Đi tìm diện mạo của một dòng sông cổ: Sông an cựu
Sông An Cựu vốn dĩ là một dòng sông tự nhiên cổ xưa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Sông Hương trên địa bàn Thừa Thiên Huế từ trước Công nguyên, do kiến tạo địa lý và thay đổi đột ngột về chế độ thủy văn nên nước chuyển dòng làm con sông bị giảm lưu lượng nước
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đi tìm diện mạo của một dòng sông cổ: Sông an cựu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đi tìm diện mạo của một dòng sông cổ: Sông an cựu
11Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 ĐI TÌM DIỆN MẠO CỦA MỘT DÒNG SÔNG CỔ: SÔNG AN CỰU Nguyễn Quang Trung Tiến* Sông An Cựu vốn dĩ là một dòng sông tự nhiên cổ xưa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Sông Hương trên địa bàn Thừa Thiên Huế từ trước Công nguyên, do kiến tạo địa lý và thay đổi đột ngột về chế độ thủy văn nên nước chuyển dòng làm con sông bị giảm lưu lượng nước, bồi lấp, thu hẹp dần và đứt đoạn, đánh mất vai trò là nguồn cung cấp nước chính cho phá Hà Trung-đầm Cầu Hai và cửa biển Tư Hiền kể từ đầu thế kỷ XV; để rồi hơn 400 năm sau, khi được nạo vét, kết nối khơi thông trở lại nhằm phục vụ việc tưới tiêu đồng ruộng và giao thông thủy nội địa quy mô nhỏ kể từ đầu thế kỷ XIX, nó lại bị nhận lầm là “con sông đào”. * Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Ảnh 1: Sông An Cựu [Fu-kam] trong tổng thể địa mạo, thủy văn vùng đông nam Thừa Thiên thế kỷ XIX. (Nguồn: George N. Curzon, The Geographical Journal, Vol II, No3, September 1893). 12 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Cũng vì “chết” đi ngót nửa thiên niên kỷ rồi “sống lại” nhờ khơi vét, sự liền mạch hay nhất quán về tên gọi của dòng sông xưa cổ đã biến mất theo thời gian, thay vào đó là những địa danh đời sau, nơi có những đoạn sông chảy qua, được lấy làm tên sông, mỗi nơi một tên, tạo thành cả chuỗi tên sông; nên dù đã được nhà nước thời Nguyễn đặt cho một cái tên chính thức và thống nhất toàn bộ dòng sông là Lợi Nông, đến nay dòng sông vẫn cứ mang nhiều tên, và mỗi người, mỗi nơi cứ gọi mỗi cách tùy theo địa phương hay nhận thức. 1. Vị trí địa lý Sông An Cựu [tạm gọi theo tên được dùng trên bản đồ vệ tinh hiện nay, sẽ nói cụ thể ở phần tên sông] là một chi lưu của hệ thống Sông Hương, điểm khởi đầu từ vị trí chính giữa Cửa Khâu,(1) nơi làn nước giao nhau giữa bờ nam Sông Hương và sông An Cựu đoạn gần phía đuôi cồn Dã Viên, ở tọa độ 16°27’33.8”N và 107°34’33.4”E [hệ Degrees Minutes Seconds - DMS] hoặc 16.459391 và 107.575940 [hệ Decimal Degrees - DD]; điểm kết thúc sông nằm tại vị trí chính giữa mép ngoài Cống Quan, nơi nước đổ ra phá Hà Trung-đầm Cầu Hai, ở tọa độ 16°21’35.5”N và 107°46’32.9”E [hệ DMS] và 16.359866, 107.775812 [hệ DD],(2) có chiều dài khoảng 27 cây số. Ảnh 2: Vị trí Cửa Khâu [chỗ khoanh tròn] nơi sông An Cựu tiếp giáp Sông Hương trên bản đồ Kinh Thành Huế năm 1909. (Nguồn: Nguyễn Thứ, “Citadelle de Hué”, BAVH, No1-2, Janvier-Juin 1933). Tính từ Cửa Khâu nằm giữa hai phường Phường Đúc và Vĩnh Ninh thuộc thành phố Huế đến Cống Quan nằm ở xã Vinh Hà thuộc huyện Phú Vang, dòng chính của sông An Cựu chảy qua địa giới hoặc xuyên qua địa bàn 20 phường 13Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 xã thuộc 4 thành phố, thị xã, huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm: các phường Phường