Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

Mô đun “Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản” là mô đun cơ sở ngành

của chương trình đào tạo nghề Nuôi trồng thủy sản trình độ Cao đẳng. Mô đun

này được giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong các học phần Thủy sinh vật,

Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, Phân loại học, Sinh lý động vật thủy

sản, Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.

- Tính chất:

Mô đun cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thức ăn tự

nhiên, kỹ thuật gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thủy sản; hiểu biết

cơ bản về thức ăn nhân tạo, kỹ thuật chế biến, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng

thủy sản.

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng

thủy sản một cách khoa học và hợp lý là một chỉ tiêu rất quan trọng trong nuôi

trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng

sản phẩm

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 1

Trang 1

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 2

Trang 2

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 3

Trang 3

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 4

Trang 4

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 5

Trang 5

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 6

Trang 6

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 7

Trang 7

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 8

Trang 8

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 9

Trang 9

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 73 trang minhkhanh 6060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

Giáo trình Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
1 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Giáo trình “Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản” là tài liệu phục vụ 
công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh 
tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với 
mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 
3 
MỤC LỤC 
 TRANG 
Bài 1. Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thủy sản 6 
1 Những hiểu biết cơ bản về thức ăn tự nhiên 6 
2. Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao, đầm 13 
Bài 2. Sản xuất thức ăn nhân tạo 
1. Khái niệm về thức ăn nhân 
33 
33 
2. Nguyên tắc lựa chọn nguyên liệu sản xuất thức ăn 42 
3. Phương pháp lập công thức thức ăn 48 
4. Xử lý và chuẩn bị nguyên liệu 56 
5. Công nghệ sản xuất thức ăn 58 
6. Kiểm tra chất lượng thức ăn 63 
7. Bảo quản thức ăn 64 
Bài 3. Quản lý chế độ cho ăn 67 
1. Chuẩn bị dụng cụ 67 
2. Tính khẩu phần thức ăn 67 
3. Cho động vật thủy sản ăn 71 
4 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản 
Mã mô đun: MĐ 15 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 
 - Vị trí: 
Mô đun “Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản” là mô đun cơ sở ngành 
của chương trình đào tạo nghề Nuôi trồng thủy sản trình độ Cao đẳng. Mô đun 
này được giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong các học phần Thủy sinh vật, 
Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, Phân loại học, Sinh lý động vật thủy 
sản, Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. 
 - Tính chất: 
Mô đun cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thức ăn tự 
nhiên, kỹ thuật gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thủy sản; hiểu biết 
cơ bản về thức ăn nhân tạo, kỹ thuật chế biến, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng 
thủy sản. 
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng 
thủy sản một cách khoa học và hợp lý là một chỉ tiêu rất quan trọng trong nuôi 
trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng 
sản phẩm. 
Mục tiêu của mô đun: 
- Kiến thức: 
Nêu được khái niệm thức ăn tự nhiên, phân tích được kỹ thuật gây nuôi 
thức ăn tự nhiên và chế biến thức ăn nhân tạo cho động vật thủy sản. 
- Kỹ năng: 
+ Gây nuôi được các loại thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thủy sản, sản 
xuất thức ăn nhân tạo, lựa chọn thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi trồng 
thủy sản 
+ Tính được khẩu phẩn ăn, lượng thức ăn, hệ số thức ăn; sản xuất và sử 
dụng hợp lý thức ăn trong nuôi thuỷ sản. 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
5 
Thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc, chính xác, cẩn trọng trong sản xuất 
và chế biến thức ăn cho động vật thủy sản. 
Nội dung của mô đun: 
Số 
TT 
Tên chương, mục Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành, thí 
nghiệm, 
thảo luận, 
bài tập 
Kiểm 
tra 
1 
Bài 1: Gây nuôi thức ăn tự nhiên 
trong ao đầm nuôi thủy sản 
14 6 8 
2 Bài 2: Sản xuất thức ăn nhân tạo 23 7 16 
3 Bài 3: Quản lý chế độ cho ăn 8 2 5 1 
 Cộng 45 15 29 1 
6 
BÀI 1: GÂY NUÔI THỨC ĂN TỰ NHIÊN TRONG AO ĐẦM NUÔI THỦY 
SẢN 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các biện pháp gây nuôi thức ăn tự nhiên làm thức ăn cho 
động vật thủy sản; 
- Sử dụng được phân bón để phát triển thức ăn tự nhiên trong ao, đầm. 
Nội dung chính: 
1. Những hiểu biết cơ bản về thức ăn tự nhiên 
1.1. Định nghĩa thức ăn tự nhiên, tính ăn của một số loài cá nuôi 
1.1.1. Định nghĩa thức ăn tự nhiên 
Thức ăn tự nhiên của cá chủ yếu bao gồm các nhóm sinh vật ở nước, sống 
cùng cá. Phần lớn các sinh vật thức ăn của cá có đời sống gắn chặt với nước; đó 
là những vi khuẩn ở nước, tảo, các động vật giáp xác thấp sống phù du như nhóm 
râu ngành (Cladocera), chân chèo (Copepoda), luân trùng (Rotifera); các động 
vật sống ở bùn đáy như giun ít tơ, trai, ốc và cuối cùng phải kể đến cả những loại 
cá con, cá tạp, làm thức thức ăn tự nhiên cho các loài cá dữ. Đây là những sinh 
vật sống ở nước điển hình. Chỉ có một số ít sinh vật thức ăn của cá sống ở nước 
một thời gian (thường là thời gian đầu của quá trình biến thái) đó là: ấu trùng 
muỗi, ấu trùng chuồn chuồn và ấu trùng của nhiều loại côn trùng khác. 
Do đời sống của các sinh vật thức ăn gắn chặt với nước nên những tính chất 
chung của nước và những tính chất riêng của từng loại vực nước có ảnh hưởng 
quyết định đến thành phần và số lượng, cũng như toàn bộ đời sống của các sinh 
vật thức ăn, kể cả cá. 
