Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại là từ dùng để biểu thị số lần phát sinh, thay đổi biến hóa, số lần lặp lại, biên độ hoạt động và thời gian kéo dài của hành vi, động tác. Căn cứ thuộc tính và đặc trưng của hành vi, động tác được tri nhận qua tư duy của người nói, động từ và động lượng từ sẽ có mối quan hệ qua lại theo kiểu “một kết hợp với nhiều” và “nhiều kết hợp với một”. Tuy nhiên, động từ nào kết hợp với động lượng từ nào, hoặc ngược lại, thường không có tính ngẫu nhiên, mà tuân theo một nguyên tắc kết hợp nhất định. Bài viết này đi sâu phân tích việc phân loại động lượng từ dựa theo nhận thức, tư duy chủ quan của chủ thể sử dụng, phân tích các điều kiện và nguyên tắc kết hợp giữa động lượng từ và động từ, đồng thời phân tích tính chủ quan của chủ thể sử dụng dưới góc độ tri nhận ngôn ngữ, từ đó có thể giúp người học hạn chế những lỗi sai khi kết hợp hai thành phần này

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng trang 1

Trang 1

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng trang 2

Trang 2

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng trang 3

Trang 3

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng trang 4

Trang 4

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng trang 5

Trang 5

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng trang 6

Trang 6

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 7340
Bạn đang xem tài liệu "Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng
Đặng Thụy Liên / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 01(44) (2021) 90-96 90 
 Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan 
của chủ thể sử dụng 
Verbal quantifiers in Modern Chinese and subjective perception of the using subject 
Đặng Thụy Liêna,b* 
Dang Thuy Liena,b* 
aViện Ngôn ngữ, Trường Ðại học Duy Tân, Ðà Nẵng, Việt Nam 
aInstitute of Linguistics, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam 
bKhoa Tiếng Trung, Trường Ðại học Duy Tân, Ðà Nẵng, Việt Nam 
bFaculty of Chinese Language, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam 
 (Ngày nhận bài: 20/01/2021, ngày phản biện xong: 25/01/2021, ngày chấp nhận đăng: 08/02/2021) 
Tóm tắt 
Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại là từ dùng để biểu thị số lần phát sinh, thay đổi biến hóa, số lần lặp lại, biên độ 
hoạt động và thời gian kéo dài của hành vi, động tác. Căn cứ thuộc tính và đặc trưng của hành vi, động tác được tri nhận 
qua tư duy của người nói, động từ và động lượng từ sẽ có mối quan hệ qua lại theo kiểu “một kết hợp với nhiều” và 
“nhiều kết hợp với một”. Tuy nhiên, động từ nào kết hợp với động lượng từ nào, hoặc ngược lại, thường không có tính 
ngẫu nhiên, mà tuân theo một nguyên tắc kết hợp nhất định. Bài viết này đi sâu phân tích việc phân loại động lượng từ 
dựa theo nhận thức, tư duy chủ quan của chủ thể sử dụng, phân tích các điều kiện và nguyên tắc kết hợp giữa động 
lượng từ và động từ, đồng thời phân tích tính chủ quan của chủ thể sử dụng dưới góc độ tri nhận ngôn ngữ, từ đó có thể 
