Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh (BTC) được thực hiện tại xã Đứ c Chá nh, huyệ n Mộ Đứ c, tỉ nh Quả ng Ngã i. Mô hình gồm 3 ao TN với diện tích 2.000 m2/ao, tôm được ương 35 ngày trước khi thả nuôi thương phẩm, bổ sung men vi sinh định kỳ 5 ngày/lần trong suốt vụ nuôi, nước cấp được lắng và xử lý bằng chlorine trước khi cấp vào ao nuôi, thu hoạch nhiều đợt. Ba ao đối chứng (ĐC) với diện tích 2.000 m2/ ao, nuôi theo kiểu truyền thống: thả tôm giống trực tiếp trong ao thương phẩm; quản lý chất lượng nước chủ yếu dựa trên hóa chất và thuốc, có bổ sung thêm men vi sinh; nước cấp trực tiếp từ biển vào ao nuôi không qua lắng xử lý, không thu tỉa. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường trong các ao TN thường duy trì trong ngưỡng thích hợp cho tăng trưởng và phát triển của tôm, trong khi đó ở các ao đối chứng có sự biến động mạnh về hàm lượng oxy hòa tan, TAN và NO2-N. Thời gian nuôi tại các ao TN ngắn 65-75 ngày với kích cỡ thương phẩm 21,24 ± 1,41 g/con, cao hơn so với 19,41 ± 0,61 g/con đạt được tại các ao ĐC nuôi trong 98-110 ngày (P<0,05). Tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của các ao TN lần đạt 84,58 ± 4,46%, 13,42 ± 0,85 tấn/ha/vụ và 574,15 ± 147,69 triệu đồng/ha/vụ. Hiệu quả nuôi của các ao TN cao hơn so với các ao ĐC với tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận lần lượt đạt 68,13 ± 18,81%, 10,42 ± 1,97 tấn/ha/vụ, và 306,29 ± 333,85 triệu đồng/ha/vụ, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nuôi bán thâm canh sử dụng giống đã qua giai đoạn ương, bổ sung men vi sinh định kỳ, và thu hoạch nhiều đợt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả nuôi tôm

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 6

Trang 6

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 7

Trang 7

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 8

Trang 8

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 9

Trang 9

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 7300
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bán thâm canh cải tiến tại quảng ngãi evaluate the effective of semi - Intensive culture of white - leg shrimp (litopenaeus vannamei) in Quang ngai province
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 
(Litopenaeus vannamei) BÁN THÂM CANH CẢI TIẾN TẠI QUẢNG NGÃI
EVALUATE THE EFFECTIVE OF SEMI-INTENSIVE CULTURE OF WHITE-LEG 
SHRIMP (Litopenaeus vannamei) IN QUANG NGAI PROVINCE
Nguyễn Minh Châu1, Đào Văn Trí1, Phan Thị Thương Huyền1, Phạm Đức Hùng2
1Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
2Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
Tác giả liên hệ: Phạm Đức Hùng (Email: hungpd@ntu.edu.vn)
Ngày nhận bài: 08/02/2021; Ngày phản biện thông qua: 25/02/2021; Ngày duyệt đăng: 29/03/2021
TÓM TẮT
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh (BTC) được thực hiện tại xã Đứ c Chá nh, huyệ n Mộ 
Đứ c, tỉ nh Quả ng Ngã i. Mô hình gồm 3 ao TN với diện tích 2.000 m2/ao, tôm được ương 35 ngày trước khi thả 
nuôi thương phẩm, bổ sung men vi sinh định kỳ 5 ngày/lần trong suốt vụ nuôi, nước cấp được lắng và xử lý 
bằng chlorine trước khi cấp vào ao nuôi, thu hoạch nhiều đợt. Ba ao đối chứng (ĐC) với diện tích 2.000 m2/
ao, nuôi theo kiểu truyền thống: thả tôm giống trực tiếp trong ao thương phẩm; quản lý chất lượng nước chủ 
