Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018

Mục tiêu: Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018.

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 trang 1

Trang 1

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 trang 2

Trang 2

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 trang 3

Trang 3

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 trang 4

Trang 4

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 trang 5

Trang 5

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 trang 6

Trang 6

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 15/01/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018

Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018
28
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG 
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018
Trần Thị Hằng Nga1, Nguyễn Thị Minh Chính2
1Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị
2Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hoạt động giáo dục 
sức khỏe của điều dưỡng và tìm hiểu một 
số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương 
pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được 
thực hiện từ tháng 12/2017 đến tháng 
5/2018. Toàn bộ 190 điều dưỡng lâm sàng 
trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh 
được phát phiếu tự đánh giá hoạt động giáo 
dục sức khỏe cho người bệnh dựa trên các 
nội dung: làm quen, lắng nghe, quan sát, 
đặt câu hỏi, sử dụng tài liệu, khuyến khích, 
động viên khen ngợi và giải thích. Kết quả: 
Kiến thức chung của điều dưỡng còn chưa 
cao với các tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt 
chiếm 66,8% và vẫn còn 13,2% điều dưỡng 
có kiến thức kém về giáo dục sức khỏe. 
Trong nghiên cứu này, tuổi và thâm niên 
công tác có liên quan đến kiến thức về giáo 
dục sức khỏe của điều dưỡng (p < 0,05). 
Kết luận: Kiến thức giáo dục sức khỏe của 
điều dưỡng chưa cao, những người độ tuổi 
và thâm niên công tác lâu năm thực hiện 
giáo dục sức khỏe tốt hơn. Điều này cho 
thấy cần tập trung vào đào tạo nâng cao 
kiến thức GDSK cho điều dưỡng đặc biệt là 
đối tượng điều dưỡng trẻ tuổi mới vào nghề.
Từ khóa: kiến thức, giáo dục sức khỏe, 
điều dưỡng, Quảng Trị
ASSESSMENT OF PATIENTEDUCATIONACTIVITIES AND RELATED FACTORS
AMONG CLINICAL NURSESIN QUANG TRI GENERAL HOSPITAL IN 2018
ABSTRACT
Objectives: To survey onthe clinical 
nurses’ activities of patient education and 
to determinerelated factors. Method: A 
cross-sectional design was carried out 
from 12/2017 to 5/2018. A self-completed 
questionnnaire was used to assess the 
awareness of 190 clinical nurses based 
on nurse’s activities doing whileeducating 
patientsincludedacquaintance, listening, 
observation, making questions, document 
using, motivation, encourage Results: 
General knowledge was not high with 
well-educated accounting about 66.8% 
and 13.2% of nurses had poor knowledge 
on health education. In this study, age 
and year of experience were related to 
health education knowledge (p <0.05). 
Conclusion: The age and year of 
experience related to nurses’s health 
education knowledge. This indicates that 
the training should be provided to improve 
the knowledge of health education for 
nursing, especially nursing young people.
Keywords: knowledge, health education, 
nursing, Quang Tri
Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Hằng Nga
Email: hangngapdt@gmail.com
Ngày phản biện: 17/8/2018
Ngày duyệt bài: 5/9/2018
Ngày xuất bản: 14/9/2018
29
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều dưỡng (ĐD) là lực lượng chính 
