Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric

Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy

tương phản trên những bệnh nhân phẫu thuật phaco

đặt TTT nhân tạo AcrySof ReStor Toric tại Bệnh viện

Mắt trung ương. Đối tượng và phương pháp

nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 52 mắt

của 46 bệnh nhân (gồm 24 nữ và 22 nam). Thời gian

theo dõi là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm

bao gồm thị lực nhìn xa, nhìn gần, nhìn trung gian,

khúc xạ tồn dư và độ nhạy cảm tương phản sau phẫu

thuật. Kết quả: Độ loạn thị giác mạc trung bình trước

phẫu thuật là 1,94±0,53D, độ loạn thị tồn dư sau

phẫu thuật là -0,32±0,47D, ổn định sau 3 tháng. Sau

mổ 12 tháng, 75% mắt có thị lực nhìn xa chưa chỉnh

kính từ 20/25 trở lên. Thị lực trung gian, nhìn gần

chưa chỉnh kính từ 20/40 trở lên tương ứng 88,46%

và 86,54%. 96,15% mắt không cần đeo kính nhìn xa,

90,38% không đeo kính khi nhìn trung gian và

86,53% không đeo kính khi nhìn gần. 90,38% độ

nhạy cảm tương phản bình thường. Kết luận: TTT

nhân tạo AcrySof ReStor Toric có thể giúp bệnh nhân

bị đục TTT kèm loạn thị giác mạc đều sau phẫu thuật

giảm bớt phụ thuộc vào kính. Vấn đề chọn lựa bệnh

nhân cũng như đo sinh trắc trước phẫu thuật là chìa

khóa để có được phẫu thuật thành công.

Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 7880
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric

Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt thể thủy tinh nhân tạo acrysof restor toric
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
119 
decision making, 2016. 16(1): p. 1-13. 
2. Breidert, C., M. Hahsler, and T. Reutterer, A 
review of methods for measuring willingness-to-
pay. Innovative Marketing, 2006. 2(4): p. 8-32. 
3. Nguyễn Thu Hà and Nguyễn Quỳnh Anh, Báo 
cáo đề tài cấp cơ sở: Đánh giá mức sẵn sàng chi 
trả đối với một số can thiệp phát hiện sớm ung thư 
tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp đối với Ung 
thư đại trực tràng. 2020, Trường Đại học Y tế 
Công cộng: Hà Nội, Việt Nam. 
4. Mitchell, R.C., R.T. Carson, and R.T. Carson, 
Using surveys to value public goods: the contingent 
valuation method. 1989: Resources for the Future. 
5. Lin, P.-J., et al., Willingness to pay for diagnostic 
technologies: a review of the contingent valuation 
literature. Value In Health, 2013. 16(5): p. 797-805. 
6. Jones, R.M., et al., Patient-reported barriers to 
colorectal cancer screening: a mixed-methods 
analysis. American journal of preventive medicine, 
2010. 38(5): p. 508-516. 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỊ LỰC VÀ ĐỘ NHẠY CẢM TƯƠNG PHẢN TRÊN 
BỆNH NHÂN ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO ACRYSOF RESTOR TORIC 
Vũ Tuấn Anh*, Trần Thị Hoàng Nga* 
TÓM TẮT29 
Mục tiêu : Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy 
tương phản trên những bệnh nhân phẫu thuật phaco 
đặt TTT nhân tạo AcrySof ReStor Toric tại Bệnh viện 
Mắt trung ương. Đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 52 mắt 
của 46 bệnh nhân (gồm 24 nữ và 22 nam). Thời gian 
theo dõi là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm 
bao gồm thị lực nhìn xa, nhìn gần, nhìn trung gian, 
khúc xạ tồn dư và độ nhạy cảm tương phản sau phẫu 
thuật. Kết quả: Độ loạn thị giác mạc trung bình trước 
phẫu thuật là 1,94±0,53D, độ loạn thị tồn dư sau 
phẫu thuật là -0,32±0,47D, ổn định sau 3 tháng. Sau 
mổ 12 tháng, 75% mắt có thị lực nhìn xa chưa chỉnh 
kính từ 20/25 trở lên. Thị lực trung gian, nhìn gần 
chưa chỉnh kính từ 20/40 trở lên tương ứng 88,46% 
và 86,54%. 96,15% mắt không cần đeo kính nhìn xa, 
90,38% không đeo kính khi nhìn trung gian và 
86,53% không đeo kính khi nhìn gần. 90,38% độ 
nhạy cảm tương phản bình thường. Kết luận: TTT 
nhân tạo AcrySof ReStor Toric có thể giúp bệnh nhân 
bị đục TTT kèm loạn thị giác mạc đều sau phẫu thuật 
giảm bớt phụ thuộc vào kính. Vấn đề chọn lựa bệnh 
nhân cũng như đo sinh trắc trước phẫu thuật là chìa 
khóa để có được phẫu thuật thành công. 
Từ khóa: thể thủy tin nhân tạo AcrySof ReStor 
Toric , thị giác tương phản 
SUMMARY 
VISUAL OUTCOMES AND CONTRAST 
VISION QUALITY AFTER ACRYSOF RESTOR 
TORIC IMPLANTATION 
 Purpose: Assessment of VA and contrast vision 
outcome of AcrySof ReStor Toric implanted surgeries 
in VN Eye Hospital. Materials and Methods: 
Interventional Case Series Study, 52 eyes in 46 
patients were implanted AcrySof ReStor Toric. 
*Bệnh viện Mắt Trung Ương 
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Tuấn Anh 
Email: vta.oph@gmail.com 
Ngày nhận bài: 9.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
Results: 75% have distant VA ≥20/25, medium and 
near VA ≥20/40 respectly 88,46% and 86,54%. 
