Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và tình trạng đau khớp trên bệnh nhân ung thư vú điều trị

aromatase inhibitor tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến hành trên 109 người bệnh ung thư

vú điều trị aromatase inhibitor tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên từ 1/2018 đến 6/2020.

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là (61,5 ± 7,1); BMI = 25,3 ± 5,3. Độ tuổi từ 55-65 là 51 bệnh

nhân (46,7)%. Số năm mãn kinh nhỏ hơn 5 năm. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn II của bệnh 71 (65,13).

Điểm số chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú sử dụng AI thấp ở tháng đầu tiên sau điều trị sau đó

ổn định và tăng dần sau 3,6,9 và 12 tháng sau điều trị.

Kết luận: Chất lượng cuộc sống là ảnh hưởng rất sớm trong liệu trình điều trị bệnh nhân ung thư vú.

Bệnh nhân ung thư vú điều trị AI có sự thay đổi chất lượng cuộc sống mà sự thay đổi này là do ảnh hưởng

của các triệu chứng đơn mà chủ yếu là triệu chứng đau và trải nghiệm đau của bệnh nhân. Các bác sĩ và

các Điều dưỡng nên chú ý triệu chứng đau của bệnh nhân khi sử dụng AI và sớm theo dõi và quản lí các

triệu chứng này.