Đúc, Vĩnh Ninh, Trường An, Phước Vĩnh, Phú Nhuận, Phú Hội, An Cựu, An Đông [thành phố Huế]; phường Thủy Dương, phường Thủy Phương, xã Thủy Thanh, phường Thủy Châu, phường Thủy Lương, xã Thủy Tân, xã Thủy Phù [thị xã Hương Thủy]; xã Phú Lương, thị trấn Phú Đa, xã Vinh Thái, xã Vinh Hà [huyện Phú Vang] và hai xã Lộc Bổn, Lộc An [huyện Phú Lộc]. Ảnh 3: Không ảnh đoạn Sông Hương trước kinh thành Huế những năm 1960. Cửa Khâu nằm phía dưới cồn Dã Viên, nơi có tháp nước. (Nguồn: flickr.com). Ngoài nguồn nước nhận được từ dòng chính Sông Hương qua Cửa Khâu, sông An Cựu còn nhận nước từ nhiều con sông nhỏ khác: Sông Vực bắt nguồn từ hồ Châu Sơn chảy qua địa phận các phường Thủy Phương, Thủy Châu thuộc thị xã Hương Thủy đổ vào; sông Phú Bài [nguyên mang tên Phù Bài] bắt nguồn từ hồ Khe Lời chảy qua địa phận xã Thủy Phù đổ vào; Sông Nông [Nong] bắt nguồn từ dãy Bạch Mã qua địa phận xã Lộc Bổn thuộc huyện Phú Lộc đổ vào; có thêm nước từ sông Như Ý đổ vào qua chỗ hợp lưu với sông An Cựu ở địa phận phường Thủy Châu thuộc thị xã Hương Thủy và xã Phú Lương thuộc huyện Phú Vang. 2. Tên gọi của dòng sông Đây là con sông có rất nhiều tên gọi, từ những tên khá phổ biến chỉ chung cho cả dòng sông như An Cựu, Lợi Nông, Phủ Cam, cho đến những tên gắn với từng đoạn sông như Đại Giang, Hà Tạ, Cống Quan...; hay thậm chí có những đoạn sông được gọi tên theo các địa danh hoặc tên làng như Bến Ngự, Thanh Thủy, Lang Xá, Lương Văn, Thiệu Hóa, Hà Trữ... 14 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Trong 3 tên gọi mang tính đại diện cho cả dòng sông hiện nay, có lẽ tên sông An Cựu ra đời sớm nhất, gắn với tên làng An Cựu có lịch sử hình thành từ thời Lê thế kỷ XV-XVI.(3) Tên gọi sông An Cựu được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ khoảng 500 năm nay, mang tính đại diện cho cả con sông chứ không chỉ đoạn sông ngang qua làng An Cựu, được dùng trong các văn bản chính thức của nhà nước cho đến năm 1821 thời nhà Nguyễn, thể hiện rất rõ trong bộ biên niên sử Đại Nam thực lục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Đến tháng hai năm Tân Tỵ, niên hiệu Minh Mạng năm thứ 2 [1821], vua Minh Mạng chính thức đổi tên sông An Cựu thành sông Lợi Nông. “Vua xem bản đồ Kinh thành, bảo thị thần rằng: Tiên đế khai con sông này là lợi muôn đời cho nông dân. Bèn đặt tên là sông Lợi Nông. Sai dựng kệ đá ở trên dưới cửa sông để ghi nhớ”.(4) Từ đó, các văn bản của triều Nguyễn thôi dùng tên sông An Cựu, mà hầu như chỉ sử dụng tên Lợi Nông khi nói về con sông này trong Đại Nam thực lục. Tuy nhiên, dẫu tên Lợi Nông được nhà nước đặt ra, nhưng dân gian nhiều nơi, nhiều đời vẫn cứ duy trì những tên gọi cũ, thậm chí còn gán hai chữ Lợi Nông vào một đoạn sông chứ không dùng theo nghĩa là cả con sông. Vậy còn tên sông Phủ Cam thì sao? Về nguồn gốc, phủ Cam là một công trình kiến trúc ra đời ở thế kỷ XVII, gắn liền với phủ Dương Xuân và phủ Tập Tượng được xây dựng thời các chúa Nguyễn ở bờ nam Sông Hương.