Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương

Giới thiệu

1. Mục tiêu chung của Dự án Phát triển Năng lượng Tái tạo là nhằm trợ giúp phát

triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp điện với chi phí thấp nhất lên lưới điện

quốc gia trên cơ sở bền vững thương mại, đồng thời đảm bảo tính bền vững xã hội và

môi trường.

2. Dự án thủy điện Mường Khương do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 18

(LICOGI 18) làm chủ đầu tư. Thủy điện Mường Khương nằm trên dòng chính suối

Làn Tử Hồ thuộc địa phận các xã Dìn Chin và Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh

Lào Cai. Suối Làn Tử Hồ là nhánh cấp I nằm bên phải sông Chảy, bắt nguồn từ vùng

núi cao trên 1.200m thuộc tỉnh Hà Giang. Suối Làn Tử Hồ nhập lưu với Sông Chảy tại

Lào Cai tiếp tục chảy qua Yên Bái rồi nhập vào Sông Lô ở Phú Thọ. Diện tích xây

dựng các hạng mục công trình chính nằm hoàn toàn thuộc xã Dìn Chin, chỉ có khoảng

một nửa diện tích lòng hồ thuộc địa phận xã Nấm Lư. Tuyến công trình nằm cách

trung tâm thị trấn Mường Khương khoảng 10.0 Km. Vị trí nhà máy nằm cách đường

Quốc lộ 4D khoảng 15km, cách đường liên xã 5km, vị trí tuyến đập cách Quốc lộ 4D

khoảng 12,5km, cách đường liên xã 2,5km.

