Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ Pangasiidae khu vực hạ lưu sông Mekong giai đoạn 2017 -

2019 được thực hiện tại 8 huyện (An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Phong Điền, Vũng Liêm,

Tp. Trà Vinh và Tiểu Cần) thuộc 4 tỉnh thành (An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long) với 5

vùng sinh cảnh chính (ruộng ngập lụt, kênh rạch, sông nhánh, sông chính và ven biển). Số liệu thu

thập từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2019 thông qua nhật ký khai thác của 21 hộ dân, sử dụng 2 loại

ngư cụ khai thác chính (lưới rê và lưới rê 3 màng). Kết quả khảo sát cho thấy sản lượng khai thác

và kích cỡ của các loài cá thuộc họ Pangasiidae có xu hướng giảm theo thời gian. Trong 3 năm khai

thác được 13 loài cá thuộc họ Pangasiidae, cụ thể vào năm 2017 với 10 loài đạt 30.287 cá thể, năm

2018 với 11 loài đạt 25.183 cá thể và năm 2019 với 12 loài nhưng chỉ còn 3.861 cá thể. Hầu hết

các loài cá khai thác được tập trung chủ yếu ở dòng chính của sông với kích cỡ lớn, trong khi đó ở

ruộng ngập lụt sản lượng khai thác ít hơn với kích cỡ nhỏ hơn. Trong đó, loài Pangasius krempfi,

Pangasius conchophilus và Pangasius elongates tập trung chủ yếu tại vùng sinh cảnh ven biển; loài

Pangasianodon hypophthalmus và Pangasius larnaudiei tập trung tại vùng sinh cảnh ruộng ngập

lụt. Việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông chính ở thượng nguồn tác động đến lưu lượng

nước và mức nước, làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi cá di cư trên sông chính ở hạ lưu, đặc biệt

là các loài thuộc họ Pangasiidae.

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 1

Trang 1

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 2

Trang 2

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 3

Trang 3

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 4

Trang 4

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 5

Trang 5

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 6

Trang 6

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 7

Trang 7

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 8

Trang 8

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 9

Trang 9

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 7480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019

Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ pangasiidae khu vực hạ lưu sông mekong giai đoạn 2017 - 2019
70 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÁ THUỘC HỌ PANGASIIDAE
KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG MEKONG GIAI ĐOẠN 2017-2019
Đinh Trang Điểm1*, Nguyễn Nguyễn Du1, Trần Thúy Vy1 và Huỳnh Hoàng Huy1
TÓM TẮT
Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ Pangasiidae khu vực hạ lưu sông Mekong giai đoạn 2017 - 
2019 được thực hiện tại 8 huyện (An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Phong Điền, Vũng Liêm, 
Tp. Trà Vinh và Tiểu Cần) thuộc 4 tỉnh thành (An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long) với 5 
vùng sinh cảnh chính (ruộng ngập lụt, kênh rạch, sông nhánh, sông chính và ven biển). Số liệu thu 
thập từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2019 thông qua nhật ký khai thác của 21 hộ dân, sử dụng 2 loại 
ngư cụ khai thác chính (lưới rê và lưới rê 3 màng). Kết quả khảo sát cho thấy sản lượng khai thác 
và kích cỡ của các loài cá thuộc họ Pangasiidae có xu hướng giảm theo thời gian. Trong 3 năm khai 
thác được 13 loài cá thuộc họ Pangasiidae, cụ thể vào năm 2017 với 10 loài đạt 30.287 cá thể, năm 
2018 với 11 loài đạt 25.183 cá thể và năm 2019 với 12 loài nhưng chỉ còn 3.861 cá thể. Hầu hết 
các loài cá khai thác được tập trung chủ yếu ở dòng chính của sông với kích cỡ lớn, trong khi đó ở 
ruộng ngập lụt sản lượng khai thác ít hơn với kích cỡ nhỏ hơn. Trong đó, loài Pangasius krempfi, 
Pangasius conchophilus và Pangasius elongates tập trung chủ yếu tại vùng sinh cảnh ven biển; loài 
Pangasianodon hypophthalmus và Pangasius larnaudiei tập trung tại vùng sinh cảnh ruộng ngập 
lụt. Việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông chính ở thượng nguồn tác động đến lưu lượng 
nước và mức nước, làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi cá di cư trên sông chính ở hạ lưu, đặc biệt 
là các loài thuộc họ Pangasiidae. 
Từ khóa: Hạ lưu sông Mekong, khai thác, kích cỡ, Pangasiidae, sản lượng.
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
* Email: *trangdiemdinh@gmail.com
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sông Mekong chứa đựng một trong những 
khu hệ cá phong phú và đa dạng nhất trên thế 
giới (SverdrupJensen, 2002). Quỹ môi trường 
thiên nhiên Nagao (NEF) và Trường Đại học 
Cần Thơ (CTU) nghiên cứu khu hệ cá sông 
Mekong từ 10/2006–3/2013 đã xác định và 
mô tả 77 họ với 322 loài, bao gồm cả những 
loài cá kinh tế và những loài có giá trị kinh tế 
thấp; trong đó 312 loài thuộc vùng nước ngọt và 
nước lợ, 10 loài cá biển thuộc vùng cửa sông ở 
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Trần Đắc 
Định và ctv., 2013). Năm 1993 theo Trương Thủ 
Khoa và Trần Thị Thu Hương cho rằng có 11 
loài cá thuộc họ Pangasiidae tại ĐBSCL nhưng 
chỉ có 9 loài được định tên.
Theo Poulsen và ctv., (2005) về phân 
bố và sinh thái họ Pangasiidae ở hạ lưu sông 
Mekong, nêu rõ Helicophagus waandersii (cá 
Tra chuột) và Pangasius mekongensis (cá Tra 
ku-nit/ cá Tra bần) phân bố rộng rãi ở hạ lưu 
sông Mekong nhưng số lượng tương đối ít. Loài 
Pangasius krempfi (cá Bông lau) thuộc đàn hạ 
lưu trải qua giai đoạn sống đầu tiên ở khu vực 
cửa sông, thường đi sâu vào vùng nước mặn. 
Người ta đã khẳng định nó di cư vượt thác 
Khone vào thời gian đầu mùa mưa (tháng 5-6) 
