Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870) được tiến

hành tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ từ năm 2010-2012. Bước đầu sinh

sản nhân tạo thành công. Cá cái được tiêm bốn liều kích dục tố, mỗi liều tiêm cách nhau 12 đến 24

giờ. Cá đực được tiêm một liều vào thời điểm tiêm quyết định cho cá cái. Loại kích dục tố sử dụng

là HCG. Liều tiêm 7.000 UI/kg. Sau 10 đến 17 giờ cá rụng trứng. Cá được vuốt trứng và sẹ và gieo

tinh theo phương pháp nửa khô. Trứng thụ tinh nở sau 60 đến 64 giờ ở nhiệt độ 26,5 – 29oC. Tỷ lệ

thụ tinh 12,0 – 70,0%, Tỷ lệ nở 18,0 – 60,5%, tỷ lệ sống cá giống ương đến 60 ngày tuổi đạt 30,2-

40,2%.

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 1

Trang 1

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 2

Trang 2

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 3

Trang 3

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 4

Trang 4

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 5

Trang 5

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 6

Trang 6

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 7

Trang 7

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 3860
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa
33TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
1 Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 
 Email: nguyenvanhiep1979@gmail.com 
2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHẠCH LỬA 
(Mastacembelus erythrotaenia)
Nguyễn Văn Hiệp1, Phạm Cử Thiện2, Phạm Văn Khánh1
TÓM TẮT
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870) được tiến 
hành tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ từ năm 2010-2012. Bước đầu sinh 
sản nhân tạo thành công. Cá cái được tiêm bốn liều kích dục tố, mỗi liều tiêm cách nhau 12 đến 24 
giờ. Cá đực được tiêm một liều vào thời điểm tiêm quyết định cho cá cái. Loại kích dục tố sử dụng 
là HCG. Liều tiêm 7.000 UI/kg. Sau 10 đến 17 giờ cá rụng trứng. Cá được vuốt trứng và sẹ và gieo 
tinh theo phương pháp nửa khô. Trứng thụ tinh nở sau 60 đến 64 giờ ở nhiệt độ 26,5 – 29oC. Tỷ lệ 
thụ tinh 12,0 – 70,0%, Tỷ lệ nở 18,0 – 60,5%, tỷ lệ sống cá giống ương đến 60 ngày tuổi đạt 30,2-
40,2%. 
Từ khóa: Mastacembelus, sinh sản nhân tạo, HCG, cá giống
I. GIỚI THIỆU
Hiện nay, cá cảnh rất có tiềm năng trong 
ngành nuôi thủy sản và giải trí phục vụ cho nhu 
cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt 
đang từng bước phát triển tại thành phố Hồ Chí 
Minh. Tuy nhiên, chỉ mới tập trung ở một ở số 
loài cá nhập nội như cá đĩa, cá Koi, La hán...
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân 
Đồng (2009), thành phần cá nước ngọt bản địa 
hoang dã có thể sử dụng làm cá cảnh tại khu vực 
Nam bộ khá phong phú gồm 149 loài. Trong đó, 
một số loài sinh sản tự nhiên dễ dàng nên được 
khai thác, nuôi dưỡng, sinh sản để làm cá cảnh 
như cá chép, cá bảy màu, cá ăn muỗi, cá thia, 
cá ba đuôi.Một số loài cá bản địa hoang dã 
tự nhiên tuy có thể làm cá cảnh như cá chạch 
