Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này đánh giá tính bền vững sinh kế của hộ ngư dân nuôi trồng thủy sản tại vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã đưa ra được bốn nhóm tiêu chí để đo lường sinh kế bền vững gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách với 28 chỉ tiêu. Hệ số nhất quán ở nhóm nuôi chuyên canh, nhóm nuôi xen ghép và nhóm cá lồng lần lượt là 0,021–0,097, 0,014–0,055 và 0,019–0,077. Chỉ số phản ánh mức độ bền vững sinh kế cho các nhóm trên lần lượt là 0,462, 0,508 và 0,446, với chỉ số chung là 0,471. Mức độ sinh kế bền vững theo hộ là tương đối bền vững (42,3%), hơi bền vững (38,14%), khá bền vững (17,8%), và kém bền vững (1,69%). Phương pháp phân tích thứ bậc cho thấy nhóm hộ nuôi xen ghép có khả năng phát triển sinh kế bền vững tốt nhất. Cần chú trọng đầu tư phát triển mô hình nuôi thủy sản xen ghép để đảm bảo tính bền vững cho hệ thống phát triển thủy sản ở vùng đầm phá của Thừa Thiên Huế

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 11100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; 
pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 
Tập 130, Số 3B, 2021, Tr. 5–18, DOI: 10.26459/hueunijard.v130i3B.6184 
ĐO LƯỜNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NUÔI TRỒNG 
THỦY SẢN Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Nguyễn Thị Thu Hương1, 2, *, Bùi Đức Tính2, Trịnh Văn Sơn2 
1 Thị ủy Hương Trà, 6 Thống Nhất, Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 
2 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
* Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hương 
(Ngày nhận bài: 8-2-2021; Ngày chấp nhận đăng: 11-3-2021) 
Tóm tắt. Nghiên cứu này đánh giá tính bền vững sinh kế của hộ ngư dân nuôi trồng thủy sản tại vùng đầm 
phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã đưa ra được bốn nhóm tiêu chí để đo lường sinh kế bền vững 
gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách với 28 chỉ tiêu. Hệ số nhất quán ở nhóm nuôi chuyên 
canh, nhóm nuôi xen ghép và nhóm cá lồng lần lượt la ̀0,021–0,097, 0,014–0,055 và 0,019–0,077. Chỉ số phản 
ánh mức độ bền vững sinh kế cho các nhóm trên lần lượt là 0,462, 0,508 và 0,446, với chỉ số chung là 0,471. 
Mức độ sinh kế bền vững theo hộ là tương đối bền vững (42,3%), hơi bền vững (38,14%), khá bền vững 
(17,8%), va ̀kém bền vững (1,69%). Phương pháp phân tích thứ bậc cho thấy nhóm hộ nuôi xen ghép có khả 
năng phát triển sinh kế bền vững tốt nhất. Cần chú trọng đầu tư phát triển mô hình nuôi thủy sản xen ghép 
để đảm bảo tính bền vững cho hệ thống phát triển thủy sản ở vùng đầm phá của Thừa Thiên Huế. 
Từ khóa: phương pháp phân tích thứ bậc, sinh kế, Thừa Thiên Huế, thủy sản, vùng đầm phá 
Measuring livelihoods’ sustainability of aquacultural farmers in 
the lagoons of Thua Thien Hue province 
Nguyen Thi Thu Huong1, 2 *, Bui Duc Tinh2, Trinh Van Son2 
1 People’s Committee of Huong Tra Commune, 6 Thong Nhat St., Tu Ha, Huong Tra, 
Thua Thien Hue, Vietnam 
2 University of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
* Correspondence to Nguyen Thi Thu Huong 
(Received: February 8, 2021; Accepted: March 11, 2021) 
Abstract. This study evaluates the livelihoods’ sustainability of aquaculture farmers in the lagoons of Thua 
Thien Hue province. The study identified four criteria measuring livelihoods’ sustainability, namely 
economic criteria, social criteria, environmental criteria, and policy criteria with 28 indicators. The 
Consistency Ratio of the specialized farming group, the intercropping group, and the cage fish group is 
0.021–0.097, 0.014–0.055, and 0.019–0.077, respectively. The index reflecting the measure of livelihoods’ 
Nguyễn Thị Thu Hương và CS. Tập 130, Số 3B, 2021 
6 
sustainability for the groups above is 0.462, 0.508, and 0.446, respectively, with the general index of 4.71. The 
extent of livelihoods’ sustainability by households is as follows: relatively sustainable (42.3%), slightly 
sustainable (38.14%), sufficiently sustainable (17.8%), and unsustainable (1.69%). The Analytic Hierarchy 
Process method indicates that the intercropping households have the best potential to develop livelihoods’ 
sustainability. It is necessary to invest in developing the mixed aquaculture model to ensure the 
sustainability of the lagoon fisheries development system of Thua Thien Hue province. 