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 7000
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc ức chế aromatase inhibitor tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 520 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ 
VÚ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ỨC CHẾ AROMATASE INHIBITOR TẠI 
TRUNG TÂM UNG BƯỚU THÁI NGUYÊN 
NGUYỄN ĐỨC THÀNH1, TRẦN BẢO NGỌC2, 
NGUYỄN TRẦN VƯƠNG3, NGUYỄN PHƯƠNG MINH4, DƯƠNG HỒNG THÁI5 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đức Thành 
Email: thanhnguyenduc.ubtn@gmail.com 
Ngày nhận bài: 05/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1.ThS ĐD TTĐT&CĐT-Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên 
2.PGS.TS. BS. Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu-Trưởng Bộ môn Ung thư ĐHYDTN 
3.ThS. BS. Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên 
4.ThS.ĐD. Giảng viên trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên 
5. PGS.TS.BS. Giám đốc TTĐT&CĐT-Phó Giám Đốc Bệnh viện TWTN 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vú là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tỷ lệ 
tử vong hàng đầu ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 
2012, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú đứng thứ 
nhất và đứng thứ ba nguyên nhân gây tử vong ở nữ 
giới sau ung thư gan và ung thư phổi[3]. Cùng với 
tiến bộ của khoa học kĩ thuật và tiến bộ y khoa ung 
thư vú có thể điều trị khỏi và kéo dài thời gian sống 
cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu 
phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và người bệnh 
tuân thủ điều trị. 
Bệnh nhân ung thư vú điều trị hocmone với 
thuốc kháng Aromatase thế hệ ba aromatase 
inhibitor (AI) nhằm giảm tiến trình bệnh bằng cách 
giảm mức độ hocmone estrogen. Các thuốc kháng 
Aromatase thế hệ ba (AI) được kê dùng một cách 
phổ biến như là một biện pháp điều trị bổ trợ cho các 
bệnh nhân ung thư vú mãn kinh có thụ thể nội tiết 
dương tính đã làm tăng thời gian sống không bệnh 
(DFS) so với điều trị tiêu chuẩn bằng Tamoxifen[1]. 
Thời gian khuyến cáo điều trị nội tiết bổ trợ là 5 năm 
tuy nhiên một số bệnh nhân vẫn được hưởng lợi từ 
việc kéo dài điều trị. Hướng dẫn của Hiệp hội ung 
thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) khuyến cáo AI có thể 
điều trị chính, nối tiếp (sau 2 - 3 năm điều trị 
Tamoxifen) hoặc kéo dài (sau 5 năm điều trị 
Tamoxifen)[1]. Đo lường chất lượng cuộc sống bệnh 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và tình trạng đau khớp trên bệnh nhân ung thư vú điều trị 
aromatase inhibitor tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến hành trên 109 người bệnh ung thư 
vú điều trị aromatase inhibitor tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên từ 1/2018 đến 6/2020. 
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là (61,5 ± 7,1); BMI = 25,3 ± 5,3. Độ tuổi từ 55-65 là 51 bệnh 
nhân (46,7)%. Số năm mãn kinh nhỏ hơn 5 năm. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn II của bệnh 71 (65,13). 
Điểm số chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú sử dụng AI thấp ở tháng đầu tiên sau điều trị sau đó 
ổn định và tăng dần sau 3,6,9 và 12 tháng sau điều trị. 
Kết luận: Chất lượng cuộc sống là ảnh hưởng rất sớm trong liệu trình điều trị bệnh nhân ung thư vú. 
Bệnh nhân ung thư vú điều trị AI có sự thay đổi chất lượng cuộc sống mà sự thay đổi này là do ảnh hưởng 
của các triệu chứng đơn mà chủ yếu là triệu chứng đau và trải nghiệm đau của bệnh nhân. Các bác sĩ và 
các Điều dưỡng nên chú ý triệu chứng đau của bệnh nhân khi sử dụng AI và sớm theo dõi và quản lí các 
triệu chứng này. 
Từ khóa: Ung thư vú, Chất lượng cuộc sống, AI. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 521 
nhân ung thư vú trọng tâm là đánh giá quá trình điều 
trị lâm sàng và theo dõi chất lượng cuộc sống của 
bệnh nhân ung thư vú thay đổi qua từng giai đoạn 
của bệnh từ khi mới chẩn đoán, trong quá trình điều 
trị và kết thúc quá trình điều trị, điều trị ngoại trú theo 
hẹn Theo thời gian nó ảnh hưởng bởi các triệu 
