Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009, qua khảo sát 203 hộ

ngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên 19 loại ngư cụ ở vùng hồ Trị An. Số liệu được thu thập

qua hai mùa mưa và khô, bao gồm các thông số CPUE (Catch per unit effort: sản lượng khai thác /

ngư cụ), thời gian hoạt động của ngư cụ và tỷ lệ thành phần loài cá khai thác. Sản lượng khai thác

của mỗi nhóm ngư cụ có thể tính từ tích số của CPUE, số lượng ngư cụ và thời gian khai thác. Khi

các số liệu đăng ký ngư cụ và thời gian hoạt động được thực hiện đầy đủ như ở Công ty thủy sản

Đồng Nai trên hồ Trị An, việc khảo sát thêm thông số biến động CPUE hàng năm của các nhóm

ngư cụ cho phép tính nhanh sản lượng khai thác thủy sản của từng nhóm ngư cụ cũng như tổng sản

lượng khai thác trên toàn hồ. Nghiên cứu cho kết quả tổng sản lượng khai thác trên toàn hồ trong

năm 2008 là 3.819 tấn/năm, trong đó bước đầu định lượng được sản lượng khai thác đến từng nhóm

loài thủy sản. Có 4 loài cá dẫn đầu sản lượng (448-727 tấn/năm) chiếm tỉ lệ đánh bắt hơn 50% tổng

sản lượng toàn hồ nhưng lại thuộc nhóm cá tạp ít có giá trị kinh tế như sơn xiêm, cơm sông, ba dong

và lìm kìm, cho thấy tình trạng khai thác quá mức các loài cá có giá trị kinh tế đang là trở ngại cho

sự phát triển bền vững nghề cá trên hồ.