để sinh sản (Roberts, 1993b; Roberts và Baird, 
1995). Loài Pangasius conchophilus (cá Hú) 
đẻ trứng vào đầu mùa mưa ở dòng chính sông 
Mekong đoạn giữa Kompong Chàm và thác 
Khone. Ấu trùng sau khi nở trôi theo dòng nước 
đến vùng ngập ở Cam-pu-chia và ĐBSCL. Loài 
Pangasius elongatus (cá Dứa nước ngọt) phân 
71TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
bố từ ĐBSCL đến Xayabury ở Lào. Thường 
gặp ở hạ lưu của các sông lớn (Rainboth, 1996). 
Khi thành thục, đầu mùa lũ là tín hiệu cho cá 
di cư ngược dòng đến bãi đẻ và đẻ trứng. Sau 
khi đẻ ở dòng chính sông Mekong, ấu trùng trôi 
về vùng ngập phía hạ lưu. Loài Pangasianodon 
hypophthalmus (cá Tra sông) thường ở các sông 
lớn (Rainboth 1996), nhưng cũng có thể sống cả 
ở vùng nước tĩnh lẫn nước chảy. Kết thúc mùa lũ 
(tháng 10) mức nước hạ xuống cá di cư ra khỏi 
nơi cư trú vùng ngập vào sông chính. Mùa mưa 
(sau tháng 5-6) các cá thể thành thục di cư ngược 
dòng sinh sản. Ấu trùng trôi theo dòng nước từ 
bãi đẻ ở đoạn giữa Kra-chiê và thác Khone vào 
các vùng ngập. Loài Pangasius macronema (cá 
Sát sọc) phân bố khắp lưu vực sông Mekong. Ở 
hạ lưu chúng phân bố từ Stung Treng ở Cam-
pu-chia, xuống đến các sông vùng ĐBSCL. 
Loài Pangasius pleurotaenia (cá Sắc bầu/ Sát 
bay) phân bố rộng ở hạ lưu sông Mekong nhưng 
phổ biến nhất ở trung lưu (Rainboth, 1996). 
Loài Pangasius larnaudii (cá Vồ đém) phân bố 
rộng rãi ở sông và vùng ngập trong lưu vực sông 
Mekong. Khi đến tuổi thành thục, từ nơi ẩn náu 
mùa khô chúng tiến hành di cư sinh sản ngược 
dòng vào thời gian bắt đầu mùa mưa (tháng 
5-7) (Baird, 1998; Singanouvong et al., 1996). 
Ấu trùng trôi vào vùng ngập và sinh sống ở đó 
trong suốt mùa lũ. Loài Pangasius bocourti (cá 
Basa) phân bố trong toàn lưu vực sông Mekong, 
sống ở chỗ có ghềnh và sông sâu nước chảy 
chậm. Vào mùa mưa, cá di cư ngược dòng lên 
thượng nguồn tìm các bãi đẻ, ấu trùng trôi dạt 
xuống sông Tiền và sông Hậu. Loài Pangasius 
sanitwongsei (cá Vồ cờ) hiện nay ngày càng 
hiếm và loài Pangasianodon gigas (cá Tra dầu) 
đặc biệt hiếm. Hai đối tượng này đã từng là đối 
tượng khai thác quan trọng nhưng hiện không 
còn giữ được vị trí đó nữa là vì khai thác quá 
mức, thay đổi nơi cư trú, điều kiện thủy văn 
hoặc suy thoái quần đàn ngoài tự nhiên.
Chính vì vậy khảo sát này được thực hiện 
nhằm phân tích, đánh giá biến động về thành 
phần loài, kích cỡ và sản lượng các loài cá họ 
Pangasiidae khu vực hạ lưu sông Mekong trong 
3 năm 2017 - 2019. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm
Số liệu được thu thập từ tháng 01/2017 đến 
tháng 12/2019 thông qua nhật ký khai thác của 
21 hộ dân sử dụng 2 loại ngư cụ khai thác chính 
(lưới rê và lưới rê 3 màng) tại 8 huyện (An Phú, 
Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Phong  ... pfi (cá Bông lau) 
chiếm số lượng lớn tại vùng sinh cảnh ven biển 
do giai đoạn sống đầu tiên chúng sống tại khu 
vực cửa sông. Năm 2019 số lượng giảm đáng 
kể một phần do hộ 16 khai thác quá ít ngày vào 
tháng 8 (2/30 ngày) và 9 (6/31 ngày) so với 2 
năm trước đó, ảnh hưởng của cơn bão số 4 và 
hạn hán.
78 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Pangasius krempfi (cá Bông lau) là một trong các loài vô tính di cư từ ĐBSCL ở Việt Nam đến 
Thác Khone và xa hơn. Trong khảo sát này từ năm 2017 đến năm 2019 chiếm ưu thế cao nhất trong 