cung cấp các dịch vụ chăm sóc người bệnh 
(CSNB) tại bệnh viện vì vậy muốn nâng cao 
chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng 
cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc điều 
dưỡng (CSĐD). Nội dung chính của CSĐD 
bao gồm: lập kế hoạch và chăm sóc thể 
chất, tinh thần, dinh dưỡng, theo dõi, sử 
dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục 
sức khỏe (GDSK) cho người bệnh (NB) [3]. 
Ở nước ta hiện nay công tác CSNB của ĐD 
tại bệnh viện được thực hiện theo quy định 
tại Thông tư số 07/2011TT-BYT, hướng dẫn 
công tác ĐD về CSNB trong bệnh viện [1]. 
Có một số nghiên cứu về chăm sóc, theo 
dõi NB tại các bệnh viện như Trung ương 
Huế, Y học cổ truyền trung ương đã chỉ ra 
rằng: ĐD làm tốt việc chăm sóc hỗ trợ tinh 
thần và thực hiện y lệnh của bác sỹ nhưng 
việc hỗ trợ NB ăn uống; chăm sóc vệ sinh 
cá nhân lại chủ yếu do người nhà thực hiện, 
bên cạnh đó việc giáo dục sức khỏe cho 
người bệnh lại rất thiếu và yếu [2]. 
Để làm tốt công tác, người điều dưỡng 
cần có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật 
kiến thức mới; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng 
tư vấn – giáo dục sức khỏe tốt. Có kiến thức 
về GDSK cũng là một trong những tố chất 
cơ bản giúp người điều dưỡng thực thi chức 
năng, nhiệm vụ của mình. Để có căn cứ cho 
các nhà chính sách và quản lý về việc đưa 
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
công tác GDSK cho người bệnh chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức giáo dục 
sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên 
quan, năm 2018”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm 
nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn 190 
điều dưỡng làm công tác chăm sóc người 
bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa 
khoa tỉnh Quảng Trị
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: (1) Điều dưỡng 
viên trong biên chế của bệnh viện; (2) Hiện 
đang làm việc ở các bộ phận trực tiếp chăm 
sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng của 
bệnh viện.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: (1) Điều dưỡng 
không trực tiếp chăm sóc người bệnh; (2) 
Các điều dưỡng không đồng ý tham gia 
nghiên cứu; (3) Các điều dưỡng hợp đồng 
thử việc làm việc dưới sự giám sát của điều 
dưỡng viên khác.
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 
12/2017 đến tháng 5/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: 18 khoa lâm sàng 
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
2.2. Thiết kế nghiên cứu 
Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang
2.3. Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi về kiến thức GDSK của điều 
dưỡng bao gồm 30 câu về kỹ năng làm 
quen (03), kỹ năng lắng nghe (03), kỹ năng 
quan sát (04), kỹ năng đặt câu hỏi (08), kỹ 
năng sử dụng tài liệu GDSK (03), kỹ năng 
khuyến khích, động viên, khen ngợi (03) và 
kỹ năng giải thích (06). Mỗi câu chọn đúng 
được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm. Tổng 
điểm cao nhất là 30 thấp nhất là 0 điểm, 
điểm càng cao thể hiện điều dưỡng càng có 
kiến thức đúng về GDSK cho người bệnh. 
Dựa vào việc trả lời của điều dưỡng kiến 
thức sẽ được phân mức như sau: mức tốt 
(≥ 22,5 điểm), mức trung bình (≥ 15 đến 
<22,5 điểm) và mức kém (<15 điểm).
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Bộ câu hỏi về kiến ... c vấn đề liên 
quan đến người bệnh và gia đình khi mở đầu buổi nói chuyện 163 85,8
Hoạt động quan sát của điều dưỡng
Điều dưỡng nên có sự quan sát tổng thể các sự kiện, hiện tượng 