(5) Chính từ vị trí của phủ Cam nằm bên bờ con sông này, người Việt đã lấy tên phủ để gọi đoạn sông chảy qua đây là sông Phủ Cam. Tên sông Phủ Cam ra đời muộn hơn tên sông An Cựu ngót hai trăm năm và không được ... u của hệ thống Sông Hương rất ngắn, do hệ đứt gãy Huế gây nên. Theo giới nghiên cứu, đây là một hệ đứt gãy khá sâu chạy dài theo hướng á vĩ tuyến, nối với hệ đứt gãy sâu Đa Krông - A Lưới trên đỉnh Trường Sơn. Dưới trường sức ép theo phương bắc-nam của thạch quyển, hệ đứt gãy Huế bị xiết ép dữ dội, đẩy khối thạch quyển nam Huế trồi lên cao, trong khi khối thạch quyển phía bắc Huế bị tụt xuống hàng trăm mét. Thượng nguồn Sông Hương (gồm hai sông Tả Trạch và Hữu Trạch) có đầy đủ tính chất của các dòng sông trẻ: nhiều ghềnh thác, bồi tích thô, nhiều đoạn hẹp có nước chảy xiết như những cuồng lưu trong các hẻm vực sâu, nhiều nhánh sông bị bẻ quặt dị thường do bị đứt gãy khống chế Ngược lại, hạ lưu Sông Hương chảy trên đồng bằng lại là đoạn sông già: uốn khúc quanh co giữa các cánh đồng, chảy hiền hòa, lặng lẽ gần quanh năm trừ khi mưa lũ, xuất hiện các cồn cát giữa sông (đáng chú ý có cồn Dã Viên và Cồn Hến).(21) Sự chênh vênh giữa thượng lưu và hạ lưu được tạo nên bởi hệ đứt gãy Huế đã khiến hầu như không có đoạn trung lưu để triệt tiêu động năng dòng nước hệ thống Sông Hương vào mùa lũ, nên khi kết hợp đầy đủ các yếu tố về lưu lượng, cường độ mưa bão vượt khả năng chịu đựng thông thường, dòng chảy của con sông bị tác động mạnh và có thể thay đổi. Một kết quả nghiên cứu khác về quan hệ giữa sông An Cựu cổ, cửa Tư Hiền, Sông Hương và cửa Thuận An cũ (Cửa Eo) cho thấy hệ đứt gãy Huế đã góp phần làm nên sự kiện mở thêm Cửa Eo vào năm 1404, và biến cửa Tư Hiền thành cửa phụ với 3 pha biến đổi: Pha thứ nhất là ách tắc cửa sông An Cựu cổ và dòng chính chuyển sang Sông Hương; pha thứ hai là sự phát triển của delta triều xuống ở phía nam đầm Thủy Tú làm ách tắc con đường chuyển lũ từ cửa Sông Hương về cửa Tư Hiền; pha thứ ba là sự lớn nhanh của châu thổ Sông Hương và dòng lũ Sông Hương đột ngột lớn lên đã chọc thủng đáy cồn cát đối diện, mở ra Cửa Eo để trực tiếp thoát lũ từ Sông Hương.(22) Từ những trình bày trên đây, bước đầu có thể nhận định rằng, con sông An Cựu cổ trước năm 1404 là dòng chảy chính của hệ thống Sông Hương, là tác nhân chính của việc duy trì hệ thống đầm phá với chế độ một cửa duy nhất ở Tư Hiền. Vì thế, sự suy thoái của cửa Tư Hiền kể từ đầu thế kỷ XV đến nay liên quan mật thiết đến sự chuyển dòng và lụi tàn của dòng sông An Cựu cổ. Còn sự lụi tàn của 20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 sông An Cựu cổ lại là tồn tại khách quan khiến đời sau khoát lên dòng sông ít nhất đến hơn mười tên gọi khác nhau, và xem nó là một con sông đào. 4. Lời kết Dẫu biết rằng để xác định một dòng sông cổ đòi hỏi phải nhận diện được trầm tích tam giác châu, nón phóng vật, phân lớp xiên dạng rẽ quạt và có sự liên kết nhiều tài liệu địa chất, địa vật lý, cổ sinh, cổ địa hình, cổ thủy văn, phân tích tướng...;(23) song việc nghiên cứu sông An Cựu khi đặt trong mối quan hệ kết nối đồng bộ từ thượng nguồn hệ thống Sông Hương, khu vực Cửa Khâu đầu sông, dòng sông, cửa sông, đến phá Hà Trung - đầm Cầu Hai và cửa biển Tư Hiền bằng phương pháp tiếp cận liên ngành địa lý - lịch sử nói trên cũng ít nhiều đã hé lộ lai lịch bí ẩn của dòng sông cổ lắm tên ở Huế. Sông An Cựu là một thực thể liền mạch từ miệng sông giáp bờ nam Sông Hương đến phá Hà Trung - đầm Cầu Hai ở thế kỷ XIV trở về trước. Đó là tồn tại khách quan còn lưu lại vết tích cũ, nên khi vua Gia Long đặt dấu ấn khơi thông lại dòng sông này năm 1814, các sử quan của Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã cẩn trọng ghi là: “vét sông An Cựu (tức là sông Lợi Nông ngày nay, ở bờ phía nam Sông Hương(24) dọc đến xã Thần Phù giáp phá Hà Trung)”, “sai dinh thần Quảng Đức xem đo đường sông mà khai vét”, đến năm 1816 thì “phát dân dinh Quảng Đức vét sông từ xã Chiết Bi đến xã Vinh Vệ”.