họ Pangasiidae là Pangasius krempfi tiếp đến Pangasius conchophilus và Pangasius elongatus (cá 
Dứa nước ngọt). 
Loài Pangasius krempfi (cá Bông lau) chiếm số lượng lớn tại vùng sinh cảnh ven biển do 
giai đoạn sống đầu tiên chúng sống tại khu vực cửa sông. Năm 2019 số lượng giảm đáng kể một 
phần do hộ 16 khai thác quá ít ngày vào tháng 8 (2/30 ngày) và 9 (6/31 ngày) so với 2 năm trước 
đó, ảnh hưởng của cơn bão số 4 và hạn hán. 
2.15
1.43
1.11
1.86
1.38
1.05
4.48
4.40
3.59
3.31
3.20
2.50
0
1
2
3
4
5
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Mức nước i Tân Châ và Châ Đốc với ản lượng cá Panga ii a khai hác ở Đ SCL
Mức nước Tân Châu (m)
Mức nước Châu Đốc (m)
Log (Số con)
Log (kg)
Hình 8: Mức nước (mét) Tân Châu, Châu Đốc với sản lượng khai thác Pangasiidae ở ĐBSCL(#). 
Chế độ lũ của sông Mekong liên quan rất mật thiết với sản lượng khai thác thủy sản tự 
nhiên của vùng ĐBSCL. Khi mực nước lũ hàng năm tăng thì sản lượng cá tự nhiên hàng năm vùng 
ĐBSCL tăng theo, ngược lại khi mực nước lũ hàng năm giảm thì sản lượng cá tự nhiên hàng năm 
vùng ĐBSCL giảm theo (Hình 8). Các công trình thủy điện trên dòng chính tại thượng nguồn sông 
Mekong đã đi vào hoạt động trong 3 năm trở lại đây đã tác động tiêu cực theo chiều hướng suy 
giảm nguồn lợi cá, đặc biệt họ Pangasiidae, do mất đi bãi đẻ của các loài cá và mất đi sự di cư của 
chúng trên dòng chính trong thời gian qua. 
Baird (2004) cũng cho rằng những thay đổi về điều kiện thủy văn ở sông Mekong và các 
nhánh lớn của nó gây ra bởi việc xây dựng các đập thủy điện lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng 
di cư cá và nghề cá liên quan. 
Theo Lê Anh Tuấn & ctv., (2014) ngày càng có nhiều dự án đập thủy điện đã và đang được xây 
dựng trên dòng chính thượng nguồn sông Mekong. Các đập nước sẽ ngăn cản sự di cư của nhiều 
loài cá, đặc biệt là nhóm cá da trơn, mà báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược về thủy điện dòng 
Hình 8: Mức nước (mét) Tân Châu, Châu Đốc với sản lượng khai thác Pangasiidae ở ĐBSCL(#).
Chế độ lũ của sông Mekong liên quan rất 
mật thiết với sản lượng khai thác thủy sản tự 
nhiên của vùng ĐBSCL. Khi mực nước lũ hàng 
năm tăng thì sản lượng cá tự nhiên hàng năm 
vùng ĐBSCL tăng the , ngược lại khi ực 
nước lũ hàng năm giảm thì sản lượng cá tự 
nhiên hàng năm vùng ĐBSCL giảm theo (Hình 
8). Các công trình thủy điện trên dòng chính tại 
thượng nguồn sông Mekong đã đi vào hoạt động 
trong 3 năm trở lại đây đã tác động tiêu cực theo 
chiều hướng suy giảm nguồn lợi cá, đặc biệt họ 
Pangasiidae, do mất đi bãi đẻ của các loài cá và 
mất đi sự di cư của chú g trên dò chính trong 
thời gian qua.
Baird (2004) cũng cho rằng những thay 
đổi về điều kiện thủy văn ở sông Mekong và 
các nhánh lớn của nó gây ra bởi việc xây dựng 
các đập thủy điện lớn có thể ảnh hưởng nghiêm 
trọng di cư cá và nghề cá liên quan. 
Theo Lê Anh Tuấn & ctv., (2014) ngày càng 
có nhiều dự án đập thủy điện đã và đang được 
xây dựng trên dòng chính thượng nguồn sông 
Mekong. Các đập nước sẽ ngăn cản sự di cư 
của nhiều loài cá, đặc biệt là nhóm cá da trơn, 
mà báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược 
về thủy điện dòng chính sông Mekong (SEA, 
2010) của nhóm công tác của Trung tâm Môi 
trường Quốc tế (ICEM) cho rằng tổn thất cá so 
với năm 2000 là khoảng 210.000 đến 540.000 