liên quan đến các vấn đề, chủ đề sức khỏe mà chúng ta chuẩn 
bị nói chuyện
163 85,8
Điều dưỡng nên quan sát bao quát để biết được mức độ quan 
tâm, chú ý của người bệnh với mình 152 80,0
Điều dưỡng nên yêu cầu gia đình mô tả hoặc thực hiện một số 
hành động liên quan đến các hoạt động nâng cao sức khỏe để 
nắm được tình hình hiểu biết của người bệnh về vấn đề
146 76,8
Điều dưỡng có thể trao đổi ngay với người bệnh khi phát hiện 
được những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe 156 82,1
Hoạt động lắng nghe của điều dưỡng
Kỹ năng lắng nghe nghĩa là nghe một cách chủ động, nhìn vào 
mắt người nói và biểu hiện sự thân thiện, khích lệ người nói 156 82,1
Thể hiện sự lắng nghe còn ở sự đồng cảm, sự thấu hiểu thể hiện 
qua cử chỉ, dáng điệu 156 82,1
Điều dưỡng không nên đột ngột ngắt lời người nói, làm việc khác, 
hoặc nhìn đi nơi khác và thể hiện sự sốt ruột, khó chịu 148 77,9
Hoạt động đặt câu hỏi của điều dưỡng
Sự cần thiết của việc đặt câu hỏi 146 76,8
Điều dưỡng sử dụng câu hỏi đóng để đánh giá nhanh, để biết 
được tình hình chung của người bệnh 163 85,8
Điều dưỡng sử dụng câu hỏi mở là để đánh giá quan điểm, thái 
độ của người bệnh về một vấn đề, các nguyên nhân, yếu tố ảnh 
hưởng, cách giải quyết, các đề xuất cho một việc cụ thể
141 74,2
31
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
Điều dưỡng cần đặt câu hỏi có liên quan với chủ đề GDSK không 
nên hỏi lan man gây mất tập trung, ảnh hưởng đến kết quả 150 78,9
Điều dưỡng không nên hỏi kiểu kiểm tra kiến thức hoặc hỏi liên 
tục gây ức chế đối tượng 137 72,1
Điều dưỡng nên kết hợp các dạng câu hỏi tùy thuộc vào ý đồ và 
tình huống 144 75,8
Khi phát hiện người bệnh có những thiếu hụt kiến thức hoặc hiểu 
sai vấn đề người điều dưỡng cần cung cấp thông tin bổ sung 
thích hợp, giải thích, làm rõ cho người bệnh
137 72,1
Điều dưỡng cần đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp 
với người bệnh, để giúp người bệnh có câu trả lời đúng trọng 
tâm, có đủ thông tin
146 76,8
Hoạt động giải thích của điều dưỡng
Yêu cầu về nội dung khi giải thích cho người bệnh 137 72,1
Yêu cầu về trình tự khi giải thích 135 71,1
Yêu cầu về ngôn ngữ khi giải thích 150 78,9
Sự dụng phương tiện 154 81,1
Sử dụng thời gian 143 75,3
Thể hiện sự tôn trọng người bệnh 135 71,1
Hoạt động sử dụng tài liệu GDSK của điều dưỡng
Chuẩn bị tài liệu 144 75,8
Mục đích của các tài liệu GDSK 156 82,1
Nguồn gốc của tài liệu 144 75,8
Hoạt động khuyến khích động viên khen ngợi của điều dưỡng
Thời điểm khen ngợi 150 78,9
Việc phê phán người bệnh 146 76,8
Cách hỗ trợ người bệnh 139 73,2
Tổng 190 100
Trong kỹ năng làm quen; điều dưỡng thực hiện chào hỏi thân mật đối tượng giáo dục 
sức khoẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 93,2%, điều dưỡng nêu rõ lý do, ý nghĩa của buổi GDSK là 
88,9% và điều dưỡng quan tâm đến đặc điểm người bệnh và gia đình người bệnh là 85,8%. 
Kiến thức đúng của điều dưỡng về kỹ năng quan sát trong GDSK trên 80%, chỉ có kiến thức 
về điều dưỡng yêu cầu gia đình mô tả hoặc thực hiện một số hành động liên quan đến các 
hoạt động nâng cao sức khoẻ là chiếm 76,8%. Kiến thức về kỹ năng lắng nghe bao gồm 
nghe một cách chủ động biểu hiện sự thân thiện, lắng nghe còn ở sự đồng cảm, thấu hiểu 
thể hiện qua cử chỉ và điều dưỡng không đột ngột ngắt lời người nói, làm việc khácthì tỷ 
lệ điều dưỡng trả lời đúng lần lượt là 82,1%; 82,1% và 77,9%. Kiến thức đúng về kỹ năng 
sử dụng tài liệu GDSK của điều dưỡng: chuẩn bị tài liệu, mục đích của tài liệu và nguồn gốc 