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 1

Trang 1

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 2

Trang 2

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 3

Trang 3

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 4

Trang 4

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 5

Trang 5

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 6

Trang 6

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 7

Trang 7

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 8

Trang 8

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 9

Trang 9

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 6960
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An
133TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề cá hồ chứa giữ vai trò quan trọng 
trong việc tăng cung sản lượng thủy sản khai 
thác tự nhiên và nuôi trồng, góp phần tạo thêm 
công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và sinh kế 
cho người dân các khu vực lân cận. Mặc dù đa 
số các hồ chứa được hình thành với mục đích 
chính là để phục vụ thủy lợi và thủy điện, việc 
phát triển nghề cá hồ chứa đi kèm từ lâu đã được 
thực hiện khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. 
Hồ Trị An với diện tích ngập nước cực đại 
lên tới hơn 32.400 ha hiện là một trong những 
hồ chứa có diện tích lớn nhất ở Việt Nam. Bên 
cạnh nhiệm vụ phát triển thủy điện, hồ Trị An 
còn giữ vai trò điều tiết nước, cung cấp nguồn 
nước sạch cho vùng hạ lưu, phát triển du lịch và 
thủy sản. Phát triển thủy sản trên hồ Trị An đã 
được thực hiện từ những ngày đầu thành lập hồ 
vào cuối thập niên 80, với việc thả hàng triệu 
con cá giống mè hoa, mè trắng, trôi bổ sung 
cho hồ, mở đầu thời kỳ nuôi và khai thác cá ở 
mặt nước lớn (Lê Đông Hải, 1995). Mặc dù trên 
hồ còn tồn tại nhiều hình thức nuôi lồng bè và eo 
ngách khác, nhưng nhiệm vụ quản lý khai thác 
thủy sản tự nhiên tỏ ra nặng nề hơn cả, với việc 
hình thành riêng một trung tâm thủy sản chuyên 
trách việc quản lý nghề cá trong hồ. Công ty 
thủy sản Đồng Nai là nơi thống kê và quản lý 
ngư dân và các loại như cụ khai thác, tuy nhiên 
việc thống kê sản lượng và thành phần loài cá 
khai thác từ trước đến nay vẫn chưa có cách làm 
hiệu quả, mặc dù đây là những thông số rất quan 
ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC QUA KHẢO SÁT 
NGƯ CỤ VÀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHAI THÁC Ở HỒ TRỊ AN
Vũ Cẩm Lương1, Nguyễn Phú Hòa1, Lê Thanh Hùng1
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009, qua khảo sát 203 hộ 
ngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên 19 loại ngư cụ ở vùng hồ Trị An. Số liệu được thu thập 
qua hai mùa mưa và khô, bao gồm các thông số CPUE (Catch per unit effort: sản lượng khai thác / 
ngư cụ), thời gian hoạt động của ngư cụ và tỷ lệ thành phần loài cá khai thác. Sản lượng khai thác 
của mỗi nhóm ngư cụ có thể tính từ tích số của CPUE, số lượng ngư cụ và thời gian khai thác. Khi 
các số liệu đăng ký ngư cụ và thời gian hoạt động được thực hiện đầy đủ như ở Công ty thủy sản 
Đồng Nai trên hồ Trị An, việc khảo sát thêm thông số biến động CPUE hàng năm của các nhóm 
ngư cụ cho phép tính nhanh sản lượng khai thác thủy sản của từng nhóm ngư cụ cũng như tổng sản 
lượng khai thác trên toàn hồ. Nghiên cứu cho kết quả tổng sản lượng khai thác trên toàn hồ trong 
năm 2008 là 3.819 tấn/năm, trong đó bước đầu định lượng được sản lượng khai thác đến từng nhóm 