giúp người học hạn chế những lỗi sai khi kết hợp hai thành phần này. 
Từ khóa: Động lượng từ; động từ; tri nhận chủ quan. 
Abstract 
Verbal quantifiers are words used to denote the number of occurrences, transformations and repetitions, operating 
amplitude as well as duration of behaviors and movements. Based on the properties and characteristics of behaviors and 
movements perceived through the speaker's thinking, verbs and verbal quantifiers are related in form of “one combines 
with many” and “many combine with one”. However, their combinations are usually not random, but follow a certain 
principle of association. This article analyzes deeply the classification of verbal quantifiers based on perception and 
subjective thinking of subjects, the conditions and principles of combining verbs and verbal quantifiers as well as the 
subjectivity of subjects in terms of language cognition, whereby can help learners limit mistakes when using these two 
components. 
Keywords: Verbal quantifier; verb; subjective perception. 
* Corresponding Author: Dang Thuy Lien; Institute of Research and Development, Duy Tan University, Da Nang, 
550000, Vietnam; Faculty of Chinese Language, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam; 
Email: dangthuylien@dtu.edu.vn 
01(44) (2021) 90-96
Đặng Thụy Liên / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 01(44) (2021) 90-96 91 
1. Đặt vấn đề 
Động lượng từ (动 量 词) là một trong hai 
loại lớn của lượng từ (量 词, lượng từ trong 
tiếng Hán được chia làm hai loại lớn là danh 
lượng từ và động lượng từ, đây là thành phần 
đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Trung 
Quốc, là từ dùng để biểu thị đơn vị số lượng 
người, vật, động tác, thời gian). Động lượng từ 
chủ yếu đứng sau động từ, có vai trò “lượng 
hóa” hành vi, động tác, phản ánh hành vi, động 
tác hoặc một sự kiện trong thế giới khách quan 
vào ý thức của con người. Việc lựa chọn động 
lượng từ nào kết hợp với động từ nào sẽ chịu sự 
ảnh hưởng lớn từ quá trình tri nhận của con 
người đối với thực thể khách quan, thể hiện ý 
thức, quan điểm chủ quan của người nói. 
2. Phân loại và chức năng của động lượng từ 
Các nhà nghiên cứu Hán ngữ hiện đại đã có 
nhiều quan điểm khác nhau về phân loại động 
lượng từ dựa trên đặc trưng và tính chất khác 
nhau của chúng, trong đó nổi bật là quan điểm 
của He Jie (2000). He Jie chia động lượng từ 
thành hai loại nhỏ: động lượng từ chuyên dụng 
và động lượng từ vay mượn. Trong đó, động 
lượng từ chuyên dụng là lượng từ chuyên dùng 
để biểu thị “lượng” của hành vi động tác, biểu 
thị số lần phát sinh và thời gian kéo dài của 
động tác, như 次 (nghĩa là lần, lượt); 回, 下, 遍 
(lần); 顿 (bữa), 场 (trận)... He Jie cho rằng, 
động lượng từ vay mượn gồm các hình thức 
vay mượn danh từ, động từ hoặc mượn từ tố 
đứng sau của một số động từ li hợp. Cụ thể là: 
(1) Vay mượn danh từ, chỉ công cụ hoặc dụng 
cụ mà hành vi động tác dựa vào đó để thực 
hiện, như 放 一 枪 (bắn một phát (súng)), 切 
一 刀 (cắt một nhát (dao))... (2) Vay mượn 
danh từ vốn biểu thị các bộ phận trên cơ thể 
con người, như 睁 一 眼 (trừng (mắt) một cái), 