90,38% of post-op eyes have excellent contrast vision. 
Conclusion: AcrySof ReStor Toric is best choice for 
astigmatism cataract eye. Patient selection and 
biometry were keys of success. 
Từ khóa: AcrySof ReStor Toric lens, contrast vision 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phẫu thuật phaco đặt TTT nhân tạo là phẫu 
thuật tiên tiến nhất để điều trị đục TTT hiện nay, 
giúp đem lại ánh sáng và nâng cao chất lượng 
cuộc sống cho người bệnh, nhất là từ khi TTT 
nhân tạo đa tiêu ra đời [1],[2],[3]. Tuy nhiên, để 
giải quyết vấn đề loạn thị của bệnh nhân phẫu 
thuật phaco, đặc biệt trên những bệnh nhân có 
nhu cầu đặt TTT nhân tạo đa tiêu lại là một 
trong những vấn đề trở ngại trong nhãn khoa. 
Để khắc phục tồn tại này, các phẫu thuật viên 
sẽ phải thực hiện thêm các thì phẫu thuật ngay 
trong quá trình mổ phaco như rạch giác mạc rìa 
hoặc bổ sung phẫu thuật khúc xạ bằng laser sau 
mổ phaco [4],[5]. Những kỹ thuật này có nhiều 
hạn chế như kéo dài thời gian điều trị, khả năng 
dự đoán kết quả kém, tình trạng khô mắt và các 
vấn đề phục hồi vết thương 
Thủy tinh thể nhân tạo AcrySof ReStor Toric 
(ART) ra đời đã bổ sung một giải pháp tốt để 
điều trị cho người bệnh đục TTT kèm loạn thị 
giác mạc đều mà người bệnh chỉ cần trải qua 
một lần phẫu thuật duy nhất [6]. 
TTT nhân tạo ART được xây dựng dựa trên 
nền tảng của TTT nhân tạo đa tiêu cự Acrysof 
ReSTOR và TTT nhân tạo điều chỉnh loạn thị 
Acrysof IQ Toric [6]. 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 
đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương 
phản sau phẫu thuật đặt TTT nhân tạo ART ở 
bệnh nhân đục TTT kèm loạn thị giác mạc đều. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
120 
Hình 1: Hình dạng thật của 
ART 
Hình 2. Ánh sáng đi qua thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu 
nhiễu xạ 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
*Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân đục TTT 
từ 18 tuổi trở lên kèm loạn thị giác mạc đều từ 
1-3D được mổ theo phương pháp phaco đặt 
ART, tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ T10/2012 
- 2/2016. 
*Tiêu chuẩn loại trừ: đục lệch TTT, không 
soi được đáy mắt, bệnh nhân bị các bệnh lý khác 
phối hợp tại mắt (viêm màng bồ đào, glôcôm, 
loạn dưỡng giác mạc, thoái hóa hoàng điểm, 
bệnh võng mạc đái tháo đường), đã phẫu 
thuật nội nhãn, đã phẫu thuật khúc xạ. 
Ngoài ra đối với 1 số biến cố trong mổ có thể 
ảnh hưởng đến độ chính tâm hoặc không an 
toàn thì không đặt ART như là: 
-Xé bao trước không hoàn chỉnh 
-Tổn thương dây chằng Zinn 
-Rách bao sau 
Phương pháp tiến hành 
*Khám trước mổ: xác định mức độ đục TTT, 
hình thái và mức độ loạn thị, tính toán công suất 
cầu và trụ của TTTNT, kích thước đồng tử, vị trí 
vết mổ, trục đặt TTTNT, dự đoán độ loạn thị tồn dư. 
*Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật: Đánh 
dấu vết mổ và vị trí trục của TTTNT bằng đèn 
khe trên sinh hiển vi khám bệnh khi bệnh nhân ở 
tư thế ngồi. 
*Tiến hành phẫu thuật phaco tiêu chuẩn với 
dao 2.2mm, vị trí vết mổ đúng vị trí đánh dấu. 
Sau khi đặt ART cần xoay trục loạn thị của IOL 
trùng với vị trí trục loạn thị đã đánh dấu trên 
giác mạc. 
*Bệnh nhân được khám định kỳ sau mổ 1 
tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng, 1 năm: 
