Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi

Nghiên cứu này được tiến hành trên ba con sông Cầu Bây, Thiên Đức và Đuống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành lấy 25 mẫu nước mặt để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước phục vụ việc tính toán chỉ số chất lượng nước WQI.

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 6

Trang 6

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 7

Trang 7

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 10/01/2024 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi

Đánh giá chất lượng nước một số sông trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng chỉ số chất lượng nước – wqi
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 200(07): 133 - 140 
 Email: jst@tnu.edu.vn 133 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MỘT SỐ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 
GIA LÂM SỬ DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – WQI 
Cao Trường Sơn*, Phạm Trung Đức, 
Nguyễn Minh Anh, Nguyễn Thị Ánh Huyền, Đàm Quang Thiện 
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này được tiến hành trên ba con sông Cầu Bây, Thiên Đức và Đuống trên địa bàn 
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành lấy 25 mẫu nước mặt để phân tích các 
chỉ tiêu chất lượng nước phục vụ việc tính toán chỉ số chất lượng nước WQI. Kết quả tính toán cho 
thấy điểm số WQI bình quân của sông Đuống đạt 51,05 điểm ứng với mức chất lượng nước màu 
vàng (Mức 3) – Mức chất lượng nước sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp. Trong khi đó, điểm số 
WQI bình quân của sông Cầu Bây và Thiên Đức đều rất thấp, lần lượt là 24,77 điểm và 16,06 điểm 
đều ứng với mức chất lượng màu đỏ (Mức 5) – Chất lượng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng cần có 
biện pháp xử lý ngay. 
Từ khóa: Đánh giá, chất lượng nước, huyện Gia Lâm 
Ngày nhận bài: 11/4/2019; Ngày hoàn thiện: 02/5/2019; Ngày duyệt đăng: 07/5/2019 
WATER QUALITY ASSESSMENT OF SOME RIVERS IN GIA LAM DISTRICT 
BY WATER QUALITY INDEX (WQI) 
Cao Truong Son
*
, Pham Trung Duc, 
Nguyen Minh Anh, Nguyen Thi Anh Huyen, Dam Quang Thien 
Vietnam National University of Agriculture (Vnua) 
ABSTRACT 
This study was carried out in three rivers in Gia Lam district of Hano city including Cau Bay river, 
Thien Duc river and Duong river. We collected 25 samples of surface water to analysis of water 
quality indicators for calculating the Water quality index (WQI). The results has showed that the 
average WQI of Duong river was 51.05 points corresponding to the level of yellow water quality 
(Level 3) - The level of water quality used for agricultural irrigation. Meanwhile, the average WQI 
of Cau Bay river and Thien Duc river were very low. This were 24.77 points and 16.06 points, 
respectively, corresponding to the level of red water quality (Level 5) – The level of water quality 
is seriously polluted and immediate measures should be taken. 
Keywords: Assessment, Gia Lam district, water quality. 
Received: 11/4/2019; Revised: 02/5/2019; Approved: 07/5/2019 
* Corresponding author: Tel: 0975 278172; Email: caotruongson.hua@gmail.com 
Cao Trường Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 200(07): 133 - 140 
 Email: jst@tnu.edu.vn 134 
1. Đặt vấn đề 
Nước là một nguồn tài nguyên quan trọng đối 
với sự tồn tại của con người cũng như sự phát 
triển của các ngành kinh tế. Việt nam có một 
hệ thống sông ngòi dày đặc với 2.360 con 
sông có độ dài trên 10 km, cung cấp khoảng 
310 tỷ m3 nước/năm [1]. Tuy nhiên, nước ta 
vẫn được xếp nhóm quốc gia có nguy cơ bị 
thiếu nước do: phân bố nguồn nước không 
đồng đều giữa các vùng và giữa các mùa; mặt 
khác ô nhiễm nguồn nước diễn ra phổ biến 
khiến cho chất lượng nước không đảm bảo. 
Do đó, việc theo dõi và đánh giá chất lượng 
tài nguyên nước là nhiệm vụ quan trọng cần 
thiết phải được thực hiện thường xuyên. 
Phương pháp đánh giá chất lượng nước 
truyền thống ở nước ta là tiến hành lấy mẫu 
nước, phân tích các chỉ tiêu chất lượng và so 
sánh với các ngưỡng quy định của quy chuẩn 
chất lượng môi trường trong nước và quốc tế. 