lửa, nhưng chưa được chú ý nghiên cứu thuần 
dưỡng sinh sản.
Cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia 
Bleeker, 1870) thuộc bộ: Synbranchiformes, họ: 
Mastacembelidae, giống: Mastacembelus. Cá 
chạch lửa phân bố ở Thái Lan, Lào, Camphuchia, 
Indonesia và Việt Nam. Ở Việt Nam, cá chạch 
lửa phân bố ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 
và trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Cá 
sống chủ yếu tầng đáy, những nơi có nhiều sỏi, 
đá nhỏ và hang hốc hay rễ cây (Nguyễn Xuân 
Đồng, 2009). Cá chạch lửa ăn tạp, bắt mồi chủ 
yếu vào ban đêm. Trong tự nhiên cá chạch ăn 
chủ yếu là động vật như sinh vật đáy, ấu trùng 
côn trùng, giun và một số thực vật thủy sinh. Cá 
chạch lửa tăng trưởng chậm, kích thước lớn nhất 
đạt 100cm (Rainboth, 1996). Khó phân biệt cá 
chạch lửa đực cái, chỉ phân biệt bằng cảm quan 
vào mùa sinh sản, cá cái có kích thước nhỏ, bụng 
to mềm. Cá đực cùng tuổi có kích thước lớn hơn 
cá cái, thân hình thon dài, vuốt ở hai bên lườn 
bụng có sẹ màu trắng đục chảy ra. Cá chạch lửa 
trong tự nhiên đạt ít nhất 2 năm tuổi có thể tham 
gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản vào khoảng tháng 
5 đến tháng 10 hàng năm, tập trung nhiều nhất 
tháng 7-9 (Nguyễn Xuân Đồng, 2009).
Cá chạch lửa là loài cá đẹp về màu sắc, 
hình dáng, thích nghi với nuôi trong bể kính, 
đang được thị trường rất ưa chuộng (Mekong 
River Commision, 2008). Hiện nay đã có nhiều 
34 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nghiên cứu thành công về sinh sản chạch lá 
tre (M. armatus), chạch lấu (P. favus), nhưng 
vẫn chưa có nghiên cứu nào về sinh sản nhân 
tạo cá chạch lửa. Nhằm góp phần tái tạo 
nguồn lợi tự nhiên và phát triển nghề nuôi cá 
cảnh tại thành phố Hồ Chí minh, đề tài nghiên 
cứu “Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chạch lửa 
(Mastacembelus erythrotaenia” được thực 
hiện từ năm 2010-2012.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Cung cấp cá giống chạch lửa cho nuôi 
làm cá cảnh, góp phần làm phong phú, đa dạng 
giống loài thủy sản của thị trường cá cảnh.
- Bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Tập hợp và thuần dưỡng đàn cá 
bố mẹ
Cá bố mẹ thu thập ngoài tự nhiên, số lượng 
100 con, trọng lượng trung bình 150g trở lên, 
nuôi thuần dưỡng trong bể xi măng thể tích 15 
m3, mực nước 0,8 – 1 m, có giá thể cho cá trú 
ẩn. Thức ăn cho cá bố mẹ ăn là trùn chỉ, tép nhỏ. 
Khẩu phần ăn 3-5% trọng lượng thân. Bể nuôi 
thuần dưỡng cá bố mẹ được sục khí 24/24 và 
định kỳ thay nước 3 lần/tuần. Các yếu tố môi 
trường cần theo dõi là nhiệt độ, pH, DO. Theo 
dõi sự thích nghi của cá với môi trường mới 
trong thời gian từ 1 - 2 tháng sau đó đưa cá vào 
nuôi vỗ thành thục.
2.2. Nuôi vỗ thành thục
Sau khi thuần dưỡng cá 2 tháng bắt đầu 
chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ. Cá đực cá cái 
thả nuôi chung một bể, tỷ lệ ghép 1/1, mật độ 
thả nuôi 0,02 - 0,1 kg/m2 bể. Sau khi nuôi vỗ 
2 - 3 tháng, định kỳ kiểm tra đánh giá mức độ 