Keywords: Analytic Hierarchy Process, livelihood, Thua Thien Hue, fisheries, lagoon 
1 Đặt vấn đề 
Sinh kế là khái niệm được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người. 
Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế hộ gia 
đình. Carney cho rằng sinh kế bao gồm các khả năng tài sản (chẳng hạn, vật chất và nguồn lực 
xã hội) và các hoạt động cần thiết để sống [6]. 
Sinh kế bền vững được Neefjes diễn giải rằng: Sinh kế tùy thuộc vào các khả năng và của 
cải (trong đó có nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và những hoạt động cần thiết để mưu 
sinh. Sinh kế của hộ được gọi là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng 
thẳng và chấn động và tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả 
trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường [9]. 
Dựa trên khung lý thuyết về sinh kế và sinh kế bền vững do Cục Phát triển Quốc tế Vương 
quốc Anh (DFID) và tổ chức CARE Quốc tế phát triển, nhiều nghiên cứu đã được triển khai và 
mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn. Các chính sách để xác định sinh kế cộng 
đồng dân cư theo hướng bền vững được xác định là có liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ 
mô và liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Ellis đã chỉ ra mức độ quan hệ của tăng trưởng kinh 
tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân, nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách 
cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo [7]. 
Nghiên cứu khẳng định sự bền vững của sinh kế cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả 
năng trang bị nguồn vốn, trình độ lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng và chính sách phát 
triển sinh kế [1]. Bên cạnh đó, Lê Hiếu Thảo cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong 
việc phát triển kinh tế [2]. 
Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có 21.620 ha diện tích mặt nước với 616.730 ha tổng 
diện tích tự nhiên, chiếm 20% diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số khoảng 262.698 người, bằng 
33% dân số toàn tỉnh. Sinh kế thủy sản là hoạt động sinh kế quan trọng của phần lớn ngư dân 
ven biển [4]. Bên cạnh khai thác thủy sản tự nhiên, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) được phát 
triển mạnh và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của các hộ ngư dân. Tại vùng 
đầm phá có các hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến như: nuôi xen ghép, nuôi chuyên canh 
và nuôi cá lồng. Tuy nhiên, do sự khác biệt trình độ văn hóa, tỷ lệ qua đào tạo của người lao động 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3B, 2021 
7 
ở vùng đầm phá chưa cao nên việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong các mô 
hình nuôi trồng thủy sản là chưa nhiề ... iều tra 
Huyện 
Phú Lộc 
Huyện 
Phú Vang 
Thị xã 
Hương Trà 
Huyện 
Quảng Điền 
Nuôi nuôi cá lồng 13,71 12,76 12,70 10,98 
Nuôi xen ghép tôm – cua – cá 19,70 17,26 18,63 19,87 
Dịch vụ TS 18,80 18,52 18,93 19,35 
Nguyễn Thị Thu Hương và CS. Tập 130, Số 3B, 2021 
12 
Hoạt động sinh kế 
Địa điểm điều tra 
Huyện 
Phú Lộc 
Huyện 
Phú Vang 
Thị xã 
Hương Trà 
Huyện 
Quảng Điền 
ĐBTS đầm phá 14,96 13,91 15,06 15,56 
ĐBTS trên biển 19,25 19,85 19,66 19,87 
Lao động công nhật 19,25 18,90 19,29 19,61 
Ghi chú: TS = thủy sản; ĐBTS = đánh bắt thủy sản. 
 Nguồn: xử lý số liệu điều tra 
3.2 Mô tả về chỉ tiêu đo lường sinh kế 
Hệ thống chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững dựa trên bốn nhóm tiêu chí về đo lường mức 
sinh kế bền vững gồm: tiêu chí kinh tế, tiêu chí xã hội, tiêu chí môi trường, và tiêu chí thể chế 
chính sách (Bảng 4). 
