Đối với tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ giai đoạn cá giống đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung axit amin
Cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus) là đối
tượng thuỷ sản dễ nuôi, sống được trong các môi trường
mặn, lợ và ngọt, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm
ngon, giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên, khi đưa cá hồng mỹ vào nuôi thương phẩm
thường gặp khó khăn về vấn đề con giống. Từ năm 1999,
các Viện nghiên cứu trong nước đã đưa cá hồng mỹ vào
nghiên cứu sinh sản. Đến năm 2003, quy trình sản xuất
gống đã được khép kín và chuyển giao cho một số tỉnh,
trong đó có Nghệ An, đáp ứng được phần lớn nhu cầu
con giống phục vụ nuôi nội địa.
Trong nuôi thủy sản, thức ăn thường chiếm 50-60%
tổng chi phí đầu tư. Muốn có được thức ăn tốt để vật
nuôi lớn nhanh thì việc hiểu biết về từng thành phần dinh
dưỡng sử dụng trong phối chế thức ăn là rất quan trọng
và cần thiết. Khi nói đến protein, người ta không chỉ
quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn
chú ý đến các axit amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc
biệt là thành phần và tỷ lệ các axit amin thiết yếu trong
protein). Nhu cầu protein nói một cách chính xác hơn đó
chính là nhu cầu amino axit. Ngoài nhiệm vụ chính là
cấu tạo nên protein, chúng còn là tiền chất của một số
sản phẩm trao đổi chất khác.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đối với tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ giai đoạn cá giống đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung axit amin
HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2015 [20] I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus) là đối tượng thuỷ sản dễ nuôi, sống được trong các môi trường mặn, lợ và ngọt, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, khi đưa cá hồng mỹ vào nuôi thương phẩm thường gặp khó khăn về vấn đề con giống. Từ năm 1999, các Viện nghiên cứu trong nước đã đưa cá hồng mỹ vào nghiên cứu sinh sản. Đến năm 2003, quy trình sản xuất gống đã được khép kín và chuyển giao cho một số tỉnh, trong đó có Nghệ An, đáp ứng được phần lớn nhu cầu con giống phục vụ nuôi nội địa. Trong nuôi thủy sản, thức ăn thường chiếm 50-60% tổng chi phí đầu tư. Muốn có được thức ăn tốt để vật nuôi lớn nhanh thì việc hiểu biết về từng thành phần dinh dưỡng sử dụng trong phối chế thức ăn là rất quan trọng và cần thiết. Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các axit amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các axit amin thiết yếu trong protein). Nhu cầu protein nói một cách chính xác hơn đó chính là nhu cầu amino axit. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên protein, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác. Việc bổ sung acid amin ĐỐI vớI TăNG TrưởNG vÀ Tỷ lệ SỐNG CủA CÁ HồNG mỹ GIAI ĐOạN CÁ GIỐNG n Phạm Thị Tâm, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Mỹ Dung tổng hợp vào thức ăn để tăng giá trị dinh dưỡng đã được ứng dụng trên nhiều loài động vật thủy sản. Thực tế cho thấy, việc đảm bảo đủ lượng axit amin có trong thức ăn thủy sản, tránh dư thừa, lãng phí là rất cần thiết. Đó là lí do đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung axit amin đối với tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ giai đoạn cá giống tại Trung tâm Thực hành thủy sản nước mặn Trường Đại học Vinh” được triển khai thực hiện, nhằm xác định loại thức ăn công nghiệp thích hợp nhất cho loại cá này. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cá hồng mỹ giai đoạn cá hương, cỡ cá 5,012cm. - Axit amin chế tạo từ sản phẩm thủy phân da cá tra. 2. Vật liệu nghiên cứu - Thức ăn công nghiệp: HI-PO 7702 (40% Pr). ĐÁNH GIÁ HIệU qUẢ Sử dụNG THứC ăN CÔNG NGHIệp Có bổ SUNG AXIT AmIN Cá hồng mỹ Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2015 [21] HOẠT ĐỘNG KH-CN - Giai ương: 12 giai, diện tích 1m2, kích thước mắt lưới 2a=1mm. - Axit amin thu được từ sản phẩm thủy phân phụ phẩm chế biến cá tra. - Các dụng cụ thí nghiệm khác: cân, thước, thiết bị đo môi trường, kính hiển vi và các vật dụng phòng thí nghiệm cần thiết khác. - Cá thả ban đầu có khối lượng trung bình 2.014g, chiều dài trung bình 5,012cm. 3. Nội dung nghiên cứu - Theo dõi biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi. - Ảnh hưởng của các công thức thức ăn bổ sung axit amin đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ. - Đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình ương nuôi cá giống. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành từ từ 25/01- 04/05/2015, tại Trung tâm Thực hành thủy sản nước mặn, Trường Đại Học Vinh. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 12 giai nuôi, mỗi giai 80 con, gồm 4 công thức (CT): + CT1: Thức ăn HI-PO7702 + 0% bột axit amin thủy phân + CT2: Thức ăn HI-PO7702 + 0,4% bột axit amin thủy phân + CT3: Thức ăn HI-PO7702 + 0,8% bột axit amin thủy phân + CT4: Thức ăn HI-PO7702 + 1,2% bột axit amin thủy phân Giai được đặt trong ao có diện tích 4500m2, độ sâu 1,3-1,5m. Cho cá ăn đến no với tần suất 4 lần/ngày (7giờ, 11giờ, 14 giờ và 17giờ). - Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo, tài liệu tham khảo, các sách báo khoa học... Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc đo trực tiếp môi trường hàng ngày, định kỳ theo dõi đo khối lượng, chiều dài, tỷ lệ sống của cá. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm SPSS 16.0, sử dụng phép so sánh LSD0,05 và Tukey, Duncan ở mức ý nghĩa (p<0,05). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả phân tích thành phần axit amin trong thức ăn và da cá Bảng 1. Thành phần axit amin trong thức ăn và da cá (µg/ml) TT Axit amin HI-PO 7702 Da cá 1 Threonine 100,450 KPH 2 Valine 129,050 60,205 3 Methionine 146,700 90,600 4 Isoleucine 271,351 165,710 5 Leucine 513,321 449,400 6 Phenylalanine 514,365 330,309 7 Lysine 348,995 274,401 8 Histidine 1,699,751 1,085,915 Tổng axit amin thiết yếu 3,723,983 2456,54 9 Aspartate 356,265 54,450 10 Glutamin KPH KPH 11 Serin KPH KPH 12 Glycine KPH KPH 13 Cysteine - SelenocySteine 1,435,650 889,812 14 Alanin 26,825 KPH 15 Arginin KPH KPH 16 Tyrosin 243,711 155,725 17 Prolin 4,625,831 3,650,410 Tổng axit amin không thiết yếu 6,688,282 4,750,397 Tổng 10,412,265 7,206,937 EAA/TAA 35,77 % 34,09 % HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2015 [22] Số liệu bảng 1 cho thấy, tỷ lệ thành phần của các loại axit amin có trong thức ăn HI-PO 7702 bao gồm axit amin thiết yếu, axit amin không thiết yếu và có sự bổ sung từ thành phần axit amin có trong da cá tra. Một số loại axit amin như Threonine trong thức ăn là 100,450 µg/ml, còn trong da cá thì tỷ lệ Threonine là 0. Còn như Threo- nine, Arginin , Serin, Glycine thì tỷ lệ ở trong thức ăn lẫn da cá đều bằng 0. Tổng khối lượng axit amin thiết yếu trong thức ăn là 3723,983 µg/ml và trong da cá là 2456,54 µg/ml. Tổng khối lượng axit amin không thiết yếu trong thức ăn là 6688,282 µg/ml và trong da cá là 4750,397 µg/ml. Một số axit amin thiết yếu cũng như không thiết yếu thì tỷ lệ chênh lệch nhau không nhiều. Lượng axit amin thiết yếu trong thức ăn HI-PO7702 chiếm 35,77% còn trong da cá chiếm 34,09%. Đảm bảo trong quá trình bổ sung axit amin vào trong thức ăn với lượng vừa đủ nhằm tránh hiện tượng lãng