1.1.2. Tính ăn của một số loài cá nuôi 
Mỗi loài cá nuôi chọn những mồi ăn thích hợp khác nhau có trong vực 
nước, nói một cách khác mỗi loài cá có tính ăn riêng. 
Cá mè trắng hầu như chỉ ăn tảo phù du, ăn động vật phù du với số lượng 
không đáng kể. Cá mè hoa là loài cá điển hình ăn động vật phù du. Hai loài cá 
này nhờ có cơ quan lọc rất tinh tế ở mang nên đã lọc nước giữ lại được những sinh 
7 
vật có cấu tạo hiển vi là thực vật phù du và động vật phù du. Ấu trùng côn trùng, 
giun, trai, ốc là thức ăn thích hợp của cá chép, cá trắm đen. Cá trắm cỏ, cá 
bống chỉ ăn cỏ, lá, rong bèo. Cá trôi ăn mùn bã hữu cơ ở đáy ao hồ. Những loài 
cá ăn tạp như cá rô phi, cá diếc, cá chéprất dễ nuôi vì chúng ăn cả động vật và 
thực vật. 
Những tính ăn riêng biệt của một loài cá nuôi như đã kể trên đây chỉ đặc 
trưng ở giai đoạn cá trưởng thành. Ở tất cả các loài cá nuôi kể trên, kể cả những 
cá dữ như cá quả, cá măng... trong một thời kỳ nhất định sau khi tiêu hết noãn 
hoàng đều ăn chung một loại thức ăn đó là động vật phù du - những sinh vật nhỏ 
nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Trong nghề nuôi cá, giai đoạn này chính là giai 
đoạn ương cá bột lên cá hương. Chính vì vậy, hầu như với tất cả các loài cá nuôi 
trong giai đoạn ương này người ta thường áp dụng kỹ thuậ ... a vào các yêu cầu sau đây: 
- Đối với nguyên liệu thô 
 + Nguyên liệu thô như bột cá, bột mực.. Có màu sắc, mùi vị, sạch, chấp 
nhận được, không bị vi khuẩn nấm mốc làm hư hại. 
 + Phải tiến hành kiểm tra vi sinh trên các mẫu để xác định mức độ nhiễm 
khuẩn. 
64 
 + Phân tích xác định các thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu. 
 + Kiểm tra để xác định khả năng gây bệnh của các vi sinh vật có hại. 
- Đối với quy trình sản xuất thức ăn 
 + Toàn bộ các thao tác trong quá trình sản xuất thức ăn: như xay, nghiền 
sàng cân, phối trộn, ép viên, làm khô.. phải thực hiện đầy đủ và chính xác. 
 + Thời gian phối trộn phải đúng theo quy định, mức độ trộn đều các thành 
phần trong hỗn hợp phải cao. 
 + Các thiết bị xay, nghiền phải sạch. 
 + Thời gian làm khô thức ăn đủ để đảm bảo sao cho độ ẩm thức ăn đạt từ 
10-12%. 
- Đối vơi sản phẩm 
 + Toàn bộ máy móc thiết bị phải được làm sạch khi đem vào sử dụng. 
 + Bao bì thức ăn phải có nhãn ghi đầy đủ thành phần tỷ lệ chất dinh dưỡng 
có trong thức ăn. 
 + Ghi rõ khối lượng của bao thức ăn, ngày sản xuất. 
 + Nếu thức ăn có 1 số loại thuốc phòng bệnh phải ghi rõ tên, liều lượng và 
công dụng. 
7. Bảo quản thức ăn 
 Trong quá trình sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản bắt buộc phải cất 
trữ thức ăn hoặc các loại nguyên liệu để sản xuất thức ăn trong các nhà kho. Điều 
kiện kho bãi phải thuận lợi đảm bảo giá trị dinh dưỡng của các loạiu thức ăn và 
nguyên liệu không bị suy giảm. 
* Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn trong quá trình cất trữ 
+ Độ ẩm của thức ăn 
 Độ ẩm của thức ăn lớn hơn 10% làm tốc độ phát triển của nấm mốc vi 
khuẩn và côn trùng rất nhanh chónglàm cho chất lượng của thức ăn giảm nhanh, 
vi khuẩn và nấm mốc có thể gây bệnh làm chết tôm cá. 
