Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật

Câu bị động là một vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bài báo đã tiến hành

thống kê câu sử dụng cấu trúc bị động trong tiếng Việt và tiếng Nhật trên các trang báo

điện tử tiếng Việt và tiếng Nhật. Mô tả cấu trúc của câu bị động; sau đó sử dụng phƣơng

pháp so sánh - đối chiếu phân tích phƣơng thức cấu trúc của câu bị động trong tiếng Việt,

để đối chiếu với câu bị động trong tiếng Nhật. Từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và

khác biệt trong cách diễn đạt của hai ngôn ngữ, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập

giữa hai ngôn ngữ đạt hiệu quả cao nhất. Qua nghiên cứu, nhận thấy có sự tƣơng đồng rõ

nét về cấu trúc và tần suất xuất hiện của các cấu trúc bị động trong hai ngôn ngữ.

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 1

Trang 1

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 2

Trang 2

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 3

Trang 3

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 4

Trang 4

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 5

Trang 5

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 6

Trang 6

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 7

Trang 7

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 8

Trang 8

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 9

Trang 9

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 16400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật

Đối chiếu đặc điểm cö pháp của câu bị động trong tiếng Việt và Tiếng Nhật
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 557 
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CÖ PHÁP CỦA CÂU BỊ ĐỘNG 
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 
Trần Diễm Hà 
Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Tóm tắt 
Câu bị động là một vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bài báo đã tiến hành 
thống kê câu sử dụng cấu trúc bị động trong tiếng Việt và tiếng Nhật trên các trang báo 
điện tử tiếng Việt và tiếng Nhật. Mô tả cấu trúc của câu bị động; sau đó sử dụng phƣơng 
pháp so sánh - đối chiếu phân tích phƣơng thức cấu trúc của câu bị động trong tiếng Việt, 
để đối chiếu với câu bị động trong tiếng Nhật. Từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và 
khác biệt trong cách diễn đạt của hai ngôn ngữ, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập 
giữa hai ngôn ngữ đạt hiệu quả cao nhất. Qua nghiên cứu, nhận thấy có sự tƣơng đồng rõ 
nét về cấu trúc và tần suất xuất hiện của các cấu trúc bị động trong hai ngôn ngữ. 
Từ khóa 
câu bị động, đặc điểm cú pháp, tiếng Việt, tiếng Nhật 
1. Mở đầu 
Trong cuộc sống thƣờng ngày, con ngƣời thƣờng sử dụng câu bị động khi chịu tác động từ 
một đối tƣợng nào đó gây ra phiền hà cho bản thân. Ngoài ra, còn sử dụng câu bị động khi 
không rõ đối tƣợng là tác nhân thực hiện hành động đó. Đặc điểm của tiếng Nhật là thƣờng 
tỉnh lƣợc chủ ngữ hoặc đối tƣợng đã đƣợc nhắc tới từ trƣớc trong văn bản. Chính vì vậy, câu 
bị động đƣợc coi là một trong những vấn đề khó đối với ngƣời học. Cho tới nay, đã có không 