tấn mỗi năm.
Báo cáo này cho rằng, nếu xây đập thì đập 
như bức tường thành mà cá không t ể vượt qua 
để di cư theo mùa s nh sản. Ngay cả khi xây 
cầu thang cho cá đi qua thì cũng không khả thi 
đối với dòng chính Mekong (Hiện cũng chỉ có 
3 dự án có thiết kế cầu thang cá). Nếu xây đập 
thì 35% tổng lượng cá di cư sẽ bị đập cản trở, 
với mức độ rủi ro là 0,7 - 1,6 triệu tấn/năm. 
Đến năm 2030, tổng tổn thất trực tiếp về cá là 
550.000 - 880.000 tấn/năm (chưa tính tổn thất 
cá đồng và cá biển) hay 26–42% so với đường 
cơ bản năm 2000. Chỉ tính nếu chỉ xây dựng đập 
Xayaburi có chiều cao 32 m, vượt quá độ cao 
cầu thang cho cá di cư thì không những chỉ cản 
đường di cư của cá mà còn làm đảo lộn dòng 
chảy, phá vỡ hệ sinh thái không thể cứu vãn nổi 
dẫn đến tuyệt chủng 41 loài cá cũng như các 
loài thủy sinh khác sẽ gây ra thảm họa cả về an 
ninh lương thực lẫn dinh dưỡng. 
Ngoài ra, các đập như là những rào cản trên 
sông cũng sẽ ảnh hưởng tới sự trôi dạt xuống 
hạ lưu của trứng và ấu trùng cá cũng như các 
loài động vật thuỷ sinh khác. Sự ngăn cản này 
tác động lớn tới việc sụt giảm sản lượng do ảnh 
79TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
hưởng tiêu cực tới năng suất sinh học thứ cấp 
của các nhóm cá không di cư. Việc thay đổi lớn 
và nhanh về mực nước và lưu tốc dòng chảy ở 
các vực sâu cũng làm mất đi nơi trú ngụ của các 
loài cá vào mùa khô. Thêm vào đó, chế độ thuỷ 
văn thay đổi sẽ cản trở sự di cư của cá trưởng 
thành, gây nhiễu tín hiệu di cư và cản trở chu kỳ 
di cư của cá. Nếu hạ mực nước đột ngột trong 
điều kiện năm hạn (cả trong mùa khô và mùa 
mưa), có thể gây tác động tức thì tới mức nước 
hạ du Kra-chê và sẽ làm trễ thời điểm bắt đầu 
mùa lũ, một tín hiệu di cư quan trọng của một 
số loài cá (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). 
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Kết quả quan trắc từ năm 2017 đến 2019 
xác định có 13 loài thuộc họ Pangasiidae cụ thể 
vào năm 2017 với 10 loài đạt 30.287 cá thể, năm 
2018 với 11 loài đạt 25.183 cá thể và năm 2019 
với 12 loài chỉ còn 3.861 cá thể. 
Loài Pangasius krempfi, Pangasius 
elongates và Helicophagus leptorhynchus có 
số lượng cá thể khai thác giảm qua các năm. 
Ngược lại số lượng cá thể loài Pangasius 
siamensis, Pangasianodon hypophthalmus, 
Pangasius macronema, Pangasius pleurotaenia 
và Pangasius micronemus tăng từ năm 2017 
đến năm 2019.
Xu hướng sản lượng khai thác và kích cỡ 
chiều dài họ Pangasiidae giảm theo thời gian. 
Hầu hết các loài cá khai thác được tập trung 
chủ yếu ở dòng chính của sông và có kích cỡ 
lớn, trong khi đó ở ruộng ngập lụt sản lượng 
khai thác ít hơn và kích cỡ cá nhỏ hơn. Loài 
Pangasius krempfi, Pangasius conchophilus 
và Pangasius elongates tập trung chủ yếu 
tại vùng ven biển, còn loài Pangasianodon 
hypophthalmus và Pangasius larnaudiei tập 
trung tại ruộng ngập lụt. 
Kết quả cho thấy vùng ven biển có CPUEn 
và CPUEw họ Pangasiidae giảm qua 3 năm. 
Trong đó loài Pangasius krempfi (cá Bông lau) 
có CPUEn (ven biển) và CPUEw (ven biển và 
sông chính) giảm theo thời gian. Ngược lại, tại 
kênh rạch loài Pangasianodon hypophthalmus 
(cá Tra sông) có CPUEw tăng qua 3 năm.
Hạn chế khai thác Helicophagus waandersi 
(cá Sát chuột) chỉ xuất hiện tháng 1/2019 tại Chợ 
Mới và Pangasius mekongensis (cá Tra bần) chỉ 