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 1

Trang 1

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 2

Trang 2

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 3

Trang 3

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 4

Trang 4

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 5

Trang 5

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 6

Trang 6

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 7

Trang 7

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 8

Trang 8

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 9

Trang 9

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 49 trang viethung 12900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) 
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN MƯỜNG KHƯƠNG 
Huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai 
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng LICOGI 18.3 
SFG2178 V8 
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
 ii 
TỪ VIẾT TẮT 
AH Hộ BAH Hộ bị ảnh hưởng 
AP Người BAH Người bị ảnh hưởng 
CPC UBND xã Ủy ban nhân dân xã 
CTTĐ Công trình thủy điện 
DMS Điều tra kiểm đếm chi tiết 
DPC UBND huyện Ủy ban nhân dân huyện 
DRC Hội đồng ĐB-TĐC Hội đồng đền bù tái định cư cấp huyện 
EMPF Khung Chính sách Khung chính sách về dân tộc thiểu số 
EMDP 
Kế hoạch phát triển 
DTTS Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số 
GOV Chính phủ Chính phủ Việt Nam 
HH Hộ Hộ 
IOL Kiểm đếm tài sản bị ảnh hưởng 
LAR Thu hồi đất và tái định cư 
LURC Giấy CNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
MOF Bộ TC Bộ Tài chính 
MOLISA Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội 
NGO Tổ chức phi chính phủ Tổ chức phi chính phủ 
NHTG Ngân hàng Ngân hàng Thế giới 
OP 4.10 
 Chính sách hoạt động về Dân tộc thiểu số của 
NHTG 
PPC UBND tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh 
 iii 
RAP Kế hoạch TĐC Kế hoạch hành động tái định cư 
RSX Rừng sản xuất Ký hiệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường 
TOR Đề cương tham chiếu 
USD Đô la Đô la Mỹ 
VND Đồng Đồng Việt Nam 
CÁC THUẬT NGỮ 
Người bị ảnh hưởng (BAH): nghĩa là bất kỳ người nào, hộ gia đình, công ty, tổ chức 
tư nhân hoặc công cộng, vì những thay đổi phát sinh từ dự án, mà (i) mức sống bị ảnh 
hưởng xấu; (ii) quyền, quyền sở hữu hoặc lợi ích thu được từ nhà, đất (kể cả đất ở, 
kinh doanh, nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối và/hoặc đất chăn thả), nguồn nước 
hoặc bất kỳ tài sản có thể di chuyển hoặc cố định bị thu hồi, chiếm hữu, hạn chế hoặc 
nói khác đi, bị tác động xấu, toàn bộ hay một phần, vĩnh viễn hay tạm thời; và / hoặc 
(iii) cơ sở kinh doanh, nghề nghiệp, nơi làm việc hoặc nơi ở, hoặc môi trường sống bị 
tác động xấu, phải di rời hoặc không phải di rời. Trong trường hợp hộ gia đình, thuật 
ngữ người BAH bao gồm tất cả những thành viên sống trong cùng một mái nhà và 
hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập, bị tác động xấu bởi dự án hoặc bất kỳ hợp 
phần nào của dự án gây ra. 
Cộng đồng bị ảnh hưởng: thôn/bản bị ảnh hưởng bởi (a) thu hồi đất do có bất kỳ hoạt 
động nào của dự án, dù có bị di rời hay không bị di rời; (b) cộng đồng tiếp nhận hộ di 
rời, hoặc (c) cộng đồng ở xung quanh, và về văn hóa hoặc xã hội, chắc chắn sẽ bị dự 
án tác động theo hướng tiêu cực. 
Các nhóm dễ bị tổn thương: những nhóm người riêng biệt có thể bị ảnh hưởng thiếu 
cân đối hoặc phải đối diện với rủi ro do bị gạt ra hơn nữa ngoài lề phát triển xã hội bởi 
các hậu quả của việc mất tài sản và đất đai hoặc tác động khác của dự án. Kế hoạch 
Tái định cư (RP) xác định các hộ dễ bị tổn thương là (1) các hộ có phụ nữ làm chủ hộ 
với nhiều ăn theo; (2) người độc thân mù chữ; (3) hộ có chủ hộ bị tàn tật; (4) hộ nghèo 
theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội; (5) các hộ người già và 
trẻ nhỏ không có đất và không có nguồn hỗ trợ nào khác; (6) hộ không có đất loại trừ 
các hộ có thu nhập ổn định từ các nghề phi nông nghiệp; và (7) các hộ bị ảnh hưởng 
nặng. 
Người dân tộc thiểu số: Theo định nghĩa của WB, thuật ngữ Người bản địa được sử 
dụng theo nghĩa rộng để chỉ một nhóm văn hóa và xã hội, dễ bị tổn thương, riêng biệt 
có những đặc điểm sau ở những mức độ khác nhau: 