咬 一 口 (nhai một miếng)... (3) Vay mượn 
danh từ biểu thị kết quả đi kèm của động tác, 
như 叫 一 声 (gọi một tiếng), 跑 一 圈 (chạy 
một vòng)... (4) Vay mượn danh từ biểu thị thời 
gian, như 谈 了 一 上 午 (nói chuyện một buổi 
sáng), 下 了 一 天 雨 (mưa một ngày)... Vay 
mượn động từ là hình thức vay mượn các động 
từ để làm động lượng từ, như 吓 了 一 跳 
((làm) giật nẩy mình), 受 了 大 惊 (sợ hãi) 
Vay mượn từ tố đứng sau của động từ li hợp, 
như 睡 觉 (ngủ), 见 面 (gặp mặt), 打 仗 (đánh 
trận)... He Jie cho rằng, hình thức trùng điệp 
của động từ cũng là một loại nhỏ của động 
lượng từ, biểu thị “lượng” của động tác, số từ ở 
giữa thường chỉ hạn chế là một (一), như 看 一 
看 (xem thử, xem một chút); 尝 一 尝 (nếm thử, 
nếm một chút)... [6:40-42]. Nhưng theo khảo 
sát của chúng tôi, hình thức trùng điệp này có 
thể được xem là hiện tượng “ngữ pháp hóa” 
(grammaticalization) của Hán ngữ hiện đại. 
Hiện tượng này chỉ quá trình chuyển hóa từ 
“thực” đến “hư” của thực từ, chỉ các từ ngữ 
trong tiếng Hán đã không còn ý nghĩa thực mà 
chuyển sang ý nghĩa và hình thức ngữ pháp 
không giống với bản chất từ loại vốn có của nó, 
ngôn ngữ học truyền thống Trung Quốc gọi là 
“thực từ hư hóa”. Li Yu-ming(2000)cho 
rằng động từ trùng điệp VV(V了V)đã “hư 
hóa” thành một phạm trù ngữ pháp mới [7:419-
420]. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan 
điểm này, và  ...  chủ, nên có thể nói 去 
两 趟, 说 一 番, 复 习 两 遍..., mà không thể 
nói *产 生 一 趟, *病 一 番, *懂 一 遍... Động 
lượng từ chuyên dụng 顿, 下 thường đứng sau 
động từ có tính tự chủ, nên có thể nói 吃 三 顿, 
批 评 一 顿, 拍 了 两 下, 打 了 几 下... Động 
lượng từ chuyên dụng 场, 次, 回 có thể đứng 
sau động từ chỉ động tác mang tính tự chủ, 
cũng có thể đứng sau động từ chỉ động tác 
không mang tính tự chủ, nên có thể nói 赛 两 
场, 听 两 次, 试 一 回..., cũng có thể nói 病 了 
一 场, 发 生 了 一 次 事 故, 塌 了 一 回... Các 
động lượng từ được vay mượn từ danh từ biểu 
thị các bộ phận, công cụ để thực hiện động tác 
chỉ xuất hiện sau động từ tự chủ, nên có thể nói 
看 一 眼, 咬 一 口, 踢 三 脚, 夹 一 筷 子, 抽 
了 三 鞭 子... Ngoài ra, phía sau động từ kết 
hợp với lượng từ tạm thời (临 时 量 词) được 
vay mượn bởi một động từ tạo thành kết cấu 
động từ - bổ ngữ, biểu thị cảm xúc, cảm nhận 
của con người, như 吓 了 一 跳, 烫 了 一 哆 
嗦, 冰 了 一 机 伶 [9:40-41]. 
Như vậy, những động từ biểu thị hành vi, 
động tác có thể kéo dài liên tục và mang tính tự 
chủ thường chỉ động tác được tiến hành và duy 
trì trong một thời gian dài, như 看 书, 打 球... 
có thể thêm động lượng từ biểu thị tần suất lặp 
lại và chỉ “lượng” của động tác, nên có thể nói 
我 看 一 下 书, 我 打 一 会 儿 球... Ngược lại, 
động từ chỉ động tác không tự chủ và không có 
tính kéo dài liên tục biểu thị động tác diễn ra 
tức thời và nhanh chóng kết thúc, nên thường 
không kết hợp được với động lượng từ, do đó 
không thể nói *节 目 开 始 一 次, *节 目 开 始 
一 下, *我 毕 业 一 次, *我 毕 业 一 下... 
4. Các nguyên tắc kết hợp giữa động từ và 
động lượng từ 
Động lượng từ biểu thị số lần phát sinh của 
hành vi, động tác, nên giữa chúng và động từ có 
mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cuộc 
