Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975

Bài viết này nghiên cứu điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam

sau 1975 về miêu tả nhân vật anh hùng. Từ nhiều góc độ khác nhau của người kể chuyện, các tác

giả đã khắc họa hình tượng những nhân vật anh hùng trong lịch sử một cách sinh động và đa dạng.

Khi kể chuyện bằng ngôi thứ ba, nhân vật anh hùng lịch sử xuất hiện với ngoại hình và thần thái hơn

người, toát lên ánh hào quang thần thánh và là nỗi khiếp sợ của quân thù. Khi thâm nhập vào thế

giới bên trong nhân vật để trần thuật, từ điểm nhìn chủ quan này, người trần thuật đã sử dụng ngôn

ngữ nửa trực tiếp cùng độc thoại nội tâm. Lúc này, nhân vật anh hùng dân tộc cũng mang những

giận hờn, yêu ghét, thậm chí phàm tục, đam mê và khát vọng. Sự linh hoạt di chuyển điểm nhìn trần

thuật cùng sự thay đổi và kết hợp nhiều giọng điệu kể chuyện: ngợi ca hào sảng, trầm buồn, trữ tình,

triết lí hay chiêm nghiệm đã góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng nhân vật anh hùng.

Qua phân tích điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, bài viết cho thấy sự vận động của thể loại tiểu

thuyết lịch sử Việt Nam, cũng như năng lực sáng tạo và sự đóng góp của các nhà văn sau 1975 trong

việc miêu tả nhân vật lịch sử.

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 1

Trang 1

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 2

Trang 2

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 3

Trang 3

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 4

Trang 4

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 5

Trang 5

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 6

Trang 6

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 7

Trang 7

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 8

Trang 8

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 9

Trang 9

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 5720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975

Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật khi miêu tả nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18, Số 4 (2021): 731-744 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 4 (2021): 731-744 
ISSN: 
2734-9918 Website:  
731 
Bài báo nghiên cứu* 
ĐIỂM NHÌN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT 
KHI MIÊU TẢ NHÂN VẬT ANH HÙNG 
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 
Trần Thị Nhật, Nguyễn Thị Thu Hằng* 
Trường Đại học Sài Gòn, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng – Email: ntthang@sgu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 01-3-2020; ngày nhận bài sửa: 06-4-2021; ngày duyệt đăng: 24-4-2021 
TÓM TẮT 
Bài viết này nghiên cứu điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam 
sau 1975 về miêu tả nhân vật anh hùng. Từ nhiều góc độ khác nhau của người kể chuyện, các tác 
giả đã khắc họa hình tượng những nhân vật anh hùng trong lịch sử một cách sinh động và đa dạng. 
Khi kể chuyện bằng ngôi thứ ba, nhân vật anh hùng lịch sử xuất hiện với ngoại hình và thần thái hơn 
người, toát lên ánh hào quang thần thánh và là nỗi khiếp sợ của quân thù. Khi thâm nhập vào thế 
giới bên trong nhân vật để trần thuật, từ điểm nhìn chủ quan này, người trần thuật đã sử dụng ngôn 
ngữ nửa trực tiếp cùng độc thoại nội tâm. Lúc này, nhân vật anh hùng dân tộc cũng mang những 
giận hờn, yêu ghét, thậm chí phàm tục, đam mê và khát vọng. Sự linh hoạt di chuyển điểm nhìn trần 
thuật cùng sự thay đổi và kết hợp nhiều giọng điệu kể chuyện: ngợi ca hào sảng, trầm buồn, trữ tình, 
triết lí hay chiêm nghiệm đã góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng nhân vật anh hùng. 
Qua phân tích điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, bài viết cho thấy sự vận động của thể loại tiểu 
thuyết lịch sử Việt Nam, cũng như năng lực sáng tạo và sự đóng góp của các nhà văn sau 1975 trong 
việc miêu tả nhân vật lịch sử. 
Từ khóa: tiểu thuyết lịch sử; nhân vật anh hùng; điểm nhìn; giọng điệu 
1. Dẫn nhập 
Sau năm 1975, sự cởi trói của tư duy cho phép nhà văn có được một nhãn quan mới 
về lịch sử. Sự “lạnh lùng” và “tàn nhẫn” của cái nhìn khoa học về lịch sử đã đưa lại cho nhà 
văn một khả năng mới vượt lên “khoảng nhiễu xạ của cảm xúc” để đưa sáng tác của mình 
vươn tới một chân trời mới. Viết về đề tài lịch sử, tuy các nhà văn vẫn dựa trên các sự kiện, 
nhân vật, biến cố của các vương triều nhưng các nhà tiểu thuyết đã đặt ưu tiên thể hiện lịch 
sử, nhận thức, soi chiếu lịch sử thông qua bút pháp “dã sử”. Bằng chiến lược này, tiểu thuyết 
lịch sử sau 1975 đã có sự vận động đổi mới, cách tân trong nội dung cũng như nghệ thuật 
thể hiện. Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của nó là sự đổi mới trong phương 
Cite this article as: Tran Thi Nhat, & Nguyen Thi Thu Hang (2021). A narrative view and tone when depicting 
a heroic character in Vietnamese historical novels after 1975. Ho Chi Minh City University of Education Journal 
of Science, 18(4), 731-744. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 731-744 
732 
thức xây dựng nhân vật. Khi tìm hiểu phương thức xây dựng nhân vật anh hùng trong tiểu 
thuyết lịch sử giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh việc đặt nhân vật anh hùng vào 
những tình huống gay cấn căng thẳng, kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật để miêu tả, các tác 