thành thục cá bố mẹ bằng quan sát ngoại hình 
bên ngoài của cá cái (Độ to của bụng, mềm và 
màu sắc của bộ phận sinh dục ngoài) và kiểm 
tra tinh dịch cá đực bằng cách vuốt nhẹ hai bên 
lường bụng cá. Xác định tỷ lệ thành thục và độ 
béo của cá chạch lửa, độ béo được tính theo 
Fulton (%) = (W×100)/L
o
3, trong đó W là khối 
lượng toàn cơ thể (g) và L
o
 là chiều dài cá tính 
từ đầu mõm đến hết cuống đuôi (cm). Qua kết 
quả kiểm tra đánh giá mức độ thành thục, thời 
gian thành thục và tiến hành sinh sản. Theo dõi 
các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, ghi 
chép hàng ngày và định kỳ.
2.3. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo: loại 
kích dục tố, liều lượng kích dục tố, kỹ thuật cho 
đẻ và ấp trứng
Kích dục tố cho cá chạch lửa đẻ là HCG 
(Human Chorionic Gonadotropin). Liều sử dụng 
là 7.000 UI/kg cá cái. Cá đực bằng 1/3 – 1/4 liều 
cá cái. Cho cá đẻ nhân tạo bằng cách vuốt trứng 
và vuốt tinh cho thụ tinh bằng phương pháp 
nữa khô. Trứng sau khi cho thụ tinh rắc đều lên 
giá thể và chuyển sang bể ấp. Xác định sự biến 
đổi đường kính trứng. Xác định thời gian phát 
triển phôi bằng cách c ...  cá lớn nhất là 243,9 gam với 
chiều dài 41,1 cm. Cá khi tập hợp về được tắm 
trong nước muối 2% sau đó đưa vào bể thuần 
dưỡng có thể tích 15m3/bể, độ sâu nước 0,9m, 
có sục khí. Cá được cho ăn trùn chỉ, tép tươi 
sống và tép đông lạnh (giai đoạn thuần dưỡng). 
3.3. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá 
chạch lửa
Sau khi tập hợp và thuần dưỡng đến tháng 
01/2011, chọn cá chuyển sang nuôi vỗ thành 
thục. Số lượng cá được chọn đưa vào nuôi vỗ 
là 15 con. Cá có trọng lượng trên 100 gam/con, 
cá khỏe mạnh, không bị dị tật, dị hình. Sau thời 
gian nuôi vỗ 2 tháng, định kỳ mỗi tháng kiểm 
tra thành thục một lần (năm 2011) và định kỳ 2 
tháng kiểm tra thành thục một lần (năm 2012). 
Kết quả kiểm tra đánh giá mức độ thành thục 
cá chạch lửa bố mẹ chủ yếu dựa vào các yếu 
tố ngoại hình của cá như độ lớn của bụng, hình 
dạng và màu sắc của lỗ sinh dục (Hình 2). Kết 
quả kiểm tra thành thục cá chạch lửa năm 2011 
và 2012 thể hiện ở đồ thị 1.
Đồ thị 1. Tỷ lệ cá có dấu hiệu thành thục năm 2011 và 2012
36 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Qua kết quả cho thấy do đàn cá mới tập 
hợp từ tự nhiên có nguồn gốc, địa điểm đánh 
bắt khác nhau và nuôi trong điều kiện nhân tạo 
nên sự thành thục sinh dục của đàn cá không 
đồng nhất. Tuy nhiên tỷ lệ thành thục của đàn 
cá cũng tăng theo thời gian nuôi vỗ (Đồ thị 1). 
Tỷ lệ thành thục cũng tăng dần từ tháng 5 và đạt 
cao nhất vào tháng 9. Năm 2011 cá đực có tỷ lệ 
thành thục cao hơn cá cái trong thời gian nuôi 
vỗ nhưng năm 2012 cá cái có tỷ lệ thành thục 
thành thục cao hơn cá đực do cá đã thích nghi 
với điều kiện nuôi nhốt.
3.4. Kết quả sinh sản nhân tạo
Kích dục tố cho cá chạch lửa đẻ là HCG 
(Human Chorionic Gonadotropin). Liều sử 
dụng cho cá cái là liều dẫn 1: 800 UI/kg; liều 
dẫn 2: 1200 UI/kg; liều sơ bộ: 1500 UI/kg; liều 
