Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần

Lọ nước thần là một truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu, nó thuộc type truyện “Người đẹp/ công chúa

bị bắt cóc” mà gắn liền với nó là môtip người đẹp không cười - nói. Truyện có rất nhiều đặc trưng

thi pháp trong việc xây dựng nhân vật – nhất là chi tiết đặc tả làn da trắng. Bên cạnh đó, dân gian

đã vận dụng nhiều góc nhìn khác nhau để làm cho hình tượng người đẹp hiện lên đủ sức thuyết

phục, cuốn hút. Một mặt, những chi tiết, thủ pháp này thể hiện quan niệm, thị hiếu thẩm mỹ của

người Việt, mặt khác nó cũng cho thấy những nét cách tân, sáng tạo của tác giả dân gian.

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần trang 1

Trang 1

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần trang 2

Trang 2

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần trang 3

Trang 3

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần trang 4

Trang 4

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần trang 5

Trang 5

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần trang 6

Trang 6

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 7820
Bạn đang xem tài liệu "Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần

Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích lọ nước thần
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
99 
ĐẶC TRƯNG THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH LỌ NƯỚC THẦN 
Đặng Quốc Minh Dương 
Trường Đại học Văn Hiến 
duongdqm@vhu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 23/10/2018; Ngày duyệt đăng: 17/12/2018 
Tóm tắt 
Lọ nước thần là một truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu, nó thuộc type truyện “Người đẹp/ công chúa 
bị bắt cóc” mà gắn liền với nó là môtip người đẹp không cười - nói. Truyện có rất nhiều đặc trưng 
thi pháp trong việc xây dựng nhân vật – nhất là chi tiết đặc tả làn da trắng. Bên cạnh đó, dân gian 
đã vận dụng nhiều góc nhìn khác nhau để làm cho hình tượng người đẹp hiện lên đủ sức thuyết 
phục, cuốn hút. Một mặt, những chi tiết, thủ pháp này thể hiện quan niệm, thị hiếu thẩm mỹ của 
người Việt, mặt khác nó cũng cho thấy những nét cách tân, sáng tạo của tác giả dân gian. 
Từ khóa: truyện cổ tích thần kỳ, Lọ nước thần, điểm nhìn, người đẹp không cười - nói. 
Prosodic specific traits of the fairy tale Divine water jar 
Abstract 
The Divine Water Jar is a typical fairy tale, as the same sort as Sleeping Beauty. This fairy tale 
is associated with the motif of a beauty who does not smile and talk. This fairy tale has many 
prosodic specifications in constructing the character – especially in the description of the lightening 
complexion. Besides, there are various points of view from the folk tale perspective used to make 
the image of beautiful woman convincing and eye-catching. In a view, these details and methods 
show Vietnamese people’s concepts and taste of beauty. In another view, Vietnamese writers’ 
innovation and creativity is presented. 
Keywords: Miraculous fairy tale, Divine Water Jar, Points of view, beautiful woman not smiling 
– talking. 
1. Đặt vấn đề 
Trong Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam 
(Nguyễn Đổng Chi, 2015) có một truyện cổ tích 
thần kỳ được đánh số thứ tự 135, với tên gọi kép 
là Ai mua hành tôi hay là Lọ nuớc thần (từ đây 
gọi truyện này là Lọ nước thần). Trong công 
trình Từ điển type truyện dân gian Việt Nam, 
type 215 này được gọi theo tên của truyện “Ai 
mua hành tôi” (Nguyễn Thị Huế, 2012: tr. 286), 
gồm bốn phần: người vợ xinh đẹp; tình yêu qua 
bức tranh; người phụ nữ có gương mặt u sầu và 
kết cục. Đây là type đầu tiên trong nhóm B của 
truyện cổ tích – Cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích 
này không thuộc số những truyện cổ tích đặc biệt 
nổi tiếng hoặc được phổ biến rộng rãi. Theo các 
1 Theo chúng tôi, tên type này phải được dịch là “công chúa 
bị bắt cóc” chứ không phải là “tình yêu khi thấy bức tranh” 
tác giả, ở Việt Nam dạng này có 05 bản kể, trong 
đó dân tộc Kinh có 02 bản kể với tên gọi là Ai 
mua hành tôi, Hoàng đế bán hành; Các bản còn 
lại là Nàng Kháy (Tày), Chiềc áo lông chim 
(Nùng), Anh chàng mồ côi (Tày). Cốt truyện này 