+ Độ ẩm của môi trường 
 Độ ẩm của môi trường lớn hơn 65% sẽ kích thích nấm mốc và côn trùng 
phát triển vì vậy để bảo quản tốt thì độ ẩm trong kho phải thấp. 
65 
+ Nhiệt độ môi trường 
 Nhiệt độ cao sẽ phá huỷ hoặc làm giảm giá trị của các thành phần dinh 
dưỡng có trong thức ăn và trong nguyên liệu sản xuất thức ăn. 
+ Oxy 
 Oxy trong môi trường sẽ kích thích quá trình oxy hoá các thành phần dinh 
dưỡng tạo ra mùi hôi kích thích nấm mốc và côn trùng phát triển. 
+ Quá trình oxy hoá lipid 
 Trong quá trình cất trữ trong kho thành phần lipid có trong thức ăn hoặc 
trong nguồn nguyên liệu có thể bi oxy hoá tạo ra các peroxit. Các peroxit có thể 
tạo ra mùi hôi hoặc có thể kết hợp với protein, vitamin làm giảm giá trị dinh dưỡng 
của thức ăn. 
+ Sự phát triển của côn trùng 
 Côn trùng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 26-370C côn trùng có thể sử dụng 
thức ăn và sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc từ phân của chúng. 
+ Sự tăng nhanh của nấm mốc 
 Nấm mốc sinh sôi nhanh nhất ở độ ẩm không khí cao, độ ẩm của thức ăn 
lớn hơn 10% và nhiệt độ cao. Nấm mốc làm giảm nhanh chóng chất lượng thức 
ăn, làm mất màu của thức ăn, tạo ra mùi hôi, đặc biệt là có thể tạo ra độc tố làm 
chết vật nuôi. 
* Điều kiện kho bãi phù hợp 
 Để bảo vệ hoặc giảm thiểu nguy cơ giảm chất lượng dinh dưỡng thức ăn và 
nguyên liệu sản xuất thức ăn, điều kiện đối với kho bãi phải đảm bảo các điều 
kiện khác. 
- Đối vơi nguyên liệu và thức ăn khô: 
 + Kho bãi phải sạch khô, an toàn, thoáng mát. 
 + Trên bao bì phải có nhãn ghi đầy đủ các thành phần nguyên liệu và thành 
phần dinh dưỡng của thức ăn, loại thức ăn, ngày sản xuất. 
 + Các thức ăn phải đặt trên kệ cao từ 12-15 cm so với nền kho,mỗi một 
dãy không xếp qua 6 bao theo chiều cao để tránh côn trùng, nấm mốc xâm nhập 
từ nền kho. 
66 
 + Thức ăn khô chỉ sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản xuất, 
thức ăn nhập trước thì sử dụng trước tránh lãng phí. 
 + Không giẫm đạp lên các bao thức ăn. 
- Đối với thức ăn dạng ướt hoặc ẩm: 
 + Việc sử dụng cá tạp phải thực hiện ngay sau khi vừa thu gom về để tránh 
ôi thiu hoặc có thể cấp đông cho đến khi sử dụng. 
 + Giữ dầu hoặc mỡ trong các chai, lọ sẫm màu để tránh oxy hoá, hoặc cất 
giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh. Duy trì nhiệt độ trong kho nhỏ hơn 100C. 
 + Để vitamin trong thức ăn không bị phá huỷ hoặc hàm lượng vitamin 
không giảm trong quá trình cất giữ, thức ăn phải cất giữ trong các kho lạnh hoặc 
tủ lạnh. 
67 
BÀI 3 . QUẢN LÝ CHẾ ĐỘ CHO ĂN 
Mục tiêu: 
Hiểu được nguyên tắc lựa chọn nguyên liệu, phương pháp lập công thức 
thức ăn; quy trình sản xuất và bảo quản thức ăn nhân tạo cho ĐVTS 
Lựa chọn, biết cách xử lý được nguyên liệu, phối hợp được công thức thức 
ăn thủy sản từ các nguyên liệu cho trước. 
Nội dung chính: 
1. Chuẩn bị dụng cụ 
- Cân đồng hồ 
- Máy tính cầm tay 
- Xô (chậu), ca nhựa; 
- Sàn cho cá ăn, máy cho cá ăn. 
- Bảo hộ lao động: găng tay, khẩu trang, mũ; 
- Sổ ghi chép. 
2. Tính khẩu phần thức ăn 
2.1. Ảnh hưởng một số yếu tố đến việc sử dụng thức ăn hỗn hợp cho cá 