loài thủy sản. Có 4 loài cá dẫn đầu sản lượng (448-727 tấn/năm) chiếm tỉ lệ đánh bắt hơn 50% tổng 
sản lượng toàn hồ nhưng lại thuộc nhóm cá tạp ít có giá trị kinh tế như sơn xiêm, cơm sông, ba dong 
và lìm kìm, cho thấy tình trạng khai thác quá mức các loài cá có giá trị kinh tế đang là trở ngại cho 
sự phát triển bền vững nghề cá trên hồ.
Từ khóa: Sản lượng khai thác; ngư cụ; thành phần loài cá.
1 Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 
Email: vcluong@gmail.com
134 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
trọng phục vụ cho công tác quản lý, dự báo và 
quy hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ 
(Vũ Cẩm Lương, 2005).
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề 
xuất quy trình đánh giá sản lượng thủy sản 
thông qua việc khảo sát ngư cụ và thành phần 
loài cá khai thác, qua đó cho phép nhà quản lý 
có được thông số sản lượng khai thác không chỉ 
cho toàn hồ mà còn cho từng đối tượng giống 
loài thủy sản. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 
11 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009 trên cơ sở 
khảo sát thu thập số liệu thứ cấp kết hợp điều 
tra thực địa các loại ngư cụ và thành phần loài 
cá khai thác.
Số liệu thứ cấp được thu thập tại Công ty 
thủy sản Đồng Nai, Chi cục bảo vệ nguồn lợi 
thủy sản Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và phát 
triển nông thôn tỉnh Đồng Nai. Nội dung số liệu 
thu thập bao gồm số lượng ngư dân và ngư cụ 
đăng ký hành nghề trên hồ Trị An.
Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra 
khảo sát 203 ngư dân có hoạt động khai thác 
trên hồ, trong đó số lượt ngư dân ở các vùng 
thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn của 
hồ lần lượt là 49, 57 và 45. Tỷ lệ các nhóm 
ngư cụ khảo sát được phân bổ tương ứng với 
tỷ lệ thực tế của ngư cụ hoạt động trên hồ, 
bao gồm 19 ngư dân lưới rê (2a: 40-60 mm), 
9 ngư dân lưới rê (2a: 70-140 mm), 8 ngư dân 
lưới rê cố định tầng mặt, 4 ngư dân lưới rê ba 
màng, 13 ngư dân làm te 18 đèn, 14 ngư dân 
làm te 1 đèn, 10 ngư dân làm vó không đèn, 
17 ngư dân vó đèn, 2 ngư dân lưới giựt, 10 
ngư dân lưới rùng 1 ghe kéo, 17 ngư dân lưới 
rùng 2 ghe kéo, 10 ngư dân chài rê, 2 ngư dân 
chài quăng, 15 ngư dân làm lợp tép, 12 ngư 
dân làm lợp bát quái, 4 ngư dân làm lợp cá rô 
phi, 10 ngư dân cào gọng, 14 ngư dân lưới sò 
và 13 ngư dân câu giăng.
Số liệu được thu thập qua hai mùa: mùa khô 
và mùa mưa. Thông tin khảo sát ở các nhóm ngư 
dân bao gồm: (1) CPUE (Catch per unit effort): 
sản lượng khai thác (hàng ngày) cho mỗi ngư cụ 
(kg/ngày); (2) T: thời gian hoạt động của ngư cụ 
(ngày/mùa); (3) Thành phần phần trăm (%) loài: 
tỷ lệ % loài cá khai thác:
- Sản lượng khai thác trung bình của ngư cụ 
x (tấn/mùa) = CPUE * T
- Tổng sản lượng khai thác của nhóm ngư 
cụ x = số lượng ngư cụ x * sản lượng khai thác 
trung bình của ngư cụ x. 
- Tổng sản lượng khai thác toàn hồ = Tổng 
sản lượng khai thác của 19 nhóm ngư cụ.
- Tỷ lệ % loài cá đánh bắt tương ứng với 
mỗi loại ngư cụ cho phép ước tính sản lượng 
của mỗi loài.
Các thông tin khảo sát được xử lý, tổng hợp 
và phân tích thống kê thành phần phần trăm, 
min, max bằng phần mềm Microsoft Excel 
nhằm mục đích so sánh và đánh giá sự khác biệt 
của năng suất khai t ...  978 3,1
2004 2835 884 3,2
2005 2589 872 3,0
2006 2600 721 3,6
2007 2837 747 3,8
2008 3819* 1115 3,4
(Ghi chú: Sản lượng khai thác từ 1993-2007 do Công ty thủy sản Đồng Nai ước tính, riêng sản 