giả đã khéo léo vận dụng điểm nhìn và giọng điệu trần thuật như một trong những phương 
thức thú vị nhằm khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện phong cách kể chuyện của mình. 
Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn, sự tiết chế hợp lí giữa điểm nhìn khách quan và chủ 
quan, giữa người kể chuyện và nhân vật, giữa nhân vật với nhân vật, giữa nội tâm và sự đối 
thoại. Sự kết hơp này đã tạo điều kiện để nhà văn đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật, khắc 
họa những đau đớn, bi kịch, những giằng xé phức tạp, góp phần lột tả chiều sâu của tính 
cách. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 
ngày càng thể hiện rõ hơn những trăn trở, suy tư của nhà văn hướng về hiện tại, những câu 
hỏi mang màu sắc đối thoại dành cho mỗi độc giả. Sự thay đổi này phù hợp với thời đại, ngữ 
cảnh và sự tiếp nhận của người đọc. 
2. Nội dung 
2.1. Điểm nhìn trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 
2.1.1. Điểm nhìn khách quan 
Trước 1975, điểm nhìn trong tiểu thuyết lịch sử chủ yếu là điểm nhìn bên ngoài, điểm 
nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba. Nhiều nhà tiểu thuyết giai đoạn này đã đứng trên quan 
điểm của một người kể chuyện “biết hết” để phản ánh, nhìn nhận lịch sử. Bằng cách này, họ 
nuốn cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khách quan, chân thực về lịch sử (không khác xa so 
với chính sử). Trong tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, Phạm Minh 
Kiên, Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân nhiều trang viết 
khá giống với loại “kể chuyện lịch sử”. Sau 1975, điểm nhìn trong tiểu thuyết lịch sử trở nên 
đa dạng và linh hoạt hơn, kết hợp điểm nhìn khách quan và chủ quan, điểm nhìn bên ngoài 
và bên trong, điểm nhìn tác giả và điểm nhìn nhân vật. 
Với các tiểu thuyết lịch sử mà điểm nhìn khách quan chiếm ưu thế (Phùng Vương của 
Phùng Văn Khai; Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh; Tám triều vua Lý, Bão táp triều 
Trần của Hoàng Quốc Hải; Thông reo Ngàn Hống của Nguyễn Thế Quang, người kể 
chuyện có thế mạnh bao quát bức tranh toàn cảnh (các sự kiện, biến cố lịch sử), có khả năng 
tạo ra quan điểm chính thống để “dẫn dắt” người đọc. Nhà văn cũng dễ dàng đẩy nhanh mạch 
thời gian tự sự. 
Trong Bão táp triều Trần, với điểm nhìn khách quan là chủ yếu, Hoàng Quốc Hải đã 
bám sát các sự kiện lịch sử. Với hơn 2000 trang sách, tác giả đã phục dựng đầy thuyết phục 
cả một thời đại từ khởi nghiệp, hưng thịnh đến suy tàn dài tới 175 năm của nhà Trần, trong 
đó khoảng gần một nửa số trang thể hiện sinh động ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên 
Mông oanh liệt của người dân Đại Việt. Gương mặt hàng loạt nhân vật anh hùng hiện ra 
sáng rõ như Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc 
Toản; các bậc liệt nữ như An Tư  ... ăn sử dụng để miêu tả những cung bậc cảm xúc của tình 
yêu. Trong Đức Thánh Trần, hai giọng điệu chủ đạo mà nhà văn xây dựng khi miêu tả nhân 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 731-744 
740 
vật Trần Quốc Tuấn đó là giọng ngợi ca hào sảng và giọng trữ tình. Nếu như giọng ngợi ca 
với mục đích đề cao phẩm chất, vẻ đẹp của người anh hùng thì giọng trữ tình được nhà văn 
sử dụng để thể hiện những cảm xúc thăng hoa đến tột đỉnh trong tình yêu của Trần Quốc 
Tuấn. Đây là đoạn văn đầy cảm xúc miêu tả cảnh ân ái của Trần Quốc Tuấn và Quế Lan tại 