của tài liệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 75,8%; 82,1% và 75,8%. Tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng về 
thời điểm khen ngợi, phê phán người bệnh và cách hỗ trợ người bệnh lần lượt là 78,9%; 
76,8% và 73,2%.
32
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
 Bảng 3.2. Thực trạng mức độ kiến thức 
chung về kỹ năng GDSK của điều dưỡng
Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 127 66,8
Trung bình 38 20,0
Kém 25 13,2
Trung bình (min - max): 23,6 (17,4 - 29,8)
Xếp loại kiến thức chung về kỹ năng giáo 
dục sức khoẻ: điều dưỡng có kiến thức xếp 
loại tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,8%, trung 
bình là 20% và kém là 13,2%.
3.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức 
giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Bảng 3.3. Một số yếu tố liên quan đến 
kiến thức của điều dưỡng (n=190)
Đặc điểm
Kiến thức
p
Tốt Trung bình Kém
Tuổi
0,004
20 – 30 tuổi 15 6 10
>30 – 50 tuổi 99 33 17
>50 tuổi 10 0 0
Giới
0,129Nữ 85 31 25
Nam 33 10 6
Trình độ
0,8
Trung cấp 37 10 3
Cao đẳng 31 17 15
Đại học 55 13 9
Thâm niên
< 
0,001
Dưới 5 năm 5 5 9
Từ 5 - 10 năm 11 10 17
Trên 10 năm 103 25 5
Tuổi và thâm niên công tác liên quan đến 
kiến thức về giáo dục sức khỏe cho người 
bệnh (p<0,05), trong khi giới, trình độ chuyên 
môn thì không liên quan đến kiến thức về giáo 
dục sức khỏe cho người bệnh (p>0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng 
nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, qua khảo sát tổng 
số 190 điều dưỡng thực hành lâm sàng tại 
các khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa tỉnh 
Quảng Trị, theo bảng 3.1 cho thấy đối tượng 
nghiên cứu trong độ tuổi từ trên 30 đến 50 
tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu (81,1%), điều dưỡng 
20 – 30 tuổi là 14,7% và 4,2% là điều dưỡng 
trên 50 tuổi. Về giới, 76,8% là điều dưỡng 
là nữ và 23,2% là nam. Điều này cũng phù 
hợp với ngành nghề điều dưỡng chủ yếu là 
nữ. Trình độ chuyên môn đóng cũng vai trò 
quan trọng trong truyền thông giáo dục sức 
khoẻ. Qua quá trình nghiên cứu thu được 
kết quả sau: điều dưỡng có trình độ đại học 
chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1%, cao đẳng là 
33,2% và trung cấp là 25,7%, không có điều 
dưỡng có trình độ trên đại học. Đây cũng là 
một điểm thuận lợi của bệnh viện. Về thâm 
niên công tác, đa số điều dưỡng có thời 
gian làm việc trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao 
là 72,2%, từ 5 năm đến 10 năm là 18,9% 
và dưới 5 năm là 8,9%. Kết quả nghiên cứu 
này cũng tương đồng với các kết quả của 
nghiên cứu trước khi nghiên cứu về công 
tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 
thì tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ 
[2] với thâm niên công tác trên 5 năm chiếm 
chủ yếu [10].
4.2. Thực trạng kiến thức về kỹ năng 
GDSK của điều dưỡng 
Trong các kỹ năng giáo dục sức khoẻ thì 
kỹ năng làm quen là kỹ năng đầu tiên giúp 
người điều dưỡng tạo mối quan hệ gần gũi 
với người bệnh và gia đình người bệnh. Với 
kỹ năng này, người điều dưỡng cần phải 
chào hỏi thân mật, cung cấp lý do và ý nghĩa 
của buổi giáo dục sức khoẻ cho đối tượng 
để họ cũng phối hợp trong quá trình trao đổi 
để từ đó nâng cao hiệu quả của buổi truyền 
thông giáo dục sức khoẻ [6], [10]. Qua kết 
quả khảo sát 190 điều dưỡng tại bệnh viện, 
theo bảng 3.2 cho thấy, đa số điều dưỡng 
33
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
đã trả lời đúng kiến thức về kỹ năng làm 
quen (93,2%). Đây là một kết quả đáng 
mừng, điều này cho thấy điều dưỡng đã 