 iv 
(i) Tự xác định là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và được các 
nhóm khác công nhận bản sắc này; 
(ii) Gắn bó tập thể với môi trường sống riêng biệt về mặt địa lý hoặc những lãnh 
thổ mà tổ tiên để lại trong vùng dự án và gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên 
nhiên trong các môi trường sống và các vùng lãnh thổ này; 
(iii) Có các thể chế chính trị hoặc xã hội, kinh tế, văn hóa theo tập tục khác biệt so 
với các thể chế của nền văn hóa và xã hội đa số; và 
(iv) Có ngôn ngữ riêng, thường khác so với ngôn ngữ chính thức của quốc gia hay 
khu vực. 
Ở Việt Nam, thuật ngữ người bản địa chỉ người dân tộc thiểu số. 
Sự đồng ý của các cộng đồng dân tộc bản địa bị ảnh hưởng: Đối với mục đích áp 
dụng chính sách thuật ngữ này nói đến sự biểu hiện tập thể của các cộng đồng dân tộc 
bản địa bị ảnh hưởng, thông qua các cá nhân và/hoặc đại diện được công nhận của họ, 
về sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng đối với các hoạt động của dự án. Cộng đồng vẫn 
có thể có sự ủng hộ rộng rãi kể cả khi một số cá nhân hay nhóm cá nhân trong cộng 
đồng phản đối các hoạt động của dự án. 
Sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng: Đảm bảo chắc chắn có sự đồng ý của các cộng 
đồng dân tộc bản địa bị ảnh hưởng đối với các hoạt động dự án mà các nhóm dân tộc 
bản địa được cho rằng sẽ bị ảnh hưởng cụ thể. 
Tham vấn thiết thực: Một quy trình (i) bắt đầu sớm ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án 
và được tiến hành liên tục trong suốt chu trình dự án; (ii) kịp thời công bố đầy đủ các 
thông tin liên quan, dễ hiểu và dễ tiếp cận đối với các đối tượng bị ảnh hưởng; (iii) 
tiến hành trong môi trường không có đe dọa và cưỡng ép; (iv) hòa nhập và đáp ứng 
giới, được điều chỉnh theo nhu cầu của các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương; và (v) 
tạo điều kiện đưa các quan điểm liên quan của các đối tượng bị ảnh hưởng và các bên 
có liên quan khác vào quy trình ra quyết định như thiết kế dự án, các biện pháp giảm 
nhẹ, chia sẻ lợi ích và cơ hội phát triển, và các vấn đề thực hiện. 
 v 
MỤC LỤC 
TÓM TẮT vii 
I. GIỚI THIỆU 11 
A. Tổng quan về dự án phát triển năng lượng tái tạo ....................................................... 11 
B. Giới thiệu công trình thủy điện Mường Khương ......................................................... 12 
C. Mục tiêu của Kế hoạch phát triển DTTS ................................................................... 16 
II. KHUNG PHÁP LÝ CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂ ... , bò mẹ sẽ 
chuyển sang các hộ BAH từ 
10% . Hỗ trợ 10 con bò mẹ 
và tập huấn kỹ thuật chăn 
nuôi. 
Công ty Cổ phần Đầu tư và 
Xây dựng LICOGI 18.3, 
phòng nông nghiệp huyện 
Mường Khương. 
 42 
VII. BỐ TRÍ THỂ CHẾ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 
A. Sắp xếp thể chế thực hiện 
66. Việc thực hiện Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số cần có sự phối hợp của nhiều 
ban, ngành và của các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số địa 
phương. Chủ đầu tư công trình thủy điện Mường Khương sẽ là đơn vị chủ trì và phối hợp 
với các đơn vị khác để thực hiện. Tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số 
được cụ thể hóa như sau: 
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng LICOGI 18.3 chịu trách nhiệm cung cấp kinh 
phí cho việc thực hiện toàn bộ các hoạt động được đề ra Kế hoạch phát triển Dân tộc 
thiểu số; xây dựng các quy định và giám sát công nhân, tập kết nguyên vật liệu; thực 
hiện tham vấn cộng đồng; giám sát đền bù tái định cư; thực hiện và phối hợp thực hiện 
các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của công trình; và thực hiện báo cáo cho 
các cơ quan có liên quan. 
- Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng huyện chịu trách nhiệm đền bù chính xác; đền 
bù theo giá thị trường; đền bù, hỗ trợ một lần cho những hộ bị ảnh hưởng. 
- Hội Phụ nữ huyện phối hợp với chi hội Phụ nữ xã và các chi hội phụ nữ thôn có liên 
quan để thực hiện hiệu quả Chương trình truyền thông về Giới và vai trò của phụ nữ; 
các đợt truyền thông về phòng chống HIV/AIDS và buôn bán phụ nữ. 
- Chính quyền xã sẽ hỗ trợ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng LICOGI 18 trong việc 