quyết định 3500 UI/kg. Thời gian giữa các lần 
tiêm 12 đến 24 giờ. Liều sử dụng cho cá đực là 
1/4 – 1/3 tổng liều cá cái và tiêm cùng thời gian 
tiêm quyết định cá cái. Tỷ lệ đực cái là 2 đực, 
1 cái. Sau khi tiêm quyết định 10 giờ bắt đầu 
kiểm tra cho đẻ. Vuốt trứng cá cái ra thau nhỏ 
rồi vuốt tinh cá đực vào khuấy đều, thêm nước 
vào khuấy đều để trứng thụ tinh, sau đó rửa sạch 
trứng bằng nước sạch nhiều lần rồi rải trứng lên 
giá thể và chuyển sang bể ấp. Trứng cá chạch 
lửa thuộc loại trứng dính, có màu vàng. Kết quả 
cho sinh sản năm 2011 và 2012 theo (bảng 1).
Bảng 1. Kết quả cho sinh sản năm 2011 và 2012
Đợt
Thời 
gian 
sinh sản
Số 
lượng 
cá cái 
(con)
Trọng 
lượng 
trung 
bình 
cá cái 
(g)
Số 
lượng 
cá đẻ 
(con)
Tỉ lệ 
rụng 
trứng 
(%)
Số 
trứng 
thu 
được 
Sức 
sinh 
sản 
thực tế 
(trứng/
kg cá 
cái)
Tỉ lệ 
thụ 
tinh 
(%)
Tỉ lệ 
nở 
(%)
Số 
cá 
mới 
nở 
sau 
24 
giờ
Số cá 
bột
 hết 
noãn 
hoàng
 (con)
1 9/2011 2 262 2 50 2172 6.000 46 50,0 500 98
2 10/2011 5 252 2 40 4434 7.420 12 55 300 87
3 11/2011 3 220 2 66 1573 3575 16,3 55 140 3
4 6/2012 2 300 1 50 1800 6.000 33,5 18,0 110 49
5 8/2012 1 600 1 100 2200 3700 34,0 60,3 450 51
6 10/2012 2 330 1 100 1680 5.090 55 60,5 420 35
7 10/2012 1 320 1 100 720 2250 70 55 280 50
8 12/2012 1 390 1 100 1600 4100 60 50 470
Cộng 16179 2200 373
Tỷ lệ rụng trứng của các đợt sinh sản không 
ổn định. Có thể là do cá cái mới (cá tơ) được 
nuôi vỗ trong môi trường nhân tạo trong một 
thời gian ngắn nên chất lượng sản phẩm sinh 
dục chưa tốt. Để khắc phục tình trạng tỷ lệ thụ 
tinh thấp, các thử nghiệm sinh sản trong năm 
2012 đều lấy tinh dịch của từ 2-3 cá đực (lấy 
trước và bảo quản lạnh) và thụ tinh cho trứng 
của một cá cái. Vì vậy tỉ lệ thụ tinh cũng được 
cải thiện và nâng cao hơn. Theo nhận định của 
nhóm tác giả, nguyên nhân cá bột bị hao hụt 
nhiều sau khi nở có thể là (1) hao hụt tự nhiên 
và là đặc trưng của loài, (2) do đàn cá tập hợp 
trong tự nhiên về mới trưởng thành (cá tơ), chất 
lượng các sản phẩm sinh dục cả cá đực và cá cái 
đều chưa đạt giai đoạn chín mùi, (3) các thao 
tác trong quá trình thụ tinh chưa hợp lý như thời 
gian vuốt trứng và tinh trùng kéo dài ảnh hưởng 
đến chất lượng thụ tinh. Ngoài ra các yếu tố như 
môi trường chất lượng nước để ấp trứng như 
37TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nhiệt độ và oxy cũng ảnh hưởng đến sự phát 
triển của trứng, gía thể dính trứng cũng có thể 
ảnh hưởng đến chất lượng phát triển phôi và 
chất lượng cá mới nở.
3.5. Kết quả ấp trứng
Trứng cá chạch lửa M. erythrotaenia thuộc 
loại trứng dính. Trứng cá chạch lửa thụ tinh 
nở sau 64 giờ ở nhiệt độ 26,5 – 29oC (Hình 3). 
Trong khi đó thời gian trứng cá chạch lấu M. 
favus nở 55 giờ ở nhiệt 28-30oC. 
 Hình 3. Quá trình phát triển phôi cá chạch lửa
3.6. Kết quả ương
Cá bột sau khi nở 3-4 ngày hết noãn hoàng 
và được chuyển sang bể ương, tỷ lệ sống đến 60 
ngày tuổi đạt từ 30,2-40,2% (Bảng 2). Trong 10 
ngày đầu cho ăn moina, lượng moina cho ăn 3 
con/ml. Ngày 10-20 cho ăn moina, lượng moina 