nương dâu bên dòng Thiên Đức: 
Cả nương dâu xanh ngát bên bờ sông Thiên Đức hân hoan ca hát. Gió sông ào ạt thổi, nắng 
xuân nhảy nhót reo vui mừng mối duyên trời. Lúc họ trao mình vào nhau, một đàn chim hồng hạc 
thốt nhiên tự trên trời cao sà xuống mép nước. Những con linh điểu đẹp đẽ vươn mình tắm rửa trên 
dòng nước ngọt lành của con sông. Chúng nhảy nhót gù nhau, những đôi cánh rộng lớn giang ra vẫy 
gọi trong vũ điệu huyền bí. Những cái cổ kiêu hãnh thon thả vươn lên mê đắm. Từ những đôi mỏ 
hồng xinh xắn, những tiếng yêu âu yếm như tiếng thầm thì của tình yêu thần thánh thăng hoa 
(Tran, 2017, p.31). 
Trong Sông Côn mùa lũ, tác giả cũng dùng những đoạn văn giàu chất thơ thể hiện tâm 
trạng Nguyễn Huệ trước thiên nhiên hoặc trước tình yêu của An: “Huệ đứng bên cửa sổ nhìn 
những giọt lá me vàng rơi đều, rơi đều, lòng bập bềnh bồi hồi. Buổi sáng qua mau trong cảm 
giác bảng lảng đó của tâm hồn Huệ” (Nguyen, 2006a, p.296). Mối tình Huệ - An ở Quy 
Nhơn như những nốt nhạc trữ tình đan xen giữa những không gian chiến trận, thường hiện 
lên trong tâm trí của người anh hùng dân tộc. 
2.2.3. Giọng triết lí - chiêm nghiệm 
Trong tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1945-1975, giọng điệu chủ yếu là giọng sử thi. 
Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Nếu nhìn đại thể, văn xuôi nước ta từ 1945 đến 1975 tương đối 
nhất quán về giọng điệu: giọng khẳng định, ngợi ca của một cái nhìn tin tưởng lạc quan bao 
trùm (những biến thái có thể là hào hùng, hào sảng, đanh thép, vui tươi, trang nghiêm tự hào, 
đầm ấm tin yêu” (Nguyen, 2012, p.82). Đến giai đoạn sau 1975, với xu thế dân chủ, soi xét 
lại các giá trị và đi tìm kiếm các giá trị mới, tiểu thuyết lịch sử có sự gia tăng giọng triết lí, 
chiêm nghiệm. Giọng điệu này lên ngôi khi nhà văn muốn đối thoại, chất vấn lịch sử, rút ra 
các bài học từ lịch sử để định hướng cho hiện tại. Trong bài viết Kí ức nhân loại qua con 
mắt của nhà văn, Uông Triều cho rằng: “Tôi thường viết khá nhiều về vua Trần Nhân 
Tông Tôi thường tự hỏi không biết vua Trần Nhân Tông đã nghĩ gì. Đôi khi có những tình 
tiết hư cấu tôi lại đắn đo, không biết mình có đoán trúng ý ngài không” (Hoi, 2013, p.463). 
Giọng triết lí - chiêm nghiệm thể hiện trong những suy tư của tác giả, của nhân vật anh 
hùng khi nghĩ về vận mệnh, tương lai của đất nước, về những bài học cần rút ra, những dự 
định không thể thực hiện. Đó là khi Lê Lợi tự chất vấn cái giá và mặt trái của ngai vàng khi 
bản thân đang ở tột đỉnh vinh quang: “Ta đang là ông vua trên chót vót đỉnh cao quyền lực 
hay chỉ là một kẻ khốn khổ bị tước đoạt mất cuộc đời thú vị, sung sướng, tự do mà ta nuối 
tiếc?” (Nguyen, 2009, p.125-126). Hay sự chiêm nghiệm về so sánh giá trị của cung kiếm 
và chữ nghĩa, sách lược: “Kẻ giỏi cung đao hay công trạng nhiều lại có quyền khinh rẻ người 
hay chữ đến thế sao? Phải chăng đó là chuyện thường tình của mọi thời?” (Nguyen, 2009, 
p.128). Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Quang Thân đã đặt gần như toàn cuộc khởi 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Nhật và tgk 
741 
nghĩa Lam Sơn vào trong những suy tư, chiêm nghiệm của Nguyễn Trãi và Lê Lợi. Nhiều 
trang viết như là những cuộc luận bàn về anh hùng, về nhân tình thế thái dưới hình thức tự 
vấn của nhân vật, đồng thời đó cũng là những tự vấn khắc khoải trong tâm tư người đọc. 