ít công trình nghiên cứu ở các bậc khác nhau về các vấn đề của ngôn ngữ và văn hóa Nhật 
Bản góp phần hỗ trợ cho quá trình học tập và giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa này. Tuy 
nhiên, các công trình nghiên cứu về câu bị động tiếng Nhật còn dừng lại ở việc phân tích cấu 
trúc hay khảo sát khả năng tiếp thu của ngƣời học đối với loại câu này. 
1.1. Nghiên cứu câu bị động trong tiếng Việt 
 Trong tiếng Việt, vấn đề bị động nói chung và câu bị động nói riêng rất đƣợc quan tâm 
và có nhiều ý kiến khác nhau. Các nghiên cứu chủ yếu đi vào phân tích quan điểm có hay 
không có sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. Nhìn chung, có thể quy các ý kiến thành 
hai quan điểm phủ nhận và thừa nhận sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. 
Về quan điểm phủ định sự tồn tại câu bị động trong tiếng Việt có một số tác giả nhƣ Cao 
Xuân Hạo (2001), Nguyễn Thị Ảnh (2000), Nguyễn Kim Thản (1977), Nguyễn Minh Thuyết 
(1998), 
Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng: ―động từ bị và được là những động từ độc lập đóng 
vai trò chính trong bộ phận vị ngữ của câu, không phải là hư từ biểu thị dạng bị động của 
động từ‖. Về ý nghĩa, được có nghĩa nhƣ tiếp nhận hoặc chịu đựng một cách thích thú, còn bị 
biểu thị ý nghĩa chịu đựng một sự không may, hay cũng có thể nói rằng biểu thị trạng thái rủi 
ro của chủ thể. Về đặc điểm ngữ pháp, bị và được còn đƣợc dùng nhƣ một thực từ chân chính, 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 558 
có khả năng kết hợp rất phong phú. Nói cách khác, Nguyễn Kim Thản cho rằng động từ tiếng 
Việt không có dạng bị động và không công nhận bị/được là dấu hiệu của dạng bị động của 
động từ tiếng Việt. 
 Trái ngƣợc với quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng tiếng Việt vẫn 
tồn tại cấu trúc bị động hay câu bị động mặc dù không có phạm trù bị động với tƣ cách là một 
phạm trù hình thái học. Theo Diệp Quang Ban (2009): ―tiếng Việt không biến hình từ nên 
động từ không có dang chủ động và dạng bị động. Tuy nhiên, tiếng Việt có cách diễn đạt ý bị 
động một các đều đặn như các quy tắc ngữ pháp, bằng hai phương thức ngữ pháp hư từ và 
trật tự từ‖. 
 Trong bài viết lần này, chúng tôi dựa trên quan điểm thừa nhận sự tồn tại câu bị động 
trong tiếng Việt, từ đó phân tích so sánh với câu bị động trong tiếng Nhật. 
1.2. Nghiên cứu câu bị động trong tiếng Nhật 
So với tiếng Việt, các công trình nghiên cứu về câu bị động hay cấu trúc bị động trong 
tiếng Nhật khá phong phú, nhƣ của các tác giả Suzuki (1972), Teramura (1982), Takahashi 
(1992), Nita(2009)... Các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích cấu trúc câu bị động, khả 
năng giải thích đối với các cấu trúc này cũng nhƣ khả năng tiếp thu của ngƣời học đối với câu 
bị động tiếng Nhật. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu so sánh đối chiếu câu bị động 
tiếng Nhật với tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh Zhang Su 張蘇, 王亜新 (2016) , Lƣu 
Ngân Tú Uyên (2018), 季偉 (2019). Các nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát cách sử 