cho ăn 3-5 con/ml. Ngày 20-30 cho ăn moina và 
trùn chỉ, lương moina cho ăn 5 con/ml và lượng 
trùn chỉ sống 20% trọng lượng thân cá. Định kỳ 
thay nước 3 ngày/lần. Tỷ lệ sống cá chạch lửa, 
trung bình 36,6%.
38 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 2. Kết quả ương cá bột lên cá giống.
Đợt 
ương
Thời 
gian
Số ngày 
ương 
(ngày)
Số cá bột 
(con)
Số cá 
giống 
(con)
Chiều dài 
cá (cm)
Khối lượng 
(gam)
Tỷ lệ 
sống 
(%)
1 9/2011 60 98 33 4,22± 0,15 1,12± 0,05 34,1
2 10/2011 60 87 35 4,32±0,22 1,95±0,03 40,2
3 6/2012 60 49 19 4,15±0,32 1,88±0,12 39,5
4 8/2012 65 51 16 4,40±0,44 1,71±0,08 30,2
5 10/2012 59 35 14 4,42±0,54 1,77±0,11 40,0
6 10/2012 63 50 18 4,35±0,55 1,21±0,77 36,0
Cộng 370 135 36,6
IV. THẢO LUẬN
Theo kết quả nhận thấy các yếu tố môi 
trường thích hợp cho hoạt động sống của cá. 
Tuy nhiên pH ở mức cao hơn các đối tượng cá 
cùng giống khác chẳng hạn như cá chạch lấu 
(buổi sáng 7,4±0,3 chiều 8,2±0,5) nhưng sự 
chênh lệch trong ngày nằm trong giới hạn cho 
phép. Theo Boyd (1990), nhiệt độ thích hợp cho 
đa số các loài cá nuôi từ 20-300C nhưng giới hạn 
cho phép từ 10-400C. Vì vậy cá con chạch lửa 
có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở điều 
kiện nhiệt độ này. Trong khi đó, pH thích hợp 
cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5-9, 
pH thấp hay cao quá cũng ảnh hưởng đến sinh 
trưởng của cá. Hàm lượng oxy hoà tan trong 
thời gian nuôi rất ổn định do sục khí liên tục và 
sử dụng thức ăn là tép bò và trùn chỉ, nước khá 
sạch nên hàm lượng oxy hòa tan không bị giảm 
mạnh vào đêm.
Qua thời gian thuần dưỡng 1 tháng, tỷ lệ 
cá còn sống đạt 77,57%. Tỷ lệ sống trong quá 
trình thuần dưỡng không cao nguyên nhân do 
cá quá hiếm, không thu thập được nhiều nên 
nhóm nghiên cứu vẫn phải tiến hành lựa chọn 
thu mua những cá thể đạt yêu cầu tương đối để 
kịp mùa vụ nuôi vỗ sinh sản. Ngư dân đánh bắt 
bằng cách câu hoặc chà lưới, cộng với quảng 
đường vận chuyển khá xa nên cũng làm yếu sức 
cá dẫn đến cá bị sây sát nhiều khi thu mua. So 
sánh với các loài cá khác dễ đánh bắt và chọn 
được cá khoẻ mạnh nên tỷ lệ sống rất cao chẳng 
hạn như cá chạch lấu tỷ lệ sống 93%. Kết quả 
kiểm tra sau 1 tháng thuần dưỡng cho thấy cá 
đã hoàn toàn thích nghi trong điều kiện bể nuôi, 
sức khỏe tốt, nhưng chưa có biểu hiện phát dục 
thành thục.
Rất khó phân biệt cá chạch lửa đực và cái 
bằng các chỉ tiêu hình thái bên ngoài ở giai đoạn 
cá chưa thành thục sinh dục. Tuy nhiên khi cá đã 
thành thục và vào mùa sinh sản thì có thể phân 
biệt bằng ngoại hình, độ lớn của bụng cá cái và 
của bộ phận sinh dục phụ của cá đực và cá cái 
tương đối rõ ràng. Vào mùa sinh sản, bụng con 
cá cái thành thục sinh dục thì căng to, trong khi 
con đực thì bụng vẫn thon. Cá cái có lỗ sinh dục 
to, hơi lồi ra ngoài, màu hơi hồng, nằm gần với 
lỗ hậu môn hơn lỗ sinh dục của cá đực. Cá đực 
khi thành thục có thân thon, lỗ sinh dục nhỏ, 
tròn, hơi lõm (hình 2), kích cỡ lớn và thon dài 
hơn cá cái cùng lứa. Kết quả kiểm tra độ béo 