bước đầu tạo được mối quan hệ gần gũi với 
người bệnh và gia đình người bệnh. Điều 
dưỡng phải có kỹ năng nâng cao sức khỏe 
trong đó kỹ năng giao tiếp được coi là quan 
trọng nhất [4]. Điều dưỡng đóng một vai trò 
đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích 
người bệnh và gia đình họ tham gia vào các 
quyết định liên quan đến điều trị hoặc chăm 
sóc [4]. Bên cạnh đó là các kỹ năng hỗ trợ 
thay đổi hành vi ở người bệnh [4], kỹ năng 
làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian. 
Với kết quả thu được, kiến thức đúng 
về kỹ năng quan sát của điều đưỡng cũng 
khá cao tuy nhiên vẫn còn không ít điều 
dưỡng có kiến thức chưa đúng như 23,2% 
điều dưỡng cho rằng không cần yêu cầu gia 
đình mô tả hoặc thể hiện một số hành động 
nâng cao sức khoẻ. Điều này sẽ làm giảm 
hiệu quả của buổi tuyền thông giáo dục sức 
khoẻ. Kết quả nghiên cứu này cũng tương 
đồng với kết quả nghiên cứu trước khi cho 
rằng điều dưỡng đang rất thiếu kiến thức 
về lĩnh vực giáo dục sức khỏe cho người 
bệnh [5]. Nghiên cứu nhận thức về chất 
lượng chăm sóc tại phòng cấp cứu và xác 
định các khu vực cải tiến chất lượng của 
Muntlin, Gunningberg và Carlsson (2006) 
tại Thụy Điển cho thấy hơn 20% người bệnh 
cho rằng đã không nhận được các thông tin 
hữu ích từ điều dưỡng về cách tự chăm sóc 
bản thân.
Lắng nghe nghĩa là nghe một cách chủ 
động, chú ý nghe đối tượng trình bày. Khi 
lắng nghe, hãy nhìn vào mắt người nói và 
biểu hiện sự thân thiện, khích lệ người nói. 
Ngoài ra, sự đồng cảm, sự thấu hiểu còn 
thể hiện qua cử chỉ, dáng điệu. Điều đó có 
nghĩa là điều dưỡng đã phản hồi tới đối 
tượng ngôn ngữ không lời về sự chú ý, sự 
thấu hiểu của mình, giúp cho đối tượng tự 
tin trong quá trình giao tiếp. Kết quả nghiên 
cứu ở bảng 3.2 cho thấy: 82,1% điều dưỡng 
có kiến thức đúng là kỹ năng nghe là nghe 
một cách chủ động và biểu hiện sự thân 
thiện và lắng nghe là sự đồng cảm qua cử 
chỉ, dáng điệu. Kết quả nghiên cứu cũng 
cho thấy có 74,2% điều dưỡng cho rằng 
sử dụng câu hỏi mở để đánh giá ưu điểm, 
thái độ của người bệnh về một vấn đề và sử 
dụng phương tiện trong quá trình giải thích 
chiếm 81,1%. Kết quả này cho thấy điều 
dưỡng đã biết hiệu quả của việc sử dụng 
phương tiện để buổi truyền thông giáo dục 
sức khoẻ đạt kết quả cao nhất. Đa số điều 
dưỡng có kiến thức xếp loại tốt chiểm tỷ lệ là 
66,87% và kiến thức kém là 13,2%. Kết quả 
nghiên cứu này có sự khác biệt với các kết 
quả của một khảo sát ở 58 điều dưỡng làm 
ở khoa điều trị tích cực cho thấy 43% điều 
dưỡng thiếu kiến thức về quy trình GDSK 
cho người bệnh trước khi ra viện [6]. Một 
nghiên cứu của Jenney và cộng sự (2011) 
về kiến thức của điều dưỡng chỉ ra rằng có 
21% điều dưỡng thiếu kiến thức về quy trình 
GDSK cho người bệnh trước khi ra viện [7]. 
Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu này 
chỉ tìm hiểu về kiến thức GDSK chung trong 
khi các nghiên cứu khác lại tìm hiểu về kiến 
thức về GDSK trước khi ra viện.
4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức 
giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Trong nghiên cứu này, tuổi và thâm niên 
công tác có liên quan đến kỹ năng giáo dục 
sức khỏe, những người điều dưỡng càng 
lớn tuổi càng có nhiều kinh nghiệm cả về 
chăm sóc và tiếp xúc giáo dục sức khỏe cho 
người bệnh, điều này phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của tác giả Zakrisson và cộng 
sự (2010) đã chỉ ra rằng tuổi liên quan rõ 
ràng với kiến thức. Điều dưỡng lớn tuổi 
thì kinh nghiệm làm việc nhiều, họ có kinh 
nghiệm tốt hơn trong việc nắm bắt tình trạng 