sống, động từ biểu thị động tác có rất nhiều, 
động lượng từ lại có hạn, do tỉ lệ giữa chúng 
không cân đối nên đã hình thành nguyên tắc 
“một kết hợp với nhiều” và “nhiều kết hợp với 
một”. 
Căn cứ theo từng ngữ cảnh khác nhau, thành 
phần động lượng từ đứng sau động từ sẽ biểu 
thị tần suất và các đặc trưng khác nhau của 
động tác. Ví dụ, hình thức đo lường của động 
tác đá bóng (踢 球) có thể dùng các động lượng 
từ chuyên dụng 回, 场, 次 để biểu thị, tạo thành 
các cụm từ 踢 一 回 足 球, 踢 一 场 足 球, 踢 
一 次 足 球, ý nghĩa của ba hình thức này về cơ 
bản giống nhau, miêu tả sự tham gia cho một 
trận đấu. Ngoài ra, động lượng từ vay mượn 脚 
cũng có thể được dùng để “lượng hóa” động tác 
踢, lúc này, cụm từ 踢 一 脚 biểu thị động tác 
“đá vào quả bóng” chỉ diễn ra một lần, “lượng” 
của động tác đã nhỏ hơn rất nhiều so với 
“lượng” mà các cụm 踢 一 回, 踢 一 场, 踢 一 
次 biểu thị. 
Fang Xu-jun (2000) cho rằng, động lượng từ 
thường gặp trong Hán ngữ hiện đại gồm có 把, 
步, 次, 回, 会儿, 下, 番, 通, 气, 阵, 顿, 遍, 趟, 
声, 场 (cháng), 场 (chǎng)... Trong số các từ 
này, có một vài động lượng từ có thể kết hợp 
được với nhiều động từ khác nhau, như 次 có 
thể kết hợp với nhiều động từ tạo thành các cụm 
安 排 一 次, 摆 一 次, 帮 一 次, 报 告 一 次, 编 
一 次, 表 扬 一 次, 布 置 一 次, 测 量 一 次..., 
Đặng Thụy Liên / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 01(44) (2021) 90-96 94 
lượng từ 阵 có thể kết hợp với các động từ tạo 
thành các cụm từ như 抓 一 阵, 学 一 阵, 议 论 
一 阵, 帮 一 阵, 安 慰 一 阵, 对 抗 一 阵, 爱 
好 一 阵... Ngoài ra, cũng có trường hợp nhiều 
động lượng từ kết hợp với một động từ, như các 
động lượng từ 次, 回, 把, 下, 气, 阵, 会 儿 đều 
có thể kết hợp với động từ 抓, tạo thành các 
cụm từ 抓 一 把, 抓 一 下, 抓 一 气, 抓 一 阵, 
抓 一 会 儿... 
Mặc dù giữa động lượng từ và động từ luôn 
có mối quan hệ “một kết hợp với nhiều” và 
“nhiều kết hợp với một”, nhưng đôi lúc sự kết 
hợp này cũng không hoàn toàn tương đồng. Ví 
dụ, động lượng từ 次 và 遍 đều có thể biểu thị 
số lần hành vi động tác tiến hành lặp lại, nhưng 
phạm vi kết hợp của hai từ này với động từ lại 
không hoàn toàn giống nhau. Động từ kết hợp 
với 次 phạm vi rộng hơn, động từ kết hợp với 
遍 phạm vi hẹp hơn. 次 có thể kết hợp với các 
động từ 去, 过 去, 过 来, 上 去, 讲, 休 息, 听, 
活 动, 计 算, 批 评..., nhưng 遍 lại chỉ có thể 
kết hợp với các động từ 听, 说, 看, 讲, 算, 写, 
mà không thể kết hợp với các động từ 去, 过 
去, 上 去, 下 来... Ngoài ra, nguyên tắc kết hợp 
của động lượng từ 次 và 遍 với động từ vẫn có 
sự khác biệt, 次 chỉ nhấn mạnh số lần hành vi 
động tác phát sinh, 遍 ngoài việc biểu thị số lần 
động tác phát sinh ra, còn nhấn mạnh cả quá 
trình từ lúc phát sinh đến khi hoàn thành và kết 
thúc của hành vi, động tác (ví dụ 那 部 电 影 
她 已 看 过 一 遍,这 本 书 我 已 看 过 两 
遍...) Như vậy, việc lựa chọn và sử dụng động 
lượng từ cũng phải căn cứ vào từng ngữ cảnh 
cụ thể và theo tri nhận chủ quan của chủ thể sử 
dụng để có sự diễn đạt cho phù hợp. 
Ngoài ra, động lượng từ kết hợp với động từ 
cũng chịu một sự hạn chế hoặc giữa chúng phải 
có một mối tương quan nhất định. Fang Xu-jun 
cho rằng: (1) Những động từ kết hợp được với 
động lượng từ 趟 thường biểu thị ý nghĩa mang 