2.1.1. Ảnh hưởng của nước 
Nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến thức ăn nhân tạo mà ta thả 
xuống cho cá. Thức ăn chịu nhiều tác động: Do tác động của nhiệt độ, các phân 
tử nước chuyển động làm tan rữa thức ăn, tác dụng của việc hoà tan các chất dinh 
dưỡng, tác động của các yếu tố thuỷ hoá, tác dụng của nước làm trương nở và phá 
huỷ thức ăn. Màu sắc của nước cũng có ảnh hưởng: Nếu nước trong thì cá bắt mồi 
dễ, nếu nước đục cá khó bắt mồi hơn. 
Dưới lác dụng của nước, viên thức ăn bị hoà tan hoặc khuyếch tán các thành 
phần dinh dưỡng vào trong nước. Như vậy, cá ăn được ít, hệ số tiêu tốn thức ăn 
cao và nước dễ bị nhiễm bẩn do thức ăn bị lãng phí. 
2.1.2. Ảnh hưởng của vi sinh vật trong nước 
Khi cho có ăn thừa thức ăn hoặc do ảnh hưởng của nước mà các thành phần 
dinh dưỡng của thức ăn bị trộn lẫn vào nước. Dưới tác động của vi sinh vật những 
thức ăn thừa này sẽ bị phân huỷ và làm cho nước ao bị thốt bẩn. Quá trình phân 
68 
huỷ này sẽ tiêu hao một lượng lớn oxy ở trong nước, gây ra thay đổi môi trường 
thuỷ hoá. Chính vì sự giảm sút oxy này làm cho cá giảm bắt mồi, và một lần nữa 
hiệu quả của thức ăn nhân tạo càng bị hạ thấp. 
2.1.3. Ảnh hưởng của độ bền và chất lượng của viên thức ăn 
Độ bền cũng như chất lượng của viên thức ăn là những yếu tố hết sức quan 
trọng đảm bảo hiệu quả của thức ăn. 
Một thức ăn hỗn hợp cho cá được gọi là tốt khi loại thức ăn đó đảm bảo 
những yêu cầu sau đây: 
- Mùi vị phải phù hợp với nguyên liệu làm thức ăn và với sở thích của cá như 
phải thơm, hơi chua, không được mốc, thối, hắc... 
- Màu sác có thể hơi sẫm hơn so với nguyên liệu nhưng phải đảm bảo cho cá 
thích bắt mồi. 
- Độ ẩm không được vượt quá 15 %, nếu không thì thức ăn sẽ bị lên men, mốc, 
thối. 
- Kích thước thức ăn phải phù hợp với miệng của cá. 
- Có độ bền cao tồn tại lâu ở trong nước, ít bị tan rữa. 
2.1.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật sản xuất thức ăn và bảo quản 
Các thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp rất dễ bị hao hụt trong khi 
xay nghiền, phối trộn, ép viên và phơi sấy. Khi phơi sấy, nhiều vitamin bị mất. 
Trong quá trình bảo quản, thức ăn hỗn hợp dễ bị biến chất, mốc, hôi thối... vừa 
làm cho phẩm chất của thức ăn bị giảm sút, vừa làm cá không thích ăn. Vì thế cần 
phơi thức ăn dưới nắng nhạt. Ở những nước tiên tiến người ta sấy thức ăn hỗn hợp 
ở nhiệt độ 1000 0C trong phạm vi 1 - 2 phút nên hầu như các chất dinh dưỡng 
không bị phân huỷ. 
Khi bảo quản cần để nơi khô ráo, trong túi kín, tránh ẩm. 
2.1.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật cho ăn 
Kỹ thuật cho cá ăn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn. 
Nếu cho cá ăn ít hơn so với nhu cầu sinh lý của cá, cá sẽ gầy yếu. Nếu cho ăn 
nhiều, thức ăn thừa sẽ gây lãng phí và làm nước bị nhiễm bẩn. 
Cá ăn ít vào những ngày rét và nắng nóng, thậm chí không ăn. Cá thích bắt 
69 
mồi vào buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu thả thức ăn xuống nước mà không có 
sàn thì khi cá chưa kịp bắt mồi thức ăn đã rơi xuống đáy vừa lãng phí thức ăn mà 
cái lại bị đói. 