lượng khai thác năm 2008 là kết quả của nghiên cứu này)
Bảng 5. Thành phần loài thủy sản khai thác ở hồ Trị An
TT Loài Sản lượng (tấn/năm) Tỉ lệ (%)
1 Cá sơn xiêm Parambassis siamensis 727,1 19,0
2 Cá cơm sông Clupeichthys gonognathus 666,2 17,4
3 Cá ba dong Cyclocheilichthys repasson 566,1 14,8
4 Cá lìm kìm Dermogenys pusillus 448,4 11,7
5 Cá mè vinh Barbonymus gonionotus 278,8 7,3
6 Cá bống tượng Oxyeleotris marmoratus 176,5 4,6
7 Cá rô phi Oreochromis spp 167,7 4,4
8 Cá trèn đá Kryptopterus cryptopterus 155,2 4,1
9 Cá linh rìa Labiobarbur kuhli 147,3 3,9
10 Cá chốt các loại Mystus spp 119,0 3,1
11 Cá chép Cyprius carpio 92,1 2,4
12 Tép Macrobrachium spp 69,4 1,8
13 Cá lăng ki Hemibagrus wyckii 47,1 1,2
14 Cá lau kiếng Pterygoplichthys disjunctivus 32,9 0,9
139TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
IV. THẢO LUẬN
So với thống kê ghi nhận 14 loại ngư cụ 
khai thác trên hồ năm 2005 của Phan Thanh 
Lâm (2006), các loại nghề cào gọng, lưới giựt, 
lưới rê cố định tầng mặt, lợp bát quái và lợp cá 
rô phi là những hình thức khai thác mới được 
đưa vào hồ sau năm 2005. Các nghề lưới rùng 2 
ghe kéo, te 1 đèn và 18 đèn, vó không đèn cho 
CPUE cao hơn 50 kg/ngày nhưng có nhiều cá 
tạp dùng làm thức ăn nuôi cá bè. Đáng lưu ý là 
nghề lưới rê với mắt lưới 40-60 mm có CPUE 
chỉ cao hơn khoảng 40% so với lưới rê với mắt 
lưới 70-140 mm, cho thấy kích cỡ cá khai thác 
có dấu hiệu giảm sút rõ rệt, cảnh báo tình trạng 
15 Cá hoàng đế Cichla ocellaris 20,1 0,5
16 Cá bống cát Glossogobius sp 16,9 0,4
17 Cá leo Wallago attu 14,8 0,4
18 Cá linh ống Henicorhynchus siamensis 13,1 0,3
19 Cá hạt mít Puntius brevis 12,5 0,3
20 Cá lăng vàng Hemibagrus nemurus 10,7 0,3
21 Cá kết Micronema bleekeri 6,2 0,2
22 Cá mè lúi Osteochilus hasseltii 5,0 0,1
23 Cá trê trắng Clarias batrachus 4,9 0,1
24 Cá rô đồng Anabas testudineus 4,9 0,1
25 Cá ngựa nam Hampala macrolepidota 4,0 0,1
26 Cá ét mọi Labeo chrysophekadion 3,6 0,1
27 Cá lóc các loại Channa spp 3,0 0,1
28 Cá trèn bầu Ompok bimaculatus 1,9 0,1
29 Cá mè trắng Hypophthalmichthys molitrix 1,7 0,1
30 Cá thát lát Notopterus notopterus 1,7 0,1
31 Cá chạch bông Mastacembelus armatus 1,5 0,1
32 Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus 0,6 0,02
33 Cá trôi Cirrhinus spp 0,4 0,01
34 Cá trê vàng Clarias macrocephalus 0,4 0,01
35 Cá chình hoa Anguilla marmorata 0,2 0,01
36 Cá chạch lá tre Macrognathus siamensis 0,2 0,01
37 Tôm càng xanh Macrobrachius rosenbergii 0,2 0,01
38 Cá tra Pangasius hypophthalmus 0,2 0,01
39 Cá mè hoa Hypophthalmichthys nobilis 0,1 0,002
40 Cá thiểu mại Paralaubuca barroni 0,01 0,001
140 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản trên hồ 
(Welcomme, 2001). Đối với các ngư cụ khai 
thác quanh năm, năng suất khai thác mùa khô 
cao hơn 57% so với sản lượng khai thác mùa 
mưa phản ánh đặc điểm quản lý nghề cá ở các 
hồ chứa lớn với mức nước dao động lớn trong 
năm, theo đó thời điểm đánh bắt vào mùa nước 
kiệt được khuyến cáo cần biện pháp hạn chế 
khai thác để bảo vệ nguồn lợi (De Silva, 2001).
Ngư cụ trên hồ Trị An không chỉ đa dạng về 
chủng loại và ngư pháp đánh bắt mà còn có số 
lượng và tần suất hoạt động trong năm khá cao. 
Số lượng ngư cụ hoạt động dao động từ 2 đến 
228 ngư cụ cho mỗi loại nghề và có đến 658-
670 đơn vị ngư cụ hoạt động trong mỗi mùa 
khai thác. Tuy nhiên, sự phát triển đa dạng các 
loại ngư cụ khai thác trên hồ có thể là cảnh báo 