tính chuyển động (移 动), như 上 来 一 趟, 跑 
一 趟, 走 一 趟, 送 一 趟, 进 去 一 趟... Ngược 
lại, những động từ không biểu thị ý nghĩa mang 
tính chuyển động thì không thể kết hợp được. 
(2) Những động từ kết hợp với động lượng từ 
把 thường biểu thị những động tác được dùng 
tay để thực hiện, như 拉 一 把, 抓 一 把, 扶 一 
把, 推 一 把, 捞 一 把... Những động lượng từ 
này không thể kết hợp với các động từ mà bản 
thân nó không dùng tay để thực hiện, như 踢, 
踏, 躺, 看... (3) Những động từ biểu thị động 
tác phát ra âm thanh từ miệng thường kết hợp 
với động lượng từ 声, như 喊 一 声, 叫 一 声, 
说 一 声, 骂 一 声... (4) Động lượng từ 遍 
thường kết hợp với những động từ biểu thị 
động tác có thể lặp lại một cách hoàn chỉnh, 
như 说 一 遍, 讲 一 遍, 听 一 遍, 读 一 遍, 重 
复 一 遍 [5:101-103]. 
Như vậy, một động lượng từ thông thường 
có thể kết hợp với nhiều động từ, những động 
từ này về phương diện ý nghĩa có thể tạo thành 
một nhóm các động từ có những đặc điểm 
tương đồng nhau, những động từ này có thể 
cùng kết hợp với một động lượng từ. Ngược lại, 
một động từ biểu thị ý nghĩa trên nhiều phương 
diện sẽ có thể kết hợp với nhiều động lượng từ 
khác nhau. Ví dụ, động từ 说 có thể kết hợp với 
lượng từ 声 tạo thành cụm từ 说 一 声, cũng có 
thể kết hợp với lượng từ 遍 tạo thành cụm từ 说 
一 遍. Lí do là vì, 说 là động từ chỉ động tác có 
thể phát ra âm thanh (说 一 声), âm thanh này 
có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần trong một thời 
gian dài, nên có thể nói (说 一 遍, 说 两 遍, 说 
三 遍...) Như vậy, những động từ có cùng tính 
chất, trạng thái, phương thức biểu thị sẽ sử 
dụng cùng một động lượng từ, ngược lại, các 
động lượng từ có cùng đặc điểm, tính chất sẽ 
cùng được sử dụng cho những động từ nhất 
định. Đây cũng là lí do động lượng từ và động 
từ xuất hiện hiện tượng một kết hợp với nhiều 
và nhiều kết hợp với một, điều này phụ thuộc 
vào tư duy, tri nhận chủ quan của con người 
vào hành vi, động tác đó để lựa chọn từ ngữ 
cho phù hợp. 
Đặng Thụy Liên / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 01(44) (2021) 90-96 95 
5. Tính chủ quan của chủ thể sử dụng khi 
lựa chọn động lượng từ 
Trong thế giới khách quan, bất kể sự vật 
(bao gồm người, động vật, thực vật), sự kiện, 
tính chất, trạng thái... đều hàm chứa yếu tố 
“lượng”. Phạm trù “lượng” này luôn tồn tại 
khách quan, nhưng thông qua nhận thức và tri 
nhận của con người đã thể hiện vào ngôn ngữ, 
có lúc được biểu thị thành lượng khách quan 
(objective quantity), có lúc được biểu thị thành 
lượng chủ quan (subjective quantity). Tính 
khách quan và tính chủ quan của phạm trù 
“lượng” này được biểu thị chủ yếu do tính 
khách quan và tính chủ quan của thành phần 
danh lượng từ, động lượng từ và từ ngữ chỉ thời 
gian mang lại. 
Khi biểu thị số lần hành vi, động tác phát 
sinh, biến hóa, cụm “động từ + số từ + động 
lượng từ (+ danh từ)” này có thể biểu thị số lần 
hành vi, động tác thực hiện một cách cụ thể, 
không mang sự phán đoán và đánh giá chủ 
quan của người nói, ví dụ 跑 五 圈,咬 一 
口,来 一 次... Những cụm từ này biểu thị số 
lần hành vi, động tác xảy ra và lặp lại một cách 
