Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012

Nghiên cứu được tiến hành trên 381 đối tượng là phụ nữ đang sống tại 36 thôn

thuộc 18 xã của 09 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum với mục đích nhằm đánh

giá thực trạng hiểu biết của người dân về dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại tỉnh Kon

Tum và xác định các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy 84,78% người được

phỏng vấn đã từng nghe nói về bệnh TCM và cho rằng bệnh TCM là bệnh rất nguy

hiểm; 4,99% người được phỏng vấn biết bệnh TCM có thể phòng ngừa được; 24,93%

người được phỏng trả lời bệnh TCM lây qua đường tiêu hóa; 41,73% người được phỏng

vấn trả lời biểu hiệu của bệnh TCM là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở

miệng, 39,63% trả lời là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay,

35,17% trả lời là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn chân ; Trong

thực hành phòng ngừa bệnh TCM: 49,87% người được phỏng vấn thường xuyên rửa tay

bằng xà phòng, 34,65% thường xuyên tắm rửa, thay quần áo cho trẻ, 15,22% thường

xuyên lau nền nhà, 11,29% thường xuyên lau hoặc rửa sạch các đồ chơi, vật dụng của

trẻ Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng

không phụ thuộc vào trình độ học vấn.

Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012 trang 1

Trang 1

Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012 trang 2

Trang 2

Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012 trang 3

Trang 3

Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012 trang 4

Trang 4

Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012 trang 5

Trang 5

Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 3420
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012

Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012
119 
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG BỆNH 
TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2012 
Y Dêch Buôn-yă và cộng sự 
Trung tâm truyền thông GDSK Kon Tum 
Tóm tắt nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành trên 381 đối tượng là phụ nữ đang sống tại 36 thôn 
thuộc 18 xã của 09 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum với mục đích nhằm đánh 
giá thực trạng hiểu biết của người dân về dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại tỉnh Kon 
Tum và xác định các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy 84,78% người được 
phỏng vấn đã từng nghe nói về bệnh TCM và cho rằng bệnh TCM là bệnh rất nguy 
hiểm; 4,99% người được phỏng vấn biết bệnh TCM có thể phòng ngừa được; 24,93% 
người được phỏng trả lời bệnh TCM lây qua đường tiêu hóa; 41,73% người được phỏng 
vấn trả lời biểu hiệu của bệnh TCM là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở 
miệng, 39,63% trả lời là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, 
35,17% trả lời là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn chân; Trong 
thực hành phòng ngừa bệnh TCM: 49,87% người được phỏng vấn thường xuyên rửa tay 
bằng xà phòng, 34,65% thường xuyên tắm rửa, thay quần áo cho trẻ, 15,22% thường 
xuyên lau nền nhà, 11,29% thường xuyên lau hoặc rửa sạch các đồ chơi, vật dụng của 
trẻ Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng 
không phụ thuộc vào trình độ học vấn. 
1. Đặt vấn đề 
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành 
dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie 
virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới 
dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, 
mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, 
viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp 
thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây chủ yếu theo đường 
tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh 
TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Ở các tỉnh phía Nam, bệnh có xu 
hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 
hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt 
tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu 
giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu ố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là 
trong các đợt bùng phát. 
Năm 2011, ở Kon Tum, số trường hợp mắc tay chân miệng là 981, số tử vong là 
01. Năm 2012, số trường hợp mắc là 894, không có ca tử vong. 
120 
Để tìm hiểu kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh TCM và các yếu tố 
liên quan, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về 
phòng bệnh tay chân miệng của tỉnh Kon Tum năm 2012”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
1. Đánh giá thực trạng hiểu biết của người dân tỉnh Kon Tum về dịch bệnh TCM 
2. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh 
TCM của người dân tỉnh Kon Tum. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 30 sống tại tỉnh Kon Tum. 
3.3. Phương pháp chọn mẫu 
Chọn đủ 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh. Mỗi huyện/thành phố chọn ngẫu nhiên 
02 xã/phường/thị trấn (thỏa mãn điều kiện 01 xã xa trung tâm huyện, 01 xã gần trung 
tâm huyện), mỗi xã/phường/thị trấn chọn ngẫu nhiên 02 thôn (thỏa mãn điều kiện 01 
thôn xa trung tâm xã, 01 xã gần trung tâm xã). Lập danh sách phụ nữ độ tuổi 18-30 ở 
thôn đã được chọn và tiến hành chọn ngẫu nhiên 11 hộ gia đình đáp ứng tiêu chí về đối 
tượng nghiên cứu trên. Mỗi hộ gia đình chỉ được phỏng vấn 01 người. Tổng cộng có 381 
đối tượng được phỏng vấn. 
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm EpiData 3.1, EpiDataAnalisys 
V2.2.0.169, Microsoft Office Excel 2007. 
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu phổ biến nhất là trung học cơ sở với 
36,22%; tiểu học đứng thứ hai với 24,67%, phổ thông trung học đứng thứ 3 với 22,05%, 
không biết chữ chiếm tỷ lệ thấp nhất là 17,06%. Tuy tỷ lệ đối tượng không biết chữ thấp 
nhất nhưng đây là tỷ lệ cao. 
4.2. Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh TCM 
Khi được hỏi về việc tiếp nhận thông tin với bệnh TCM, có84,8%, đối tượng đã 
nghe về bệnh CTM và 84,8% cho rằng bệnh TCM nguy hiểm. 
Hiểu biết về khả năng phòng ngừa bệnh TCM: chỉ có 5% cho rằng bệnh TCM có 
khả năng phòng ngừa được, 68,6% trả lời không biết và 26,8% cho rằng bệnh không có 
khả năng phòng ngừa. 
121 
Bảng 1: Hiểu biết về đường lây của bệnh TCM 
Đường lây bệnh TCM Tần số (n=381) Tỷ lệ (%) 
Lây qua đường tiêu hóa 95 24,93 
Lây qua tiếp xúc trực tiếp 43 11,29 
Lây qua đường hô hấp 49 12,86 
Không biết 194 50,91 
Tỷ lệ đối tượng không biết về đường lây bệnh TCM khá cao (50,91%), chỉ có 
24,93% hiểu biết đúng về đường lây bệnh TCM. 
Bảng 2: Hiểu biết về dấu hiệu của bệnh TCM 
Dấu hiệu của bệnh TCM Tần số (n=381) Tỷ lệ (%) 
Sốt 73 19,16 
Sốt và phỏng nước 67 17,59 
Sốt và phỏng nước ở miệng 159 41,73 
Sốt và phỏng nước ở lòng bàn tay 151 39,63 
Sốt và phỏng nước ở lòng bàn chân 134 35,17 
Sốt và phỏng nước ở gối, mông 10 2,62 
Không biết 160 41,99 