Cách làm này có ưu điểm là biết chính xác 
nguồn nước bị ô nhiễm bởi các tác nhân cụ 
thể tuy nhiên lại không đánh giá được chất 
lượng tổng thể của nguồn nước. Mặt khác, 
trong nguồn nước có rất nhiều thông số khác 
nhau nên khi đánh giá có thông số vượt 
chuẩn, thông số không vượt chuẩn dẫn tới 
việc khó khăn trong kết luận về chất lượng 
nước [2]. Để khắc phục các khó khăn nói trên 
phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa 
trên một nhóm thông số lý – hóa – sinh học 
của nguồn nước đã được sử dụng. Một trong 
những phương pháp được sử dụng phổ biến 
nhất hiện nay là đánh giá chất lượng nước dựa 
vào chỉ số chất lượng nước WQI (Water 
Quality Index). Chỉ số chất lượng nước WQI 
đã được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế 
giới (Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Malayxia, 
Ấn Độ...) trong việc đánh giá chất lượng nước 
các ao, hồ, sông suối [2]. Ở nước ta, việc 
đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI 
được thống nhất theo sổ tay hướng dẫn của 
Tổng cục Môi trường năm 2011 [3]. Kể từ đó 
việc sử dụng WQI để đánh giá chất lượng 
nước trở nên khá phổ biến ở nước ta, một số 
nghiên cứu điển hình như: sử dụng WQI để 
theo dõi chất lượng nước của các LVS Cầu, 
Hồng – Thái Bình, Nhuệ - Đáy của Trung tâm 
quan trắc môi trường Miền Bắc [4], đánh giá 
chất lượng nước hồ Cấm Sơn trên địa bàn tỉnh 
Bắc Giang sử dụng chỉ số WQI [5], sử dụng 
chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước mặt 
xung quanh các hệ thống trang trại chăn nuôi 
lợn tại Hà Nội [6]. Các nghiên cứu này đã cho 
thấy chỉ số WQI là một công cụ thuận lợi và 
hữu hiệu giúp các nhà khoa học đánh giá một 
cách tổng thể chất lượng nước của một thủy 
vực. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 
chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá 
tổng quát chất lượng nước của một số con 
sông chính trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành 
phố Hà Nội. 
2. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu 
2.1 Địa điểm nghiên cứu 
Gia Lâm nằm ở trung tâm của đồng bằng 
châu thổ sông Hồng, là một huyện ngoại 
thành ở phía đông của thành phố Hà Nội. Khí 
hậu của huyện chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô 
lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và mùa 
mưa nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 
cho đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng 
năm dao động từ 23,4 – 25,3oC; lượng mưa 
bình quân 1.250 – 1.900 mm/năm, độ ẩm 
không khí giao động từ 75-85% [7] . Dân số 
trong toàn huyện đạt 7.654,8 nghìn người 
(2017) trong đó, có 49,2% dân số thành thị và 
50,8 % dân số nông thôn. Tốc độ gia tăng dân 
số của huyện là 1,8% với mật độ dân số bình 
quân 2.279 người/km2 cao gấp 4,9 lần mật độ 
dân số bình quân của toàn thành phố Hà Nội. 
Trong những năm qua Gia Lâm có ...  qua các xã: Yên Viên, Ninh Hiệp, 
Cổ Bi, Trung Mầu và Lệ Chi 
Nước thải từ khu canh 
tác nông nghiệp 
(209,83m
3
/ngày). 
Nước thải sinh hoạt 
của các khu dân cư 
(80 m
3
/ngày). 
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, 2018 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, 
xã hội, các thông tin về nguồn thải...trên địa bàn huyện Gia Lâm tại Ủy ban nhân dân Huyện Gia 
Lâm, Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm. 
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa: Chúng tôi đã tiến hành thực hiện 3 đợt khảo sát dọc ba con 
sông Cầu Bây, Thiên Đức và Đuống trong khoảng thời gian từ tháng 7 – 8/2018 để xác định vị trí 
các điểm thải và lựa chọn các vị trí lấy mẫu nước. 
Cao Trường Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 200(07): 133 - 140 
 Email: jst@tnu.edu.vn 136 
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu nước 
Chúng tôi đã tiến hành lấy tổng số 25 mẫu 
nước mặt trên ba con sông chính của huyện 
Gia Lâm. Cụ thể, sông Cầu Bây (10 mẫu), 
sông Thiên Đức (9 mẫu) và sông Đuống (6 
mẫu). Số lượng và các vị trí lấy mẫu nước 
trên các sông được lựa chọn theo các vị trí 
giám sát chất lượng nước của phòng Tài 
nguyên & Môi trường huyện Gia Lâm, Hà 
Nội. Các mẫu nước được lấy vào buổi sáng ở 
độ sâu 20 – 50 cm vào tháng 8/2018. Tọa độ 
của các vị trí lấy mẫ được mô tả trong bảng 2. 