- Thử thị lực nhìn xa, nhìn trung gian và nhìn 
gần, tần suất đeo kính 
- Đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động, 
đánh giá khúc xạ trụ tồn dư sau mổ so với khúc 
xạ trụ dự đoán trước phẫu thuật. Đánh giá hiệu 
quả của phẫu thuật theo phương pháp phân tích 
loạn thị của Alpins. 
- Độ nhạy cảm tương phản: đánh giá bằng thị 
lực đo ở bảng thị lực phối hợp tương phản 
Colenbrender khoảng cách 63cm. So sánh thị lực 
đo ở độ nhạy cảm tương phản cao 100% và độ 
nhạy cảm tương phản thấp 10%. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 46 
bệnh nhân với 52 mắt mổ phaco đặt ART (6 
bệnh nhân mổ 2 mắt). Độ tuổi trung bình 40,61 
±16,02 tuổi (18-80). Độ tuổi < 60 hay gặp nhất 
chiếm 89,13%. Nam giới chiếm 47,8%, nữ chiếm 
52,2%. 
1. Kết quả thị lực 
1.1. Thị lực nhìn xa sau phẫu thuật 
Biểu đồ 1. Thị lực nhìn xa chưa chỉnh kính 
sau phẫu thuật 
Sau phẫu thuật, thị lực nhìn xa của mắt mổ 
đều tốt hơn so với trước mổ với p<0,001. Thị lực 
nhìn xa chưa chỉnh kính (TLNXCCK) trung bình ở 
thời điểm sau mổ 1 tuần là 0,09 ± 0,08 logMAR 
và 95,65% mắt có TLNXCCK ≥ 20/30. Không có 
sự khác biệt giữa giá trị thị lực ở thời điểm 1 
tháng và 6 tháng chứng tỏ thị lực đã phục hồi 
hoàn toàn trong vòng 1 tháng sau khi phẫu 
thuật. Đạt được kết quả này là do công suất 
TTTNT được tính chính xác trước mổ và TTTNT 
được đặt đúng trục được đánh dấu. Kết quả 
Tiêu điểm gần Tiêu điểm xa 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
121 
nghiên cứu của Chen X. (2015) thấy có sự cải 
thiện đáng kể trong TLNXCCK có liên quan đến 
việc giảm đáng kể loạn thị trước mổ. TLNXCKTĐ 
cũng tốt hơn một chút so với TLNXCCK ở hầu 
hết các thời gian theo dõi, có lẽ do sự điều chỉnh 
các sai sót nhỏ còn lại. Sau phẫu thuật, 87% 
mắt đạt được TLNXCCK 0,1 logMAR hoặc tốt 
hơn, dao động từ 0,30 đến -0,10 logMAR trong 
khi TLNXCCK trung bình của nghiên cứu thu 
được là 0,09 ± 0,04 logMAR[7]. Nghiên cứu Tiago 
B. (2013) tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, 
TLNXCCK trung bình 0,07±0,10 logMAR[8]. 
1.2. Thị lực nhìn gần sau phẫu thuật 
Biểu đồ 2. Thị lực nhìn gần chưa chỉnh kính 
sau phẫu thuật 
Sau phẫu thuật, thị lực nhìn gần của mắt mổ 
đều tốt hơn so với trước mổ với p<0,001. Thị lực 
này tăng dần từ sau mổ 1 tuần đến 1 tháng và 
giữ ổn định ở các thời điểm sau đó. Thị lực nhìn 
gần chưa chỉnh kính (TLNGCCK) trung bình 
0,18±0,07 logMAR. Với thị lực này, tất cả bệnh 
nhân đều đọc rõ chữ trên sách báo hay xem tin 
nhắn điện thoại ở khoảng cách 40cm tương 
đương cỡ chữ G4 trở lên. Khi đọc cỡ chữ nhỏ 
hơn như nhãn hộp thuốc, có 86,54% không cần 
phải đeo kính. Kết quả nghiên cứu của Chen X. 
(2015) cho thấy thị lực nhìn gần cũng có một sự 
cải thiện đáng kể với 100% mắt đều đạt 0,3 
logMAR hoặc tốt hơn trong nghiên cứu và 
TLNGCCK trung bình thu được là 0,12 ± 0,07 
logMAR [7]. Gangwani V(2014) nghiên cứu trên 
58 mắt phẫu thuật phaco đặt ART nhận thấy 
TLNGCCK trung bình 0,23 ± 0,07 logMAR. 
1.3. Thị lực nhìn trung gian sau phẫu thuật 
Biểu đồ 3. Thị lực nhìn trung gian chưa 
chỉnh kính sau phẫu thuật 
Sau phẫu thuật, thị lực nhìn trung gian của 
mắt mổ đều tốt hơn so với trước mổ với 
p<0,001. Sau mổ 1 tuần, thị lực nhìn trung gian 
chưa chỉnh kính (TLTGCCK) trung bình là 
0,18±0,08 logMAR, trong đó 90,38% mắt có thị 