(25) Sử liệu triều Nguyễn nói rõ cho “vét” [dòng sông cũ] chứ không phải “đào” ngay từ đầu, nhưng không hiểu từ đâu và từ lúc nào, sông An Cựu lại biến thành sông đào như cách hiểu hiện nay. Đó là một “nỗi oan” cho dòng sông cổ từng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống Sông Hương, phá Hà Trung - đầm Cầu Hai và cửa biển Tư Hiền trước năm 1404. Chuyện một dòng sông mang vài cái tên khác nhau không phải là điều hiếm gặp ở Việt Nam, nhưng một dòng sông chỉ dài 27 cây số mà gánh đến 12 cái tên như sông An Cựu thì quả thật là “xưa nay hiếm”. Tuy nhiên, điều trăn trở lớn nhất của chúng tôi cho đến hôm nay là ngoài việc dân gian vẫn sử dụng lắm tên sông để gọi đã đành, thì ngay cả giới nghiên cứu, tài liệu - văn bản của cơ quan quản lý và các bản đồ địa lý - thủy văn cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh ở Thừa Thiên Huế vẫn cứ sử dụng nhiều tên gọi khác nhau, thậm chí vẫn “cắt” dòng sông thành hai hay nhiều khúc sông khác nhau. Xem những bản đồ do người Pháp vẽ dù ở thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX, thấy họ tư duy rất liền mạch về toàn bộ dòng sông với tên gọi Phủ Cam trải từ đầu sông đến cuối sông. Lại thấy trên bản đồ vệ tinh hiện nay của Google Maps, người ta cũng ghi là sông An Cựu suốt từ Cửa Khâu đến Cống Quan, khác hẳn tư duy cắt khúc trong tài liệu thủy văn và bản đồ các loại về dòng sông này đang được duy trì phổ biến. Âu cũng là hệ quả từ số phận ly kỳ của một dòng sông cổ lắm tên! N Q T T 21Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 CHÚ THÍCH (1) Khâu (丘) trong tiếng Hán-Việt nghĩa là nơi hợp lại. Cửa Khâu là nơi hợp lưu của hai dòng sông. Từ ý nghĩa này, người xưa gọi nơi mặt nước đầu sông An Cựu giáp với Sông Hương, đoạn gần đuôi cồn Dã Viên là Cửa Khâu (xem bản đồ). (2) Tọa độ này do chúng tôi xác định theo bản đồ vệ tinh hiện nay trên google.com/maps. (3) Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Tân dịch hiệu chú, Trần Đại Vinh-Hoàng Văn Phúc hiệu đính-dịch chú, Nxb Thuận Hoá, Huế, tr. 57. (4) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập II, Tái bản lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 115. (5) Lê Quý Đôn toàn tập (1977), Tập I: Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 112. (6) Con số 68 đầu tư liệu văn bản tiếng Pháp có đề cập tên sông Phủ Cam, An Cựu và Lợi Nông trải từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX mà chúng tôi tiếp cận được chỉ mang tính đại diện, chứ không phải tất cả chỉ có chừng ấy văn bản. (7) Địa danh Bến Ngự được hình thành do từ thời chúa Nguyễn, đặc biệt là khi vương triều Nguyễn thành lập, đoạn sông nơi đây có bến thuyền chuyên dành để đoàn ngự giá của vua Nguyễn xuống thuyền, lên bộ đi làm lễ tế trời ở đàn Nam Giao. (8) Một số văn bản của người Pháp đầu thế kỷ XX cũng có dùng tên sông Bến Ngự. (9) Tên các đoạn sông cũng có chỗ xuất nhập như Hà Tạ có tài liệu ghi là Hà Tự, Thiệu Hóa có người đọc là Triều Hóa. (10) Nguyễn Đức Thạnh, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Nam, Nguyễn Miên, “Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2005, tr. 46. (11) Xem cụ thể ở bài: Nguyễn Quang Trung Tiến, “Biến động địa