phí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật thủy sản. 2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của cá hồng mỹ Tỷ lệ sống của các công thức là rất cao, theo kết quả phân tích ANOVA và kiểm định Duncan cho thấy ở CT3 có tỷ lệ sống cao nhất (92,5%), tiếp theo là CT2 (87,5%), CT4 (82,5%) và cuối cùng là CT1 (81,25%). Như vậy, có thể thấy các công thức thức ăn khác nhau có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá hồng mỹ giai đoạn giống. Theo Nguyễn Đình Vinh (2014), khi ương nuôi cá hồng mỹ giai đoạn cá giống sau 35 ngày, sử dụng thức ăn công nghiệp với hàm lượng Protein 40% thì tỷ lệ sống của cá đạt 90,5%. Như vậy, trong ương nuôi cá hồng mỹ giai đoạn giống nên sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung axit amin để nâng cao tỷ lệ sống. 3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng của cá hồng mỹ Hình 1. Tỷ lệ sống của cá hồng mỹ ở các công thức thí nghiệm Bảng 2. Sự tăng trưởng của cá hồng mỹ ở các công thức thức ăn Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4 Thả W (g) 2.124 ± 0.092a 2.124 ± 0.083a 2.124 ± 0.090a 2.124 ± 0.075a L (cm) 5.012 ± 0.185a 5.012 ± 0.186a 5.012 ± 0.356a 5.012 ± 0.186a Thu W (g) 11.153 ± 0.336a 11.287 ± 0.259b 13.812 ± 0.361d 12.564 ± 0.324c L (cm) 12.459 ± 0.300a 12.878 ± 0.222b 14.679 ± 0.297d 19.951 ± 0.263c ADG W (g/ngày) 0.161 ± 0.005a 0.163 ± 0.004b 0.208 ± 0.006d 0.186 ± 0.005c L (cm/ngày) 0.130 ± 0.005a 0.140 ± 0.004b 0.173 ± 0.010d 0.158 ± 0.006c SGR W (%/ngày) 2.692 ± 0.082a 2.983 ± 0.079a 3.344 ± 0.076c 3.175 ± 0.071c L (%/ngày) 1.606 ± 0.068a 1.685 ± 0.067b 1.931 ± 0.152d 1.817 ± 0.074c Ghi chú: Các chữ cái trong cùng hàng có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05; sau ± là độ lệch chuẩn. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2015 [23] HOẠT ĐỘNG KH-CN Qua hình 2 có thể thấy, chiều dài trung bình của cá hồng mỹ ở CT3 đạt cao nhất ở các lần kiểm tra, tiếp theo là CT4, CT2 và thấp nhất là CT1. Khi phân tích SPSS và kiểm định Duncan thì ở lần kiểm tra thứ 2 (ngày thứ 30) đã có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức p<0,05. Kết thúc thí nghiệm, vào ngày 56, ở CT3 cho chiểu dài cao nhất 14,754cm, tiếp theo là CT4 13,864cm, CT2 12,878cm và thấp nhất CT1 12,322cm. So sánh với kết quả nghiên cứu của Mai Công Khuê (2006) khi ương nuôi cá hồng mỹ giai đoạn giống, ở ngày nuôi thứ 45 cho tốc độ tăng trưởng đạt 10,03±0,3cm. Trong khi đó ở ngày nuôi thứ 49, ở CT3 cho tăng trưởng 13,448±0,31cm, cao hơn so với kết quả của Mai Công Khuê. Qua hình 3 có thể thấy, khối lượng trung bình của cá hồng mỹ ở CT3 cho tăng trưởng cao nhất ở các lần kiểm tra. Giai đoạn từ ngày nuôi thứ nhất đến ngày nuôi thứ 21 thì tốc độ tăng trưởng trung bình vẫn chưa có sự khác biệt rõ ràng. Bắt đầu từ ngày nuôi thứ 35 thì sự tăng trưởng ở CT3 là vượt trội so với các nghiệm thức còn lại. Kết thúc thí nghiệm, vào ngày 56, ở CT3 cho khối lượng cao nhất 13,813g, tiếp theo là CT4 12,564g, CT2 11,287g và thấp nhất CT1 11,154g. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Huy (2014) khi ương nuôi cá hồng mỹ giai đoạn giống, ở ngày nuôi thứ 35 cho tốc độ tăng trưởng đạt 2,82g. Trong khi đó ở ngày đầu thả cá có khối lượng trung bình là 1,62g, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,03g/con/ngày, thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. 4. Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn FCR Hình 2. Tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài cá hồng mỹ Hình 3. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng cá hồng mỹ Bảng 3. Hệ số chuyển đổi thức ăn ở các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4 Khối lượng cá thả (g) 509,872 509,896 509,597 509,672 Khối lượng cá thu (g) 2,175,013 2,234,822 3,066,387 2,638,463 Khối lượng cá tăng (g) 1,665,141 1,724,926 2,556,790 2,128,791 Khối lượng thức ăn đã dùng (g) 2,495,801 2,675,307 3,269,692 2,923,278 Hệ số FCR 1,499 ± 0,029a 1,551 ± 0,031b 1,272 ± 0,011d 1,356 ± 0,014c Ghi chú: các chữ cái khác nhau viết kèm bên các giá trị trong cùng hàng biểu thị cho sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2015 [24] Ban đầu độ đồng đều giữa các công thức thí nghiệm là gần như nhau. Tuy nhiên, sang ngày nuôi thứ 14 thì sự khác biệt bắt đầu rõ ràng, mức độ biến động được thể hiện rõ ràng ở các công thức thí nghiệm. Trong đó, ở ngày nuôi thứ 35, CT4 (5,09%) có hệ số biến động lớn nhất, tiếp đến là CT2 (3,50%), CT1 (3,49%) và cuối cùng là CT3 (2,75%). Sang ngày nuôi thứ 42, hệ số biến động có sự thay đổi, lớn nhất là CT3 (5,16%), tiếp đến là CT4 (4,40%), CT1 (3,61%) và thấp nhất là CT2 (3,32%). Cá ở ngày nuôi thứ 56 có hệ số biến động cao nhất ở CT1 (2,53%), tiếp theo là CT4 (2,33%), CT3 (1,84%) và thấp nhất là CT2 (1,67%) có hệ số biến động gần như nhau. Qua phân tích ANOVA và kiểm định Duncan về hệ số biến động của cá qua 56 ngày nuôi không cho thấy sự sai khác về mặt thống kê giữa các công thức thí nghiệm (p>0,05). CT4 có hệ số biến động cao nhất (3,18%), xếp sau là CT3 (2,87%), cuối cùng là CT1 (2,76%) và CT2 (2,74%). Như vậy, các công thức thức ăn không ảnh hưởng tới mức độ đồng đều giữa các nghiệm thức thí nghiệm. 6. Hiệu quả kinh tế Hệ số chuyển đổi thức ăn giữa các nghiêṃ thức có sự chênh lệch giữa các công thức thức ăn phối trộn các tỷ lệ axit amin khác nhau, thấp nhất là CT3 (1,272) và lớn nhất là CT2 (1,551). Hệ số chuyển đổi thức ăn của các nghiêṃ thức thí nghiệm là sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê p<0,05. Điều này chứng tỏ các loaị thức ăn khác nhau đã ảnh hưởng đêń hệ số chuyển đổi thức ăn của cá. Theo Nguyễn Văn Minh (2009) khi sử dụng thức ăn tự chế và cá tạp cho ương nuôi cá hồng mỹ thì hệ số chuyển đổi thức ăn cá tạp là 6,56 và thức ăn tự chế là 3,21. Còn theo Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh (2014) thì khi sử dụng thức ăn công nghiệp với mức protein là 42% cho hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,9. Như vậy, kết quả của chúng tôi khi sử dụng thức ăn công nghiệp HI- PO 7702 với 40% protein cho hệ số chuyển đổi là 1,5, thấp hơn so với 2 thí nghiệm trên. Đối với CT3 khi sử dụng thức ăn công nghiệp HI- PO 7702 bổ sung 0,8% axit amin cho hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,27, thấp hơn nhiều và cho ý nghĩa thực tiễn nhất. 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn axit amin vào thức ăn đến độ đồng đều của cá hồng mỹ Bảng 4. Độ đồng đều của cá theo các công thức phối trộn axit amin Ngày nuôi CT1 CT2 CT3 CT4 7 2,42 ± 0,29a 2,49 ± 0,43a 2,37 ± 0,75a 1,72 ± 0,15a 14 3,02 ± 0,89b 2,12 ± 0,21ab 2,26 ± 0,05ab 1,97 ± 0,16a 21 1,90 ± 0,72a 2,98 ± 0,22a 2,53 ± 0,80a 2,77 ± 0,55a 28 2,17 ± 0,37a 2,93 ± 0,89ab 3,80 ± 0,50b 3,86 ± 0,29b 35 3,49 ± 0,66ab 3,50 ± 0,05ab 2,75 ± 0,9a 5,09 ± 0,99b 42 3,61 ± 0,67a 3,32 ± 0,58a 5,16 ± 0,84a 4,40 ± 0,72a 49 2,96 ± 0,53ab 2,98 ± 0,51ab 2,31 ± 0,44a 3,37 ± 0,22b 56 2,53 ± 0,28a 1,67 ± 0,35a 1,84 ± 0,92a 2,33 ± 0,36a Ghi chú: các chữ cái khác nhau viết kèm bên các giá trị trong cùng hàng biểu thị cho sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 5. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi ương nuôi cá hồng mỹ (VNĐ) Chỉ tiêu đánh giá Thức ănCT1 CT2 CT3 CT4 Giống 641.7 641.7 641.7 641.7 Thức ăn 350 300 260 285 Axit amin 0 70 100 130 Nguyên vật liệu, nhân công và chi phí khác 300 300 300 300 Tổng chi 1.291.700 1.311.700 1.301.700 1.356.700 Tổng thu 1.681.927 1.784.891 2.292.735 2.038.050 Lợi nhuận 390.227 473.19 991.035 681.35 Tỷ suất lợi nhuận (%) 30,21 36,07 76,13 50,21 Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2015 [25] HOẠT ĐỘNG KH-CN Kết quả từ bảng 5 cho thấy, CT3 cho tỷ suất lợi nhuận đạt 76,13% (tổng lãi/tổng chi phí/m2/vụ) cao hơn so với sử dụng CT4, CT2 và CT1 với tỷ suất lợi nhuận lần lượt tương ứng là 50,21%, 36,07% và 30,21%. Sử dụng thức ăn ở CT2 và CT4 có giá thành xấp xỉ nhau nhưng lại cho tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp hơn so với ở CT3 làm cho hiệu quả kinh tế giảm đi. Từ các kết quả trên có thể nói rằng, trong ương nuôi cá hồng mỹ, sử dụng thức ăn HI-PO 7702 (40% Protein) + 0,8% axit amin cho cá tăng trưởng cao, tỷ lệ sống lớn và đạt tỷ suất lợi nhuận cao. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thức ăn bổ sung axit amin có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ giai đoạn giống. So với các công thức còn lại, ở CT3, cá đạt tỷ lệ sống cao nhất (92,5%); tăng trưởng cao (0,174 cm/ngày); tỷ lệ sống 92,5%. Tỷ lệ phối trộn có ảnh hưởng đến FCR rõ rệt ở các công thức thí nghiệm. CT3 cho hệ số FCR thấp nhất; hệ số chuyển đổi thức ăn có ý nghĩa thực tiễn nhất (1,27) sự sai khác giữa các công thức thức ăn có ý nghĩa thống kê với p<0,05; hiệu quả kinh tế cao nhất (2.292.735 VNĐ) và tỷ suất lợi nhuận là 76,13%. 2. Kiến nghị Nên nuôi cá hồng mỹ với tỷ lệ phối trộn axit amin vào thức ăn cho cá với tỷ lệ là 0,8%. Cần nghiên cứu lặp lại, cùng với nghiên cứu thử nghiệm một số loại công thức thức ăn khác với các hàm lượng đạm khác nhau và tỷ lệ axit amin khác lên sự tăng trưởng của cá hồng mỹ để tạo ra đàn giống tốt nhất phục vụ nuôi thương phẩm./. Tài liệu tham khảo 1. Lục Minh Diệp (2010), Nghiên cứu bổ sung axit béo và các chế phẩm làm giàu thức ăn sống trong ương ấu trùng cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus Linaeus 1766). 2. Vũ Văn Dũng, 2005, Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá hồng mỹ trong ao, đầm nước lợ tại Hải Phòng, Báo cáo tổng kết đề tài của Trung tâm Dạy nghề và CGCN thủy sản phía Bắc. 3. FAO, 1991, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. 4. Mai Công Khuê, 2002, Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus) di nhập từ Trung Quốc tại khu vực Hải Phòng. Tuyển tập công trình nghiên cứu cá biển, Viện nghiên cứu hải sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 5. Trần Thanh Huy (2014), “Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatu. Linnaeus,1766) giai đoạn cá giống”, Khoá luận tốt nghiệp tại Trung tâm thực hành hải sản - Trường Đại học Vinh. 6. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh (2014), Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Nghệ An, tr7-10. 7. Barlow C.G, Pearce M.G., Rodgers L.J., Clayton P., 1995, Effects of photoperiod on growth, survival and feeding periodicity of larval and juvenile barramundi Lates calcarifer (Bloch). 8. Colara et al, 1991, Effects of dietary lipid and carbohydrate levels on growth and body composition of juvenile red drum, Sciaenops occelatus, Aquculture, 97, 383-394. 9. Foscarini, (1988), Intensive farming procedure for red sea bream (Pagrus major) in Japan, Aquaculture 72:191-246. 10. ZHU Xian (朱宪)**, ZHU Chao (朱超), ZHAO Liang (赵亮)and CHENG Hongbin (程洪斌), 2008, Amino Acids Production from Fish Proteins Hydrolysis in Subcritical Water, Chinese Journal of Chemical Engineering, 16(3) 456 - 460. Nuôi thương phẩm cá hồng mỹ ở Diễn Châu
File đính kèm:
- doi_voi_tang_truong_va_ty_le_song_cua_ca_hong_my_giai_doan_c.pdf