lực từ 20/40 trở lên. Tại thời điểm 1 tháng, 3 
tháng và 6 tháng sau mổ, TLTGCCK trung bình là 
0,13±0,07 logMAR với 92,31% mắt có thị lực từ 
20/40 trở lên. Tại thời điểm 12 tháng sau mổ, 
88,46% mắt có TLTGCCKtừ 20/40 trở lên. Thị 
lực nhìn trung gian chỉnh kính tối đa 
(TLTGCKTĐ) trung bình là 0,03±0,05 logMAR ở 
thời điểm 1 tuần với 76,92% mắt có thị lực từ 
20/25 trở lên. Ở thời điểm sau mổ 1 tháng, 3 
tháng, 6 tháng, 12 tháng TLTGCKTĐ trung bình 
là 0,03± 0,05 logMAR với 88,46% mắt có thị lực 
từ từ 20/25 trở lên. Tại thời điểm 12 tháng, 
3,85% mắt có thị lực dưới 20/40 là do bị đục 
bao sau thứ phát. Kết quả thị lực trung gian của 
chúng tôi tương tự Chen X (2015) [7] và Tiago B. 
(2013) [8] song lại cao hơn so với nghiên cứu của 
Gangwani V (2014) [Error! Reference source not found.]). 
2. Kết quả khúc xạ 
Bảng 1. Khúc xạ cầu tồn dư sau mổ 
Thời gian sau mổ 
KX cầu tồn dư 
1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 
±0,25D 61,54% 63,46% 63,46% 63,46% 63,46% 
±0,5D 32,69% 34,62% 34,62% 34,62% 34,62% 
±0,75D 5,77% 1,92% 1,92% 1,92% 1,92% 
±1,0D 0% 0% 0% 0% 0% 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
khúc xạ cầu tồn dư và khúc xạ cầu tương đương 
(SE) sau mổ sát với độ cầu dự kiến sau phẫu 
thuật. Khi tính công suất cầu TTTNT, chúng tôi 
sử dụng công thức SRK/T cho những mắt có trục 
nhãn cầu từ 22mm đến 24mm và công thức 
Hoffer Q với những mắt có trục nhãn cầu 
<22mm, với mắt có trục nhãn cầu ≥ 24mm sử 
dụng công thức Holladay II. Tiago B. (2013) 
nghiên cứu trên 38 mắt đặt ART cho thấy 84% 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
122 
SE nằm trong khoảng ±0,5D, SE trung bình tính 
được bằng -0,17 ± 0,43D8. Nghiên cứu của Chen 
X (2015) cho thấy 90% SE nằm trong khoảng 
0,5D và SE trung bình là 0,095 ±0,394D7. 
Bảng 2. Khúc xạ trụ tại các thời điểm theo dõi sau mổ 
Sau mổ 
KX trụ 
1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 
±0,25D 32,69% 34,61% 40,38% 40,38% 40,38% 
±0,5D 44,23% 44,23% 42,31% 42,31% 42,31% 
±0,75D 23,08% 21,16% 17,31% 17,31% 17,31% 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ loạn thị 
giác mạc trung bình trước mổ là 1,94 ± 0,53D 
giảm xuống còn -0,45± 0,59D sau mổ 1 tuần và 
chỉ còn -0,32 ± 0,47D sau mổ 1 tháng. Ở thời 
điểm 3 tháng, 6 tháng và 1 năm theo dõi, độ 
loạn thị tồn dư không có sự khác biệt chứng tỏ 
độ loạn thị ổn định sau 3 tháng phẫu thuật. Độ 
loạn thị tồn dư tại các thời điểm theo dõi giảm 
có ý nghĩa thống kê với p<0,001 so với trước 
mổ. Trong khi đó, khúc xạ giác mạc thay đổi rất 
ít, hầu như không thay đổi so với trước mổ. Kết 
quả này chỉ ra việc giảm loạn thị trong phẫu 
thuật phaco đặt ART chủ yếu là nhờ vào tác 
dụng điều chỉnh loạn thị của ART, không phải do 
tác động vào giác mạc. Alfonso J. F. (2014) 
nghiên cứu trên 88 mắt được mổ phaco đặt 
TTTNT ART cho thấy 6 tháng sau phẫu thuật, 
khúc xạ trụ giảm nhiều so với trước phẫu thuật 
có ý nghĩa thống kê với p<0,0018. Độ loạn thị 
giác mạc trung bình là 1,07 ± 0,71 D trước mổ 
nhưng sau mổ độ loạn thị tồn dư còn 0,33 ± 
0,44D, 78,6% mắt có độ loạn thị sau mổ từ 0,5 
D trở xuống và 92,9% có độ loạn thị dưới 1D. 
Điều đó chứng tỏ ART có hiệu quả trong việc 
điều chỉnh loạn thị giác mạc có sẵn. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có sự 
giảm đáng kể khúc xạ trụ trung bình sau phẫu 