quản lý nhân công; ngăn chặn tệ nạn xã hội; giám sát và phối hợp giám sát với các ban 
ngành của Huyện cùng với Ban Dân tộc tỉnh đối với việc thực hiện Kế hoạch phát 
triển Dân tộc thiểu số của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng LICOGI 18. 
67. Chủ đầu tư phối hợp cùng với các ban ngành của xã, thôn thường xuyên cập nhật 
thông tin về tiến độ, hiệu quả của việc thực hiện Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số cho 
cộng đồng dân tộc thiểu số; tiến hành giám sát và thông báo kết quả giám sát cho UBND 
xã và nhà đầu tư; hỗ trợ người dân tộc thiểu số khiếu nại có hiệu quả. 
68. Lãnh đạo các thôn, các tổ chức xã hội và người dân tộc thiểu số sẽ thực hiện giám 
sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số của chủ đầu tư công 
trình thủy điện Mường Khương. 
69. Ban Dân tộc tỉnh sẽ thường xuyên kiểm tra và có ý kiến về kết quả thực hiện Kế 
hoạch phát triển Dân tộc thiểu số của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng LICOGI 18. 
B. Kế hoạch thực hiện 
70. EMDP được thực hiện như là một chương trình riêng biệt song song cùng với các 
hoạt động triển khai Kế hoạch tái định cư của dự án, bảng VII.1 dưới đây trình bày chi tiết 
kế hoạch thực hiện các giai đoạn chính, các mốc tác động dự án, các hoạt động trong 
EMDP và quản lý cũng như giám sát và đánh giá EMDP, một số hoạt động đã đưa vào 
trong RP (xem RP). 
 43 
Bảng VII-1 Tiến độ thực hiện Kế hoạch phát triển DTTS 
Các hoạt động Tiến độ thực hiện 
Phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng Tháng 12/2016 
Chuẩn bị Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số Tháng 1/2017- Tháng 5/2017 
Đệ trình Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số Tháng 5/2017 
Phê duyệt Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số Tháng 5/2017 
Phổ biến thông tin sau khi kế hoạch phát triển 
DTTS được phê duyệt 
Tháng 5/2017 
Triển khai thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác 
động tiêu cực của dự án 
Tháng 6/2017 - Tháng 12/2019 
Triển khai các hỗ trợ phát triển hoặc tăng cường 
cho người DTTS 
Tháng 6/2017 - Tháng 12/2019 
Giám sát và đánh giá Tháng 6/2017 - Tháng 12/2019 
Tiến hành thi công công trình Tháng 6/2017 - Tháng 12/2019 
 44 
VIII. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 
71. Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại được xây dựng là thiết 
thực và chấp nhận được đối với các hộ bị ảnh hưởng, đặc biệt là cộng đồng DTTS. Nên 
nội dung này đã được tham vấn với chính quyền và cộng đồng DTTS địa phương có tính 
đến đặc điểm văn hóa riêng biệt cũng như các cơ chế văn hóa truyền thống trong việc nêu 
và giải quyết các khiếu nại và trong các trường hợp cụ thể (như các tác động tiêu cực 
không được giảm thiểu hoặc phát sinh các tác động tiêu cực mới, các kế hoạch phát triển 
dân tộc thiểu số không được thực hiện) người dân tộc thiểu số có thể khiếu nại cho 
quyền lợi của mình. Cơ chế giải quyết khiếu nại đã được trao đổi cụ thể như sau. 
72. Giai đoạn 1: Tại cấp xã: Một hộ bị ảnh hưởng có khiếu nại sẽ gửi khiếu nại của họ 
tới bộ phận tiếp dân của UBND xã để được tiếp nhận và hướng dẫn các thủ tục cần thiết. 
UNBD xã sẽ làm việc riêng với hộ có khiếu nại và sẽ có 30 ngày để giải quyết sau khi 
nhận được khiếu nại. UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại 
mà họ đang xử lý. 
73. Khi UBND xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 
ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định 
đó, họ có thể khiếu nại lên UBND huyện. Giai đoạn 2: Tại cấp huyện: Khi nhận được 
khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 30 - 45 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết 
trường hợp đó. UBND huyện chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các 
khiếu nại mà họ đang xử lý. Khi UBND huyện ban hành quyết định, hộ gia đình có thể 
kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa 
hài lòng với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh 
Giai đoạn 3: Tại cấp tỉnh: Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30 – 
45 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. UBND tỉnh chịu trách 
nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại được trình lên. 