xuất hiện tháng 11/2017 tại Vũng Liêm.
Việc xây dựng các công trình thủy điện trên 
sông chính ở thượng nguồn tác động đến lưu 
lượng nước và mức nước, làm ảnh hưởng rất lớn 
đến nguồn lợi cá di cư trên sông chính ở hạ lưu, 
đặc biệt là các loài thuộc họ Pangasiidae. 
5.2. Đề xuất
Nên cập nhật thêm số liệu mức nước kết 
hợp đo lưu tốc dòng chảy của các điểm quan 
trắc góp phần đánh giá, nhận xét biến động các 
loài thuộc họ Pangasiidae tốt hơn.
Hạn chế khai thác các loài có kích cỡ nhỏ, 
nên sử dụng ngư cụ có kích thước mắc lưới từ 
5 trở lên.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ủy 
Hội sông Mekong (MRC) đã hỗ trợ kinh phí và 
sự ghi chép cẩn thận của 21 hộ khai thác để góp 
phần hoàn thành khảo sát này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Nghiên cứu 
tác động của các công trình thủy điện trên dòng 
chính sông Mekong. HDR và DHI tư vấn, 113 
trang.
Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Văn Ni, 
Lê Phát Quới và Nguyễn Đức Tú, 2014. Chuyện 
về nước và con người ở Đồng bằng sông Cửu 
Long, Gland, Thụy Sĩ: IUCN. 66 trang.
Lê Dương Ngọc Quyền và Dương Thúy Yên, 2018. 
Hiện trạng khai thác cá bông lau (Pangasius 
krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis) 
ở cửa sông Tiền. Tạp chí Khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ. 54(9B): 82-87.
Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam (tập 
II), Nhà Xuất Bản Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Thường, Tô Công Tâm, Nguyễn Văn 
80 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Lành, Nguyễn Bạch Loan, 2009. Khảo sát thành 
phần loài cá trơn họ Pangasiidae ở Đồng bằng 
sông Cửu Long. Đề tài cấp bộ-Mã số đề tài: 
B2006-16-14, 80 trang. 
Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993. Định 
loại cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long, 
Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Tran, D.D., Shibukawa K., Nguyen, T.P., Ha, P.H., 
Tran, X.L., Mai, V.H., and Utsugi, K., 2013. Mô 
tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt 
Nam. Fishes of the Mekong Delta, Vietnam. Can 
Tho University Publishing House, Can Tho. 174 
pages.
Võ Thành Toàn, 2018. Đánh giá hiện trạng nguồn 
lợi cá bông lau giống (Pangasius krempfi) ở vùng 
cửa sông Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài cấp cơ 
sở, trường Đại học Cần Thơ.
Tài liệu tiếng Anh
Baird, I.G., 1998. Preliminary fishery stock 
assessment results from Ban Hang Khone, 
Khong District, Champassak Province, Southern 
Lao PDR. Technical Report. Environmental 
Protection and Community Development in the 
Siphandone Wetland, Champassak Province, Lao 
PDR. Funded by European Union, implemented 
by CESVI. 12 pp.
Ian g. Baird, Mark s. Flaherty and bounpheng 
Phylavanh, 2004. Mekong river pangasiidae 
catfish migrations and the khone falls wing trap 
fishery in southern Laos. Nat. Hist. Bull. Siam 
Soc. 52(1): 81-109, 2004.
ICEM. Strategic Environmental Impact Assessment 
for Hydropower on the Mekong Mainstream. 
Final Report, prepared for the Mekong River 
Commission. Hanoi; 2010. Available at: http://
www.mrcmekong.org/ish/SEA/ SEA-Main-
Final-Report.pdf.
Vidthayanon, Chavalit, 2008. Field guide to fishes 
of the Mekong Delta. Mekong River Commision, 
Vientiane, 288 pp.
Poulsen, A.F., Hortle, K.G., Valbo-Jorgensen, 
J., Chan, S., Chhuon, C.K., Viravong, S., 