thuật với tất cả các mẫu ART. Việc giảm khúc xạ 
trụ với ART đã được chứng minh là mang lại cho 
bệnh nhân kết quả thị giác tốt hơn đáng kể so 
với TTTNT đơn tiêu. Các nghiên cứu khác cho 
thấy việc điều chỉnh độ loạn thị thấp cũng mang 
lại kết quả thị giác tốt hơn đáng kể sau khi đặt 
TTTNT toric so với đặt TTTNT đơn tiêu. Nghiên 
cứu của Hao J. (2019) trên 34 mắt có loạn thị 
giác mạc đều < 1 điốp chia 2 nhóm: nhóm 1 đặt 
ART, nhóm 2 đặt ReSTOR. Kết quả cho thấy độ 
loạn thị giác mạc sau phẫu thuật đặt ART thấp 
hơn đáng kể so với ReSTOR khi loạn thị giác mạc 
trước phẫu thuật nằm trong khoảng 0,5-1,0 D. 
Độ loạn thị trung bình giảm 0,75 D sau phẫu 
thuật có khả năng tạo ra những cải thiện đáng 
kể về thị lực và sự hài lòng của bệnh nhân9. 
Bảng 3. Kết quả điều chỉnh loạn thị 
Thời điểm 
theo dõi 
Độ loạn thị 
giác mạc 
trung bình 
(D) 
Độ loạn thị 
tồn dư 
trung bình 
(D) 
Trước mổ -1,94±0,53 
Sau 
mổ 
1 tuần -1,91±0,47 -0,45±0,59 
1 tháng -1,92±0,43 -0,37±0,54 
3 tháng -1,91±0,48 -0,32±0,47 
6 tháng -1,91±0,45 -0,32±0,47 
12 tháng -1,92±0,45 -0,32±0,47 
Bảng 4. Phân tích kết quả điều trị loạn thị theo phương pháp Alpins 
Thời gian 
Thông số 
1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 
TIA 1,76±0,82 1,76±0,81 1,76±0,81 1,76±0,81 1,76±0,81 
SIA 1,66±0,74 1,64±0,77 1,65±0,77 1,65±0,77 1,65±0,77 
DV 0,36±0,22 0,34±0,24 0,33±0,23 0,33±0,23 0,33± 0,24 
CI 0,94±0,05 0,93±0,06 0,94±0,05 0,94±0,05 0,94±0,05 
IS 86,54±3,52% 88,46±2,90% 88,46±2,94% 88,46±2,89% 88,46±2,91% 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở thời 
điểm 1 năm, mức loạn thị tạo ra do phương 
pháp phẫu thuật là 1,65±0,77D. Trong khi chọn 
công suất trụ của ART, chúng tôi luôn tuân thủ 
nguyên tắc không bao giờ chọn điều chỉnh quá 
mức với loạn thị có trước phẫu thuật, đặc biệt là 
các trường hợp loạn thị thuận. Chỉ số thành công 
của phẫu thuật cũng ở mức cao với kết quả là 
88,46% ở thời điểm 1 năm. Hayashi (2015) báo 
cáo kết quả đặt ART trên 66 mắt với độ loạn thị 
GM trung bình trước mổ là 1,42±0,51D 8. Loạn 
thị tồn dư trung bình là 0,71 ± 0,32D. 
2.3. Tần suất đeo kính. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, 96,15% không phải đeo kính khi 
nhìn xa, chỉ có 1 bệnh nhân thỉnh thoảng đeo 
kính chiếm 3,85%. Khi nhìn gần, 86,53% không 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
123 
phải đeo kính và khi nhìn trung gian thì 90,38% 
không phải đeo kính. Điều này đáp ứng được 
nguyện vọng của bệnh nhân khi tham gia phẫu 
thuật. Nghiên cứu của Hayashi K. và cộng sự 
(2015) cho thấy khoảng 95% bệnh nhân được 
đặt ART không phải dùng kính trong khi 88% 
bệnh nhân đặt IOL Toric đơn tiêu phải đeo kính 
để nhìn gần 8. Sự hài lòng của bệnh nhân với 
tầm nhìn gần ở nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2, 
trong khi đó tầm nhìn xa là tương đương. 
Biểu đồ 4. Tần suất đeo kính 
3. Độ nhạy cảm tương phản 
Bảng 5. Độ nhạy cảm tương phản 
Độ nhạy cảm 
tương phản 
Thời gian sau mổ 
1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 
Bình thường 90,38% 90,38% 90,38% 90,38% 88,46% 
Giảm 9,61% 9,61% 9,61% 9,61% 11,54% 
Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 
Ở độ nhạy cảm tương phản 10%, thị lực của 
người bình thường sẽ giảm dưới 3 dòng, nếu thị 
lực giảm trên 3 dòng chứng tỏ có giảm thị lực ở 