Bảng 4. Tiêu chí đo lường sinh kế bền vững cho các hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá 
tỉnh Thừa Thiên Huế 
STT Chỉ tiêu Tên biến Đơn vị Dấu kỳ vọng 
I. Tiêu chí kinh tế 
1 Mức thu nhập bình quân trên đầu 
người/ năm 
𝐾𝑇1 Triệu đồng + 
2 Lượng lương thực bình quân trên đầu 
người/ năm 
𝐾𝑇2 kg + 
3 Thu từ các khoản hỗ trợ 𝐾𝑇3 Triệu đồng – 
4 Loại nhà ở 𝐾𝑇4 Triệu đồng + 
5 Số công trình phụ 𝐾𝑇5 Công trình + 
6 Giá trị lưới cụ, các ngư cụ, lồng nuôi và 
các vật dụng khác phục vụ NTTS 
𝐾𝑇6 Triệu đồng + 
7 Giá trị máy bơm nước, giàn sục khí 𝐾𝑇7 Triệu đồng + 
8 Giá trị các phương tiện vận tải phục vụ 
NTTS: các loại xe, thuyền, ghe. 
𝐾𝑇8 Triệu đồng + 
9 Số lao động có việc làm trong gia đình 𝐾𝑇9 Lao động + 
10 Số lao động được đào tạo nghề 𝐾𝑇10 Lao động + 
II. Tiêu chí xã hội 
1 Trình độ văn hóa của chủ hộ 𝑋𝐻1 Năm + 
2 Tỷ lệ lao động nữ có việc làm 𝑋𝐻2 % + 
3 Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức 
đoàn thể xã hội ở địa phương 
𝑋𝐻3 % + 
4 Tỷ lệ người tham gia vào BHYT 𝑋𝐻4 % + 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3B, 2021 
13 
STT Chỉ tiêu Tên biến Đơn vị Dấu kỳ vọng 
5 Số phương tiện cập nhật thông tin 𝑋𝐻5 Cái/chiếc + 
6 Số lần tham gia sinh hoạt cộng đồng 𝑋𝐻6 Lần + 
7 Số tháng được hỗ trợ sản xuất 𝑋𝐻7 Tháng – 
8 Khoảng cách từ nhà đến trung tâm 𝑋𝐻8 km – 
III. Tiêu chí môi trường 
1 Diện tích mặt nước NTTS 𝑀𝑇1 Sào + 
2 Tình trạng nguồn nước 𝑀𝑇2 Hệ số + 
3 Cường độ khai thác 𝑀𝑇3 Lần/năm – 
4 Số loài sản phẩm được khai thác 𝑀𝑇4 Loài – 
5 Tỷ lệ người tham gia tuyên truyền 𝑀𝑇5 % + 
IV. Tiêu chí thể chế chính sách 
1 Các cơ quan địa phương hỗ trợ việc 
thực hiện thành công hoạt động sinh kế 
𝐶𝑆1 
Số chính sách, 
chương trình 
+ 
2 Các hoạt động sinh kế mà gia đình 
được hỗ trợ thành công 
𝐶𝑆2 
Số hoạt động 
sinh kế 
+ 
3 Vai trò của chính quyền địa phương 
trong việc chuyển đổi sinh kế 
𝐶𝑆3 
Thang đo từ 1 
đến 5 
1 – Không ảnh 
hưởng; 
2 – Ảnh hưởng 
một phần; 
3 – Không ý kiến; 
4 – Ảnh hưởng 
tương đối 
nhiều; 
5 – Ảnh hương 
rất nhiều. 
+ 
4 Chính sách tuyên truyền bảo vệ biển, 
bảo vệ môi trường 
𝐶𝑆4 + 
5 Quy trình hoạch định chính sách có sự 
tham gia của người dân 
𝐶𝑆5 
+ 
Ghi chú: (+) nếu sự tăng lên sẽ tác động tích cực đến tính bền vững của sinh kế và dấu (–) ngược lại sẽ tác 
động tiêu cực. 
Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu và thảo luận nhóm 
Đối với nhóm tiêu chí kinh tế, hầu hết các chỉ tiêu thay đổi theo xu hướng tích cực đồng 
thời chỉ tiêu về phụ thuộc từ các khoản hỗ trợ giảm xuống. Điều này chứng tỏ rằng người dân đã 
giảm sự phụ thuộc vào các khoản hỗ trợ và sinh kế của các nhóm hộ đáp ứng nhóm tiêu chí phát 
triển bền vững. Tiêu chí xã hội được xem xét trên các khía cạnh: trình độ văn hóa, tỉ lệ lao động 
có việc làm, số lần tham gia sinh hoạt cộng đồng, tỉ lệ người tham gia bào bảo hiểm xã hội, v.v. 