chứng của bệnh đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi 
các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị và phẫu 
thuật[3,4]. Tuy nhiên, một số ít nghiên cứu đánh giá 
tác động của AI vào chất lượng cuộc sống khi điều 
trị. Các nghiên cứu hiện tại chủ yếu đưa ra những 
tuyến bố y khoa về mặt dịch tễ học nhưng lại thiếu đi 
cái nhìn lâm sàng từ góc độ người bệnh chẳng hạn 
như nguyên nhân dẫn đến việc từ bỏ sớm AI. Trong 
nhiều nghiên cứu được công bố gần đây, tỷ lệ 
ngừng điều trị sớm AI từ 13 - 35%[2,3]. Mặc dù việc 
ngừng điều trị AI sớm là phổ biến và chúng ta đều 
biết tác hại của nó tuy nhiên những yếu tố nguy cơ 
của việc ngừng AI sớm lại ít được thấu hiểu. Bởi vậy 
mà mặc dù đem lại lợi ích sống còn tuy nhiên nhiều 
phụ nữ không tuân thủ điều trị thuốc ở các mức độ 
khác nhau[1,2]. Đau xương khớp cũng được báo cáo 
ở một vài bệnh nhân ung thư vú, thêm vào đó một 
vài nghiên cứu đã tìm ra rằng hạn chế vận động, 
trầm cảm và mệt mỏi cung xuất hiện trên những 
bệnh nhân ung thư vú còn sống trong những năm 
đầu điều trị bệnh. Đau là triệu chứng đơn thường 
gặp trên bệnh nhân ung thư. Theo một số nghiên 
cứu đã thống kê 50% bệnh nhân phát triển đau sau 
khi điều trị AI lần đầu tiên[10,11,12,13]. Thực tế một 
nghiên cứu thực hiện trong tổng số 135 phụ nữ mắc 
ung thư vú thì 77 bệnh nhân (57%) báo cáo rằng trải 
nghiệm đau như đau khớp 48 (36%), đau lan rộng 
30 (22%), đau thần kinh 12 (9%), đau cơ 48 (36%), 
cường độ đau bắt đầu từ trung bình, kéo dài ba tới 
sáu tháng sau điều trị và kết quả là 12 bệnh nhân từ 
bỏ liệu trình điều trị. Thêm vào đó, thực tế cho thấy 
việc không tuân thủ điều trị AI làm tăng tử vong ở 
các bệnh nhân ung thư vú. AI có liên quan tới viêm 
khớp và đau khớp đã được xác định là tác dụng phụ 
nổi bật ở gần nửa số phụ nữ điều trị bằng AI[4]. Điều 
dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vú điều trị 
AI cần đánh giá và quản lí tình trạng đau trên bệnh 
nhân để kịp thời báo cáo bác sĩ tình trạng của bệnh 
nhân cung cấp thêm cơ hội can thiệp sớm nhằm 
giảm bớt triệu chứng đau và cải thiện việc tuân thủ 
điều trị cũng như từ bỏ điều trị[5]. Việc xác định 
những bệnh nhân có nguy cơ cao từ bỏ AI có thể 
cung cấp thêm cơ hội can thiệp sớm nhằm giảm bớt 
triệu chứn ... tục được. 
Nghiên cứu viên phải chấm dứt nghiên cứu nếu 
thấy có khả năng làm tổn hại đến người tham gia. 
Đề tài nghiên cứu được thông qua hội đồng Y 
đức bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân 
 N % 
Tổng 109 100,0 
Tuổi trung bình: 61,5 ± 7,1 
BMI = 25,3 ± 5,3 
> 65 33 30,2 
55 - 65 51 46,7 
< 55 25 20,26 
Số năm mãn kinh 
>10 năm 30 27,52 
5 - 10 năm 13 11,92 
< 5 năm 66 60,56 
Bệnh kèm theo 
Không 17 15,6 
Một 33 30,3 
Từ hai trở lên 59 54,1 
Giai đoạn bệnh 
Giai đoạn I 20 18,34 
Giai đoạn II 71 65,13 
Giai đoạn III 18 16,53 
Hóa trị 
Không 11 10,09 
Không có Taxan 42 38,53 
Có Taxan 56 51,38 
Nhận xét: Tuổi trung bình quần thể nghiên cứu 
là (61,5 ± 7,1). BMI = 25,3 ± 5,3, độ tuổi 55 - 65 là 51 
(46,7%). Đa số bệnh nhân có hai bệnh kèm theo 59 
(54,1%). Giai đoạn II 71 (65,13%). 
Bảng 2. Đặc điểm đau liên quan đến sử dụng thuốc 
AIs 
Đặc điểm bệnh nhân N % 
Mức độ đau khớp nhất theo thông tin của bệnh nhân 
0 - 3 70 64,2 
4 - 10 39 35,8 
Đau liên quan đến AI 
Không 58 53,21 
Có 51 46,79 
Điều trị tamoxifen trước đó 
Không 72 66,5 
Có 37 33,5 
Số năm điều trị AI 
< 1 năm 35 32,11 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 523 
1 - 3 năm 36 33,02 
> 3 năm 38 34,87 
Loại AI 
Anastrozole 75 68,8 
Letrozole 20 18,3 
Exemestane 14 12,9 
Nhận xét: 
Có gần một nửa số bệnh nhân (70BN chiếm 
64,2%) thông báo có đau liên quan đến AI ở mức 
điểm 0 - 3 điểm. Trong số đó có 39 bệnh nhân 
(35,8%) bệnh nhân có mức độ đau từ 4 - 10. 
Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng 
Anastrozole: 75BN (chiếm 68,8%). 
Bảng 3. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân điều trị với AI (Aromatase inhibitors) 
Chất lượng cuộc sống Điểm trung bình 
 Lo lắng thẩm mỹ 66,6 ± 33,0 
Chức năng tình dục 20 ± 22,6 
