Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030

Tỉnh Kon Tum có hơn 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp,

rừng Kon Tum là nơi chứa đựng nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng

về chủng loại và công dụng chữa được nhiều bệnh. Đất đai và khí hậu phù hợp

với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nơi

khác nhau.

Trong những năm gần đây, việc khám chữa bệnh bằng phương pháp y

dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại đã được sử dụng rộng rãi và đạt

được nhiều thành tựu quan trọng. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tự nhiên làm

thuốc ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang

ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nguồn dược

liệu đang bị thu hẹp hoặc việc nuôi trồng dược liệu tự phát mất cân đối. Trữ

lượng dược liệu ngày càng giảm do khai thác tràn lan, không có kế hoạch bảo

tồn nguồn dược liệu.

Đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn dược liệu trong tự nhiên và

duy trì tài nguyên dược liệu đang là vấn đề cấp bách. Bảo vệ nguồn dược liệu tự

nhiên là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học, môi trường và

bảo vệ sức khỏe, kinh tế, văn hóa của cộng đồng. Hơn nữa, phát triển dược liệu

trong giai đoạn tới mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị

trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá trị theo chuỗi sản phẩm hàng hóa.

Để thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu

cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc

ở nước ta, trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, sự cần thiết xây

dựng đề án “Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon

Tum giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030” là chương trình hành động

có tính chiến lược. Đề án hình thành nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong

lĩnh vực dược liệu; khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên

dược liệu, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch phát

triển thuốc đông y từ nguồn dược liệu trong của tỉnh góp phần chuyển đổi cơ

cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân tại các vùng khó khăn; từng

bước và chủ động đáp ứng đủ nhu cầu dược liệu cung cấp cho công nghiệp dược

và y dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh và trong nước.

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 1

Trang 1

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 2

Trang 2

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 3

Trang 3

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 4

Trang 4

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 5

Trang 5

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 6

Trang 6

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 7

Trang 7

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 8

Trang 8

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 9

Trang 9

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 60 trang minhkhanh 9700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030

Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến 2030
 1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc 
ĐỀ ÁN 
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CHẾ BIẾN DƯỢC 
LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI 
ĐOẠN 2017-2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 
KON TUM THÁNG 5/2017 
(DỰ THẢO) 
 2 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tỉnh Kon Tum có hơn 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp, 
rừng Kon Tum là nơi chứa đựng nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng 
về chủng loại và công dụng chữa được nhiều bệnh. Đất đai và khí hậu phù hợp 
với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nơi 
khác nhau. 
Trong những năm gần đây, việc khám chữa bệnh bằng phương pháp y 
dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại đã được sử dụng rộng rãi và đạt 
được nhiều thành tựu quan trọng. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tự nhiên làm 
thuốc ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang 
ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nguồn dược 
liệu đang bị thu hẹp hoặc việc nuôi trồng dược liệu tự phát mất cân đối. Trữ 
lượng dược liệu ngày càng giảm do khai thác tràn lan, không có kế hoạch bảo 
tồn nguồn dược liệu. 
Đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn dược liệu trong tự nhiên và 
duy trì tài nguyên dược liệu đang là vấn đề cấp bách. Bảo vệ nguồn dược liệu tự 
nhiên là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học, môi trường và 
bảo vệ sức khỏe, kinh tế, văn hóa của cộng đồng... Hơn nữa, phát triển dược liệu 
trong giai đoạn tới mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị 
trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên. 
Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất 
hàng hóa ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá trị theo chuỗi sản phẩm hàng hóa. 
Để thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu 
cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc 
ở nước ta, trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, sự cần thiết xây 
dựng đề án “Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon 
Tum giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030” là chương trình hành động 
có tính chiến lược. Đề án hình thành nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong 
lĩnh vực dược liệu; khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên 
dược liệu, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch phát 
triển thuốc đông y từ nguồn dược liệu trong của tỉnh góp phần chuyển đổi cơ 
cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân tại các vùng khó khăn; từng 
bước và chủ động đáp ứng đủ nhu cầu dược liệu cung cấp cho công nghiệp dược 
và y dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh và trong nước. 
 3 
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN. 
Cây dược liệu ở Kon Tum rất phong phú, tuy nhiên việc khai thác không 
kiểm soát, không gắn với bảo tồn, đã làm mất dần nguồn tài nguyên tự nhiên, 
đặc biệt là những loài dược liệu quí, hiếm của tỉnh có trong Sách đỏ Việt Nam. 
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các 
nước đang phát triển và 80% dân số ở các nước này sử dụng thuốc có nguồn gốc 
tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân 
khổng lồ, nhiều bệnh tật nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng 
tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới là rất lớn, cả về số lượng và chất 
lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói 
riêng và nhân loại nói chung. 
 Cho đến nay, dược liệu có nguồn gốc thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu 
chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn 
gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm 
sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. 
Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 
tỷ đô la/năm. 
 Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và 
một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. 
Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo 
ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 
4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài 
thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật 
và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ 
yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam,. Thị 
trường dược liệu ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của 
các cơ quan y tế (về chủng loại, chất lượng, tính chuẩn xác, quy trình chế biến, 
cách bảo quản, ) và cơ quan quản lý thị trường (về giá cả). 
 Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản 
xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Đã có nhiều công ty phát triển rất tốt, 
có thể kể đến là Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco, Công ty cổ phần Dược 
phẩm Nam Hà, Công ty Dược liệu Trung Ương 3 (Hải Phòng), các Công ty cổ 
phần Dược phẩm Tuệ Linh, Phúc Vinh, Phúc Hưng, Tâm Bình 
 Cây thuốc quí ở tỉnh có nhiều nhưng người dân kể cả các nhà thuốc có uy 
tín chưa có ý thức trong việc gây trồng, phát triển một số cây thuốc quí hiếm. 
Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có một đơn vị nào được giao hoặc chủ động trong 
 4 
việc trồng thử và chế biến các cây thuốc quí. Cho nên việc nghiên cứu phát triển 
dược liệu một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu 
tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu dược trong nước và có thể tham gia xuất khẩu 
tăng thu nhập cho người dân trên đơn vị canh tác đất là rất cần thiết và quan 
trọng. 
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN 
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển cây dược liệu đặc sản ngoài tự 
nhiên, nuôi trồng trên địa bàn tỉnh. 
- Định hướng, đầu tư, chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển cây dược liệu 
bản địa và du nhập phù hợp các tiểu vùng khí hậu trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng 
nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu dược liệu khám chữa bệnh, chế biến, xuất ... ác huyện 
Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei). 
- Thời gian: Giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến năm 2030. 
III. Nội dung chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư 
1. Chính sách đặc thù đào tạo nhân lực quản lý nhà nước về dược liệu, kỹ 
thuật viên y học cổ truyền, kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu. 
2. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong nước về sản xuất, chế biến, bảo 
quản sản phẩm dược liệu. Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng nhưng tối đa không 
quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo theo từng đối tượng quy định tại theo 
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 
3. Chính sách hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất sản 
xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm dược liệu. Mức chi theo đơn giá thực tế, định 