Gần một nửa đối tượng (41,99%) không biết dấu hiệu của bệnh TCM. Tỷ lệ nhận 
biết dấu hiệu sốt và phỏng nước ở miệng cao nhất (41,73%), nhận biết dấu hiệu sốt và 
phỏng nước ở gối, mông thấp nhất (2,62%). 
Bảng 3: Thực hành các biện pháp phòng ngừa bệnh TCM 
Thực hành phòng bệnh TCM Tần số (n=381) Tỷ lệ (%) 
Thường xuyên rửa tay với xà phòng 190 49,87 
Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo 132 34,65 
Thường xuyên lau sàn nhà 58 15,22 
Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ 43 11,29 
Đi cầu vào nhà tiêu 11 2,89 
Không khạc nhổ bừa bãi 1 0,26 
Cách ly trẻ bị bệnh, đến cơ sở y tế 18 4,72 
Không biết 140 36,75 
122 
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là biện pháp phòng bệnh được các đối 
tượng nhắc đến nhiều nhất (49,87%), tiếp theo là: thường xuyên tắm rửa, thay quần áo 
cho trẻ (34,65%); thường xuyên lau sàn nhà (15,22%); thường xuyên làm sạch đồ chơi 
của trẻ (11,29%). Số người không biết, không thực hành các biện pháp phòng bệnh vẫn 
còn cao (36,75%). 
4.3. Lực lượng tham gia tuyên truyền phòng chống dịch bệnh TCM tại cộng đồng 
Biểu đồ 1: Lực lượng tuyên truyền phòng chống bệnh TCM 
Có nhiều thành phần tham gia vào công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh 
TCM tại cộng đồng, trong đó NVYT thôn/làng chiếm tỷ lệ cao nhất (82,68%) và thấp 
nhất là đội ngũ thầy cô giáo (40,16%). Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế hiện nay 
công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh cho dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng 
xa chủ yếu do nhân viên y tế thôn làng và cán bộ y tế xã thực hiện. Các lực lượng khác 
có tham gia nhưng không đáng kể. 
4.4. Sự lựa chọn của người dân về hình thức truyền thông và cán bộ truyền thông 
36%
13%
2%
1%
48%
Thăm hộ gia đình
Ti vi
Tài liệu phát tay
Đài phát thanh
Họp thôn
Biểu đồ 2: Hình thức truyền thông ưa thích 
Truyền thông trực tiếp là hình thức được đối tượng phỏng vấn lựa chọn nhiều nhất 
(84%), trong đó 48% thích họp thôn/truyền thông nhóm; 36% thích cán bộ đến thăm hộ 
gia đình. Như vậy, truyền thông trực tiếp là hình thức truyền thông được người dân lựa 
chọn nhất. Hình thức truyền thông gián tiếp, cụ thể qua chương trình phát sóng trên ti-vi 
chiếm 13%. Việc được nghe tuyên truyền qua đài phát thanh, qua tờ rơi, tờ gấp gần 
như không được người dân quan tâm (chỉ có 1% đối tượng được phỏng vấn thích nghe 
123 
tuyên truyền qua đài phát thanh và 2% đối tượng được phỏng vấn thích xem thông tin 
tuyên truyền trên các loại tờ rơi, tờ gấp). 
13,6%
36,5%
18,8%
20,9%
6,3% 3,9%
Cán bộ phụ nữ
Cán bộ xã
Trưởng thôn
Nhân viên y tế thôn bản
Khác
Cán bộ TYT
Biểu đồ 3: Cán bộ truyền thông ưa thích 
Tỷ lệ người dân ưa thích cán bộ truyền thông là: NVYT thôn/làng (36,5%), 
trưởng thôn (18,8%), cán bộ TYT (13,6%). Như vậy cán bộ truyền thông được người 
dân ưa thích nhất vẫn là người địa phương, trong đó, tỷ lệ NVYT thôn làng là cao 
nhất. 
5. Kết luận 
- Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng bệnh TCM ở mức dưới trung 
bình: 5% đối tượng biết bệnh TCM có thể phòng ngừa được; 24,9% biết bệnh TCM lây 
qua đường tiêu hóa; 38,8% biết các dấu hiệu chính của bệnh TCM; 49,9% thường xuyên 
rửa tay bằng xà phòng, 34,7% thường xuyên tắm rửa, thay quần áo cho trẻ). Người 
dân được nghe nói về bệnh TCM thì nhiều (84,78%) nhưng hiểu biết về bệnh TCM, 
thực hành đúng các biện pháp phòng bệnh TCM thì thấp. 
- Thành phần tham gia vào công tác tuyên truyền phòng chống bệnh TCM trong thời 
gian qua chủ yếu là lực lượng NVYT thôn làng (82,68%). 
- Hình thức truyền thông trực tiếp (truyền thông nhóm, thăm hộ gia đình) là hình thức 
truyền thông được người dân ưa thích nhất (chiếm 84%). 
- 37% người dân thích được truyền thông qua đội ngũ NVYT thôn bản. 
6. Khuyến nghị 
- Các cấp chính quyền và ngành Y tế cần quan tâm đầu tư hơn nữa việc nâng cao chất 
lượng và hiệu quả hoạt động của lực lượng NVYT thôn làng và đội ngũ CBYT xã, 
đặc biệt triển khai tập huấn cho lực lượng này khi nguy cơ có dịch bệnh nguy hiểm, 
dịch bệnh mới nổi xảy ra với cộng đồng để khắc phục những hạn chế về công tác 
truyền thông thay đổi hành vi trong công tác phòng chống dịch bệnh mới nổi nói 
riêng và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung. 
- Đối với Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Kon Tum và các cơ quan, đơn vị tham gia 
124 
làm công tác truyền thông: 
+ Ưu tiên truyền thông trực tiếp, thường xuyên đổi mới trong quá trình thực hiện. 
+ Kết hợp thực hiện các hình thức truyền thông gián tiếp như truyền thông qua tivi, 
đài phát thanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng, Ban hành kèm theo 
Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011. 
2. Y Đức, Trần Văn Minh, Trần Thanh Hiền, Huỳnh Thanh Tuyền, Lương Văn Minh, 
Tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại tỉnh Kon Tum năm 2011-2012. 
3. Nguyễn Thị Diệu Hiền, Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền 
thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011- 2012. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_kien_thuc_hanh_vi_cua_nguoi_dan_ve_phong_benh_tay.pdf