cho thấy cá chạch lửa có tích luỹ năng lượng 
bắt đầu từ tháng 3 và sau đó tăng dần đến đỉnh 
điểm tháng 9, đây là dấu hiệu cho thấy cá đang 
tích lũy năng lượng để chuyển hóa thành tế bào 
trứng (Đồ thị 1). Kết quả kiểm tra thành thục 
(đồ thị 2) cho thấy trong quá trình nuôi vỗ cá có 
dấu hiệu thành thục tốt. Trong hai lần kiểm tra 
tháng 3 và tháng 4 cá chưa có dấu hiệu thành 
thục, đến lần kiểm tra tháng 5 cá bắt đầu có dấu 
hiệu thành thục, điều này cho thấy mùa vụ sinh 
sản của cá chạch lửa vào đầu mùa mưa và tập 
39TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
trung vào tháng 7-9, kết quả này giống kết quả 
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đồng (2009). Tuy 
nhiên, năm 2011 tỷ lệ cá chạch lửa thành thục 
chậm hơn so với năm 2012, có thể do cá chưa 
thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nhốt và cho 
sinh sản nhân tạo.
Loại kích dục tố đươc sử dụng để kích 
thích sinh sản nhân tạo nhiều loài cá nước ngọt 
cũng như nước mặn là HCG. Sử dụng đơn HCG 
để kích thích sinh sản cho kết quả khá cao và 
ổn định trên các loài cá chạch khác tại Đồng 
Bằng Sông Cửu Long như trên cá chạch sông 
(Macrognathus siamensis) thì HCG gây rụng 
trứng 100% và trên cá chạch lấu (Mastacembelus 
favus Hora) thì có kết quả cá rụng trứng 100%, 
tỷ lệ thụ tinh 68,5-73,3%. Kết quả sử dụng trên 
cá chạch lấu (Mastacembelus armatus) của 
Phan Phương Loan (2010) cũng cho tỷ lệ rụng 
trứng 100%, tỷ lệ nở đạt 91% trở lên. Cá đực 
chỉ tiêm 1 liều bằng 1/3 liều của cá cái, thời 
gian tiêm cùng lúc với liều quyết định của cá 
cái. Đối với cá chạch lửa việc sử dụng HCG để 
kích thích sinh sản cũng cho kết quả rụng trứng 
tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp do lần 
đầu tiếp cận sinh sản cá chạch lửa, cá còn tơ và 
mới thích nghi môi trường sống nhân tạo. Chưa 
có biện pháp kiểm tra chính xác giai đoạn phát 
triển của buồng trứng cá, thời gian trứng nở kéo 
dài (đến 64 giờ). Tỷ lệ sống giai đoạn ương từ 
bột lên giống của cá chạch lửa chỉ ở mức tương 
đối so với các loài cá khác. Tuy nhiên, thức ăn 
cho cá chạch lửa là moina và trùn chỉ rất phù 
hợp cho cá bột và cá giống của chạch lửa.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận 
Cá chạch lửa thích nghi tốt trong điều kiện 
nuôi nhân tạo.
Cá chạch lửa bắt đầu có dấu hiệu thành thục 
vào tháng 5 và tham gia sinh sản vào tháng 6 
đến tháng 10.
Cá chạch lửa thành thục 100% trong điều 
kiện nuôi nhân tạo.
Liều lượng kích dục tố HCG là 7.000 UI/
kg cá cái.
Loại trứng cá chạch lửa là trứng dính.
Tỷ lệ sống cá chạch lửa bột lên hương 60 
ngày tuổi là 30,2-40,2%.
5.2. Đề xuất 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất 
giống cá chạch lửa.
Nghiên cứu tìm ra biện pháp kiểm tra giai 
đoạn phát triển buồng trứng và thử nghiệm 
với các loại kích dục tố khác như: LH-LRHa 
+ DOM và não thùy thể cá chép.
Tìm giải pháp thụ tinh nhân tạo để tăng tỷ 
lệ thụ tinh và tỷ lệ nở.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm đề tài xin cảm ơn Lãnh đạo Trung 