mức theo Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 của Liên 
bộ Nông nghiệp và Tài chính. 
4. Chính sách hỗ trợ nghiên cứu bảo tồn, xây dựng chỉ dẫn địa lý, chọn 
tạo hoặc nhập nội giống dược liệu mới: Hỗ trợ một lần 1,5 tỷ đồng/01 giống mới 
khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống dược liệu 
mới và được đưa vào Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép sản xuất, 
kinh doanh tại Việt Nam; 01 tỷ/01 giống mới khi được Sở Nông nghiệp và 
PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 
5. CHính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông, hệ thống thủy 
lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước 
phục vụ sản xuất dược liệu thuộc Danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông 
nghiệp và nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của 
Chính phủ; Danh mục dự án ưu đãi đầu tư kèm theo Đề án này áp dụng 
VietGAP theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ(6); đầu tư 
vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ; 
liên kết sản xuất xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg Thủ 
tướng Chính phủ(7). Ưu tiên các dự án, phương án đầu tư có hợp đồng liên kết 
tiêu thụ; hoặc có phương án tiêu thụ sản phẩm; dự án ứng dụng công nghệ cao 
trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn thẩm tra, xác nhận theo quy định. Ngân sách trung ương hỗ trợ 
cho dự án, phương án có mức cần hỗ trợ trên 2 tỷ đồng. Ngân sách địa phương 
(6) Quyết định 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình 
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 
(7) Quyết định 62/2013/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ(7) về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết 
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. 
 56 
hỗ trợ không quá 2 tỷ đồng. Các dự án, phương án thực hiện ở vùng biên giới, 
dự án công nghệ cao được hỗ trợ từ ngân sách trung ương. 
6. Chính sách hỗ trợ nhân, sản xuất giống dược liệu. Hỗ trợ 01 lần tối đa 
60% chi phí nhân giống gốc(8), 30% chi phí nhân giống thương phẩm(9) theo định 
mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trường hợp ứng 
dụng công nghệ cao mức hỗ trợ tương ứng là 80% và 50%. Đối với nhân, sản 
xuất giống gốc, giống thương phẩm Sâm Ngọc Linh hỗ trợ 100% chi phí nhân 
giống theo định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành. 
7. Chính sách miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước 
giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, 
kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ; Hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện quy 
hoạch, cải tạo đồng ruộng đối với các dự án, phương án đầu tư xây dựng cánh 
đồng lớn dược liệu theo Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn của tỉnh; tại khu sản 
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc theo định hướng ban hành tại 
Đề án này. 
8. Chính sách hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống 
kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn 
gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng 
hợp (ICM); sử dụng giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận 
trở lên để gieo trồng. Mức hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 
chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc 
sinh học; chi phí công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật 
cho các thành viên. 
9. Ngoài các nội dung chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Đề án này, các đề 
tài, dự án, ý tưởng khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển cây dược liệu 
được hỗ trợ theo chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng 
dụng công nghệ cao tại Nghị quyết 64/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của Hội 
đồng nhân dân tỉnh Kon Tum và Quyết định 1261/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 
của UBND tỉnh Kon Tum. 
10. Cơ chế ưu tiên sử dụng dược liệu được thu hái, chế biến tại các doanh 
nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kon Tum phục vụ các cơ sở khám 
bệnh, chữa bệnh công lập, thông qua việc đấu thầu mua thuốc từ nguồn ngân 
sách nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia 
đối với các loài dược liệu trong quy hoạch, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu 
thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người trồng dược liệu. 
8 Là cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng, cây trội đối với cây dược liệu lâu năm, hạt giống, củ giống được phục 
tráng, thuần hóa từ tự nhiên hoặc từ sản xuất đối với cây hàng năm. 
9 Là giống được sử dụng để nuôi trồng tạo ra sản phẩm là dược liệu và không sử dụng khai thác làm vật liệu 
nhân giống. 
PHỤ LỤC 5: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ 
(Ban hành kèm theo Đề án đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030) 
TT Tên dự án Nội dung, Chỉ tiêu Địa điểm Thời gian 
1 Quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh Kon 
Tum giai đoạn năm 2017-2020, định hướng 
đến năm 2030 
- Đánh giá tổng thể nguồn tài nguyên cây 
dược liệu ở các tiểu vùng khí hậu Kon 
Tum. Trọng tâm là huyện Đăk Glei, Tu 
Mơ Rông và Kon Plông. 
- Bảo tồn, phát triển dược liệu, sản phẩm 
từ dược liệu và sản phẩm quốc gia Sâm 
Ngọc Linh qui mô lớn, gắn với chế biến 
biến, xuất khẩu. 
Toàn tỉnh 2017-2018 
2 Dự án nghiên cứu, phát triển dược liệu, sản 
phẩm từ dược liệu 
Bảo tồn các loài dược liệu bản địa có lợi 
thế cạnh tranh, giá trị kinh tế cao. 
 2017-2030 
3 Nhập nội 10 giống cây dược liệu có chất 
lượng cao 
Nhập nội tuyển chọn các giống cây dược 
liệu phù hợp với các tiểu vùng khí hậu 
tỉnh Kon Tum phục vụ phát triển dược 
liệu 
Toàn tỉnh 2017-2030 
4 Dự án đầu tư phát triển hạ tầng vùng phát 
triển dược liệu 
Nâng cấp, xây dựng mới hạ tầng vùng 
bảo tồn, phát triển nguyên liệu 
Toàn tỉnh. Trọng tâm là 
các huyện Đăk Glei, Tu 
Mơrông và Kon Plông 
2017-2030 
5 Dự án nâng cấp hoặc đầu tư xây mới nhà 
máy sơ chế và chế biến, chiết xuất dược 
liệu 
 Toàn tỉnh. Trọng tâm là 
các huyện Đăk Glei, Tu 
Mơrông và Kon Plông 
2017-2030 
 58 
6 Dự án xây dựng vườn nhân giống gốc dược 
liệu, sản xuất giống dược liệu thương phẩm 
Xây dựng các vườn nhân Toàn tỉnh 2017-2030 
7 Nâng cấp Trung tâm Sâm Ngọc Linh Kon 
Tum thành Trung tâm nghiên cứu, phát 
triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu Kon 
Tum 
01 Trung tâm Tu Mơ Rông 2017-2018 
Mục lục 
PHẦN MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------- 2 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ------------------------------------------------------------------------------ 2 
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN. ---------------------------------------- 3 
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN------------------------------------------------------------------ 4 
4. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG.----------------------------------------- 4 