cho tình trạng phát triển tự phát và thiếu quy 
hoạch quản lý trong hoạt động khai thác nguồn 
lợi thủy sản trên hồ (Oliver, 2002). Ngoài ra số 
đơn vị ngư cụ hoạt động ổn định ở cả hai mùa 
khai thác trong năm cho thấy các biện pháp giới 
hạn mùa vụ khai thác để bảo vệ nguồn lợi thủy 
sản cần được triển khai trên hồ (Baluyut, 1983). 
Sản lượng khai thác của các nhóm ngư 
cụ được ước tính dựa trên kết quả tích số của 
CPUE, số lượng ngư cụ và thời gian khai thác 
trong năm. Lorenzen (2001) cho rằng phương 
pháp tính sản lượng khai thác truy xuất từ các 
nhóm ngư cụ cho kết quả với độ chính xác cao 
nếu có sự am hiểu các ngư cụ khai thác và thống 
kê được nỗ lực khai thác đã đăng ký. Ngoài ra, 
phương pháp tính sản lượng khai thác chi tiết 
trên từng nhóm ngư cụ có thể cho phép hiệu 
chỉnh các sai số sản lượng khai thác tùy theo 
tình hình hoạt động thực tế hàng năm của các 
nhóm ngư cụ.
Tổng sản lượng khai thác của 19 nhóm ngư 
cụ có đăng ký hợp pháp ở hồ Trị An là 3.819 
tấn/năm. So với số liệu sản lượng khai thác ước 
tính của Công ty thủy sản Đồng Nai thông qua 
các bến cá và số ngư dân đăng ký từ năm 1993 
đến 2007, số liệu tính toán của năm 2008 có 
mức sai khác đáng kể (Bảng 4). Tuy nhiên do 
các phương pháp ước tính sản lượng trong quá 
khứ không đồng nhất nên khó có thể so sánh số 
liệu các năm. Ngoài ra, những yếu tố dao động 
lớn của nguồn lợi thủy sản chưa được tính đến 
trong thống kê ở quá khứ, như tỉ lệ thành phần 
loài và mối quan hệ đa loài (King, 1995), đặt ra 
yêu cầu chi tiết hóa sản lượng của các giống loài 
cụ thể cho các năm.
So với số liệu sản lượng khai thác thủy sản 
ở hồ chứa Trị An từ năm 1993 đến 2008 được 
thu thập từ báo cáo hàng năm của Công ty Thủy 
sản Đồng Nai, sản lượng khai thác thủy sản năm 
2008 được ước tính trực tiếp từ nghiên cứu này 
có sự gia tăng mạnh. Sự khác biệt thể hiện ở hai 
phương pháp ước tính, khi Công ty Thủy sản 
Đồng Nai dựa trên khai báo và khảo sát các ngư 
dân, còn nghiên cứu này dựa trên đơn vị ngư cụ. 
Tuy nhiên, việc ghi nhận sản lượng khai thác 
dựa trên số lượng ngư dân có lẽ chỉ thích hợp 
cho công tác quản lý hơn là dựa trên cơ sở khoa 
học khai thác thủy sản (Fernando, 1980). Đứng 
ở khía cạnh quản lý, một vấn đề đáng quan tâm 
là khi lượng ngư dân tăng đột biến, sản lượng 
khai thác trên mỗi ngư dân có khuynh hướng 
giảm đột ngột, điều này cho thấy cần thiết phải 
kiểm soát số lượng ngư dân khai thác để tránh 
tình trạng khai thác quá mức (Oglesby, 1985).
Các loài cá sơn xiêm, cơm sông, ba dong 
và lìm kìm dẫn đầu sản lượng khai thác ở hồ Trị 
An (448-727 tấn/năm) và chiếm tỉ lệ đánh bắt 
hơn 50% tổng sản lượng toàn hồ. Tuy nhiên các 
loài cá trên chủ yếu được sử dụng như cá tạp 
cho hoạt động nuôi bè, ít có giá trị kinh tế, cho 
thấy dấu hiệu khai thác quá mức trên hồ Trị An 
đã diễn ra nghiêm trọng trên các đối tượng cá 
dữ có giá trị kinh tế cao (Li và Xu, 1995). Tuy 
nhiên, trên phương diện quản lý nghề cá, việc 
tiếp tục khai thác các đối tượng cá tạp trên là 
hợp lý để giảm bớt áp lực lên bậc dinh dưỡng 
thức ăn phiêu sinh thực vật và động vật (Meyer 
và ctv., 1996). 
Điều đáng lưu ý là trong số các đối tượng cá 
thả bổ sung hàng năm trên hồ như mè, trôi, trắm, 
rô phi chỉ có cá rô phi đạt sản lượng khai thác 
141TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
cao do khả năng sinh sản và tái bổ sung mạnh. 
Tuy nhiên, xét trên phương diện nguồn lợi thức 