yếu dựa trên hóa chất và thuốc, có bổ sung thêm men vi sinh; nước cấp trực tiếp từ biển vào ao nuôi không 
qua lắng xử lý, không thu tỉa. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường trong các ao TN thường duy trì trong 
ngưỡng thích hợp cho tăng trưởng và phát triển của tôm, trong khi đó ở các ao đối chứng có sự biến động mạnh 
về hàm lượng oxy hòa tan, TAN và NO
2
-N. Thời gian nuôi tại các ao TN ngắn 65-75 ngày với kích cỡ thương 
phẩm 21,24 ± 1,41 g/con, cao hơn so với 19,41 ± 0,61 g/con đạt được tại các ao ĐC nuôi trong 98-110 ngày 
(P<0,05). Tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của các ao TN lần đạt 84,58 ± 4,46%, 13,42 ± 0,85 tấn/ha/vụ và 
574,15 ± 147,69 triệu đồng/ha/vụ. Hiệu quả nuôi của các ao TN cao hơn so với các ao ĐC với tỷ lệ sống, năng 
suất và lợi nhuận lần lượt đạt 68,13 ± 18,81%, 10,42 ± 1,97 tấn/ha/vụ, và 306,29 ± 333,85 triệu đồng/ha/vụ, 
tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nuôi bán 
thâm canh sử dụng giống đã qua giai đoạn ương, bổ sung men vi sinh định kỳ, và thu hoạch nhiều đợt có ảnh 
hưởng tích cực đến hiệu quả nuôi tôm.
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, bán thâm canh, men vi sinh, ương giống
ABTRACT
Semi-intensive culture of white-leg shrimp was carried out in Duc Chanh commune, Mo Duc district, 
Quang Ngai province. Model treatment included three grow-out ponds 2.000 m2/pond. Shrimps were nursed 
in 35 days before transferring into grow-out ponds. The inlet water was settled and treated with chlorine. 
Probiotics were provided into ponds every fi ve days during culture period, shrimps were partially harvested. 
Control treatment comprised three 2000 m2-ponds, shrimps were directly cultured in grow-out ponds without 
nursing phase; inlet water was not treated; water quality in ponds were managed by using chemicals, drugs, 
and sometime probiotics, shrimps were fully harvested once time. The result showed that water quality in 
model ponds were managed in suitable range for the growth and development of shrimp, whereas fl uctuated 
values of DO, TAN and NO
2
-N were recorded in control ponds. Shrimps in model ponds reached market size of 
21.24 ± 1.41 g/individual after 65-75 days, being signifi cantly higher than 19.41 ± 0.61 g/individual obtained 
from control ponds after 98-110 days (P<0,05). Survival, productivity and profi t gained in model ponds were 
84.58 ± 4.46%, 13.42 ± 0.85 ton/ha and 574.15 ± 147.69 million dong/ha, respectively. These values were 
higher than that of control ponds with 68.13 ± 18.81%, 10.42 ± 1.97 ton/ha and 306.29 ± 333.85 million dong/
ha, respectively. The result semi-intensive shrimp culture with nursing phase and probiotic supplementation 
improved the water quality and productive effi ciency in white-leg shrimp farming. 
Key words: White-leg shrimp, semi-intensive, probiotics, nursing phase
10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm thẻ chân trắng du nhập vào Việt Nam 
từ những năm 2000 và nhanh chóng phát triển 
thành đối tượng nuôi chủ lực của nước ta. Năm 
2018, tổ ng diệ n tí ch nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 
103,58 ha, chiếm 14,06% tổng diện tích nuôi 
nước lợ; nhưng sản lượng đạt 464,93 tấn chiếm 
đến 60,95 tổng sản lượng nuôi nước lợ (1). 