4.1. Cơ sở pháp lý. ------------------------------------------------------------------------- 4 
4.2. Tài liệu sử dụng. ---------------------------------------------------------------------- 5 
Phần 1. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN --------------------------------------------------- 5 
1. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ----------------------------------------- 5 
1.1. Bối cảnh quốc tế.---------------------------------------------------------------------- 5 
1.2. Bối cảnh quốc gia--------------------------------------------------------------------- 5 
1.3. Bối cảnh tỉnh Kon Tum -------------------------------------------------------------- 6 
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỀ ÁN ------------------------------------------ 6 
2.1. Điều kiện tự nhiên -------------------------------------------------------------------- 6 
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội -----------------------------------------------------------10 
3. THỰC TRẠNG, PHÂN BỐ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU Ở 
KON TUM ------------------------------------------------------------------------------------14 
3.1. Thực trạng ----------------------------------------------------------------------------14 
3.2. Phân bố--------------------------------------------------------------------------------16 
3.3. Tiềm năng phát triển-----------------------------------------------------------------17 
3.4. Khái quát về các loài cây dược liệu lựa chọn ------------------------------------19 
4. SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC LIỆU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
--------------------------------------------------------------------------------------------------26 
4.1 Thị trường thế giới -------------------------------------------------------------------26 
4.2. Thị trường trong nước---------------------------------------------------------------27 
4.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu ở trong tỉnh----------------------31 
5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ---------------------------------------------------------------------32 
5.1. Những hạn chế, khó khăn-----------------------------------------------------------33 
5.2 Những thuận lợi-----------------------------------------------------------------------33 
PHẦN 2 -------------------------------------------------------------------------------------------35 
NỘI DUNG ĐỀ ÁN-----------------------------------------------------------------------------35 
1. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐỀ ÁN ----------------------------------------35 
2. QUAN ĐIỂM ------------------------------------------------------------------------------35 
3. MỤC TIÊU---------------------------------------------------------------------------------36 
3.1. Mục tiêu chung-----------------------------------------------------------------------36 
3.2. Mục tiêu cụ thể-----------------------------------------------------------------------36 
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN ---------------------------------------------------------------37 
4.1. Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của tỉnh về đầu tư phát triển 
cây dược liệu-------------------------------------------------------------------------------38 
4.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, bảo tồn và phát triển cây 
dược liệu từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến, kiểm định chất lượng đến sản phẩm 
đưa ra thị trường---------------------------------------------------------------------------38 
4.3. Đầu tư phát triển, bảo tồn và sử dụng bền vững cây dược liệu----------------38 
4.4. Xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu ------------------40 
4.5. Xây dựng mạng lưới lưu thông, cung ứng dược liệu----------------------------40 
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ------------------------------------------------------40 
5.1. Giải pháp về khoa học công nghệ -------------------------------------------------42 
 60 
5.2. Giải giải pháp tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực ---------------------------42 
5.3. Giải pháp về hợp tác, thu hút đầu tư ----------Error! Bookmark not defined. 
5.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển dược liệu---54 
5.4.1. Phạm vi Đề án cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển dược liệu
-----------------------------------------------------------------------------------------------54 
5.4.2. Nội dung chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư -------------------------------------55 
5.5. Giải pháp về vốn đầu tư-------------------------------------------------------------40 
6. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ----------------------------------------------------------------44 
6.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020----------------------------------------------------44 
6.2. Giai đoạn từ 2020 - 2030 -----------------------------------------------------------45 
7. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN-----------------------------------------------------------------------45 
7.1. Về kinh tế -----------------------------------------------------------------------------45 
7.2. Về xã hội ------------------------------------------------------------------------------46 
7.3. Về bảo tồn đa dạng sinh học -------------------------------------------------------46 
8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN-----------------------------------------------------------------47 
8.1. Sở Y tế---------------------------------------------------------------------------------47 
8.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư--------------------------------------------------------------47 
8.3. Sở Tài chính --------------------------------------------------------------------------48 
8.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -----------------------------------------48 
8.5. Ban chỉ đạo 389, UBND các huyện Biên giới -----------------------------------48 
8.6. Sở Khoa học và Công nghệ---------------------------------------------------------48 
8.7. Sở Tài nguyên và Môi trường------------------------------------------------------49 
8.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố-------------------------------------------49 
PHẦN 3 -------------------------------------------------------------------------------------------49 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -----------------------------------------------------------------49 
1. KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------49 
2. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ -----------------------------------------------------------------49 

File đính kèm:

  • pdfde_an_dau_tu_phat_trien_va_che_bien_duoc_lieu_tren_dia_ban_t.pdf