tâm Quốc gia giống Thuỷ sản Nước ngọt Nam 
bộ đã tạo điều kiện cho thực hiện đề tài. Xin 
chân thành cảm ơn toàn thể anh em trong Trung 
tâm đã tham gia giúp đỡ thực hiện đề tài thành 
công tốt đẹp.
Chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Xuân Đồng, 2009. Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học một số loài cá có khả năng thuần hóa để làm 
cá cảnh ở thủy vực nội địa các tỉnh Nam bộ, Báo 
cáo nghiện thu đề tài, Sở khoa học công nghệ Tp 
Hồ Chí Minh, 96 trang.
Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết 
học sinh sản cá, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà 
Nội, 238 trang.
Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993. Định 
loại cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long, Đại 
học CầnThơ, trang 138-139.
Phan Phương Loan, 2010. Xây dựng quy trình sản 
xuất giống nhân tạo cá chạch lấu (Mastacembelus 
armatus) tại An Giang, Báo cáo khoa học đề tài 
cấp tỉnh, 70 trang.
40 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Pravdin, 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nhà xuất bản 
Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, Phạm Thị Minh Giang 
dịch, 276 trang.
Đặng Văn Trường, 2010. Nghiên cứu xây dựng quy 
trình công nghệ sản xuất giống cá chạch lấu 
(Mastacembelus favus Hora, 1923), Báo cáo tổng 
kết đề tài cấp Bộ, 47 trang.
Tài liệu tiếng Anh
Boyd, E., C., 1990. Water quality in pond for 
aquaculture. Birmingham publishing Co. 
Birmingham, Alabama, 482pp.
Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian 
Mekong, FAO, Rome, 265 pp.
PRELIMINERY RESULT OF INDUCED SPAWNING OF 
Mastacembelus erythrotaenia
Nguyen Van Hiep1, Pham Cu Thien2, Pham Van Khanh1
ABSTRACT
Research on induced spawning of Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870 was carried out in National 
Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture in 2010-2012 and succeeded in propagation with some 
preliminery results. Female broodstock was injected HCG four times with total dose of 7,000 UI/ kg female, 
the interval between the injection was 12-24 hours. Male broodstock was injected only one time at the final 
injection for female. Eggs were released after final injection from 10 to 17 hours. Egg and milt was stripped 
and fertilization was applied and then incubated in the trays. Fertile rate was 12.0-70.0%. Hatchling rate was 
18.0 – 60.5%, after 60-64 hours of incubation at the temperature of 26.5 – 29.0oC. The survival rate of fin-
gerling after 60-day nursing in tray was 30.2-40.2%. 
Keywords: Mastacembelus, induced spawning, HCG, fingerling
Người phản biện: TS. Nguyễn Tuần
Ngày nhận bài: 10/02/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/02/2014
Ngày duyệt đăng: 30/3/2014
1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2 
 Email: nguyenvanhiep1979@gmail.com 
2 Research Institute for Aquaculture No.2

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_sinh_san_nhan_tao_ca_chach_lua.pdf