Bảng 2. Vị trí các điểm lấy mẫu trên ba con sông chính của huyện Gia Lâm 
Mẫu 
Cầu Bây (Tọa độ) Thiên Đức (Tọa độ) Đuống (Tọa độ) 
N E N E N E 
M1 21,0614 105,9017 21,087384 105,904870 21,02329 105,56394 
M2 21,0148 105,9257 21,090145 105,905797 21,02221 105,57250 
M3 21,0116 105,9285 21,091918 105,910966 21,02575 105,57593 
M4 21,0007 105,9280 21,097317 105,916973 21,02473 105,59307 
M5 20,9929 105,9282 21,098389 105,926383 21,03530 105,59390 
M6 20,9922 105,9327 21,095586 105,928856 21,04148 106,00106 
M7 20,9880 105,9365 21,086724 105,934068 
M8 20,9846 105,9372 21,083633 105,937160 
M9 20,9814 105,9429 20,078874 105,939215 
M10 20,9704 105,9494 
2.2.4 Phương pháp phân tích 
Các thống số chất lượng nước được tiến hành 
theo dõi dựa trên các thông số chất lượng 
nước đặc trưng quy định trong quy chuẩn chất 
lượng nước mặt của Việt Nam 
(QCVN08:2015/BTNMT) [8] và các thông số 
để phục vụ cho việc tính toán chỉ số WQI 
theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường [3]. 
Các thông số này gồm: Nhiệt độ nước (to), 
Oxy hòa tan (DO), Độ đục nước, pH, chất rắn 
lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), 
nhu cầu oxy hóa học (COD), amoni (NH4
+
 - 
N), phốt phát (PO4
3-
 -P) và Colifrom. 
Các thông số đo nhanh như: Nhiệt độ nước 
(t
o), Oxy hòa tan (DO), Độ đục nước, pH 
được đo ngay trong quá trình lấy mẫu tại hiện 
trường bằng máy đo To/DO/pH/Độ đục cầm 
tay. Mẫu nước sau đó được bảo quản lạnh và 
đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành phân 
tích các chỉ tiêu như: TSS, BOD5, COD, NH4
+
- N, PO4
3-
 -P và Colifrom. Cụ thể: TSS phân 
tích theo phương pháp khối lượng lọc qua cái 
lọc sợi thủy tinh (TCVN 6625:2000); BOD5 
được phân tích theo phương pháp nuôi cấy 
trong tủ ổn định ở nhiệt độ 20oC trong vòng 5 
ngày (TCVN 6625:2000); COD được phân 
tích theo phương pháp chuẩn độ lượng dư 
K2Cr2O7 bằng dung dịch muối Mohr (TCVN 
6491:1999); NH4
+
 - N được phân tích theo 
phương pháp lessler sử dụng máy so màu 
UV/VIS tại bước sóng 410 nm (TCVN 6179-
1:1996); PO4
3-
 -P được phân tích theo phương 
pháp Oniani, sử dụng máy so màu UV/VIS tại 
bước sóng 660nm (TCVN 6202:2008); 
Coliform được phân tích theo phương pháp 
lọc màng, đếm khuẩn lạc có phản ứng 
oxydaza âm tính là vi khuẩn Coliform (TCVN 
6187-2:1996). 
2.2.5 Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI 
Quy trình tính toán chỉ số chất lượng nước 
WQI tuân thủ theo hướng dẫn của Tổng cục 
Môi trường (Quyết định số 879/QĐ-TCMT) 
[3] theo công thức sau: 
3/1
2
1
5
1 2
1
5
1
100 
 
c
b
b
a
a
pH
WQIWQIWQI
WQI
WQI
Cao Trường Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 200(07): 133 - 140 
 Email: jst@tnu.edu.vn 137 
Trong đó: 
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 
thông số: DO, BOD5, COD, NH4
+
 - N, PO4
3-
 -P 
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 
thông số: TSS, độ đục 
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông 
số Coliform 
WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với 
thông số pH. 