cụ thể và chính xác, không thể hiện quan điểm 
và cách nhìn nhận chủ quan của người nói. 
Tuy nhiên, cụm từ “số từ + động lượng từ” 
đôi lúc còn thể hiện quan điểm và cách đánh 
giá chủ quan của chủ thể sử dụng theo cách mà 
họ tri nhận, hoặc cho rằng “lượng” của động tác 
có mức độ lớn, hoặc cho rằng “lượng” của động 
tác có mức độ nhỏ hơn so với thực tế. Theo 
khảo sát của chúng tôi, động lượng từ thể hiện 
tính chủ quan của chủ thể sử dụng được thể 
hiện qua bốn đặc điểm sau: 
Thứ nhất, trong một số ngữ cảnh nhất định, 
cụm động lượng có thể đứng trước động từ làm 
chủ ngữ, danh từ làm tân ngữ đứng sau có thể 
có hoặc không. Cách sử dụng này thường xuất 
hiện trong câu phủ định, số từ hạn chế là một 
(一). Ví dụ, vị trí của các cụm từ 一 次 và 一 眼 
trong các câu 一 次 会 也 没 开 过, 一 眼 也 
没 有 看 我 tương đối khác biệt so với trình tự 
sử dụng của cụm động lượng thông thường. 
Cách nói này nhấn mạnh hành vi, động tác 
không được diễn ra dù chỉ một lần, biểu thị ý 
nghĩa phủ định toàn bộ, đôi lúc còn biểu thị sắc 
thái tình cảm chủ quan của người nói, thể hiện 
sự không hài lòng hoặc trách móc. 
Thứ hai, trong Hán ngữ hiện đại, động lượng từ 
通, 番có cách sử dụng tương ứng với từ 次, ví 
dụ 检 查 一 番, 打 了 两 通 电 话 có thể được 
thay thế bằng 检 查 一 次, 打 了 两 次 电 话, 
biểu thị số lần tiến hành của hành vi động tác là 
bao nhiêu, đây là “lượng” khách quan. Số từ 
trong hai cụm này có thể được thay đổi tùy theo 
số lần hành vi động tác lặp lại khác nhau. Tuy 
nhiên, trong một số trường hợp, 一 通, 一 番 lại 
không thể hiện được “lượng” mang tính khách 
quan và chính xác của hành vi động tác, mà thể 
hiện tính chủ quan của chủ thể sử dụng, ví dụ 
批 判 了 一 通,犹 豫 了 一 番... Động từ 批 
判, 犹 豫 biểu thị thời gian mà hành vi động tác 
tiến hành là lớn, nên “lượng” của động tác cũng 
không nhỏ. Khi các cụm từ 一 通, 一 番 kết 
hợp với động từ 批 判, 犹 豫 sẽ tạo thành kết 
cấu cố định, nhấn mạnh người nói cảm nhận 
chủ quan rằng hành vi động tác có động lượng 
lớn, thời gian dài, hoặc thể hiện sự phóng đại 
chủ quan đối với “lượng” của động tác. Lúc 
này, số từ một (一) không thể đổi thành con số 
khác, nên không thể nói *批 判 了 两 通 hoặc 
*犹 豫 了 三 番... 
Thứ ba, cụm “số từ + động lượng từ” 
thường đứng sau động từ làm bổ ngữ, tạo 
thành cấu trúc “động từ + số từ + động lượng 
từ”, biểu thị số lần phát sinh của hành vi, động 
tác. Có lúc, người nói vì muốn nhấn mạnh 
động lượng nhỏ, số lần ít mà thay đổi trình tự 
sử dụng thành “số từ + động lượng từ + động 
từ”, lúc này số từ chỉ hạn chế là một (一). Ví 
dụ, 一 脚 trong 踢 一 脚 đứng sau động từ, 
làm bổ ngữ, biểu thị số lần phát sinh của động 
tác 踢 là một (一). Tùy theo sự khác nhau về số 
lần động tác 踢 thực hiện, có thể thay đổi thành 
Đặng Thụy Liên / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 01(44) (2021) 90-96 96 
踢 两 脚, 踢 三 脚... Ngoài ra, 一 脚 trong câu 
一 脚 踢 翻 了 桌 上 的 菜 đứng trước động từ, 
làm trạng ngữ, biểu thị phương thức để thực 
hiện động tác, số từ một (一) không thể đổi 
thành số từ khác. Hai cách biểu thị này có ý 
nghĩa khác nhau: cụm 一 脚 đầu tiên biểu thị ý 
nghĩa khách quan, nói rõ số lần động tác thực 