Bouakhamvongsa, K., Suntornratana, U., 
Yoorong, N., Nguyen T.T., and Tran Q.B, 2004. 
Distribution and ecology of some important 
riverine fish species of the Mekong River Basin. 
MRC Technical Paper No. 10. ISSN: 1683-1489.
Rainboth, W.J., 1996. Fishes of the Căm-pu-chian 
Mekong. FAO, Rome, 265 pp.
Roberts, T.R., 1993b. Artisanal fisheries and fish 
ecology below the great waterfalls of the Mekong 
River in southern Laos. Natural History Bulletin 
of the Siam Society 42: 67-77.
Roberts, T. R., and Baird, I. G., 1995. Traditional 
fisheries and fish ecology on the Mekong River 
at Khone Waterfalls in southern Laos. Natural 
History Bulletin of the Siam Society 43: 219-
262.
Singanouvong, D., Soulignavong, C., Vonghachak, 
K., Saadsy, B., and Warren, T.J., 1996a. The 
main dry-season fish migrations of the Mekong 
mainstream at Hat Village, Muang Khong 
District, Hee Village, Muang Mouan (Sic) 
District and Ban Hatsalao Village, Paxse. IDRC 
Fisheries Ecology Technical Report No. 3. 131 
pp.
Sverdrup-Jensen, S,. 2002. Fisheries in the Lower 
Mekong Basin: status and perspectives. 
MRC Technical Paper No. 6. Mekong River 
Commission, Phnôm Pênh. 103 pp.
81TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ASSESSMENT ON THE CURRENT STATUS OF PANGASIIDAE 
FAMILY IN THE LOWER MEKONG RIVER FROM 2017 TO 2019
Dinh Trang Diem1*, Nguyen Nguyen Du1, Tran Thuy Vy1, and Huynh Hoang Huy1
ABSTRACT
Assessment of the status of the Pangasiidae family in the lower Mekong river from 2017 to 2019 
was carried out in 8 districts (An Phu, Phu Tan, Cho Moi, Thoai Son, Phong Dien, Vung Liem, Tra 
Vinh, and Tieu Can) belongs to 4 provinces (An Giang, Can Tho, Tra Vinh, and Vinh Long) with 
5 main habitats (Flooded rice field, Canal, Tributary, Mainstream river, and Coastal areas). The 
fisheries data were collected from January 2017 to December 2019 through the fishing logbooks 
of 21 fishermen by using 2 types of fishing gears (gill net and trammel net). The results showed 
that the size Pangasiidae trend decline over time. Thirteen species of Pangasiidae were recorded 
from 2017 to 2019, in 2017 with 10 species (30,287 individuals), 2018 with 11 species (25,183 
individuals), and 2019 with 12 species (only 3,861 individuals). Almost all of the species are mainly 
concentrated in the mainstream river with large sizes, while it was contrary to the flooded rice field. 
Pangasius krempfi, Pangasius conchophilus, and Pangasius elongatus are mainly concentrated in 
coastal areas, while Pangasianodon hypophthalmus, and Pangasius larnaudiei are concentrated 
in the flooded rice field. The construction of new hydropower dams on the Mekong main river 
upstream affects discharge and water level, greatly affecting fish migratory, especially species of 
the family Pangasiidae.
Keywords: lower Mekong, fishing, fish caught size, Pangasiidae, capture production.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Tú
Ngày nhận bài: 16/6/2020
Ngày thông qua phản biện: 17/7/2020
Ngày duyệt đăng: 25/8/2020
Người phản biện: PGS. TS. Trần Đắc Định 
Ngày nhận bài: 16/6/2020
Ngày thông qua phản biện: 20/7/2020
Ngày duyệt đăng: 25/8/2020
1 Research Institute for Aquaculture No.2
* Email: *trangdiemdinh@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_cac_loai_ca_thuoc_ho_pangasiidae_khu_vuc.pdf