Điểm số của WQI sẽ dao động từ 0 – 100 
điểm (điểm càng cao chất lượng nước càng 
tốt) và được phân thành 5 mức như trong 
bảng 3. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước sông 
trên địa bàn huyện Gia Lâm 
Kết quả phân tích các thông số chất lượng 
nước sông trên địa bàn huyện Gia Lâm được 
tổng hợp trong bảng 4. Theo đó, hầu hết các 
thông số đều không đạt quy định của 
QCVN08/2015/BTNMT – Cột B1 chất lượng 
nước dành cho tưới tiêu nông nghiệp. Cụ thể 
nước sông Cầu Bây và Thiên Đức bị ô nhiễm 
nghiêm trọng khi chỉ có duy nhất thông số pH 
đạt chuẩn còn lại lần lượt có 6/8 và 5/8 thông 
số chất lượng nước vượt quá ngưỡng cho 
phép (Tỷ lệ vượt chuẩn 100%). Chất lượng 
nước sông Đuống bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn 
khi có 5/8 thông số đạt chuẩn (pH, DO, NH4
+
- N, PO4
3-
 -P và Colifrom) và chỉ có 3/8 thông 
số chất lượng nước (COD, BOD5 và TSS) 
vượt chuẩn. Mức độ vượt chuẩn của các 
thông số chất lượng nước tại sông Đuống 
cũng thấp hơn nhiều so với hai con sông Cầu 
Bây và Thiên Đức. 
Bảng 3. Phân hạng các mức chất lượng nước theo điểm số WQI 
Mức Điểm WQI Mục đích sử dụng nước Màu quy ước 
Mức 1 91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển 
Mức 2 76 – 90 
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng 
phải có biện pháp xử lý phù hợp. 
Xanh lá cây 
Mức 3 51 – 75 
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích 
tương đương khác. 
Vàng 
Mức 4 26 – 50 
Sử dụng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích 
tương đương khác 
Da cam 
Mức 5 0 – 25 Nước ô nhiễm nặng cần các biện pháp xử lý Đỏ 
Nguồn: Quyết định số 879/QĐ-TCMT [3] 
Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước tại một số con sông trên địa bàn huyện Gia Lâm 
Sông Giá trị pH 
DO 
mg/l 
COD 
mg/l 
BOD5 
mg/l 
NH4
+
 - N 
mg/l 
PO4
3-
 -P 
mg/l 
TSS 
mg/l 
Coliform 
MNP/100ml 
Cầu Bây 
 (n = 10) 
TB ± SD 
7,58 
± 0,06 
0,85 
± 0,91 
84 
± 20,66 
34,47 
± 1,54 
4,67 
± 1,64 
1,50 
± 0,71 
417 
± 182 
4.867 
± 2.186 
Tỷ lệ vượt 
chuẩn (%) 
0 100 100 100 100 100 100 10 
Thiên 
Đức 
(n = 9) 
TB ± SD 
7,52 
 ± 0,11 
1,83 
± 1,61 
412 
± 190,62 
239,56 
± 111,74 
5,78 
± 2,64 
0,75 
± 0,25 
203,56 
± 72,80 
10.480 
± 10.083 
Tỷ lệ vượt 
chuẩn (%) 
0 88,89 100 100 100 100 100 30 
Đuống 
 (n = 6) 
TB ± SD 
7,99 
± 0,02 
6,73 
± 0,13 
54,2 
± 6,91 
19,4 
± 1,55 
0,65 
± 0,68 
0,15 
± 0,11 
203,5 
± 51,05 
967,42 
 ±380 
Tỷ lệ vượt 
chuẩn (%) 
0 0 100 100 0 0 100 0 
QCVN08-B1 5,5 - 9,0 ≥ 4 30 15 0,9 0,3 50 7.500 
Ghi chú: TB = Giá trị trung bình; SD = Độ lệch chuẩn; n = số lượng mẫu nước; QCVN08-B1 – Quy 
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 – Chất lượng nước phục vụ tưới tiêu thủy lợi. 
Cao Trường Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 200(07): 133 - 140 
 Email: jst@tnu.edu.vn 138 
Sông Cầu Bây và Thiên Đức là hai con sông 
đào nhỏ và chảy qua nhiều khu dân cư 
thường xuyên chịu tác động của các nguồn 
nước thải không qua xử lý nên chất lượng 
nước hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các 
chất hữu cơ. Trong khi đó, sông Đuống là một 
con sông tự nhiên, dòng chảy khá lớn lại chủ 
yếu chạy qua khu canh tác nông nghiệp, ít 
phải tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư 
nên mức độ ô nhiễm nhẹ hơn nhiều so với hai 
con sông nói trên (bảng 1). 