Quá trình hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có tác động đến cơ cấu nghề nghiệp và một số tập 
quán trong lao động sản xuất. Trong bối cảnh ấy, người dân đã có tiếp cận thông tin, nâng cao 
trình độ để phát triển sản xuất. Tiêu chí môi trường bao gồm diện tích mặt nước NTTS, tình trạng 
Nguyễn Thị Thu Hương và CS. Tập 130, Số 3B, 2021 
14 
nguồn nước, cường độ khai thác, số loài được khai thác và tỉ lệ tham gia tuyên truyền. Tiêu chí 
thể chế chính sách được xem xét trên một số khía cạnh như: các cơ quan địa phương hỗ trợ việc 
thực hiện thành công hoạt động sinh kế (các hoạt động sinh kế mà gia đình được hỗ trợ thành 
công; vai trò của chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi sinh kế; chính sách tuyên truyền 
bảo vệ biển, bảo vệ môi trường; quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân). 
3.3 Thực trạng nguồn lực sinh kế 
Chuẩn hóa giá trị các chỉ tiêu đánh giá: Thực hiện chuẩn hóa 28 chỉ tiêu đánh giá với giá trị 
được chuẩn hóa về phạm vi khoảng [0,1], trong đó 23 chỉ tiêu thuận chiều (+) được tính theo công 
thức (1) và 5 chỉ tiêu ngược chiều (–) được tính theo công thức (2). Giá trị cực đại và cực tiểu của 
chuỗi dữ liệu khảo sát là căn cứ để thực hiện chuẩn hóa dữ liệu về phạm vi [0,1]. Bước chuẩn hóa 
này sẽ giúp hạn chế sự khác nhau về đơn vị đo lường, so sánh nhiều loại dữ liệu khác nhau 
(định tính hay định lượng) không có ý nghĩa sẽ được khắc phục. 
Xác định trọng số: Để xác định trọng số, chúng tôi tiến hành tham vấn tám chuyên gia trong 
lĩnh vực thuỷ sản về mức độ quan trọng của năm nhóm tiêu chí đối với từng loại hình sinh kế 
thuỷ sản là chuyên canh, xen ghép và cá lồng. Khảo sát 660 hộ để xác định giá trị thực tế của các 
tiêu chí đối với hộ. Tính giá trị trung bình nhân đánh giá tầm quan trọng của các chỉ tiêu theo các 
ý kiến chuyên gia bằng công thức: 
𝐾𝑖𝑗 = √𝐾1 × 𝐾2 × 𝐾3 × 𝐾4 × 𝐾5 × 𝐾6 × 𝐾7 × 𝐾8
8 
Hệ số nhất quán được tính theo công thức (8) cho ba nhóm hộ và toàn vùng đầm phá 
(Bảng 5). 
Chỉ số ngẫu nhiên được lấy từ bảng quan hệ chỉ số của Saaty tương ứng với số chỉ tiêu m 
trong từng tiêu chí. Như vậy, tất cả hệ số nhất quán của các nhóm tiêu chí ở cả ba nhóm hộ và 
vùng đầm phá đều nhỏ hơn 0,1, thỏa mãn điều kiện về tính thống nhất ý kiến đánh giá của các 
chuyên gia. 
Chỉ số thành phần và chỉ số chung về sinh kế bền vững: Chỉ số thành phần và chỉ số chung về 
sinh kế bền vững phản ánh bốn tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách. Trong 
đó chỉ số thành phần được tính theo công thức (5) và chỉ số chung được tính theo công thức (7). 