dụng câu của ngƣời học, hoặc đối chiếu câu bị động trong tiếng Nhật với các ngôn ngữ khác. 
1.3. Nghiên cứu so sánh câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Nhật 
Cho đến nay, các nghiên cứu về đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Nhật tƣơng đối đa 
dạng. Tuy nhiên, không có nhiều các nghiên cứu đối chiếu về câu bị động trong tiếng Việt và 
tiếng Nhật. 
Tanimori Masahiro (1999) đối chiếu câu bị động tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Nhật 
nhƣng chỉ tập trung vào cấu trúc bị động gián tiếp. Tƣơng tự, Nguyễn Thị Ái Tiên (2012) nêu 
ra nghiên cứu về câu bị động tiếng Nhật và cấu trúc ―bị‖ trong tiếng Việt trên tạp chí của Đại 
học Osaka Nhật Bản. Ở nghiên cứu này, tác giả tập trung vào câu bị động gián tiếp – một loại 
câu bị động của tiếng Nhật. Trong khi đó, về phía tiếng Việt, tác giả chỉ tập trung vào cấu trúc 
―bị‖. Nhƣ vậy, các tác giả chỉ mới dừng lại việc so sánh hai cấu trúc này mà chƣa có cái nhìn 
tổng quát về câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Nhật. 
Nguyễn Thị Việt Thanh (2012) trên Tạp chí Ngôn ngữ số 3 đã nêu lên một vài nhận xét về 
loại câu bị động trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Việt 
Thanh khẳng định lại sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. Tuy nhiên, nghiên cứu này 
chƣa đi sâu vào đối chiếu cấu trúc câu bị động trong hai ngôn ngữ. 
Nghiên cứu gần đây nhất là nghiên cứu của Lƣu Ngân Tú Uyên (2018). Ở nghiên cứu 
của mình, tác giả đối chiếu các loại câu bị động trong tiếng Nhật và tiến ...  ngữ pháp khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Nhật nói chung. 
Phân tích về thành phần vị ngữ trong tiếng Việt và tiếng Nhật, nhận thấy rằng cả trong 
hai ngôn ngữ vị ngữ đều nằm sau chủ ngữ, và đƣợc cấu tạo bằng động từ. Khi xét sâu hơn về 
đặc điểm động từ nằm trong vị ngữ, thì trong tiếng Việt và tiếng Nhật động từ luôn là động từ 
ngoại động. Trên lí thuyết, có sự tồn tại của động từ nội động trong vị ngữ các câu bị động 
tiếng Nhật, nhƣng trong khảo sát này không xuất hiện. Điều này chứng tỏ là tần suất xuất hiện 
các động từ nội động trong câu bị động tiếng Nhật khá thấp, cũng chứng tỏ rằng có sự tƣơng 
đồng về thành phần vị ngữ trong cấu trúc câu bị động ở hai ngôn ngữ. 
Trong câu bị động tiếng Việt bắt buộc có sự tồn tại của bị/được. Việc sử dụng bị/đƣợc sẽ 
cho thấy đƣợc tác động của hành động lên chủ ngữ trong câu là tích cực hay tiêu cực. Dựa 
vào sự xuất hiện của bị/đƣợc mà ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc tác giả muốn đề cập sự tác động 
của hành động V lên danh từ N đó là có lợi hay bất lợi. Xét về tần suất xuất hiện của bị và 
được thì có 38% câu sử dụng từ bị và 62% sử dụng từ được. Nhƣ vậy, các câu bị động trong 
34% 
54% 
12% 
Tiếng Việt 
danh từ 
cụm danh từ 
câu
56% 
30% 
14% 
Tiếng Nhật 
danh từ 
bổ ngữ + danh 
từ 
không có
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 563 
tiếng Việt thƣờng đƣa các sự việc đƣợc tiếp nhận một cách thích thú nhiều hơn là các sự việc 
biểu thị ý nghĩa chịu đựng hay biểu thị trạng thái rủi ro của chủ thể. Bên cạnh đó, trong tiếng 