Hiện nay có 3 hình thức nuôi tôm thẻ chân 
trắng chủ yếu là nuôi bán thâm canh, thâm canh 
và siêu thâm canh. Nuôi bán thâm canh thường 
nuôi trong ao đất hoặc ao lót bạt, mật độ nuôi 
thấp, năng suất khoảng 4-6 tấn/ha/vụ. Quy trình 
kỹ thuật nuôi thường dựa vào kinh nghiệm và 
được nhân rộng qua trao đổi kinh nghiệm giữa 
các hộ nuôi. Nhiề u hộ nuôi sử dụ ng nhiề u hó a 
chấ t, chế phẩm và khá ng sinh trong xử lý môi 
trườ ng và phò ng trị bệ nh nhưng hiệ u quả chưa 
cao hoặ c chưa đượ c đá nh giá đầ y đủ . Nuôi tôm 
thẻ chân trắng phát triển nhanh và thiếu bền 
vững, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thường 
xảy ra gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Do 
đó, xây dựng mô hình nuôi với những giải pháp 
kỹ thuật hiệu quả giúp nghề nuôi tôm thẻ chân 
trắng bền vững là cần thiết. 
Một trong những vấn đề quan trọng trong 
nuôi tôm là kiểm soát tốt chất lượng môi trường 
nước. Quản lý chất lượng môi trường nước 
thông qua bổ sung và kiểm soát hệ vi sinh có lợi 
trong ao đã được khẳng định là hiệu quả trong 
nhiều nghiên cứu trước đây. Mật độ vi sinh dị 
dưỡng chiếm ưu thế trong ao sẽ góp phần chuyển 
hóa chất thải hữu cơ trong ao (5). Moreno‐
Figueroa, Naranjo‐Páramo (6) bổ sung hỗ n hợ p 
men vi sinh có lợ i Lactobacillus sporogenes, 
Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces 
fragilis, Bacillus brevis, Bacillus subtilis, 
Bacillus polymyxa, Bacillus megaterium, 
Nitrobacter vulgaris và o ao nuôi nhằ m duy trì 
mậ t độ vi sinh trong ao khoả ng 400.000 CFU/
ml ... p chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15
1.1. Kích cỡ thu hoạch tôm
Kết quả phân tích cho thấy có sai khác về cỡ 
tôm thu hoạch giữa nghiệm thức TN và nghiệm 
thức ĐC (P < 0,05). Cỡ thu hoạch của ao TN 
đạt 21,24 ± 0,45 g/con, trong khi cỡ thu hoạch 
của ao ĐC là 19,41 ± 0,61 g/con. Các ao TN 
được thu tỉa 1 lần trước khi thu hoạch hoàn 
toàn. Thu tỉa đã làm giảm mật độ tôm trong ao, 
giúp tôm tăng tốc độ tăng trưởng, kết quả tôm 
về cỡ lớ n hơn so vớ i các ao ĐC chỉ thu hoạ ch 1 
lầ n. Run and Pingsun (10) cho biế t thu tỉ a nhiề u 
đợ t trong nuôi thương phẩ m sẽ là m giả m cạ nh 
tranh về thứ c ăn, chỗ ở củ a tôm, do đó tăng tố c 
độ tăng trưở ng tôm. Tương tự , Moss, Otoshi 
(11) khẳ ng đị nh thu tỉ a theo kế hoạ ch hợ p lý 
sẽ tăng đá ng kể năng suấ t và lợ i nhuậ n củ a vụ 
nuôi. Theo González‐Romero, Ruiz‐Velazco 
(12), kiể m soá t tố t mậ t độ nuôi và quả n lý ao 
nuôi sẽ giú p tăng năng suấ t nuôi tôm TCT bá n 
thâm canh từ 981 kg lên 2573 kg/ha cho thu 
mộ t lầ n, 1808 kg lên 3602 kg cho thu tỉ a 2 lầ n 
và 1364 kg lên 3834 kg cho thu tỉ a 3 lầ n.
Ngoài ra, các ao TN thả nuôi tôm đã qua 
ương trong khi các ao ĐC thả nuôi trực tiếp 
không qua giai đoạn ương. Tôm được ương về 
kích cỡ lớn hơn, khỏe mạnh hơn dễ dàng thích 
nghi với môi trường ao nuôi thương phẩm hơn 
so với tôm Post 12-15 thả trực tiếp xuống ao 
nuôi, do đó khả năng tăng trưởng sẽ cao hơn. 