độ nhạy cảm tương phản thấp ảnh hưởng đến 
khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân có 
giảm độ nhạy cảm tương phản chiếm 9,61% còn 
lại là trong giới hạn bình thường chiếm 90,39%. 
Thị lực trung bình chưa chỉnh kính ở độ nhạy cảm 
tương phản 10% khoảng cách 63cm là 0,34±0,16 
logMAR (khoảng 20/40 Snellen) thấp hơn thị lực 
trung bình ở độ nhạy cảm tương phản 100% là 
0,21±0,08 logMAR khoảng 2 dòng. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi về ART cũng tương tự 
như tác giả khác khi dùng bảng Colenbrander 
63cm đánh giá độ nhạy cảm tương phản của thể 
thủy tinh đa tiêu cự7. Thị lực trung bình chưa 
chỉnh kính của ReSTOR ở độ nhạy cảm tương 
phản 10% là 3,625±0,135 logMAR, mức độ chênh 
lệch giữa độ nhạy cảm tương phản thấp và cao 
cũng khoảng 2 dòng8. Độ nhạy tương phản không 
có sự khác biệt giữa nhóm đặt ART và ReSTOR 
trong điều kiện ánh sáng thường và thiếu ánh 
sáng9. Như vậy, có thể thấy độ nhạy cảm tương 
phản của ART và ReSTOR là như nhau do dựa 
trên nền tảng thiết kế tương tự nhau. 
V. KẾT LUẬN 
Phẫu thuật phaco đặt ART hiệu quả và an 
toàn trên bệnh nhân đục TTT kèm loạn thị giác 
mạc đều. Ưu điểm vượt trội của phẫu thuật này 
là đồng thời giải quyết cả đục TTT và loạn thị chỉ 
bằng một phẫu thuật duy nhất, mang lại cho 
bệnh nhân thị lực tốt ở mọi khoảng cách mà 
không phụ thuộc vào việc điều chỉnh kính. Hiệu 
quả của phẫu thuật không chỉ phụ thuộc vào 
tính toán chính xác công suất, trục đặt ART và 
kỹ thuật mổ mà còn phụ thuộc vào việc lựa 
chọn, tư vấn bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Piovella M, Colonval S, Kapp et al. 
(2019),“Patient outcomes following implantation 
with a trifocal toric IOL: twelve-month prospective 
multicentre study”, Eye (Lond) Jan; 33(1):144-153. 
2. Zvornicanin J, Zvornicanin E (2018), 
“Premium intraocular lenses: The past, present and 
future”, J Curr Ophthalmol, May 18;30(4): 287-296. 
3. Visser N, Rudy M.M.A. Nuijts, et al. (2011), 
“Visual outcomes and patient satisfaction after 
cataract surgery with toric multifocal intraocular 
lens implantation”, J Cataract Refract Surg, 
November, 37 (11): 2034-2042 
4. Muftuoglu O, Lori Dao, H. Dwight Cavanagh, 
et al. (2010), “Limbal relaxing incisions at the 
time of apodized diffractive multifocal intraocular 
lens implantation to reduce astigmatism with or 
without subsequent laser in situ keratomileusis”, J 
Cataract Refract Surg, March, 36 (3): 456-464 
5. Muftuoglu O, Prasher P, Chu C, Mootha VV, 
Verity SM, Cavanagh HD, Bowman RW, 
McCulley JP (2009), “Laser in situ 
keratomileusis for residual refractive errors after 
apodized diffractive multifocal intraocular lens 
implantation”, J Cataract Refract Surg, 35(6):1063-71. 
6. Alcon Laboratories Inc (2010), “Product 
Information AcrySof ReSTOR Toric”. 
7. Chen X, Zhao M, Shi Y, et al.(2016) 
“Visual outcomes and optical quality after implantation 
of a diffractive multifocal toric intraocular lens”, Indian 
J Ophthalmol, Apr; 64(4):285-91. 
8. Tiago B. Ferreira, Eduardo F. Marques, et al. 
(2013) “Visual and optical outcomes of a 
diffractive multifocal toric intraocular lens”, J 
Cataract Refract Surg, 39:1029–1035 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_thi_luc_va_do_nhay_cam_tuong_phan_tren_benh.pdf