bệnh và mức độ tiếp thu của người bệnh so 
với điều dưỡng trẻ tuổi [10].
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trình độ 
chuyên môn không liên quan đến kỹ năng 
giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng, 
các điều dưỡng có trình độ trung cấp, cao 
34
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
đẳng vẫn thực hiện tốt kỹ năng giáo dục sức 
khỏe như điều dưỡng đại học, điều này phù 
hợp với kết quả nghiên cứu của Modupe 
Olusola Oyetunde và cộng sự không có mối 
liên quan đáng kể giữa kỹ năng giáo dục 
sức khỏe và trình độ chuyên môn của người 
điều dưỡng [9]. Tuy nhiên, nghiên cứu của 
Lipponen (2006) lại cho rằng trình độ của 
điều dưỡng là yếu tố quan trọng liên quan 
đến kiến thức kỹ năng giáo dục sức khỏe, 
trình độ giáo dục cao hơn có liên quan rõ 
ràng với kiến thức tốt hơn (80% điều dưỡng 
có trình độ học vấn đại học có kiến thức tốt, 
trong khi con số này ở những điều dưỡng 
có trình độ học vấn trung cấp chỉ khoảng 
30%) với P= 0.002 [8]. 
5. KẾT LUẬN
Thực trạng kiến thức về giáo dục sức 
khoẻ của điều dưỡng với mức tốt đạt 66,8%. 
Tuổi và thâm niên công tác có mối liên quan 
với kiến thức về GDSK của điều dưỡng. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
Cần tập trung vào đào tạo nâng cao kiến 
thức GDSK cho điều dưỡng đặc biệt là đối 
tượng điều dưỡng trẻ tuổi mới vào nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn công tác 
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong 
bệnh viện, ban hành kèm theo Thông tư 
số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 
2011, Bộ Y tế. 
2. Châu Thị Hoa và Nguyễn Thị Diệu 
Trang (2010). Thực trạng công tác chăm 
sóc người bệnh ung thư hạ họng - thanh 
quản tại trung tâm ung bướu bệnh viện 
Trung ương Huế (từ 1/1/2009 - 30/6/2010). 
Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học Điều 
dưỡng Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn 
quốc lần thứ IV, Hà Nội, tr. 183-191. 
3. Nguyễn Văn Hiến (2006). Khoa học 
hành vi và Giáo dục sức khỏe. Nhà xuất bản 
Y học, Hà Nội, tr.141-146.
4. Casey. D (2007). Using action research 
to change health-promoting practice. Nursing 
and Health Sciences, vol. 9, pp. 5-13.
5. Chaboyer W, Foster M, Kendall E, 
James H (2002). ICU nurses’ perceptions 
of discharge planning: a preliminary study. 
Intensive and Critical Care Nursing, 18, 90-
95.  
(02)00022-8 
6. Deccache A and Aujoulat I (2001). 
A European Perspective: Common 
Developments, Differences and Challenges 
in Patient Education. Patient Education and 
Counseling; 44: 7-14. Available at http://
dx.doi.org/10.1016/S0738-3991(01)00096-
9 [Citation Time(s):1]
7. Kääriäinen M and Kyngäs H (2010). 
The Quality of Education Evaluated by the 
Health Personnel. Scandinavian Journal 
of Caring Science, 24, 548-556, available 
at: 
6712.2009.00747.x
8. Lipponen K, Kyngäs H and Kääriäinen 
M (2006).Surgical Nurses Readiness for 
Patient Counselling.Journal of Orthopaedic 
Nursing, 10,221-227, available at: http://
dx.doi.org/10.1016/j.joon.2006.10.013
9. Modupe Olusola Oyetunde, Atinuke 
Janet Akinmeye (2015). Factors Influencing 
Practice of Patient Education among Nurses 
at the University College Hospital, Ibadan. 
Journal of Nursing, 5: 500-507. 
10. ZakrissonA. B and Hägglund D (2010). 
The Asthma/COPD Nurses’ Experience of 
Educating Patients with Chronic Obstructive 
Pulmonary Disease in Primary Health Care. 
Scandinavian Journal of Caring Science, 
24, 147-155.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoat_dong_giao_duc_suc_khoe_cua_dieu_duong_benh_vie.pdf