1.2. Tỷ lệ sống và năng suất
Tỷ lệ sống ao TN đạt 84,58 ± 4,46% cao 
hơn so với 68,13 ± 18,81% ở ao ĐC, tuy nhiên 
không có sai khác ý nghĩa (P > 0,05). Tỷ lệ 
sống các ao TN dao động từ 75,67 – 89,33% 
trong khi đó các ao ĐC có tỷ lệ sống không ổn 
định. Ao đối chứng ĐC1 và ĐC2 có tỷ lệ sống 
lần lượt là 78,57% và 79,41%, tuy nhiên ao đối 
chứng ĐC3 có tỷ lệ sống thấp 46,41%. Tương 
tự, năng suất nuôi tôm ở các ao đối chứng 
không ổn định, ao ĐC1 và ĐC2 có năng suất 
lần lượt là 11,0 tấn/ha và 13,5 tấn/ha, nhưng ao 
ĐC3 có năng suất thấp với 6,75 tấn/ha.
Hình 4. Tỷ lệ sống và năng suất các ao nuôi tôm thẻ chân trắng BTC.
75.67
89.33 88.73
78.57 79.41
46.41
11.75
14.5 14
11
13.5
6.75
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
B1 B2 B3 DC1D C2 DC3
)
Ngày nuôi
Năng suất tại các ao TN đạt 13,42 ± 1,46 
tấn/ha cao hơn so với 10,42 ± 3,41 tấn/ha ở các 
ao ĐC, nhưng không có sai khác ý nghĩa (P > 
0,05). Kết quả của nghiên cứu hiện tại cao hơn 
so vớ i một số báo cáo trước đây. Nguyễn Văn 
Phụng and Pham Thanh Lâm (2) phân tí ch hiệ u 
quả kỹ thuậ t củ a mô hì nh nuôi tôm tôm thẻ 
chân trắng tạ i đồ ng bằ ng sông Cử u Long, kết 
quả cho thấy năng suấ t cá c hộ nuôi vớ i mậ t độ 
50-100 con/m2 là 9,16 ± 4,83 tấn/ha. Kế t quả 
phân tí ch hiệ u quả cá c mô hì nh nuôi tôm thẻ 
chân trắng tạ i Ninh Thuậ n củ a Phùng Thị Hồng 
Gấm, Võ Nam Sơn (3) cho thấ y năng suấ t củ a 
mô hì nh nuôi tôm thẻ chân trắng truyề n thố ng 
vớ i mậ t độ trung bì nh 87 ± 10 con/m2 là 9,14 
± 1,19 tấ n/ha. Năng suất ở các ao TN cao hơn 
16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
so với kết quả đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ 
chân trắng ở đồng bằng Sông Cửu Long của 
(4), theo đó năng suất nuôi đạt 8,37 ± 4,75 tấn/
ha, 10,9 ± 5,83 tấn/ha và 10,6 ± 2,49 tấn/ha 
tương ứng với mô hình nông hộ có mật độ thả 
77,6 ± 30,7 con/m2, mô hình tổ hợp tác có mật 
độ thả 84,2 ± 33,9 con/m2 và mô hình trang trại 
với mật độ thả 78,4 ± 20,5 con/m2. 