Nhật, do đặc điểm là ngôn ngữ chấp dính nên bị động đƣợc thể hiện qua động từ. Trong câu 
bị động tiếng Nhật khác với câu bị động tiếng Việt, không nêu rõ đề cập sự tác động của hành 
động V lên danh từ N đó là có lợi hay bất lợi. Sự tác động đó có lợi hay bất lợi còn tuỳ thuộc 
vào động từ. Nhƣ vậy, đây là một điểm khác biệt giữa câu bị động của hai ngôn ngữ. 
5. Kết luận 
Câu bị động tồn tại trong tiếng Nhật và trong tiếng Việt với các cách thức khác nhau. 
Trong tiếng Nhật, bị động đƣợc biết đến với khái niệm của dạng động từ られる. Câu bị động 
đƣợc hình thành bằng việc đảo vị trí của chủ ngữ và tân ngữ trong câu thuận, chuyển động 
động từ thành dạng bị động. Còn trong tiếng Việt, câu bị động đƣợc hình thành bằng hai 
phƣơng thức ngữ pháp hƣ từ và trật tự từ. Trong câu bị động tiếng Việt phải có sự tồn tại của 
bị/được và phải thoả mãn đồng thời các điều kiện về chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ. 
Tiếng Việt cũng nhƣ tiếng Nhật có 3 cấu trúc câu bị động, tần suất xuất hiện của các cấu 
trúc trong hai ngôn ngữ cũng khá giống nhau. Trong tiếng Việt thƣờng tập trung sử dụng cấu 
trúc câu bị động phi tác thể N bị/được V còn trong tiếng Nhật tập trung vào sử dụng cấu trúc 
N が V られる. Hai cấu trúc này có đặc điểm tƣơng đồng nhau là danh từ đóng vai trò trong 
tân ngữ câu chủ động tƣơng ứng và không rõ đƣợc tác thể của hành động V. 
 Bên cạnh đó, có sự tƣơng đồng về hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ trong câu. 
Đây cũng là đặc điểm chung của hai ngôn ngữ. Hai thành phần chính trong câu ở tiếng Việt 
và tiếng Nhật cũng có nét tƣơng đồng và mang đặc điểm riêng của ngôn ngữ đó. Nếu ở chủ 
ngữ thì đa phần đƣợc cấu tạo từ danh từ, thì vị ngữ đều đƣợc cấu tạo từ ngoại động từ. Tuy 
nhiên ở chủ ngữ, trong tiếng Nhật có thể đƣợc lƣợc bỏ đi, còn tiếng Việt thì luôn có sự tồn tại 
của chủ ngữ. Nhƣ vậy khi dạy học, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm này để giúp ngƣời học 
tiếp thu nhanh hơn. 
Nhờ sự xuất hiện của bị/được trong câu bị động tiếng Việt mà có thể hiểu đƣợc rằng 
sự tác động của hành động lên chủ thể là bất lợi hay có lợi. Tuy nhiên, trong tiếng Nhật do 
đặc điểm ngôn ngữ nên cần căn cứ vào ý nghĩa của động từ trong câu. Vì vậy, trong quá trình 
dạy học, đặc biệt là đối với các môn dịch, việc làm rõ đặc điểm này đối với sinh viên là cần 
thiết. 
Tài liệu tham khảo 
Diệp Quang Ban (2009). Ngữ pháp Việt Nam phần câu. Hà Nội: Nxb Đại học Sƣ phạm. 
Jammassy Group(2008). Từ điển mẫu câu tiếng Nhật. Nxb Giáo dục. 
Nguyễn Hồng Cổn (2004). Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt. Tạp chí ngôn ngữ số, 
7. 
Nguyễn Thị Ái Tiên (2012). A comparison of Japanese indirect passive and Vietnamese 
―bi‖construction, 大阪大学大学院言語文化研究科日本語・日本文化専攻 編. 
Nguyễn Thị Việt Thanh (2002). Một số nhận xét loại câu bị động của tiếng Nhật và tiếng Việt. Tạp chí 
Ngôn ngữ, 3. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 564 
CONTRAST SYNTACTIC FEATURES OF PASSIVE SENTENCES 
BETWEEN VIETNAMESE AND JAPANESE 
Abstract 
Passive sentence is a case that concerned many researchers. This article has totalled up 