ăn tự nhiên trên hồ, rõ ràng chiến lược thả cá 
trên hồ Trị An chưa phù hợp do chưa chọn được 
những đối tượng sử dụng nguồn lợi dồi dào của 
cá tạp kích thước nhỏ và tôm tép (Lương và 
ctv, 2002). Ngoài ra, Li và Xu (1995) cho thấy 
chiến lược thả bổ sung ở Trung Quốc ngày nay 
đã quan tâm hơn đến điều kiện thức ăn tự nhiên 
của hồ chứa để có công thức thả phù hợp.
So với các thống kê từng ghi nhận 139 loài 
cá trên hồ Trị An (Nguyễn Thanh Tùng, Phan 
Thanh Lâm, 2002), hiện nay nhiều loài cá trong 
số này rất khó tìm thấy trong khai thác cũng như 
ở các bến cá. Tuy nhiên rất khó có thể so sánh 
về mức độ phong phú thành phần loài khi hai 
nỗ lực nghiên cứu ở khía cạnh phân loại và khai 
thác là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, xét trên 
khía cạnh quản lý khai thác, danh mục 40 loài 
cá khai thác phổ biến mang ý nghĩa thiết thực 
hỗ trợ công tác quản lý và vận hành nghề cá trên 
các hồ chứa (Li và Xu, 1995).
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hiện trạng 
khai thác thủy sản ở hồ chứa Trị An với các dữ 
liệu về năng suất khai thác trên từng nhóm ngư 
cụ, số lượng và thời gian hoạt động của các 
nhóm ngư cụ và tỷ lệ thành phần loài cá khai 
thác trên từng nhóm ngư cụ. Nghiên cứu cũng 
đã ước tính gián tiếp sản lượng khai thác của 
mỗi nhóm ngư cụ từ tích số của CPUE, số lượng 
ngư cụ và thời gian khai thác. Ngoài ra tỷ lệ 
thành phần loài cá khai thác trên toàn hồ cũng 
có thể ước tính được hàng năm dựa trên kết quả 
khảo sát tỷ lệ thành phần loài cá khai thác cho 
từng nhóm ngư cụ.
Để kết quả nghiên cứu có thêm giá trị ứng 
dụng thực tiễn, các đơn vị quản lý thủy sản trên 
hồ chứa Trị An cần triển khai thu thập số liệu 
đăng ký ngư cụ và thời gian hoạt động hàng 
năm của các nhóm ngư cụ. Khi đó, việc khảo 
sát thêm thông số biến động CPUE hàng năm 
của các nhóm ngư cụ cho phép tính nhanh sản 
lượng khai thác thủy sản của từng nhóm ngư cụ 
cũng như tổng sản lượng khai thác trên toàn hồ.
LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin cảm tạ Trần Văn Mẫn và các 
cán bộ ở Công ty thủy sản Đồng Nai, Chi cục 
bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đồng Nai và Trạm 
thủy sản Trị An đã hỗ trợ khảo sát. Nghiên cứu 
này được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án CRSP mã 
số 07MNE03UM/ Vietnam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Baluyut, E.A., 1983. Stocking and introduction of fish 
in lakes and reservoirs in the ASEAN countries. 
FAO Fish. Tech. Pap. No. 236, 82pp.
De Silva, S.S., 2001. The impact of large reservoirs 
on fish biodiversity and fisheries in China. In: 
Reservoir and culture-based fisheries: biology 
and management (ed. S.S. De Silva), pp. 22-28. 
ACIAR Proceedings No. 98. 384 p.
Fernando, C.H., 1980. The fishery potential of 
man-made lakes in South East Asia and some 
strategies for its optimization. Regional Center for 
Tropical Biology (BIOTROP), Bogor, Indonesia. 
Anniversary Publication, 1980, 25-38.
Lê Đông Hải, 1995. Đánh giá hiện trạng, dự báo biến 
đổi môi trường khu vực công trình Trị An và đề 
xuất phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong 
vùng. Báo cáo đề tài KT.02.15, Trung tâm bảo vệ 
môi trường EPC, 96 trang.
King, M., 1995. Fisheries biology, assessment and 
management. Fishing News Books, UK, 341 pp.
Lorenzen, K., 2001. Using population models to assess 
culture-based fisheries: a brief review with an 
application to the analysis of stocking experiments. 