Giọng triết lí, chiêm nghiệm đôi khi được nhà văn sử dụng để chất vấn lịch sử như khi 
Nguyễn Mộng Giác đánh giá vai trò lịch sử của các cá nhân (Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc): 
“Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là những cá nhân ở đúng vào vị trí vươn lên của một thế hệ 
mới. Dĩ nhiên () có tài trí đủ để nhận lãnh vai trò lịch sử, nhưng họ không hoàn toàn chủ 
động. Tình thế đẩy họ tiến lên, đám đông thúc họ đứng dậy” (Nguyen, 2006a, p.375). Những 
con người như Nguyễn Huệ có “sự quả cảm, trầm tĩnh và thông minh thiên phú” nhưng 
“bước đầu họ có lúng túng với vai trò mới, họ cảm thấy bị đưa đẩy nên phải quyết định vội, 
nhưng dần dần quen với vai trò lịch sử, họ tự tin hơn, chính lúc đó khả năng trí tuệ của họ 
mới biểu lộ toàn diện để đối phó với các biến cố dồn dập, các thử thách lớn lao mà từ xưa 
đến nay họ chưa từng gặp phải” (Nguyen, 2006a, p.375). Nguyễn Mộng Giác không đánh 
giá thấp vai trò của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, nhưng ông cũng suy tư nhiều về những 
mầm mống của thất bại ngay khi xuất hiện cảnh “nồi da xáo thịt” giữa hai anh em Nguyễn 
Huệ và Nguyễn Nhạc. Trong Sông côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đã trả lời những câu hỏi 
ấy bằng việc dẫn ra những nguồn sử liệu, một của ta, một của người ngoại quốc, ghi lại lập 
trường của Nguyễn Nhạc về vấn đề Bắc Hà: “Trong cuộc hội kiến giữa Chapman và Nguyễn 
Nhạc năm 1778 () Nguyễn Nhạc cho biết ước vọng cao nhất của mình là chiếm cả giang 
sơn Nam Hà, từ Lũy Thầy vào đến Gia Định. Chỉ chừng ấy thôi! Trong cuộc hội kiến với 
vua Chiêu Thống nhà Lê tám năm sau (1786) tại kinh đô Thăng Long, Nguyễn Nhạc cũng 
nhắc lại điều ấy cho các quan nhà Lê nghe. Nói chuyện với dân Nghệ An, Nguyễn Nhạc 
cũng nhún nhường tự coi là “họ ngoại của chúa Nam Hà” (Nguyen, 2006c, p.113-114). Tác 
giả đã nhìn thấu lực cản lịch sử không ở đâu xa mà chính là ở người anh cả của Nguyễn Huệ: 
“Rõ ràng, trước sau như một, Nguyễn Nhạc chỉ muốn dừng lại bên này Lũy Thầy Cho 
nên, nếu không có vụ nồi da xáo thịt thì cái cớ thống nhất cũng không thể thành tựu được”. 
Giọng điệu từ suy tư chuyển sang phán xét nhân danh lịch sử: 
Cho nên, nếu Nguyễn Huệ xứng đáng nhận lấy vinh quang vì can đảm hi sinh cái tiểu tiết để 
phụng sự cái đại cuộc, thì chính Nguyễn Huệ phải một mình chịu trách nhiệm về sự yếu đuối 
của mình. Ông dám bất tuân lệnh vua anh vượt qua Lũy Thầy, nhưng không đủ sức mạnh ý 
chí và sự lạnh lùng để vượt qua cái lũy vô hình là tình máu mủ (Nguyen, 2006c, p.114). 
Phải chăng sự yếu đuối của Nguyễn Huệ đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử, sinh ra ranh giới Bến 
Ván và “nuôi dưỡng” di họa cho Tây Sơn: 
Bến Ván! Bến Ván! Cái tên ấy sắc như một lưỡi gươm chém đứt thân thể của xứ sở, chém đứt 
ước vọng thống nhất của một người anh hùng dám một mình chịu đựng tất cả tai tiếng, dèm 
pha, đàm tiếu thực hiện cho được cao vọng của mình. Những dao động thanh toán nội bộ sau 
biến cố quan trọng này, tất nhiên không thể tránh khỏi. Kể tỉ mỉ làm gì những điều vụn vặt 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 731-744 
742 
ấy!”. Nguyễn Huệ dù bị tác giả phê phán, cũng vẫn được cảm thông: “Làm sao được! Ngoài 
khối óc, ông còn có trái tim nhạy cảm! (Nguyen, 2006c, p.117). 
Giọng triết lí – chiêm nghiệm đôi khi còn được các nhà văn dùng để nói lên những 
trăn trở, suy ngẫm của người anh hùng về cuộc sống nhân sinh. Đó là những suy ngẫm của 