3.2 Kết quả đánh giá chất lượng nước sông 
trên địa bàn huyện Gia Lâm bằng chỉ số 
chất lượng nước – WQI 
Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI 
cho ba con sông trên địa bàn huyện Gia Lâm 
được trình bày trong bảng 5. Theo đó, điểm 
số chất lượng nước bình quân cao nhất là tại 
sông Đuống với 51,05 điểm (Mức 3) có thể 
sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp. 
Điểm số chất lượng nước (WQI) bình quân 
của sông Cầu Bây và Thiên Đức rất thấp lần 
lượt là 24,77 điểm và 16,06 điểm (Mức 5) 
ứng với mức nước bị ô nhiễm cần phải có 
biện pháp xử lý ngay. Kết quả đánh giá này 
cho thấy, nước sông Đuống vẫn có khả năng 
sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp, 
còn lại nước sông Cầu Bây và Thiên Đức 
đang bị ô nhiễm nặng. Đáng chú ý là ở cả 3 
con sông biến động điểm số WQI tại các vị trí 
lấy mẫu là khá nhỏ (độ lệch chuẩn dao động 
từ 2,42 – 11,16) điều này phản ánh chất lượng 
nước tại các vị trí lấy mẫu trên các con sông 
là khá tương đồng. 
Bảng 5. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) cho một số con sông trên địa bàn huyện Gia Lâm 
Sông Giá trị 
Điểm đánh giá chỉ số chất lượng nước 
WQI a WQI b WQI c WQI tổng 
Cầu Bây 
(n = 10) 
Nhỏ nhất 7,67 13,00 33,50 17,92 
Lớn nhất 17,75 23,31 100,00 28,27 
Trung bình 10,76 20,13 76,04 24,77 
Độ lệch chuẩn (SD) 3,51 3,54 21,48 3,10 
Thiên Đức 
(n = 9) 
Nhỏ nhất 5,30 1,00 1,00 4,10 
Lớn nhất 21,11 42,50 95,00 32,53 
Trung bình 9,42 21,47 56,65 16,06 
Độ lệch chuẩn (SD) 5,87 16,00 42,30 11,16 
Đuống 
(n = 6) 
Nhỏ nhất 52,21 19,25 100,00 47,72 
Lớn nhất 66,58 25,19 100,00 54,69 
Trung bình 58,45 22,90 100,00 51,05 
Độ lệch chuẩn (SD) 5,72 2,50 0,00 2,42 
Điểm số tính toán WQI cho từng vị trí lấy mẫu nước của ba con sông trên địa bàn huyện Gia Lâm 
được chỉ ra trong bảng 6 và hình 2. 
Bảng 6. Điểm số Chất lượng nước – WQI tại các vị trí lấy mẫu trên các con sông của huyện Gia Lâm 
Mẫu 
Sông Cầu Bây Sông Thiên Đức Sông Đuống 
Điểm WQI Màu/xếp hạng Điểm WQI Màu/xếp hạng Điểm WQI Màu/xếp hạng 
M1 22,23 5 4,10 5 49,83 4 
M2 27,78 4 4,92 5 51,90 3 
M3 25,83 5 5,27 5 52,25 3 
M4 25,72 5 26,03 4 54,69 3 
M5 26,44 4 32,53 4 49,89 4 
M6 28,27 4 30,21 4 47,72 4 
M7 25,98 5 11,84 5 
M8 17,92 5 11,57 5 
M9 22,43 5 18,07 5 
M10 25,10 5 
Cao Trường Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 200(07): 133 - 140 
 Email: jst@tnu.edu.vn 139 
Hình 2. Điểm số WQI của các con sông trên địa bàn huyện Gia Lâm 
Theo đó, sông Đuống có 3/6 vị trí có điểm 
WQI > 50 điểm và 3/6 vị trí có điểm WQI < 
50 điểm. Tuy nhiên mức độ chênh lệch về các 
điểm số không cao (dao động từ 47,72 – 
54,69 điểm). Tại sông Cầu Bây 7/10 vị trí có 
điểm WQI < 25 điểm (Màu đỏ) mức nước 
kém chất lượng nhất theo thang đánh giá 
WQI và cần có biện pháp xử lý ngay, 3 vị trí 
còn lại có điểm số >25 điểm (màu cam) ứng 
với mục đích nước dành cho giao thông thủy. 