2.2. Lượng thức ăn hàng ngày 
Khẩu phần ăn hàng ngày rất quan trọng. Nếu cho cá ăn đúng lượng yêu cầu 
thì cá vừa đảm bảo nhu cầu tăng trọng, vừa đảm bảo nhu cầu của vận động và bài 
tiết. Nếu cho cá ăn ít hơn mức nhu cầu thì lượng vật chất do cá đào thải ra sẽ nhiều 
hơn là cá hấp thu, cá sẽ gầy yếu. 
Khẩu phần thức ăn được tính toán dựa trên tỷ lệ cho ăn và sinh khối có 
trong ao. Tỷ lệ cho ăn không phải là một giá trị bất biến mà thay đổi theo tốc độ 
phát triển của động vật nuôi. Cùng với quá trình sinh trưởng, tỷ lệ cho ăn sẽ giảm, 
nhưng khẩu phần thức ăn (số lượng thức ăn cho ăn hàng ngày) sẽ tăng vì tổng sinh 
khối trong ao tăng lên. Tỷ lệ cho ăn được xác định dựa trên nhu cầu dinh dưỡng 
của đối tượng nuôi. 
Sinh khối được xác định thông qua giá trị trung bình của mẫu tại thời điểm 
tính toán. Giá trị trung bình có thể xác định bằng phương pháp cân khối lượng 
từng cá thể, sau đó tính toán bằng phương pháp thống kê. Khẩu phần thức ăn có 
thể xác định bằng công thức sau: 
Khẩu phần thức ăn ngày = W.N.S.R 
Trong đó: W: là khối lượng trung bình của cá thể (đơn vị tính là gam). 
N: là số lượng cá thể thả ban đầu. 
S(%): là tỷ lệ sống ước tính. 
R(%): là tỷ lệ cho ăn. 
Tỷ lệ cho ăn hàng ngày phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, tuổi và nhiệt độ 
nước. 
Bảng 3.1. Tỷ lệ cho ăn đối với cá rô phi (Nguồn: New, 1987) 
Kích thước cá (g) Tỷ lệ cho ăn 
<10 9 – 7 
10 - 40 8 – 6 
70 
40 - 100 7 – 5 
>100 5 – 3 
Bảng 3.2. Tỷ lệ cho ăn đối với cá chép ở kích thước cá thể và nhiệt độ nước 
khác nhau 
Nhiệt độ 
nước 
(0C) 
Tỷ lệ cho ăn (tính theo % khối lượng cá cho cá chép có khối 
lượng cá thể khác nhau (g) 
> 5 5-20 20-50 50-100 100-300 300-1000 
< 17 6 51 4 3 2 1,5 
17-20 7 6 5 4 3 2 
20-23 9 7 6 5 4 3 
23-26 12 10 8 6 5 4 
> 26 19 12 11 8 6 5 
Đối với cá và tôm giai đoạn nhỏ hoặc rất nhỏ, thường tỷ lệ cho ăn tương 
đối cao và có thể đạt tới 50% thậm chí 100% tổng sinh khối nuôi. Tuy nhiên tỷ lệ 
cho ăn cao thường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. 
Việc tính toán khẩu phần thức ăn là rất cần thiết, tuy nhiên trong quá trình 
cho ăn cần phải tiến hành quan sát thực tế, xem mức sử dụng hết thức ăn mà điều 
chỉnh cho phù hợp. 
Để theo dõi tình hình sử dụng thức ăn, người nuôi trồng thủy sản cần lập 
các bảng ghi chép quá trình cho ăn. Trong bảng, cần có các thông tin cơ bản sau: 
- Số ao 
- Đối tượng nuôi. 
- Nguồn giống. 
- Mật độ nuôi. 
- Kích thước giống. 
- Loại và số lượng phân đã sử dụng để gây màu nước. 
- Ngày bón phân. 
- Loại thức ăn sử dụng. 
71 
- Tỷ lệ cho ăn. 
- Số lần cho ăn trong một ngày. 
- Khối lượng cá thể trung bình của ngày kiểm tra gần nhất. 
- Tốc độ tăng trưởng. 
- Tỷ lệ sống dự kiến. 
- Tỷ lệ thay nước. 
- Độ mặn 
- Nhiệt độ nước 
- O-xy hoà tan 
- Khí hậu, thời tiết. 
3. Cho động vật thủy sản ăn 
3.1. Cho ăn bằng tay 
Muốn nuôi cá có năng suất cao giá thành hạ người nuôi cá phải tìm cách 
giảm hệ số thức ăn. Một trong những biện pháp có hiệu quả góp phần giảm hệ số 
thức ăn là việc sử dụng hợp lý thức ăn hỗn hợp trong đó kỹ thuật cho cá ăn giữ 
vai trò rất quan trọng. 