Bảng 5. Hệ số nhất quán của các tiêu chí đối với ba nhóm hộ 
Loại hộ Tiêu chí Số chỉ tiêu max CI CR 
Nhóm 
chuyên canh 
Kinh tế 10 10,284 0,032 0,021 
Xã hội 8 8,537 0,077 0,053 
Môi trường 5 5,437 0,109 0,097 
Thể chế, chính sách 5 5,137 0,034 0,031 
Nhóm Kinh tế 10 10,746 0,083 0,055 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3B, 2021 
15 
xen ghép Xã hội 8 8,138 0,020 0,014 
Môi trường 5 5,083 0,021 0,019 
Thể chế, chính sách 5 5,077 0,019 0,017 
Nhóm 
cá lồng 
Kinh tế 10 10,260 0,029 0,019 
Xã hội 8 8,291 0,042 0,029 
Môi trường 5 5,152 0,038 0,034 
Thể chế, chính sách 5 5,346 0,087 0,077 
Nguồn: Tính toán từ khảo sát ý kiến của chuyên gia 
3.4 Kết quả đo lường sinh kế bền vững 
Chỉ số sinh kế bền vững thành phần giữa các tiêu chí có khác nhau, trong đó tiêu chí 
kinh tế có chỉ số thấp nhất (<0,4); tiêu chí xã hội là cao nhất (0,608) và chỉ số chung là 0,471 
(Bảng 6). Theo thang đo của Nguyễn Minh Thu [3] thì sinh kế của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng 
đầm phá là “tương đối bền vững”. Chỉ số đo lường mức độ bền vững của nhóm hộ nuôi xen ghép 
cao nhất và điều này đúng với thực tế. Những năm qua, do thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, 
môi trường vùng đầm phá ngày một ô nhiễm nên Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã nghiên cứu và 
khuyến cao ngư dân chuyển đổi đối tượng nuôi, hình thức nuôi phù hợp. Nhờ chuyển sang nuôi 
xen ghép nên nhiều loại cá, tôm, cua cho hiệu quả nuôi cao rõ rệt, cho sản lượng cao hơn và có 
thể nuôi quanh năm. Nhóm hộ nuôi xen ghép được xem là nhóm hộ có điều kiện phát triển ở 
vùng đầm phá, khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực hiện có và hỗ trợ để phát triển sinh kế 
của họ khá tốt. Vì vậy, nhóm hộ nuôi xen ghép là nhóm có khả năng phát triển sinh kế bền vững 
tốt nhất (0,508). 
Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo hộ: Khi tính chỉ số của các hộ khảo sát theo phương 
pháp trọng số AHP, chúng tôi nhận thấy nuôi xen ghép là phương thức có khả năng phát triển 
sinh kế bền vững nhất và có thể được điều chỉnh và phát triển trong thời gian tới để cải thiện và 
nâng cao mức độ bền vững về sinh kế của hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương để thích ứng 
với những thay đổi từ các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. 
3.5 Một số rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương 
Bảng 7 cho thấy tỷ lệ hộ có chỉ số sinh kế bền vững từ 0,5 trở lên là 38,14%, trong đó chỉ số 
của nhóm tiêu chí về xã hội, môi trường, thể chế chính sách từ 0,5 trở lên chiếm trên 30% số hộ. 
Nhìn chung số hộ có chỉ số sinh kế bền vững từ 0,5 trở lên tương đối thấp, chứng tỏ sinh kế của 
hộ ngư dân NTTS ở vùng đầm phá chưa thực sự bền vững. Kết quả cho thấy, số hộ có chỉ số từ 
0,4 đến 0,6 là cao nhất, tiếp theo là từ 0,2 đến 0,4. Như vậy, sinh kế của hộ ngư dân NTTS vùng 
đầm phá nằm vào khoảng “hơi bền vững đến tương đối bền vững”. 