Samocha, Hamper (8) cho biế t ương tôm 
trướ c khi đưa ra nuôi thương phẩ m có hiệ u quả 
rõ rệ t trong nâng cao tỷ lệ số ng tôm, cả i thiệ n 
hiệ u quả cho ăn, tăng tố c độ tăng trưở ng và năng 
suấ t vụ nuôi. Garzade Yta, Rouse (9) bá o cá o tỷ 
lệ số ng tôm nuôi thương phẩ m có qua 20 ngà y 
ương đạ t 79% cao hơn 67% đạ t đượ c ở ao nuôi 
thả trự c tiế p không qua giai đoạ n ương. Zelaya, 
Rouse (25) khẳng định tôm thả nuôi trực tiếp đạt 
khối lượng thu hoạch thấp hơn so với tôm nuôi 
đã qua giai đoạn ương, mặc dù không có sai 
khác ý nghĩa. Trong giai đoạ n ương, tôm thườ ng 
đượ c ương trong bể hoặ c ao nhỏ , khả năng kiể m 
soá t cá c yế u tố đầ u và o như thứ c ăn, chế phẩ m 
sinh họ c; chăm só c sứ c khỏ e tôm và quả n lý cá c 
yế u tố môi trườ ng tố t hơn so vớ i việ c thả tôm 
trự c tiế p trong ao nuôi thương phẩ m có diệ n tí ch 
lớ n. Tỷ lệ số ng tôm trong giai đoạ n ương thườ ng 
cao, chấ t lượ ng tôm giố ng tố t nên khi chuyể n 
sang nuôi thương phẩ m tôm sinh trưở ng nhanh 
hơn. Sử dụng tôm đã ương đưa vào nuôi thương 
phẩm sẽ rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm, 
giảm nguy cơ rủi ro thiệt hại. Kế t quả nuôi củ a 
các ao TN trong thí nghiệm hiện tại đã cho thấ y 
hiệ u quả rõ rệt củ a ương nuôi tôm, kết hợp với 
việc tiến hành thu tỉa ở các ao TN thúc tôm về 
cỡ thu hoạch lớn hơn, đã làm tăng hiệu quả sản 
xuất trong nuôi tôm BTC. Theo đó tỷ lệ sống 
và năng suấ t củ a các ao TN cao hơn so vớ i tỷ lệ 
sống và năng suấ t các ao ĐC nuôi thả trự c tiế p 
không qua giai đoạ n ương. 
Các ao nuôi đối chứng ĐC có tỷ lệ sống và 
năng suất không ổn định. Các ao ĐC lấy nước 
trực tiếp từ biển vào không qua ao lắng xử lý. 
Đây là hình thức thường thấy trong nuôi tôm 
ở miền Trung. Khu vực miền Trung có vùng 
đồng bằng hẹp, diện tích nhỏ do đó đa số hộ 
nuôi tôm thường tận dụng hết đất để làm ao 
nuôi, không có ao lắng xử lý nước. Kết quả 
phân tích hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi 
tôm ở tỉnh Ninh Thuận của Phùng Thị Hồng 
Gấm, Võ Nam Sơn (3) cho thấy ngoại trừ 
100% hộ nuôi tôm theo quy trình semi-biofl oc 
mật độ cao có ao lắng xử lý nước, thì chỉ có 
27% hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình 
truyền thống và 17 hộ nuôi tôm sú theo mô 
hình truyền thống có ao lắng. Lấy nước trực 
tiếp không qua lắng xử lý chứa rủi ro rất cao 
về bệnh và ô nhiễm môi trường. Ao lắng có vai 
trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mầm bệnh 
lây lan từ bên ngoài và ao nuôi (26). Tại các ao 
đối chứng, đặc biệt là ao ĐC3, có sự biến động 
mạnh về hàm lượng oxy hòa tan, TAN, NO2-N 
trong ao dẫn đến stress tôm, làm giảm tỷ lệ 
sống và năng suất nuôi. Kết quả nuôi không 
ổn định ở các ao đối chứng cho thấy tầm quan 
trọng của hệ thống công trình nuôi trong đó cần 
thiết phải có ao chứa xử lý nước. 
1.3. Hiệ u quả kinh tế 
Tổng chi phí đầu tư ở cả hai nghiệm thức 
là tương đương nhau. Lợi nhuận đạt được ở 
ao TN là 574,15 ± 147,69 triệu đồng/ha/vụ 
với tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi đạt 59,09 
± 7,83%. Ở nghiệm thức ĐC lợi nhuận đạt 
306,29 ± 333,85 triệu đồng/ha/vụ với tỷ suất 
lợi nhuận là 28,69 ± 32,00%. Kết quả đạt được 
cao hơn so với kết quả phân tích hiệu quả nuôi 
tôm tại tỉnh Ninh Thuận của Phùng Thị Hồng 
Gấm, lợi nhuận đạt 225,2 ± 94,51 triệu đồng/
ha/vụ cho mô hình nuôi tôm thẻ truyền thống 
với mật độ 87 ± 10 con/m2; nhưng thấp hơn 
so với kết quả đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ 
tại đồng bằng sông Cửu Long của Đỗ Minh 
Vạnh, Trần Hoàng Tuân (4), lợi nhuận đạt 596 
– 696 triệu đồng/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận đạt 
1-1,03%. Một trong những nguyên nhân trong 
sai khác lợi nhuận giữa nghiên cứu hiện tại và 
các nghiên cứu trước đây là do giá bán tôm 
khác nhau. Năm 2020, tình hình covid phức 
tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ 
và xuất khẩu tôm, làm giảm giá bán tôm. Giá 
bán tôm trong nghiên cứu hiện tại là 115.000 
đồng/kg cho kích cỡ tôm 50-55 con/kg. Trong 
khi đó, trong nghiên cứu của Đỗ Minh Vạnh, 
Trần Hoàng Tuân (4), giá bán tôm đạt 127.000-
133.000 đồng/kg cho tôm cỡ 58-62 con/kg. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17
 Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC.