Mong đợi trong tương lai 55,30 ± 31,1 
Triệu chứng về vú 30 ± 23,0 
Khó cử động khớp vai 24,02 ± 24,7 
Lo lắng rụng tóc 57,3 ± 42,1 
Sợ bệnh tái phát 7,2 ± 3,8 
Trầm cảm 3,6 ± 3,0 
Mệt mỏi (MFI20) 59,7 ± 6,8 
 Mệt mỏi toàn thân 12,2 ± 1,7 
 Mệt mỏi thể chất 11,0 ± 4,1 
 Mệt mỏi tâm thần 8,7 ± 3,8 
 Mệt mỏi giảm hoạt động 10,3 ± 3,8 
 Mệt mỏi không muốn làm việc 8,6 ± 3,9 
Nhận xét: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của nhóm nghiên cứu cao nhất là lo lắng thẩm mỹ (66,6 
± 33,0), tác dụng không mong muốn là lo lắng rụng tóc (57,3 ± 42,1). Khi hỏi câu hỏi về mệt mỏi (MFI20) điểm 
số mệt mỏi về thể chất (11,0 ± 4,1), mệt mỏi về tâm thần (8,7 ± 3,8), mệt mỏi giảm hoạt động (10,3 ± 3,8), mệt 
mỏi không muốn làm việc (8,6 ± 3,9). 
Bảng 4. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú điều trị AI sử dụng (EORTC QLQ-BR23) 
Chất lượng cuộc sống Điểm trung bình Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng Sau 12 tháng 
Lo lắng thẩm mỹ 67,8 ± 17 65,3 ± 33 78,5 ± 31,1 79,5 ± 32,1 80,7 ± 20,3 
Chức năng tình dục 28,5 ± 14,7 30,0 ± 22,6 31,5 ± 20,7 37,4 ± 18,5 40,0 ± 20,5 
Mong đợi trong tương lai 65,5 ± 15,6 70,3 ± 18,5 73,4 ± 21,5 75,6 ± 20,5 78,3 ± 20,7 
Nhận xét: Nhìn vào bảng 4 và biểu đồ ta nhận thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú điều 
trị AI thấp ở tháng đầu tiên sau điều trị sau đó tăng dần và giữ ổn định sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 
tháng điều trị về tất cả các mặt (lo lắng thẩm mỹ, chức năng tình dục, mong đợi tương lai) sử dụng bộ công cụ 
EORTC 23. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 524 
0
20
40
60
80
100
Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng Sau 12 tháng
Lo lắng thẩm mỹ Chức năng tình dục
Mong đợi tương lai
Biểu đồ 4: CLCS Bệnh nhân điều trị AI theo thời gian 
Bảng 5. Điểm trung bình triệu chứng đơn bệnh nhân ung thư vú điều trị AI (Aromatase inhibitors) 
Điểm trung bình triệu chứng đơn Điểm trung bình Bắt đầu sử dụng Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng Sau 12 tháng 
Triệu chứng về vú 30 25,3 26,5 27,4 28,6 
Khó cử động khớp vai 24,2 30,6 20,5 19,6 20,1 
Sợ rụng tóc 57,3 39,41 38,27 50,6 38,6 
0
10
20
30
40
50
60
70
Bắt đầu SD Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng Sau 12 tháng
Triệu chứng về vú Khó cử động khớp vai Sợ rụng tóc
Biểu đồ 5. Điểm trung bình triệu chứng đơn bệnh nhân ung thư vú điều trị AI 
Nhận xét: Nhìn vào bảng 5 và biểu đồ 5 ta nhận thấy điểm số các triệu chứng đơn ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú tăng khi bắt đầu sử dụng AI tăng sau đó điếm số triệu chứng đơn giảm 
sau 3 tháng sử dụng Triệu chứng về vú giảm 4,7 điểm, lo sợ rụng tóc giảm 15,2 điểm tuy nhiên khó cử động 
khớp vai tăng 6,4 điểm. Nhìn chung điểm số các triệu chứng cao từ khi bắt đầu điều trị và giảm và giữ ổn định 
sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến 12 tháng sau điều trị. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm của bệnh nhân ung thư vú điều trị 
bằng AI 
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi 
là 61,5 ± 7,1, trong đó chủ yếu gặp độ tuổi từ 55 tuổi 
trở lên 51 bệnh nhân (46,7%). Theo tác giả N.Lynn 
Henry và cộng sự tuổi trung bình là 59, tuổi hay gặp 
là dưới 55 tuổi[7], nghiên cứu của James N. Ingle tuổi 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 525 
trung bình là 64[8]. Như vậy tuổi trung bình trong 
nghiên cứu của chúng tôi là tương tự so với hai 
nghiên cứu trên. Phần lớn bệnh nhân trong nghiên 
cứu của chúng tôi có mắc một bệnh lý kèm theo (tiểu 
đường, bệnh lý về tim mạch, bệnh lý tuyến giáp, 
viêm khớp v.v...) 92 BN (84,4%). Theo nghiên cứu 
của tác giả N.Lynn Henry và cộng sự thì tỷ lệ mắc 
bệnh kèm theo là 78,0%[9]. Tỷ lệ mắc bệnh kèm theo 
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với 
nghiên cứu của tác giả N.Lynn Henry. Như vậy có 
thể thấy là đa phần bệnh nhân ung thư vú điều trị AI 
có mắc bệnh nội khoa kèm theo, việc theo dõi điều 
trị cần kết hợp với theo dõi và điều trị các bệnh nội 
kèm theo đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi phần 