hiện là một (一), không nhấn mạnh về lượng 
của động tác. Cụm từ 一 脚 trong câu sau đứng 
trước động từ làm trạng ngữ, mang ý nghĩa chủ 
quan, ngoài việc biểu thị kết quả của động tác, 
còn nhấn mạnh ý nghĩa dù động tác chỉ tiến 
hành một lần, nhưng kết quả đã đạt đến mức độ 
như mong đợi hoặc vượt quá mong đợi. 
Thứ tư, khi biểu thị lượng của động tác, 
người nói vì muốn biểu thị động lượng nhỏ, 
thời lượng ngắn hoặc theo ý đồ của bản thân 
mà giảm “lượng” này đi, bằng cách dùng động 
lượng từ biểu thị mức độ “lượng” ít mơ hồ, 
không cụ thể, như 一 下, 一 会 儿..., ví dụ 等 
一 下,看 一 会 儿... Động lượng từ chuyên 
dụng 一 下 và động lượng từ vay mượn là danh 
từ biểu thị thời gian 一 会 儿 đứng sau động từ, 
nói rõ số lần tiến hành của động tác 等, 看 là ít, 
biểu thị động lượng nhỏ, thời lượng ngắn. 
Những động lượng nhỏ này trên thực tế có thể 
là nhỏ hoặc không, nhưng nhỏ đến bao nhiêu, 
người nói cũng không biểu thị rõ ràng, cụ thể, 
mà chỉ căn cứ theo phán đoán và quan điểm của 
mình để biểu thị một mức độ nhỏ mang tính mơ 
hồ. Không chỉ vậy, có lúc, để biểu thị mục đích 
và ý đồ của mình, người nói giảm thiểu lượng 
động tác và lượng thời gian, khiến đối phương 
cảm thấy động tác dễ dàng được thực hiện mà 
không tốn quá nhiều thời gian và sức lực, còn 
mang lại cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng, 
dễ chịu hơn. 
6. Lời kết 
“Lượng” của hành vi, động tác và sự kiện 
mang tính trừu tượng, được đo lường thông qua 
sự có mặt của động lượng từ đứng sau động từ. 
Đây chính là quá trình con người phản ánh 
hành vi động tác trong thế giới khách quan vào 
ngôn ngữ của mình. Thông qua “lượng” được 
biểu thị, có thể biểu thị được mục đích, ý đồ và 
sắc thái tình cảm của mình. Nắm được mối 
tương quan giữa động từ và động lượng từ, 
cùng những nguyên tắc kết hợp giữa chúng 
cũng giúp người học có thể kết hợp một cách 
chính xác hai thành phần này, đồng thời hiểu 
thêm về tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] David Lee (2014), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận, 
Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2] Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (Ghi 
chép và suy nghĩ), Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. 
[3] 陈 昌 来 (2002),现 代 汉 语 动 词 的 句 法 语 义 
属 性 研 究,上 海:学 林 出 版 社. 
[4] 范 晓、杜 高 印、陈 光 磊 (1987),汉 语 动 词 概 
述,上 海:上 海 教 育 出 版 社. 
[5] 方 绪 军 (2000),现 代 汉 语 实 词,上 海:华 东 
师 范 大 学 出 版 社. 
[6] 何 杰 (2008),现 代 汉 语 量 词 研 究 (增 编版) 
(2000 年 初 版),北 京:北 京 语 言 大 学 出 版 
社. 
[7] 李 宇 明 (2000),汉 语 量 范 畴 研 究,武 汉:华 
中 师 范 大 学 出 版 社. 
[8] 刘 月 华 (1984),动 量 词 “下” 与 动 词 重 叠 比 
较,汉 语 学 习,01-08. 
[9] 马 庆 株 (1992),汉 语 动 词 和 动 词 性 结 构,北 
京:北 京 语 言 学 院 出 版 社. 
[10] 沈 家 煊 (1995),“有 界” 与 “无 界”,中 国 语 
文, (5):367-380. 
[11] 徐 枢 (1985),宾 语 和 补 语,哈 尔 滨:黑 龙 江 
人 民 出 版 社. 
[12] 张 媛 (2016),现 代 汉 语 动 量 构 式 的 认 知 研 
究,外 语 教 学, (3):26-29. 
[13] 赵 元 任 著、吕 叔 湘 译 (1979),汉 语 口 语 语 
法(1968 年 初 版),北 京:商 务 印 书 馆. 
[14] 朱 德 熙 (2017),语 法 讲 义(1982 年 初 
版),北 京:商 务 印 书 馆. 

File đính kèm:

  • pdfdong_luong_tu_trong_han_ngu_hien_dai_va_tri_nhan_chu_quan_cu.pdf