the sentences using passive structures on online newspapers in Vietnamese and Japanese. 
Describe the structure of passive sentences; then use the compare and contrast method to 
analyze the structural modality of the passive sentence in Vietnamese to compare with the 
passive sentence in Japanese to find out the similarities and differences in wording of two 
languages, for effective teaching and learning between Vietnamese and Japanese. 
Through research, it is found that there are similarities in the structure and frequency of 
appearance of passive structures in two languages. 
Keywords 
passive sentence, structure,Vietnamese, Japanese 
PHỤ LỤC 
1. PHỤ LỤC CÂU BỊ ĐỘNG TIẾNG VIỆT 
STT TRÍCH DẪN 
1 
Ông Phạm Đại Dũng, Chủ tịch UBND xã Hƣơng Lâm (huyện Hƣơng Khê) bị đình chỉ công 
tác 10 ngày vì đánh bài với nhiều ngƣời trong thời gian cách ly xã hội. 
2 
Một cá thể cu li đƣợc xếp vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có nguy 
cơ bị tuyệt chủng bị trói nhiều giờ vừa đƣợc Hạt Kiểm lâm Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh) giải cứu kịp 
thời. 
3 
Hà Nội SmartCity đƣợc xây dựng theo 4 mục thông tin: bản đồ dịch, thống kê, khai báo và 
phản ánh. 
4 
Những ngƣ dân trên tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm ở Hoàng Sa đã đƣợc bàn giao cho 2 tàu 
cá của ngƣ dân cùng địa phƣơng. 
5 
Tuy nhiên, thực chất thông tin đƣa ra đã bị suy diễn thành "nhiều Đại sứ khuyên công dân rời 
Việt Nam ngay"... 
6 
Thiếu tƣớng Lê Quốc Hùng và Thiếu tƣớng Lê Tấn Tới vừa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ bổ 
nhiệm giữ chức vụ Thứ trƣởng Bộ Công an. 
7 6 công nhân đã bị mắc kẹt do tụt vì chống lò khi đang trong ca làm việc. 
8 
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Nguyễn Thị Thanh Mỹ, bị khiển trách vì ký văn 
bản "báo cáo công suất hoả táng" gây hoang mang dƣ luận. 
9 
Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội đƣợc yêu cầu thiết kế chính sách bảo vệ quyền lợi cho 
ngƣời dân ra nƣớc ngoài làm việc và khi về nƣớc. 
10 
Chị Hồ Thị Phƣơng Nhi (38 tuổi) bị đề nghị phạt 200.000 đồng vì gửi rƣợu vào khu cách ly 
tập trung cho ngƣời thân. 
11 
Việc quản lý chất thải từ khi phát sinh, thu gom, đến tái chế, tiêu hủy đƣợc đề xuất thực hiện 
theo nguyên tắc ―ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền‖. 
12 
Sữa, bánh kẹo, bỉm, đồ chơi... đƣợc các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An chuẩn bị sẵn tại 
một kệ hàng để những bệnh nhân khó khăn tới mua... 
13 
Hai lãnh đạo cấp sở ở Quảng Ninh đƣợc bổ nhiệm thông qua thi tuyển và trình bày đề án, ngày 
25/4. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 565 
14 
Ông Trịnh Ngọc Bình (42 tuổi) bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phạt 7,5 triệu đồng, 
ngày 27/4. 
15 
600 cây keo lá tràm của gia đình bà Nguyễn Thị Hƣờng, 53 tuổi, trú xã Hƣơng Đô, huyện 
Hƣơng Khê bị kẻ xấu chặt đổ ngổn ngang. 
16 
Việc sát hạch, cấp, đổi và thu hồi giấy phép lái xe đƣợc đề xuất chuyển từ Bộ Giao thông Vận 
tải sang Bộ Công an. 
17 
Để xảy ra tụ tập ăn nhậu và vận động tiền trong khu cách ly, thƣợng tá Nguyễn Hoàng 