lớn bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn II của bệnh 
71BN (65,13%). 
Đặc điểm đau liên quan với kết thúc điều trị AI sớm 
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy Có gần 
một nửa số bệnh nhân (70BN chiếm 64,2%) thông 
báo có đau liên quan đến AI ở mức điểm 0 - 3 điểm. 
Trong số đó có 39 bệnh nhân (35,8%) bệnh nhân có 
mức độ đau từ 4 - 10. Mặc dù các Điều dưỡng khi 
chăm sóc bệnh nhân thường ghi nhận đau khớp do 
AI là một dấu hiệu đau quan trọng ảnh hưởng đến 
chất lượng cuộc sống bệnh nhân tuy nhiên chúng tôi 
chưa thấy có một biện pháp đánh giá định lượng cụ 
thể nào được sử dụng. 
Chúng tôi hi vọng trong tương lai điều dưỡng sẽ 
có đánh giá chi tiết đặc điểm đau, mức độ đau, 
cường độ đau và vị trí đau trong bảng chăm sóc 
toàn diện chi tiết để có thể kịp thời thông báo các 
bác sĩ điều trị cũng như phối hợp cùng các bác sĩ 
trong điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân qua đó 
nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư 
vú điều trị AI. 
Chất lượng cuộc sống bệnh nhân điều trị với AI 
(Aromatase inhibitors) năm đầu tiên 
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của 
nhóm nghiên cứu cao nhất là lo lắng thẩm mỹ 
(66,6 ± 33,0), tác dụng không mong muốn là lo lắng 
rụng tóc (57,3 ± 42,1). Khi hỏi câu hỏi về mệt mỏi 
(MFI20) điểm số mệt mỏi về thể chất (11,0 ± 4,1), 
mệt mỏi về tâm thần (8,7 ± 3,8), mệt mỏi giảm hoạt 
động (10,3 ± 3,8), mệt mỏi không muốn làm việc 
(8,6 ± 3,9). 
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống bệnh 
nhân ung thư vú điều trị AI theo thời gian 
Nghiên cứu này tìm ra rằng chất lượng cuộc 
sống của bệnh nhân ung thư vú điều trị AI tăng dần 
sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng điều trị về 
tất cả các mặt của chất lượng cuộc sống sử dụng bộ 
công cụ EORTC 23. Điều này khá phù hợp với 
nghiên cứu của Kules za-Bronczyk B. Nghiên cứu 
kết luận rằng điểm số các triệu chứng đơn là giảm 
theo thời gian dẫn tới tăng chất lượng cuộc sống 
của người bệnh tuy nhiên sự giữ nguyên điểm số 
chất lượng cuộc sống qua thời gian có thể là của sự 
kết hợp giảm triệu chứng khi bệnh nhân được phẫu 
thuật tuy nhiên gia tăng các triệu chứng đau hoặc 
không thoải mái khi vẫn sử dụng AI. 
Điểm trung bình triệu chứng đơn bệnh nhân 
ung thư vú điều trị AI điểm số các triệu chứng đơn 
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân 
ung thư vú có sự giảm từ khi bắt đầu sử dụng AI tới 
3 tháng sau khi sử dụng: Triệu chứng về vú giảm 4,7 
điểm, lo sợ rụng tóc giảm 15,2 điểm tuy nhiên khó 
cử động khớp vai tăng 6,4 điểm. Nhìn chung điểm 
số các triệu chứng giảm từ khi bắt đầu điều trị và 
giảm và giữ ổn định sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng 
đến 12 tháng sau điều trị. 
KẾT LUẬN 
Chất lượng cuộc sống là ảnh hưởng rất sớm 
trong liệu trình điều trị bệnh nhân ung thư vú. Điểm 
trung bình chất lượng cuộc sống và các triệu chứng 
đơn là liên quan với lịch sử của hóa trị và liệu trình 
điều trị taxane. 
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi 
là 61,5 ± 7,1, trong đó chủ yếu gặp độ tuổi từ 55 tuổi 
trở lên 51 bệnh nhân (46,7%). 
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy Có gần 
một nửa số bệnh nhân (70BN chiếm 64,2%) thông 
báo có đau liên quan đến AI ở mức điểm 0 - 3 điểm. 
Trong số đó có 39 bệnh nhân (35,8%) bệnh nhân có 
mức độ đau từ 4 - 10. 
Điểm số các triệu chứng đơn ảnh hưởng đến 
chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú tăng khi 
bắt đầu sử dụng AI tăng sau đó điếm số triệu chứng 
đơn giảm sau 3 tháng sử dụng 
Điều dưỡng nên quan tâm chăm sóc, theo dõi 
các triệu chứng đơn và chất lượng cuộc sống của 
nhóm bệnh nhân này sớm nhất có thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Shi L., S.H., Zhu H. et al (2013), Coombes RC, 
Hall E, Gibson LJ, Paridaens R, Jassem J, 
Delozier T, Jones SE, and B.G. Alvarez I, 
Ortmann O, A randomized trial of exemestane 
after two to three years of tamoxifen therapy in 
postmenopausal women with primary breast 
cancer. NEJM, 2004. 350: p. 1092. 