Tương tự như vậy tại sông Thiên Đức có 6/9 
vị trí lấy mẫu có điểm WQI < 25 điểm (màu 
Đỏ) và chỉ có 3/6 vị trí có điểm số > 25 điểm 
(màu Cam). Điều này cho thấy chất lượng 
nước sông Cầu Bây và Thiên Đức đang bị ô 
nhiễm nặng. Trong khi đó, chất lượng nước 
sông Đuống tuy có dấu hiệu bị ô nhiễm 
nhưng ở mức độ nhẹ. Kết quả này là tương 
đồng với kết quả đánh giá chất lượng nước 
khi so sánh với QCVN08/2015- Cột B1 ở 
phần 3.1. 
4. Kết luận 
Kết quả phân tích các thông số chất lượng 
nước cho thấy cả ba con sông Cầu Bây, Thiên 
Đức và Đuống trên địa bàn huyện Gia Lâm 
đang bị ô nhiễm. Trong đó, chất lượng nước 
của sông Cầu Bây và Thiên Đức bị ô nhiễm 
cao khi có tới 6/8 (BOD5, COD, DO, NH4
+
 - 
N, PO4
3-
 -P, TSS) và 5/8 (BOD5, COD, DO, 
NH4
+
 - N, PO4
3-
 -P, TSS) thông số chất lượng 
nước vượt quá ngưỡng cho phép của 
QCVN08-Cột B1 nhiều lần. Chất lượng nước 
sông Đuống bị ô nhiễm nhẹ hơn khi chỉ có 
3/8 (BOD5, COD và TSS) thông số vượt 
chuẩn và mức độ vượt chuẩn thấp. 
Điểm số chất lượng nước (WQI) bình quân 
của ba con sông lần lượt là 24,77 điểm (Màu 
đỏ) cho sông Cầu Bây; 16,06 điểm (Màu đỏ) 
với sông Thiên Đức; và 51,05 điểm (Màu 
vàng) đối với sông Đuống. Với điểm số như 
trên chất lượng nước của sông Cầu Bây và 
Thiên Đức đạt mức 5 mức nước bị ô nhiễm 
cần có biện pháp xử lý ngay. Trong khi đó, 
nước sông Đuống đạt mức 3 có thể sử dụng 
cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Biến động về 
điểm số WQI giữa các vị trí lấy mẫu nước 
trên cả ba con sông không cao (độ lệch chuẩn 
giao động từ 3,10 – 11,16) điều này cho thấy 
chất lượng nước ở các vị trí lấy mẫu là khá 
tương đồng. 
Cao Trường Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 200(07): 133 - 140 
 Email: jst@tnu.edu.vn 140 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi 
trường quốc gia năm 2006: Hiện trạng môi trường 
nước ba lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy và hệ 
thống sông Đồng Nai, Hà Nội, 2007. 
[2]. Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục 
Môi trường, Bài giảng: Phương pháp tính toán chỉ 
số chất lượng nước (WQI) áp dụng cho các lưu 
vực sông Việt Nam, Hà Nội, 2011. 
[3]. Tổng cục Môi trường, Quyết định số 879/QĐ 
– TCMT ngày 1/7/2011 về việc ban hành sổ tay 
hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước, Hà 
Nội, 2011. 
[4]. Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Bắc, 
Báo cáo kết quả quan trắc diễn biến nước các lưu 
vực sông Cầu, Hồng – Thái Bình, Nhuệ - Đáy năm 
2017, 2018 
[5]. Cao Trường Sơn, Nguyễn Thế Bình, Tống Thị 
Kim Anh, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Trung Đức, 
“Đánh giá chất lượng nước hồ Cấm Sơn trên địa 
bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7/2018, 
tr. 22 – 27, 2018. 
[6]. Ho Thi Lam Tra, Cao Truong Son, Nguyen 
Hai Nui, Bui Phung Khanh Hoa, “Comparision of 
two pig-farming systems in impact on the quality 
of surface and groundwater in Ha Noi, Vietnam”, 
International Journal of Agriculture Innovations 
and Research, Volume 5, Issue 1, pp. 11-19, 2016. 
[7]. Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, Số liệu 
thống kê huyện Gia Lâm (2017), Hà Nội, 2018. 
[8]. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Gia 
Lâm, Số liệu các nguồn thải chính trên địa bàn 
huyện Gia Lâm, Hà Nội, 2018 
[9]. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 
QCVN08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về chất lượng nước mặt, 2015. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_nuoc_mot_so_song_tren_dia_ban_huyen_gia.pdf