Minh, Phó chủ nhiệm Hậu cần, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long bị đề nghị cách chức. 
18 
Không dừng đón khách để phòng dịch và không khai báo lƣu trú, khách sạn Mƣờng Thanh Sa Pa 
bị phạt 18 triệu đồng. 
19 
Việc lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đƣợc đội kiểm tra liên ngành quản lý dịch vụ du 
lịch và Quản lý thị trƣờng số 2, thị xã Sa Pa thực hiện vào sáng 1/4. 
20 16 ngƣời bị chó cắn 
21 
Đi thể dục buổi sáng dọc đƣờng Trƣờng Chinh, 16 ngƣời ở TP Pleiku bất ngờ bị một con chó 
xông ra cắn, sáng 1/4. 
22 
Thiếu tƣớng Nguyễn Thị Xuân, Phó cục trƣởng Pháp chế và Cải cách hành chính, tƣ pháp, Bộ 
Công an đƣợc biệt phái về công tác tại Ủy ban Quốc phòng - An ninh. 
23 Hộ nghèo ở Sài Gòn đƣợc miễn tiền nƣớc. 
24 
Gần 26.000 hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng Covid-19 ở TP HCM 
đƣợc miễn tiền nƣớc 3 tháng - từ tháng 4 đến 6/2020. 
25 Cửa ngõ Sài Gòn đƣợc kiểm soát chặt. 
26 Hàng trăm ngƣời đƣợc xét nghiệm nhanh Covid-19. 
27 Ngƣời bán vé số dạo đƣợc đại lý hỗ trợ. 
28 
Trong ngày đầu thực hiện ―lệnh giới nghiêm‖, 42 ngƣời ra đƣờng sau 22h bị đƣa về khu tập 
trung tại các phƣờng trên địa bàn TP Hạ Long. 
29 
Chủ quán cà phê và khách bị xử phạt hành chính vì không đeo khẩu trang nơi công cộng trong 
lúc Covid-19 diễn biến phức tạp. 
30 Ngƣời cách ly đƣợc hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng mỗi ngày. 
31 
Ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài đang bị cách ly tại bệnh viện hoặc cơ sở khác, đƣợc hỗ 
trợ tiền ăn 80.000 đồng mỗi ngày. 
32 
UBND Hà Nội, TP. HCM đƣợc yêu cầu rà soát, cập nhật phƣơng án phòng chống Covid-19, 
"bảo đảm sẵn sàng cho cả phƣơng án cách ly toàn thành phố". 
33 Sở Tài nguyên và Môi trƣờng TP HCM bị phê bình 
34 
Sở này đƣợc yêu cầu kiểm điểm các cá nhân liên quan, báo cáo UBND thành phố trong tối 
nay. 
35 
Trong lúc bắt cua trong hang, bà Trần Thị Ích, 63 tuổi, trú xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà bị 
rắn cắn trúng tay phải. 
36 
Tăng ni cả nƣớc đƣợc yêu cầu cấm túc tại các chùa, cơ sở tự viện và không đi ra ngoài nếu 
không cần thiết, đến hết ngày 15/4. 
37 
Hoạt động vận chuyển bằng xe khách, tàu hỏa từ hai thành phố lớn đi các tỉnh đƣợc hạn chế từ 
27/3. 
38 Chỉ đạo này đƣợc đƣa ra để góp phần phòng, chống Covid-19. 
39 
Các cơ quan chức năng cũng đƣợc yêu cầu phối hợp với đơn vị liên quan kiểm soát chặt các 
trƣờng hợp nhập cảnh tại biên giới trên bộ (nhất là biên giới với Lào, Campuchia), đƣờng thủy, 
đƣờng biển, cảng hàng không. 
40 Bé trai bị bỏ rơi trong thùng mì tôm. 
41 
Đứa trẻ 3,4 kg, còn nguyên dây rốn đƣợc ngƣời dân phát hiện bên lề đƣờng ở thành phố 
Pleiku, sáng 27/3. 
42 
Ông Dƣơng Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP HCM, đƣợc HĐND thành 
phố bầu làm Phó chủ tịch UBND thành phố với 83/93 phiếu, chiều 27/3. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 566 
43 
Tháng 7/2017, ông Đức đƣợc bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP HCM, 
thay ông Lê Thái Hỷ nghỉ hƣu. 
44 
Hai năm sau, ông đƣợc Ban Bí thƣ chỉ định bổ sung vào Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP 