2. Partridge AH, L.A., Mayer E, Taylor BS, Winer E, 
Asnis-Alibozek A, Adherence to initial adjuvant 
anastrozole therapy among women with early-
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 526 
stage breast cancer. J Clin Oncol, 2008. 26(2): 
p. 562. 
3. Dent SF, G.R., Kissner M, Pritchard KI, 
Aromatase inhibitor therapy: toxicities and 
management strategies in the treatment of 
postmenopausal women with hormone-sensitive 
early breast cancer. Breast Cancer Res Treat, 
2011. 126(2): p. 310. 
4. Crew KD, G.H., Capodice J, Raptis G, Brafman 
L, Fuentes D, Sierra A, and H. DL, Prevalence of 
joint symptoms in postmenopausal women 
taking aromatase inhibitors for early-stage breast 
cancer. J Clin Oncol, 2007. 25(2): p. 3883. 
5. Henry NL, A.F., Desta Z, Li L, Nguyen AT, 
Lemler S, Hayden J, Tarpinian and Y.E. K, 
Flockhart DA, Predictors of aromatase inhibitor 
discontinuation as a result of treatment-emergent 
symptoms in earlystage Kulesza-Bronczyk B, 
Dobrzycka B, Piekut K, Terlikowski R, 
Mackowiak-Matejczyk B, Wojno A, et al. Quality 
of life during the first year after breast cancer 
resection. Prog Health Sci. 2014; 4: 124 - 129. 
6. Sestak I, Cuzick J, Sapunar F, Eastell R, Forbes 
JF, Bianco AR, et al. Risk factors for joint 
symptoms in patients enrolled in the ATAC trial: 
a retrospective, exploratory analysis. Lancet 
Oncol. 2008; 9: 866 - 72. 
7. Crew K, Greenlee H, Capodice J, Raptis G, 
Brafman L, Fuentes D, et al. Prevalence of joint 
symptoms in postmenopausal women taking 
aromatase inhibitors for early-stage breast 
cancer. J Clin Oncol. 2007; 25: 3877 - 83. 
8. Fallowfield LJ, Bliss JM, Porter LS, Price MH, 
Snowdon CF, Jones SE, et al. Quality of life in 
the intergroup exemestane study: a randomized 
trial of exemestane versus continued tamoxifen 
after 2-3 years of tamoxifen in postmenopausal 
women with primary breast cancer, J Clin Oncol. 
2006; 24: 910 - 917. 
9. Yang E, Kim B, Shin H. Use of the international 
classification of functioning, disability and health 
as a functional assessment tool for breast cancer 
survivors. J Breast 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 527 
ABTRACTS 
Quality of life and impact of pain in women treated with aromatase inhibitors for breast cancer 
Objective: This descriptive and cross-sectional study quality of life breast cancer treated with aromatase 
inhibitors for breast cancer. Dertermine relationship between pains in women treated AI and refuse intervention 
with aromatase inhibitors. In adition, find out quality of life breast cancer patient undergoing AI therapy, and 
dertermine symptoms distress was effected to Quality of life this population. 
Method: We collected 109 patients who treated with aromatase inhibitors. They were interviewed directly 
through questionnaires on quality of life of EORTC QLQ R-23. 
Results: The results showed that the mean age at this study was 61,5 ± 7,1 years, BMI = 25,3 ± 5,3. Most 
of population was 55-65 years old, it were estimated 46,7%. Percentage of patient almost stage II 71 (65,13%). 
The quality of life of breast cancer patient undergoing AI therapy was low level first time undergoing AIs therapy 
but It was higher during time. 
Conclusion: Women treated with aromatase inhibitors display changes in quality of life and the degree of 
change in quality of life depends mostly on the types of pain experienced. Oncologists and patients should be 
aware of painful adverse effects of AI and encouraged to provied or receive earlier and more appropriate 
management of thesse effects. The mean age at this study was 61,5 ± 7,1 years, BMI = 25,3 ± 5,3, Most of 
population was 55-65 years old, it were estimated 46,7%. Percentage of patient almost stage II 71 (65,13%). 
The quality of life of breast cancer patients undergoing AI therapy was low level first time but It was higher level 
during 3,6,12 month, respectedly. . 
Keywords: Breast cancer, Quality of life, arthralgia, pain, aromatase inhibitors. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_o_benh_nhan_ung_thu_vu_dieu_tr.pdf