận hóa trường lưu thiên địa 
tuyết vĩnh. 
(Đền Cấm) 
Về thể loại câu đối được treo ở các ngôi đền 
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cũng rất đa 
dạng, có cả tiểu đối, đối thơ, đối phú. 
Về tiểu đối: là loại câu đối có bốn chữ trở 
xuống, những câu đối này rất hiếm gặp ở đền chùa 
vì chúng ít chữ nên khi treo dọc ở đền chùa không 
phù hợp, nó chỉ xuất hiện có một lần tại đền Ỷ La: 
Phúc như Đông Hải 
Thọ tỷ Nam Sơn 
Về đối phú chiếm tỷ lệ nhiều, mà chủ yếu ở đây 
là đối song quan, ngắt nhịp 2/2/3, hay nhịp 3/4 như: 
Sắc tặng Lê triều, lưu đề tích 
Tuyên Quang phượng vũ, tối anh linh. 
(Đền Cảnh Xanh) 
Anh tú, dục chung, thiên cổ thánh 
Linh thanh, hách trạ, cức niên thần. 
(Đền Cảnh Xanh) 
Tu đức, tĩnh tâm, nhân an thái 
Nhân thiện, đồng tâm, quốc thái bình. 
(Đền Cảnh Xanh) 
Càn khôn thánh đức, an dân đại 
Nhật nguyệt thần công, hộ quốc trường. 
(Đền Mỏ Than) 
Quốc gia hữu vĩnh, sơn hà cố 
Dân sĩ vô cùng, nhật nguyệt trường. 
(Đền Đồng Xuân) 
Tứ phủ vạn linh, cầu tất ứng 
Thiên tiên thánh mẫu, kính tâm thành. 
(Đền Hạ) 
Lễ kính hương hoa, thiên địa Đăng 
Tâm thành phụng sự, thánh thần minh. 
 (Đền Hạ) 
Nam quốc vĩ nhân, quang sử sách 
N.T.Giang/ No.20_Mar 2021|p.53-60 
Đông A hiển thánh, trạc linh thanh. 
(Đền Kiếp Bạc) 
Trùng hưng công nghiệp, lưu thanh sử 
Vạn Kiếp linh thanh, tố Bạch Đằng. 
(Đền Kiếp Bạc) 
Hoành sóc uy phong, quan cổ kim 
Thốn ngưu chí khí, văn nam bắc. 
(Đền Kiếp Bạc) 
 Ngoài ra, còn xuất hiện một số câu đối viết 
theo lối cách cú và đối hạc. Đối cách cú là những 
câu đối, mỗi đoạn chia làm hai đoạn, một đoạn 
ngắn và một đoạn dài, cách ngắt câu cũng có nhiều 
cách tùy đó mà đặt theo luật bằng trắc. Vế trên chữ 
cuối ở đoạn đầu là tiếng bằng thì chữ cuối là vần 
trắc, hay ngược lại, như: 
Địa sinh tắc linh, ngộ thời vô đối thủ 
Thiên tích phù trợ, dụng đại các tư nhân. 
(Đền Quang Kiều) 
Công đức Trần Vương, uy linh đại tuyệt 
Nhất tâm cung kính, cầu thổ quang minh. 
 (Đền Đồng Xuân) 
Phật thánh Cảnh Xanh, uy linh tâm ứng 
Mẫn gia quốc Việt, tâm hưởng phúc danh. 
(đền Cảnh Xanh) 
 Còn câu đối hạc là những câu đối gấp khúc như 
đầu con chim hạc, loại này không phổ biến, mỗi vế 
gồm ba đoạn trở lên, ngắn dài có thể khác nhau 
nhưng luật bằng trắc vẫn phải tuân thủ chặt chẽ, vế 
trên những câu đối vần gì thì vế dưới ngược lại, như: 
Tử hiếu, thần trung, tứ triều trụ thốn 
Địa linh, nhân kiệt, vạn cổ giang sơn. 
(Đền Kiếp Bạc) 
Thánh đức diệu linh, thông phương, tín cổ kim, 
bồng ảo 
Mẫu nghi thần vận, hóa trường, lưu thiên địa, 
tuyết vĩnh. 
(Đền Cấm) 
Vô chấp ư nhân, vạn cổ hương hỏa, độc tác 
Hữu kỳ tất ứng, ức niên miếu từ, như tân. 
(Đền Ghềnh Quý) 
Lô thủy dục anh linh, thụy hải ngư long, tiếp hóa 
Sâm Sơn chung tú khí, tuyên thành thảo mộc, 
phát sinh. 
(Đền Thượng) 
Lô tụ tiền đài, tứ tú xuân trường, lưu thắng cảnh 
Sâm Sơn cát địa, linh phương an thái, 
phúc anh phong. 
(Đền Thượng) 
 Những câu đối ở 12 đền trên địa bàn thành phố 
Tuyên Quang không những đối nhau về thanh mà 
còn đối nhau về từ loại, giữa thực từ với thực từ 
gồm danh từ với danh từ, động từ với tính từ, số từ 
với số từ... như: 
Thập phương yên cung kim tôn tạo 
Vạn sự trường tồn kế thục chiêm. 
(Đền Cảnh Xanh) 
Tiền Lô giang thuỷ lưu thiên thu lai bảo 
Hậu La sơn ngật thốn vạn cổ truyền phương. 
 (Đền Cảnh Xanh) 
Phật thánh lưu truyền huyên hậu thế 
Càn khôn phối đức liệu tiền nhân. 
(Đền Cảnh Xanh) 
Anh tú dục chung thiên cổ thánh 
Linh thanh hách trạc ức niên thần. 