lý cửa Tư Hiền trong lịch sử”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (tên cũ của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển), số 4 (22).1998, tr. 88-93. (12) Tức Sông Hương hiện nay. (13) Tức Sông Nông [Nong] hiện nay. (14) Tức Sông Truồi hiện nay. (15) Tức sông Cầu Hai hiện nay. (16) Dương Văn An, Ô Châu cận lục, sđd, tr. 28. (17) Lê Quý Đôn toàn tập, Tập I: Phủ biên tạp lục, sđd, tr. 114. (18) Trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An (đã dẫn), trang 28 ghi Cửa Eo vỡ vào năm đầu niên hiệu Khai Đại thời Hồ (1403); song theo bộ sử cổ nhất Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên..., bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, trang 302, và sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (đã dẫn), trang 35, thì ghi Cửa Eo vỡ vào năm Giáp Thân, niên hiệu Khai Đại năm thứ hai thời Hồ Hán Thương (1404). (19) Xem cụ thể ở bài: Nguyễn Quang Trung Tiến, “Biến động địa lý cửa Thuận An và các dự án đập Sông Hương trước 1975”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Thừa Thiên Huế, Phần I, số 2 (20),1998, tr. 73-79; Phần II, số 3 (21),1998, tr. 94-97. 22 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 (20) Nguyễn Quang Trung Tiến, “Lịch sử biến đổi của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề tài nhánh thuộc Dự án cấp Nhà nước: Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Viện Khoa học Thủy lợi, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 2001, tr. 19. (21) Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Bắc Giang, “Tác động của hồ đập thủy lợi, thủy điện đối với an ninh môi trường Thừa Thiên Huế”, 10/11/2010. (22) Nguyễn Đức Thạnh, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Nam, Nguyễn Miên, “Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” (đã dẫn), tr. 54-55. (23) Nguyễn Tuấn Anh, “Nghiên cứu bể trầm tích, môi trường trầm tích cổ - Dựa trên tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan”, (24) Trong sách của Nội Các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 13, Thuận Hóa, Huế, 1993, trang 200 ghi là Sông Hương, nhưng bản dịch sách Đại Nam thực lục in nhầm thành Sông Lương, khiến nhiều người nhầm theo. (25) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập I, Tái bản lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 881, 930. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Tân dịch hiệu chú, Trần Đại Vinh-Hoàng Văn Phúc hiệu đính-dịch chú, Thuận Hóa, Huế. 2. Nguyễn Tuấn Anh, “Nghiên cứu bể trầm tích, môi trường trầm tích cổ - Dựa trên tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan”, ngày truy cập: 3/10/2018. 3. George N. Curzon, The Geographical Journal, Vol II, No3, September 1893. 4. Lê Quý Đôn toàn tập (1977), Tập I: Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Bắc Giang, “Tác động của hồ đập thủy lợi, thủy điện đối với an ninh môi trường Thừa Thiên - Huế”, 10/11/2010. 6. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập I, Tái bản lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập II, Tái bản lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Thạnh, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Nam, Nguyễn Miên, “Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2005, tr. 44-64. 10. Nguyễn Thứ, “Citadelle de Hué”, Bulletin des Amis du Vieux Hué, No1-2, Janvier-Juin 1933. 