STT Nội dung TN ĐC
1 Tổng chi (triệu đồng/ha) 968,77 ± 18,66a 973,29 ± 130,27a
2 Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 574,15 ± 147,69a 306,29 ± 333,85a
3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi (%) 59,09 ± 14,36a 28,69 ± 32,00a
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Mô hình nuôi tôm thẻ bán thâm canh cải 
tiến giúp kiểm soát tốt chất lượng môi trường 
ao nuôi. Kích cỡ thu hoạch, tỷ lệ sống, năng 
suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cao và ổn 
định hơn so với các ao đối chứng. Điều đó cho 
thấy, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có sử 
dụng chế phẩm sinh học định kỳ, ương tôm 
trước khi thả nuôi thương phẩm và thu hoạch 
nhiều đợt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả 
nuôi. 
2. Đề xuất
Tiếp tục thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân 
trắng theo mô hình bán thâm canh cải tiến tại 
các vùng nuôi khác ở miền Trung nhằm đánh 
giá rõ hơn hiệu quả của mô hình.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được tài trợ bởi đề tài Nghiên 
cứu hoàn thiện và phát triển quy trình công 
nghệ nuôi tôm nước lợ hiệu quả cao, bền vững 
ở Việt Nam. Chúng tôi chân thành cảm ơn công 
ty TNHH Goldhealth Star đã phối hợp thực 
hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Tổng cục Thủy sản. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2018, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 
thực hiện kế hoạch năm 2019. Báo cáo tổng kết năm. Hà Nội: Tổng cục Thủy sản; 2018.
2. Nguyễn Văn Phụng, Pham Thanh Lâm. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 
thâm canh tại đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long. 2019;15:43-55.
3. Phùng Thị Hồng Gấm, Võ Nam Sơn, Nguyễn Thanh Phương. Phân tích hiệu quả sản xuất các mô hình 
nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 
2014;2(2014):37-43.
4. Đỗ Minh Vạnh, Trần Hoàng Tuân, Trần Ngọc Hải, Minh TH. Đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng 
thâm canh theo các hình thức tổ chức ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần 
Thơ. 2016;42(2016):50-7.
Tiếng Anh
5. Panigrahi A, Sundaram M, Ravichandran P, Gopal C. Microbial soup-Eco based approach forshrimp culture 
and management. 2014.
6. Moreno‐Figueroa LD, Naranjo‐Páramo J, Hernández‐Llamas A, Vargas‐Mendieta M, Hernández‐Gurrola JA, 
Villarreal‐Colmenares H. Performance of a photo‐heterotrophic, hypersaline system for intensive cultivation 
of white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) with minimal water replacement in lined ponds using a stochastic 
approach. Aquaculture research. 2018;49(1):57-67.
7. Wang Y-B, Xu Z-R, Xia M-S. The eff ectiveness of commercial probiotics in northern white shrimp Penaeus 
vannamei ponds. Fisheries Science. 2005;71(5):1036-41.
8. Samocha TM, Hamper L, Emberson CR, Davis AD, McIntosh D, Lawrence AL, et al. Review of Some 
Recent Developments in Sustainable Shrimp Farming Practices in Texas, Arizona, and Florida. Journal of 
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
applied aquaculture. 2002;12(1):1-42.