Nguyễn Thị Thu Hương và CS. Tập 130, Số 3B, 2021 
16 
Bảng 6. Chỉ số phản ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững 
Nhóm 
Nhân tố 
kinh tế (Ikt) 
Nhân tố 
xã hội (Ixh) 
Nhân tố 
môi trường (Imt) 
Nhân tố 
thể chế (Itc) 
Chỉ số chung 
Chuyên canh 0,372 0,546 0,586 0,385 0,462 
Xen ghép 0,338 0,627 0,603 0,522 0,508 
Nuôi cá lồng 0,374 0,537 0,383 0,522 0,446 
Vùng đầm phá 0,350 0,608 0,521 0,443 0,471 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả 
Bảng 7. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững (%) 
Chỉ số sinh kế 
bền vững 
Nhân tố 
kinh tế (Ikt) 
Nhân tố 
xã hội (Ixh) 
Nhân tố môi 
trường (Imt) 
Nhân tố thể chế 
chính sách (Itc) 
Chỉ số 
chung 
Kém bền vững (<0,2) 0,85 0,00 7,63 19,49 1,69 
Hơi bền vững (0,2–0,4) 78,81 9,32 33,05 15,25 38,14 
Tương đối bền vững 
(0,4–0,6) 
18,65 34,75 24,58 38,98 42,37 
Khá bền vững (0,6–0,8) 1,69 52,54 22,88 25,43 17,80 
Bền vững (>0,8) 0,00 3,39 11,86 0,85 0,00 
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phiếu điều tra 
4 Kết luận và kiến nghị 
4.1 Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm tiêu chí đo lường sinh kế bền vững cho các hộ nuôi 
trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế 
chính sách. Hệ số nhất quán ở nhóm chuyên canh từ 0,021 đến 0,097; nhóm nuôi xen ghép đạt từ 
0,014 đến 0,055 và nhóm cá lồng đạt từ 0,019 đến 0,077. Chỉ số chung phản ánh mức độ đo lường 
sinh kế bền vững là 0,471, trong đó nhóm nuôi chuyên canh là 0,462, nhóm nuôi xen ghép là 0,508 
và nhóm nuôi cá lồng là 0,446. Đo lường sinh kế bền vững theo hộ cho thấy mức tương đối bền 
vững có chỉ số chung là 42,3%, hơi bền vững là 38,14%, khá bền vững là 17,8%, kém bền vững là 
1,69%. 
Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP đánh giá tính bền vững về sinh kế của hộ 
ngư dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy nhóm hộ nuôi xen 
ghép là nhóm có khả năng phát triển sinh kế bền vững tốt nhất. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3B, 2021 
17 
4.2 Kiến nghị 
Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng để đảm bảo sinh kế bền vững, các hộ nuôi 
trồng thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế nên tập trung 
phát triển mô hình nuôi xen ghép. Đây là mô hình đã chứng minh được hiệu quả kinh tế cao và 
hạn chế rủi ro dịch bệnh nên tạo ra được sự bền vững so với các mô hình nuôi trồng thủy sản 
khác. 
Phương pháp phân tích thứ bậc phù hợp và cho kết quả có độ tin cậy trong đánh giá sinh 
kế bền vững không chỉ cho các hộ nuôi trồng thủy sản mà còn có thể áp dụng để phân tích tính 
bền vững cho các loại hộ gia đình có sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên. 
Tài liệu tham khảo 
1. Cao Lệ Quyên (2010), Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến nghề cá tại các vùng đầm phá ven 
biển, <https://www.mard.gov.vn/Pages/bien-doi-khi-hau-gay-anh-huong-lon-den-nghe-ca-
tai-cac-vung-dam-pha-ven-bien-3151.aspx>, truy cập ngày 12/05/2010. 
2. Lê Hiếu Thảo (2017), Một số giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực trong phát triển kinh 
tế biển ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí công thương, 4, 4+5, 68–72. 
3. Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận 
án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 
4. Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Tiến Dũng, Dương Ngọc Phước (2019), Đánh giá mức độ 
phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau ảnh hưởng 
của sự cố formosa năm 2016, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
128(3D), 53–65, DOI: 10.26459/hueuni-jard.v128i3D.5334. 
5. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2021), Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ 
2021. 
6. Carney D. (ed.) (1998), Sustainable Rural Livelihoods: What contribution can we make? London: 
Department for International Development. 
7. Ellis F. (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries. Oxford University Press, 
pp. 2–24. 
8. Hahn M. B., Riederer A. M., Foster S. O. (2009), The livelihood vulnerability index: A 
pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change—A case study in 
Mozambique, Global Environmental Change, 19(1), 74–88. 
9. Neefjes K. (2000), Environments and Livelihoods: Strategies for Sust in bility, Oxfam, Oxford (Bản 
dịch tiếng Việt: Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền vững, Nxb. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, 2008). 
Nguyễn Thị Thu Hương và CS. Tập 130, Số 3B, 2021 
18 
10. Saaty T. L. (1980), The Analytical Hierarchy Process, McGraw-Hill, New York. 
11. Saaty T. L. (2008), Decision making with the Analytic Hierarchy Process, International Journal 
of Services Sciences, 1(1), 83–98. DOI: 10.1504/IJSSCI.2008.017590. 
12. Thomas L. Saaty & Luis G. Vargas (2008), Models, methods, Concept and Applications of the 
analytic Hierarchy Process, University of Pittsburg. 

File đính kèm:

  • pdfdo_luong_sinh_ke_ben_vung_cua_ho_nuoi_trong_thuy_san_o_vung.pdf