Nguyễn Trãi (Đất trời) về sự sống và cái chết: “Liều chết để tìm ra đường sống? Có thể lắm. 
Nhưng nếu không chỉ xuất phát từ bản năng mà là một chọn lựa thì liều chết để tìm ra đường 
sống lại là một nghịch lí oái oăm và thê thảm nhất của loài người” (Nam Dao, 2007, p.127); 
“Điều kì diệu của sự sống là trong từng cái nhỏ nhoi” (Nam Dao, 2007, p.155). Nói về tình 
yêu với Tổ Quốc, Nguyễn Trãi chiêm nghiệm: “Yêu một người, khó vô cùng. Yêu non sông 
xã tắc dễ hơn vì tình yêu đó trừu tượng. Nó được gạn lọc qua chữ nghĩa thánh hiền, biến 
thành một thứ thần quyền dính dấp u mê. Mà đã u mê, còn gì là ý thức. Không ý thức, làm 
sao có tự do?” (Nam Dao, 2007, p.306). Để tìm cách đối xử khéo léo với tên hàng xóm luôn 
đầy ắp dã tâm, Nguyễn Trãi (Hội thề) nghĩ rằng: “Muốn anh hàng xóm côn đồ không sang 
đánh ta, phá nhà ta, giết lợn gà của ta thì có một cách là đi lại với y, coi y như hàng xóm. 
Chỉ có nước lã mới rửa được máu, lấy máu rửa máu chỉ làm bẩn mãi thêm” (Nguyen, 2009, 
p.274). Có khi là suy nghĩ của Nguyễn Trãi về chữ nhẫn của kẻ quân tử: “Nhẫn là quý, là sự 
nhường nhịn của kẻ có học trước tâm địa vô học xấu xa để một lòng cho tình thế ổn định. 
Nhưng nếu sống chỉ có chữ nhẫn thì rất có thể mang tiếng là kẻ hèn” (Nguyen, 2009, p.82-
83). 
Như vậy, để khắc họa sinh động hình tượng người anh hùng, các tác giả đã sử dụng 
phối hợp, linh hoạt nhiều sắc giọng: giọng ngợi ca, hào sảng, giọng trữ tình tha thiết, giọng 
suy tư chiêm nghiệm. Ngoài các sắc giọng chủ yếu trên, các nhà văn còn sử dụng một số 
giọng khác như giọng khách quan trung tính, giọng hoài niệm, xót xa, giọng hài hước, 
humor. 
3. Kết luận 
Cùng với sự đa dạng, phong phú trong loại hình nhân vật anh hùng, kết hợp hài hòa 
giữa yếu tố chính sử và yếu tố hư cấu trong xây dựng nhân vật, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam 
sau 1975 cũng có bước tiến lớn trong việc vận dụng, sáng tạo các phương pháp, thủ pháp 
xây dựng nhân vật. Các nhà văn cũng sáng tạo, kết hợp hài hòa nhiều thủ pháp để xây dựng 
nhân vật như xây dựng nhân vật qua tướng mạo, chân dung bên ngoài; qua lời nói, hành 
động; đặc biệt là chú trọng thể hiện thế giới nội tâm với nhiều phức tạp, giằng xé, bi kịch. 
Các tác giả đã vận dụng linh hoạt, kết hợp, luân chuyển nhiều điểm nhìn, nhiều sắc thái giọng 
điệu trong thể hiện nhân vật anh hùng, đặc biệt chú trọng nhiều hơn điểm nhìn bên trong, 
quan tâm thể hiện thế giới nội tâm phức tạp, đầy chất người của các anh hùng. Giọng điệu 
thể hiện nhân vật anh hùng cũng có sự đan xen, phối hợp nhiều sắc thái, có giọng ngợi ca, 
hào sảng, có giọng trữ tình đằm thắm, có giọng triết lí suy tư. Đặc biệt, giọng triết lí, suy tư, 
chiêm nghiệm được thể hiện với mật độ cao trong nhiều tiểu thuyết. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Nhật và tgk 
743 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Central Committee of Theory, Literary and Art Review (2013). Sang tao van hoc nghe thuat ve de 
tai lich su [Creative literary art on the subject of narrative history]. Hanoi: National Political 
Publishing House. 
Le, D. D. (2006a). Tay Son bi hung truyen (Tap 1) [Tay son tragic storyline (Episode 1)]. Hanoi: 
Cultural and Infomaiton Publishing House. 
Le, D. D. (2006b). Tay Son bi hung truyen (Tap 1) [Tay son tragic storyline (Episode 1)]. Hanoi: 
Cultural and Infomaiton Publishing House. 