Kỹ thuật cho ăn đúng được thế hiện ở những điểm sau đây: 
- Cá, tôm lớn nhanh 
- Cá, tôm ít bệnh 
 - Cá, tôm ăn hết thức ăn 
 - Nước ao không bị nhiễm bẩn, màu nước và mùi vị không có những biến 
đổi lớn. Để đảm bảo cho cá, tôm ăn đúng kỹ thuật, cần chú ý đảm bảo nguyên tắc 
4 định: 
Kỹ thuật cho ăn đúng được thế hiện ở những điểm sau đây: 
- Cá lớn nhanh 
- Cá ít bệnh 
 - Cá ăn hết thức ăn 
 - Nước ao không bị nhiễm bẩn, màu nước và mùi vị không có những biến 
đổi lớn. Để đảm bảo cho cá ăn đúng kỹ thuật, cần chú ý: 
+ Vị trí cho cá ăn: 
72 
Nơi cho cá ăn phải thoáng mát không nóng hoặc nắng chói, xa đường đi lại 
và người làm việc đông đúc. 
Có thể dùng gỗ hoặc liếp nứa để làm sàn ăn cho cá. Để sàn ăn chìm dưới 
mặt nước chừng 25 - 30 cm. Ở độ sâu này cá có thể vào ăn bình thường, mà vẫn 
theo dõi được xem cá có ăn hết thức ăn hay không để điều chỉnh mức ăn tăng hay 
giảm. 
+ Thời gian cho cá ăn và số lần cho ăn: 
Thời gian cho ăn: tốt nhất là cho cá án vào lúc mát của buổi sáng và chiều 
tối. 
Số lần cho ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hệ số chuyển hoá thức 
ăn, đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi, vì vậy một việc làm rất quan trọng trong 
chế độ cho ăn là xác định được số lần cho ăn trong một ngày. 
Piper và CTV (1982) đã đưa ra một số chỉ tiêu để xác định số lần cho ăn 
cần thiết như sau: 
- Đế đạt được tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn tối ưu, mỗi lần 
cho ăn, lượng thức ăn tối đa chỉ đạt 1% khối lượng cá. Vì vậy, nếu tỷ lệ cho ăn là 
5% khối lượng cá thì số lân cho ăn trong một ngày là 5 lần. 
- Tăng số lần cho ăn làm giảm khả năng bị đói, bị còi cọc, vì vậy sẽ tạo ra 
kích thước đồng đều. 
- Thức ăn khô, số lần cho ăn trong ngày sẽ nhiều hơn so với thức ăn ướt. 
- Ít nhất có 90% thức ăn phải được sử dung trong khoảng 15 phút đầu sau 
khi cho ăn. 
Như vậy nếu có điều kiện cùng với một lượng thức ăn nhưng cho ăn làm 
nhiều lần thì càng tốt, ít nhất cũng phải cho ăn làm 2 lần 1 ngày. Nếu làm được 
các việc trên sẽ tạo cho cá thói quen là đến giờ cho ăn, cá đã tập trung quanh sàn 
ăn. Khi thả thức ăn xuống sàn cá đã ăn ngay, không bị lãng phí thức ăn. 
+ Về thời tiết khi cho cá ăn: 
Nếu thời tiết oi bức, nhiệt độ trên 35oC hoặc khi trời lạnh nhiệt độ dưới 
14oC thì không cho cá ăn. Nếu vẫn tiếp tục thả thức ăn xuống ở điều kiện thời tiết 
như trên, cá không ăn, vừa lãng phí, vừa làm môi trường bị nhiễm bẩn. 
73 
3.2. Cho ăn bằng máy cho ăn 
 Ở các quốc gia phát triển, giá nhân công lao động rất cao, vì vậy để giảm giá 
thành sản xuất, người ta tiến hành cơ khí hoá và tự động hoá việc cho ăn. 
 Tự động hoá việc cho ăn có tác dụng làm tăng hệ số chuyển hoá thức ăn 
(FCR), giảm hệ số thức ăn, cho phép thực hiện việc cho ăn trong bất kỳ thời gian 
nào trong ngày, có thể cho ăn ở bất kỳ thời tiết, khí hậu nào. Hình thức cho ăn tự 
động rất thích hợp đối với các hệ thống nuôi ngoài biển xa. 
 Cơ khí hoá và tự động hoá có vai trò quan trọng trong quá trình cơ giới hoá 
nghề nuôi trồng thuỷ sản. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_su_dung_thuc_an_trong_nuoi_trong_thuy_san.pdf