11. Nguyễn Quang Trung Tiến, “Biến động địa lý cửa Thuận An và các dự án đập Sông Hương trước 1975”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Thừa Thiên Huế, Phần I, số 2 (20), 1998, tr. 73-79; Phần II, số 3 (21), 1998, tr. 94-97. 12. Nguyễn Quang Trung Tiến, “Biến động địa lý cửa Tư Hiền trong lịch sử”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Thừa Thiên Huế, số 4 (22), 1998, tr. 88-93. 23Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 13. Nguyễn Quang Trung Tiến, “Lịch sử biến đổi của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề tài nhánh thuộc Dự án cấp Nhà nước: Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Viện Khoa học Thủy lợi, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 2001. TÓM TẮT Sông An Cựu vốn dĩ là một dòng sông tự nhiên cổ xưa, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Sông Hương trên địa bàn Thừa Thiên Huế từ trước Công nguyên. Do kiến tạo địa lý và thay đổi đột ngột về chế độ thủy văn nên nước chuyển dòng làm con sông bị giảm lưu lượng nước, bồi lấp, thu hẹp dần và đứt đoạn, đánh mất vai trò là nguồn cung cấp nước chính cho phá Hà Trung-đầm Cầu Hai và cửa biển Tư Hiền kể từ đầu thế kỷ XV. Hơn 400 năm sau, khi được nạo vét, kết nối khơi thông trở lại nhằm phục vụ việc tưới tiêu đồng ruộng và giao thông thủy nội địa quy mô nhỏ kể từ đầu thế kỷ XIX, nó lại bị nhận lầm là “con sông đào”. Cũng vì “chết” đi ngót nửa thiên niên kỷ rồi “sống lại” nhờ khơi vét, sự liền mạch hay nhất quán về tên gọi của dòng sông xưa cổ đã biến mất theo thời gian, thay vào đó là những địa danh đời sau, nơi có những đoạn sông chảy qua, được lấy làm tên sông, mỗi nơi một tên, tạo thành cả chuỗi 12 tên sông; nên dù đã được nhà nước thời Nguyễn đặt cho một cái tên chính thức và thống nhất toàn bộ dòng sông là Lợi Nông, đến nay dòng sông vẫn cứ mang nhiều tên, và mỗi người, mỗi nơi cứ gọi mỗi cách tùy theo địa phương hay nhận thức. Bài viết này nhằm thử phác họa lại diện mạo địa lý của dòng sông cổ có số phận ly kỳ và lắm tên đó. ABSTRACT IN SEARCH OF THE GEOGRAPHIC ASPECT OF AN ANCIENT RIVER: AN CỰU RIVER An Cựu River is originally an ancient river which played an important role in the Perfume River system in Thừa Thiên - Huế Province from the date of BC (before Christ). Due to geological structure and sudden change in hydrological regime, the river has reduced the water flow and been accreted, gradually narrowed and intermitted, losing the role of the main water source supplied for Hà Trung - Cầu Hai lagoons and Tư Hiền estuary since the early 15th century. Over 400 years later, when being dredged and debottleneck for small-scale irrigation and inland waterway transport since the early 19th century, it was mistakenly identified as a “canal”. Because the river “died” for half a millennium and then “revived” thanks to dredging, the original name of that ancient river changed over time and then it bears different names for each part that the river goes by, forming a series of 12 names; therefore, despite being given the official name Lợi Nông River by the Nguyen Dynasty, it still bears various names depending on the locality and the local people. This article attempts to draft the geographic aspect of an ancient river which has a strange fate and various names.
File đính kèm:
- di_tim_dien_mao_cua_mot_dong_song_co_song_an_cuu.pdf