In: Reservoir and culture-based fisheries: biology 
and management (ed. S.S. De Silva), pp. 257-265. 
ACIAR Proceedings No. 98, 384 p.
Phan Thanh Lâm, 2006. Phân tích mô hình kinh tế 
sinh học cho nghề khai thác thủy sản trên hồ 
chứa Trị An. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy 
sản II, 15 trang.
Vũ Cẩm Lương, 2005. Quản lý nguồn lợi thủy sản trong 
các hồ chứa ở châu Á: tổng quan các phương pháp 
tiếp cận. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm 
nghiệp, số 1, 109-119.
Li, S. and Xu, S., 1995. Culture and capture of fish in 
Chinese Reservoirs. IDRC, Ottawa, Canada and 
Southbound Sdn. Bhd. Penang, Malaysia, 128 pp.
142 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Luong, V.C., Kwei Lin, C. and Yakupitiyage, A., 2002. 
A trophic box model of cove aquaculture in Tri 
An Reservoir, Vietnam. Verh. Internat. Verein. 
Limnol., Stuttgart, 28, 1381-1384. 
Meyer, R.M., Zhang, C., McCay, B.J., Husak, L.J., 
Muth, R.M., Wolotira, R.J. (Eds.), 1996. Fisheries 
resources utilization and policy. Oxford & IBH, 
New Delhi, 535 pp.
Oglesby, R.T., 1985. Management of lacustrine 
fisheries in the tropics. Fisheries, 10, 16-19.
Oliver, M.A.R. (Ed.), 2002. Sustainable fisheries 
management in Asia. Asian Productivity 
Organization, Tokyo, 325 pp.
Nguyễn Thanh Tùng, Phan Thanh Lâm, 2002. Đánh 
giá tình hình bảo tồn, bảo vệ tái tạo và phát triển 
nguồn lợi thủy sản tại hồ Trị An 5 năm qua. Viện 
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 45 trang.
Welcomme, R.L., 2001. Inland fisheries, ecology and 
management. Fishing News Books, Blackwell 
Science, London, 358 pp.
FISH CATCH ASSESSMENT WITH FISHING GEARS AND FISH SPECIES 
COMPOSITION AT TRI AN RESERVOIR
Vu Cam Luong1, Nguyen Phu Hoa1, Le Thanh Hung1
ABSTRACT
This study was conducted at Tri An Reservoir of Vietnam during November 2007 to March 2009 to 
investigate 203 fishermen within 19 fishing gears. The data was collected throughout both rainy and 
dry seasons, including CPUE (Catch per unit effort), fishing operation time and species composi-
tion. Fish catch of each fishing gear can be calculated as the product of CPUE, quantity of fishing 
gears and fishing operation time. As fishing gears data was recorded carefully at Dongnai Fisheries 
Company, additional yearly investigation of CPUE may allow quick access to total catch as well 
as fish catch of each fishing gear. This study resulted a total catch of 3,819 tons/year in 2008, in 
which fish catch of each species were also included. There were four fish species with highest catch 
(448-727 tons/year) accounting of more than 50% the reservoir’s total catch, such as Parambassis 
siamensis, Clupeichthys gonognathus, Cyclocheilichthys repasson and Dermogenys pusillus. How-
ever, such species were small low-value fish that are abundant in the reservoir for the use of feeding 
cage culture, thus overfishing of economically important fish may occur and threating sustainable 
fisheries development at the reservoir.
Key words: Fish catch; fishing gear; fish species composition
Người phản biện: ThS. Vũ Vi An 
 Ngày nhận bài: 6/6/2013 
Ngày thông qua phản biện: 22/6/2013 
Ngày duyệt đăng: 8/7/2013
1 Department of Fish Pathology, Faculty of Fisheries - Nong Lam University, Hochiminh City 
Email: vcluong@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_san_luong_thuy_san_khai_thac_qua_khao_sat_ngu_cu_va.pdf