74. Khi UBND tỉnh ban hành Quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 
ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định 
đó, họ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày. . 
75. Giai đoạn 4: Tòa án dân sự: Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án 
và toàn án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải 
tăng mức đề bù lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía 
UBND tỉnh, người khiếu nại sẽ nhận được khoản tiền đã nộp cho tòa án. 
 45 
76. Quy trình giải quyết khiếu nại cho người dân tộc thiểu số đã được mô tả trong tài 
liệu “Thông tin về Công trình thủy điện Mường Khương” và đã được phát cho tất cả các 
hộ dân tộc thiểu số tại cộng đồng. Để tránh tình trạng người dân tộc thiểu số không biết 
gặp ai tại xã, huyện, tỉnh để giải quyết khiếu nại của mình, Tài liệu đã cung cấp tên, địa 
chỉ chính xác và số điện thoại của những người có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết khiếu nại 
để ngườii dân tộc thiểu số có thể khiếu nại một cách hiệu quả. Người dân tộc thiểu số sẽ 
được miễn mọi khoản chi phí liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý. Những khiếu 
nại toà án cũng có quyền được miễn chi phí cho việc đệ trình đơn 
77. Cơ quan/tư vấn giám sát độc lập được tuyển dụng để giám sát và đánh giá độc lập 
sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra về thủ tục và tình hình giải quyết thắc mắc và khiếu nại. Cơ 
quan giám sát độc lập có thể kiến nghị các giải pháp khác (nếu cần thiết) để giải quyết 
những khiếu nại chưa giải quyết được. 
 46 
IX. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 
A. Yêu cầu chung về giám sát và đánh giá 
78. Hệ thống giám sát đánh giá nội bộ và độc lập sẽ được thiết lập để giám sát về thực 
hiện Kế hoạch phát triển DTTS. Mục đích chính của chương trình giám sát và đánh giá là 
để đảm bảo rằng tất cả các biện pháp đề xuất của Kế hoạch phát triển DTTS đều được 
thực hiện theo đúng chính sách và quy trình của Kế hoạch phát triển DTTS. Đặc biệt giám 
sát và đánh giá độc lập sẽ tập trung vào tác động xã hội đối với những hộ BAH và hộ 
BAH có thể khôi phục lại mức sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn so với mức sống của họ 
trước khi xây dựng công trình. 
79. Phạm vi của chương trình giám sát và đánh giá sẽ bao gồm các hoạt động liên quan 
đến kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, cung cấp ý kiến phản hồi cho cơ quan quản lý về 
công tác thực hiện của họ, xác định các vấn đề và thành công càng sớm càng tốt để tạo 
điều kiện có những chỉnh sửa kịp thời trong tổ chức thực hiện. 
80. Mục tiêu của chương trình giám sát và đánh giá là (i) đảm bảo tiến độ thực hiện kế 
hoạch phát triển DTTS; (ii) các biện pháp giảm thiểu và phát triển DTTS được thực hiện 
đúng; (iii) đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp và đề xuất các biện pháp tăng cường 
nếu cần thiết; (iv) xác định các vấn đề phát sinh hoặc tiềm ẩn đối với cộng đồng DTTS 
trong quá trình thực hiện; và (v) xác định các biện pháp ứng phó ngay để giảm thiểu 
những vấn đề đó. 
1. Giám sát nội bộ 
81. Chủ đầu tư công trình sẽ chịu trách nhiệm giám sát nội bộ việc thực hiện Kế hoạch 
phát triển DTTS. Các báo cáo giám sát sẽ được chuẩn bị và đệ trình cho Ban quản lý dự 
án. Các báo cáo này sẽ là các báo tháng bắt đầu từ khi phân phát Tờ rơi phổ biến thông tin 
công khai cho tới khi giải ngân kinh phí đền bù và hoàn thành các hoạt động phát triển 
DTTS. 
82. Báo cáo giám sát sẽ tóm tắt tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển DTTS đối chiếu 
với các chỉ số giám sát; và khi cần thiết, kiến nghị thay đổi để đảm bảo thực hiện kế 
hoạch phát triển DTTS theo các mục tiêu và các thủ tục trong kế hoạch phát triển DTTS. 
Báo cáo này là một phần trong báo cáo giám sát độc lập kế hoạch tái định cư và gửi cho 
Ban quản lý dự án và WB xem xét. Ban quản lý dự án sẽ nộp báo cáo giám sát hàng quý 
lên WB. Các báo cáo này sẽ tóm tắt tiến độ thực hiện thu hồi đất và tái định cư và EMDP 
cho dự án. 
2. Giám sát độc lập 
83. Tổ chức giám sát độc lập sẽ được tuyển dụng để đánh giá, giám sát, kiểm tra độc 
lập việc thực hiện Kế hoạch Dân tộc thiểu số. Giám sát, kiểm tra, đánh giá độc lập sẽ 