9. Garzade Yta A, Rouse DB, Davis DA. Infl uence of Nursery Period on the Growth and Survival of Litopenaeus 
vannamei Under Pond Production Conditions. Journal of the World Aquaculture Society. 2004;35(3):357-65.
10. Run YU, Pingsun L. Optimal Partial Harvesting Schedule for Aquaculture Operations. Marine resource 
economics. 2006;21(3):301-15.
11. Moss SM, Otoshi C, Leung P. Optimizing strategies for growing larger L. vannamei. Global Aquaculture 
Advocate. 2005;8(5):68-9.
12. González‐Romero MA, Ruiz‐Velazco JMJ, Estrada‐Pérez M, Nieto‐Navarro JT, Zavala‐Leal I, Hernandez‐
Llamas A. Assessing uncertainty of semi‐intensive production of whiteleg shrimp (Litopenaeus vannamei) 
using partial harvesting programs. Aquaculture research. 2018;49(2):953-62.
13. Van Wyk P, Davis-Hodgkins M, Laramore R, Main KL, Mountain J, Scarpa J. Farming marine shrimp in 
recirculating freshwater systems: Harbor Branch Oceanographic Institution Ft. Pierce, FL; 1999.
14. Briggs M, Smith S, Subanghe R, Phillips M. Introduction and movement of Penaeus vannamei and P. 
stylirostris in Asia and the Pacifi c. FAO 40p. 2004.
15. Boyd CE. Water quality management and aeration in shrimp farming. 1989.
16. Chanratchakool P. White patch disease of black tiger shrimp (Penaeus monodon). AAHRI Newsletter. 
1995;4(1):3.
17. Crab R, Avnimelech Y, Defoirdt T, Bossier P, Verstraete W. Nitrogen removal techniques in aquaculture for 
a sustainable production. Aquaculture. 2007;270(1-4):1-14.
18. Aquacop EB, Soyez C. Eff ects of dissolved oxygen concentration on survival and growth of Penaeus 
vannamei and Penaeus stylirostris. Journal of the World Aquaculture Society. 1988;19:13A.
19. Whetstone JM, Treece GD, Browdy CL, Stokes AD. Opportunities and constraints in marine shrimp 
farming: Southern Regional Aquaculture Center; 2000.
20. Limsuwan C, Chuchird N, Laisutisan K. Effi cacy of calcium hypochlorite on the prevalence of 
microsporidiosis (Thelohania) in pond-reared Litopenaeus vannamei. Kasetsart J Nat Sci. 2008;42:282-8.
21. Boyd CE, Tucker CS. Pond aquaculture water quality management: Springer Science & Business Media; 
2012.
22. Chand RK, Sahoo PK. Eff ect of nitrite on the immune response of freshwater prawn Macrobrachium 
malcolmsonii and its susceptibility to Aeromonas hydrophila. Aquaculture. 2006;258(1):150-6.
23. Chen JC, Chen SF. Eff ects of nitrite on growth and molting of Penaeus monodon juveniles. Comparative 
Biochemistry and Physiology Part C: Comparative Pharmacology. 1992;101(3):453-8.
24. Khademzade O, Zakeri M, Haghi M, Mousavi SM. The eff ects of water additive Bacillus cereus and 
Pediococcus acidilactici on water quality, growth performances, economic benefi ts, immunohematology and 
bacterial fl ora of whiteleg shrimp (Penaeus vannamei Boone, 1931) reared in earthen ponds. Aquaculture 
research. 2020;51(5):1759-70.
25. Zelaya O, Rouse DB, Davis DA. Growout of Pacifi c White Shrimp, Litopenaeus vannamei, Stocked into 
Production Ponds at Three Diff erent Ages. Journal of the World Aquaculture Society. 2007;38(1):92-101.
26. Burford MA, Thompson PJ, McIntosh RP, Bauman RH, Pearson DC. The contribution of fl occulated 
material to shrimp (Litopenaeus vannamei) nutrition in a high-intensity, zero-exchange system. Aquaculture. 
2004;232(1-4):525-37.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_mo_hinh_nuoi_tom_the_chan_trang_litope.pdf