Nam Dao (1999). Gio lua [Wind and Fire]. Canada: Poetry & Literary Publishing House. 
Nam Dao (2007). Dat troi [Earth and Heaven]. Danang: Da Nang Publishing House. 
Nguyen, M. G. (2006a). Song Con mua lu (Tap 1) [Con river flood season (Episode 1)]. Hanoi: 
Literary Publishing House. 
Nguyen, M. G. (2006b). Song Con mua lu (Tap 2) [Con river flood season (Episode 2)]. Hanoi: 
Literary Publishing House. 
Nguyen, M. G. (2006c). Song Con mua lu (Tap 3) [Con river flood season (Episode 3)]. Hanoi: 
Literary Publishing House. 
Nguyen, T. B. (2012). Van xuoi Viet Nam sau 1975 [Vietnamese prose after 1975]. Hanoi: University 
and Professional Education Publishing House. 
Hoang, Q. H. (2016). Bao tap cung dinh [Royal storms]. Hanoi: Literary Publishing House. 
Nguyen, T. H. (2013). Hoang de Quang Trung [Quang Trung King]. Hanoi: Cultural and Infomaiton 
Publishing House. 
Phung, V. K. (2019). Ngo Vuong [ Ngo King]. Hanoi: Literary Publishing House. 
Nguyen, X. K. (2006). Ho Quy Ly [Ho Quy Ly]. Hanoi: Woman Publishing House. 
Luu, M. S. (2017). Tran Quoc Toan [Tran Quoc Toan]. Hanoi: Literary Publishing House. 
Nguyen, Q. T. (2009). Hoi the [The festival swears]. Hanoi: Woman Publishing House. 
Tran, D. S. (2004). Tu su hoc (Tap 1) [Science of narrative]. Hanoi: Ha Noi University of Education 
Publishing House. 
Tran, T. C. (2017). Duc Thanh Tran [His Holiness Tran]. Hanoi: Writers Association Publishing. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 731-744 
744 
A NARRATIVE VIEW AND TONE 
WHEN DEPICTING A HEROIC CHARACTER 
IN VIETNAMESE HISTORICAL NOVELS AFTER 1975 
Tran Thi Nhat, Nguyen Thi Thu Hang* 
Saigon University, Vietnam 
*Corresponding author: Nguyen Thi Thu Hang – Email: ntthang@sgu.edu.vn 
Received: March 01, 2021; Revised: April 06, 2021; Accepted: April 24, 2021 
ABSTRACT 
This article examines the point of view and narrative tone in Vietnamese historical novels post 
1975 on the depiction of heroic characters. From different perspectives of storytellers, authors of 
many novels have variedly portrayed heroic figures in history. When telling a story from a third-
person point of view, the authors depict a historical hero with superior and divine appearance and 
charisma. He is also a threat to any enemy. When narrating from the character's inner world, 
narrators used semi-direct language and inner monologue. That is when narrator's mentality 
penetrates into the inner world, the character's torment, suffering, and restlessness. At this time, the 
national hero also has anger, love, and hate, even mundane; but also restlessness, passion, and 
longing. The flexibility and constant movement of narrative point of view contribute to the success 
of the authors to build heroic characters. Besides, the variation and the combination of many voices 
in telling the story - sometimes the voice of praise is loud, sometimes the voice is deep, and it is 
deeply emotional, lyrical, or philosophical, then contemplative. Through the analysis of the point of 
view and narrative tone, we can also see the progress of the Vietnamese historical fiction genre, the 
capacity, and creativity, the contributions of post-1975 writers in describing the events and historical 
figures. 
Keywords: historical novels; heroic characters; point of view; tone 

File đính kèm:

  • pdfdiem_nhin_va_giong_dieu_tran_thuat_khi_mieu_ta_nhan_vat_anh.pdf