HCM khóa X nhiệm kỳ 2015-2020. 
45 
8 dự án cao tốc Bắc Nam đƣợc Chính phủ đề xuất chuyển hình thức đầu tƣ từ vốn xã hội hóa 
sang vốn ngân sách. 
46 Các dự án này đƣợc kiến nghị cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu khi triển khai. 
47 
Gần 200kg tôm chết đƣợc sơ chế thành tôm nõn bị phát hiện tại nhà ông Trần Văn Ngô, 48 
tuổi, trú huyện Cẩm Xuyên. 
48 
Các dịch vụ dẫn tàu bay, thuê thang ống, băng chuyền, phục vụ mặt đất đƣợc các sân bay giảm 
giá trong 6 tháng. 
49 
Hơn 16.500 ngƣời Việt Nam về từ các vùng có dịch đang đƣợc cách ly trong doanh trại, trong 
đó có 385 ngƣời nƣớc ngoài. 
50 Hai khu du lịch biển Quy Nhơn bị đình chỉ thi công 
2. PHỤ LỤC CÂU BỊ ĐỘNG TIẾNG NHẬT 
STT TRÍCH DẪN 
1 大会関係者や観戦者を含めると、約 1 千万人が東京を訪れると見込まれる。 
2 日本産牛肉の中国向け輸出が2001年以来、18年ぶりに解禁された 
3 地球温暖化と、昨年秋から今年春まで続いたエルニーニョ現象の影響とみられる。 
4 受動喫煙の防止をめざす改正健康増進法が 4 月 1日から全面施行される。 
5 「ずっと、もっと愛される動物公園に」といった意味も込められている。 
6 
(3 月 31 日現在で 14 都道府県で 26 集団に上る。前回公表した 3 月 17日時点から計 13 集団
増えた。)1 府 5 県で新たに確認された。 
7 
平成のはじめ、上皇さまが天皇陛下に即位して初の海外訪問先として、アジア諸国が検討
されていた。 
8 東京都内では同日、さらに厳しい受動喫煙防止条例も全面施行される。 
9 
27 日にも、博多駅筑紫口周辺で客引きが多くいる道を見渡せる駐車場の壁面にカメラが設
置された。 
10 同キャンパスは県や町が約43億円を支援し、1997年に開設された。 
11 昨年3位だった東北大は、留学生比率などで測る国際性が評価された。 
12 改正法は昨年7月に一部施行された 
13 現在では棋聖戦は例年、6~8 月に五番勝負が行われている。 
14 陰性でも、2 週間は自宅やホテルでの待機が要請される。 
15 写真に基づいて忠実に造られた。 
16 門は三反園知事の「御楼門、開門」の吅図で開かれた。 
17 この春に開学を控えていた新設大学も、開学式が中止に追い込まれた。 
18 九重町・筋湯温泉にある小松地獄に木製の遊歩道とあずま屋が整備された。 
19 国内では15日、新型コロナウイルスの感染者が新たに50人確認された 
20 感染判明後、施設内で治療を続けていた入所者50人の陰性が確認された。 
21 
新型コロナウイルスの感染拡大を防止するため中止となった「2020吹上浜砂の祭典」
の代わりに、市を砂像の街としてPRしようと企画された。 
22 
L0 系は 2002~2008 年に走行した試験車両「MLX01-901」に続いて 2013年に登場、2 編成
計 14 両が製造された。 
23 「営業線仕様の第 1 世代」と位置づけられる。 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 567 
24 東海道新幹線でおなじみの白い車体にブルーのラインはリニアにも踏襲された。 
25 
3~8階は県が管理する居住施設で、全66室に家具・家電を完備。単身者用のほか、家
族連れの留学生らも受け入れ可能な部屋も用意されている 
26 
新型コロナウイルスの感染が広がるのを防ごうと、多くの大学が入学式を中止したり、入
学手続きを簡素化したりするなどの対応に追われている。 
27 
1 級は、社会的な話題や時事問題を質問したり、自分の考えを述べたりできる大学上級程度
のレベルとされる。 
28 展示会やコンサートなどの開催が想定されている。 
29 各フロアの内装には、群馬の山や繊維産業にちなんだデザインが施された。 
30 社会情勢など日本語でも説明が難しいテーマに英語で論理的な意見を求められる。 
31 
警察や消防、民間などのヘリコプターが常駐していた福岡空港のヘリポートが、福岡市東
区奈多の「雁の巣レクリエーションセンター」隣接地に移された。 
32 
24 日までに計 75 人(出演者 18 人、スタッフ 9人、公演関係者 8 人、観客 40 人)が陽性と
確認された。 
33 観客延べ 887 人は全員が濃厚接触者とされている。 
34 
世界的なスポーツの祭典の実現に向けて、あらゆる手立てを講じていくことが求められよ
う。 
35 延期に伴い、新たな費用が発生することが予想される。 
36 五輪の延期が日本経済に及ぼす影響も懸念される。 
37 西置繭所の内部が報道陣に公開された。 
38 
同市役所に隣接する市民会館は1969年に建設され、ホール棟(3階建て、延べ床面積
約2100平方メートル)と会議室棟(2階建て、同約1100平方メートル)で構成さ
れる。 
39 
夏季大会では1964年以来で、前回実施時の映像や写真には、トーチから立ち上る炎と
勢いよく吐き出される白煙の様子が記録されている。 
40 40ある客室には萩焼が飾られ、壁のデザインに徳地和紙が使われている。 
41 長年、温泉街のシンボルとして親しまれた恩湯は、老朽化などに伴い建て替えられた。 
42 
郵送分の給付時期は、最も遅い千葉市が「6月19日から」。市川市も同じ頃とみられる
。 
43 船体には学生の名前をつけた船名が刻まれている。 
44 2018年10月に完成し、世界最大とギネス記録に認定された。 
45 
県郷土工芸品「井川メンパ」の展示会が、静岡市駿河区丸子の駿府匠宿たくみしゅくで開
かれている。 
46 鹿児島国体では、軟式野球成年男子と硬式高校野球が同球場で行われる。 
47 4月7日には、プロ野球公式戦、巨人―中日戦も予定されている。 
48 宮城県南三陸町の震災復興祈念公園は、今秋の完成を目指して整備が進められている。 
49 研修生同士の対局のほかに棋士の指導も受けられる。 
50 佐伯市海崎の同部会長、簀河原(すがはら)次男さん(71)も収穫作業に追われている。 

File đính kèm:

  • pdfdoi_chieu_dac_diem_c_phap_cua_cau_bi_dong_trong_tieng_viet_v.pdf