(Đền Cảnh Xanh) 
Càn khôn thánh đức an dân đại 
Nhật nguyệt thần công hộ quốc trường. 
(Đền Mỏ Than) 
Quốc gia hữu vĩnh sơn hà cố 
Dân sĩ vô cùng nhật nguyệt trường. 
(Đền Mỏ Than) 
Nam Việt chung linh chức chưởng thập nhị tiến 
bộ chúng 
Côn Lôn giáng khí quyền cai bát vạn tổng sơn thần. 
(Đền Ỷ La) 
Nhân từ bác ái giáo dân thiện 
Đức độ công bình diệt ác gian. (Đền Lâm Sơn) 
Khi khảo sát các hoành phi, câu đối chúng tôi 
thấy hầu hết các câu đối đều được viết bằng chữ 
Hán, những câu đối được viết bằng chữ Nôm rất 
hiếm gặp, chúng tôi đã thống kê được những câu 
như sau: 
Danh tiếng Tam Kỳ vang đất Việt 
Uy danh Vương Mẫu vọng trời Nam. 
N.T.Giang/ No.20_Mar 2021|p.53-60 
(Đền Hạ) 
Thơm danh ngát tiếng linh từ Hạ 
Độ phúc cứu dân khắp gần xa. 
(Đền Hạ) 
Khuyết thiền thanh tĩnh chuông chùa ngân vọng 
tiếng sắt bi 
Cảnh phật trang nghiêm mái hiên xua tan hồn 
mộng ảo. 
(Đền Cấm) 
Một điều đáng chú ý trong những câu đối được 
viết ở đền chùa là có những vế đối được lấy từ 
những câu thơ nổi tiếng có trước, hay lấy những từ 
trong bài thơ “Thuật hoài” cua Phạm Ngũ Lão làm 
vế đối: 
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá 
Non sông nghìn thuở vững âu vàng 
Hoành sóc uy phong quan cổ kim 
Thốn ngưu chí khí văn nam bắc 
 (bài thơ: Tức sự của Trần Nhân Tông, đền Kiếp Bạc) 
Thông qua việc phân tích các vế đối ở trên có 
thể nói rằng đa số các câu đối đã được làm theo 
đúng luật đối và là câu đối có nội dung rất hay ca 
ngợi công đức của các bậc thánh thần, cha ông, ca 
ngợi vẻ đẹp của mảnh đất con người Tuyên Quang. 
Đặc biệt có những câu đối bằng chữ Nôm, câu đối 
lấy câu trong bài thơ nổi tiếng làm vế đôi là những 
nét đặc sắc trong nghệ thuật đối ở các hoành phi 
câu đối trong các ngôi đền ở đây. 
3. Kết luận 
Đứng trước thực trạng phần lớn người Việt khi 
đi vào các ngôi đền, chùa, đình... rất quan tâm đến 
các hoành phi, câu đối nhưng họ không thể đọc 
được vì đa số các hoành phi, câu đối này được viết 
bằng chữ Hán Nôm, việc “Việt hóa” các hoành phi, 
câu đối một cách cụ thể, chính xác là một việc làm 
vô cùng cần thiết. Thành phố Tuyên Quang nơi có 
16 ngôi đền, chùa hàng năm thu hút hàng ngàn lượt 
người đến hành hương du lịch, việc nghiên cứu 
dịch thuật các hoành phi câu đối làm tư liệu cho 
nhân dân và khách thập phương đến để hiểu hơn về 
giá trị văn hóa mà người xưa muốn truyền tải lại 
cho đời sau. Đặc biệt, qua bài viết: “Tìm hiểu, đánh 
giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn 
khắc chữ Hán Nôm câu đối trong những ngôi đền 
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang” người đọc sẽ 
hiểu rõ hơn giá trị và vẻ đẹp mà các hoành phi, câu 
đối mà các bật cha ông để lại. 
REFERENCES 
1. Dao Duy Anh (2003), Chinese-Vietnamese 
Dictionary, Culture and Information Publishing 
House, Hanoi. 
2. Thieu Chieu (republished -2019), Chinese-
Vietnamese dictionary, Dan Tri Publishing House. 
4. Duong Duc Hoan (2012), Introduction to the 
raging non-sentence diaphragm Lang pagoda 
(rewritten in 1869 in the Tu Duc period), TBHNH. 
5. Nguyen Quang Hong (2006), Nom dictionary, 
Educational Publishing House, Hanoi. 
6. Nguyen Ta Nhi (2010), The parallel sentences on 
the wall of Sung Khanh pagoda, Du Dong village, 
Ung Hoa district - evidence of the Buddhist revival 
movement in our country in the early twentieth 
century, TBHNH. 
7. Le Duc Loi (2008), Han-Nom Symmetry, 
Thuan Hoa Publishing House. 
8. Associate Professor. doctor Nguyen Van 
Thinh (2010), Verse Thang Long - Hanoi, Hanoi 
Publishing House. 
9. Tran Manh Quang (2005), Brief overview of 
the situation of writing, antithesis, and rhetoric 
located at Thai Hoc’s house, Van Mieu - Quoc Tu 
Giam relic, Han Nom major, University Humanities 
and Social Sciences. 
10. Tran Le Sang (2003) 3000 Han-Nom parallel 
sentences, Culture and Information Publishing 
House. 
11. Huynh Ngoc Dang (editor, 2017). Survery 
about Han - Nom tales in the communal house, 
temples in Binh Duong province. National Political 
Truth Publishing House. 

File đính kèm:

  • pdffind_out_evaluate_the_contents_and_art_of_hoanh_phi_cau_doi.pdf