được thực hiện định kỳ hàng năm, trừ trường hợp trong giai đoạn đầu có thể yêu cầu giám 
sát 02 lần một năm. 
 47 
84. Giám sát và đánh giá độc lập sẽ tập trung vào xem xét 05 vấn đề chính, đó là (i) 
các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đã đề ra được thực hiện như thế nào; (ii) có 
các tác động tiêu cực nào khác đến dân tộc thiểu số mà chưa được đánh giá, chưa xác 
định biện pháp giảm thiểu; (iii) các hỗ trợ phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số địa 
phương đã đề ra được thực hiện như thế nào; (iv) thông tin có được cung cấp đầy đủ hay 
không và quá trình tham vấn với người dân tộc thiểu số có được thực hiện hay không và 
thực hiện có hiệu quả hay không; và (v) quy trình giải quyết khiếu nại của người dân tộc 
thiểu số đối với Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số và các vấn đề khác họ đang gặp 
phải. 
B. Các chỉ số giám sát 
85. Các chỉ số trong bảng IX-1 sau đây cần được định kỳ giám sát trong khi thực hiện 
EMDP bên cạnh các chỉ số giám sát đã nêu trong kế hoạch tái định cư. 
Bảng IX-1 Các chỉ số giám sát thực hiện Kế hoạch phát triển DTTS 
Các vấn đề giám sát, kiểm 
tra, đánh giá 
Các chỉ báo cơ bản 
1. Tiến độ thực hiện Kế hoạch 
phát triển DTTS 
- Kế hoạch đã được trao đổi với cộng đồng 
- Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực hiện của người 
DTTS và có sự phối hợp của người DTTS. 
- Kế hoạch có phù hợp/hợp lý với tiến độ các hoạt động 
khác. 
- Nhân lực thực hiện kế hoạch có đầy đủ 
- Kinh phí thực hiện kế hoạch có đầy đủ 
2. Thực hiện tham vấn cộng 
đồng và sự tham gia của người 
DTTS 
- Cộng đồng DTTS địa phương, chính quyền xã, lãnh 
đạo thôn và các tổ chức đoàn thể được cung cấp đầy đủ 
thông tin về Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số, kế 
hoạch thực hiện và cơ chế giải quyết khiếu nại. 
- Cộng đồng DTTS địa phương, chính quyền xã, lãnh 
đạo thôn và các tổ chức đoàn thể được tham gia vào các 
hoạt động có liên quan, đặc biệt là giám sát việc thực 
hiện Kế hoạch Dân tộc thiểu số 
3. Việc thực hiện các biện pháp 
giảm thiểu tác động tiêu cực 
của công trình. 
- Tất cả các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực 
từ công trình được thực hiện và thực hiện có hiệu quả. 
- Không phát sinh các tác động tiêu cực khác từ công 
 48 
Các vấn đề giám sát, kiểm 
tra, đánh giá 
Các chỉ báo cơ bản 
trình, nếu có phát sinh phải tham vấn với cộng đồng về 
biện pháp giảm thiểu và thực hiện giảm thiểu. 
- Các ban, ngành phối hợp có hiệu quả trong việc thực 
hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ công 
trình. 
4. Thực hiện các biện pháp duy 
trì, nâng cao, biện pháp hỗ trợ 
phát triển cộng đồng dân tộc 
thiểu số địa phương 
- Tất cả các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng 
DTTS được đề ra trong Kế hoạch phát triển Dân tộc 
thiểu số được thực hiện và thực hiện có hiệu quả. 
- Các ban, ngành phối hợp có hiệu quả trong việc thực 
hiện các hỗ trợ phát triển cộng đồng. 
5. Cơ chế khiếu nại - Cộng đồng dân tộc thiểu số hiểu rõ cơ chế khiếu nại. 
- Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng huyện, các tổ 
chức xã hộ cấp xã/UBND xã hiểu rõ về về cơ chế khiếu 
nại và có thể hỗ trợ người DTTS thực hiện khiếu nại 
nếu có. 
 49 
X. KINH PHÍ VÀ KẾ HOẠCH GIẢI NGÂN 
86. Chi phí cơ bản của EMDP được dự toán là 816.200.000 VNĐ (tương đương 
35.861 USD,tỷ giá 22.760 bao gồm 10% dự phòng). Chi phí này bao gồm các biện pháp 
cụ thể và dự phòng. Ngân sách cho EMDP lấy từ vốn vay. Chi phí giám sát và đánh giá 
EMDP được tính trong chi phí RP. 
Bảng X-1 Tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển DTTS 
TT Hạng mục 
Số 
lượng 
 Đơn giá 
(VNĐ) 
Thành tiền 
(VNĐ) 
Ghi chú 
1 
Hỗ trợ tập huấn về 
sử dụng điên an 
toàn. 2 cuộc 15.000.000 30.000.000 
2 
Hỗ trợ xây nhà văn 
hóa 1 500.000.000 500.000.000 
3 
Hỗ trợ đào tạo 
nghề 5 người 12.000.000 60.000.000 
Kinh phí đào tạo 
công nhân vận 
hành: (5 người) 
4 
Hỗ trợ xây dựng 
mô hình nuôi bò 
thịt và sinh sản 41 hộ 152.000.000 
Hỗ trợ bò giống: 11 
con 
132.000.000đồng, 
tập huấn kỹ thuật 
20.000.000 đồng 
Tổng kinh phí hỗ 
trợ 742.000.000 
Kinh phí dự 
phòng (10%) 74.200.000 
 Tổng số 816.200.000 

File đính kèm:

  • pdfdu_an_dau_tu_xay_dung_cong_trinh_thuy_dien_muong_khuong.pdf