xoay quanh, nhấn mạnh đến hành động, sự kiện 
người đẹp/ công chúa bị “bắt cóc” hay bị ép uổng 
và quá trình tìm gặp lại nhau của hai vợ chồng. 
Do vậy, chúng tôi cho rằng cách đặt tên của 
Aarne và Thompson “the abducted princess1” 
(Aarne và Thompson, 1973: tr. 185) là thuyết 
phục hơn, nó lột tả được nội dung type truyện. 
Tuy số lượng bản kể không nhiều, mức độ 
phổ biến không cao nhưng khi tiếp cận, chúng 
tôi nhận thấy truyện cổ tích Lọ nước thần có một 
như cách dịch của nhóm tác giả trong Từ điển type truyện 
dân gian Việt Nam (Nguyễn Thị Huế, 2012: tr. 286). 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
100 
số đặc trưng về thi pháp xây dựng nhân vật 
người đẹp, về thi pháp điểm nhìn hay về môtip 
chính trong truyện. Do vậy, theo hướng tiếp cận 
thi pháp học và cùng với việc vận dụng các 
phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp, 
nhất là phương pháp nghiên cứu liên ngành, 
bài viết sẽ nghiên cứu truyện cổ tích này để làm 
sáng tỏ các vấn đề trên. 
2. Tóm tắt cốt truyện 
Vì là một truyện cổ tích ít người biết đến, và 
cũng để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sẽ 
tóm tắt cốt truyện này. 
Ngày xưa có anh chàng sống bằng nghề cày 
ruộng. Lần nọ, do cứu chim sẻ thoát khỏi nanh 
vuốt của quạ, anh được chim sẻ trả công cho một 
lọ nước thần. 
Một thời gian sau, anh cưới vợ. Vợ anh 
“cũng con nhà nông, quanh năm chân lấm tay 
bùn, nên đen đủi, xấu xí2”. Tuy vậy, do tình cờ 
lấy lọ nước thần “xức khắp tóc tai mình mẩy” 
nên chị “trở nên xinh xắn trắng trẻo, nhan sắc 
mỹ miều ít ai sánh kịp”. Nước lan xuống cũng 
khiến mấy luống hành lớn phổng lên: củ to như 
bình vôi, dọc dài bằng đòn gánh. Chồng đi cày 
về nhìn mặt vợ thì “ngẩn cả người cứ tưởng là 
tiên sa xuống cõi trần”, nếu không có tiếng nói 
thì cơ hồ anh không nhận ra là vợ mình nữa. Anh 
“ngắm vợ mãi không chán mắt”. 
Để khỏi bê trễ công việc, anh thuê thợ vẽ 
hình vợ để mỗi khi ra đồng, anh treo bức tranh 
ở bờ ruộng để nhìn “cho thỏa”. Chẳng may, con 
quạ năm xưa sà xuống quắp lấy bức tranh mang 
đi thả xuống ở sân rồng (ở cung đình). “Cầm lấy 
bức truyền thần, vua ngắm nghía mãi không 
chán mắt, bụng bảo dạ: “Trong ba cung sáu viện 
của ta đã có nhiều người đẹp nhưng chưa có 
người đẹp nào đẹp bằng người đàn bà trong bức 
tranh này”. Lập tức, vua ra lệnh cho quan đại 
thần và một trăm thị vệ phải tìm cho được người 
đàn bà như trong tranh và mang về. 
Để việc tìm tòi có hiệu quả, chúng bày trò 
mở hội để mọi người đổ về xem, rồi chúng đưa 
bức tranh ra nói là tình cờ nhặt được và tìm chủ 
nhân. Chiêu này đã làm anh chàng mắc mưu – 
2 Các phần trong ngoặc kép là được trích từ truyện kể “Ai 
mua hành tôi hay là Lọ nước thần” trong Kho tàng truyện 
anh nhận mình là chủ nhân của bức tranh. 
Chúng theo anh về nhà, tìm thấy người đàn bà 
và đưa kiệu rước nàng về kinh đô mặc cho người 
chồng than khóc. 
Bị bắt vào cung, “người đàn bà không cười 
không nói, áo đẹp không mặc, đầu không chải 
và không cho một ai đến gần”. Vua buồn phiền 
vì “mọi thứ dỗ dành, dọa nạt đều không thể làm 
cho người ngọc nở một nụ cười hoặc nói lên một 
tiếng” nên hạ lệnh “ai có cách gì làm cho nàng 
cười nói lên được thì sẽ ban thưởn ... tưởng tượng của lối tư duy không tự giác giữa 
thực và ảo, giữa người và thần – tiên. 
Trở lại vấn đề, câu hỏi đặt ra là: tiên là ai? tại 
sao dân gian hay ví nhan sắc của người đẹp với 
dung nhan của tiên? Theo Đào Duy Anh tiên là 
“những người trường sinh bất lão trong thần thoại 
(Đào Duy Anh, 1992: tr. 264). Đây cũng là 
những người đã tu luyện đắc đạo, có phép thuật. 
Trong quan niệm của dân gian, thần tiên là thế 
giới của những điều được xem là lý tưởng nhất, 
nơi có những con người tốt – đẹp sinh sống, là 
cách diễn tả về một sự vật, nơi chốn nào đó hoàn 
thiện đến mức tuyệt hảo, tuyệt mỹ. Như vậy, chi 
tiết anh chồng nhìn vợ mà “cứ tưởng là tiên sa 
xuống cõi trần” cũng đồng nghĩa với việc anh 
thừa nhận, công nhận nhan sắc của vợ mình rất 
đẹp, đẹp đến mức tuyệt trần, không ngôn từ nào 
diễn tả được. Ngày nay, chúng ta vẫn gặp dấu vết 
của quan niệm này khi nghe những câu ví von 
kiểu như “đẹp như tiên” hay “đẹp như tiên giáng 
trần” hay “tuyệt vời như thế giới thần tiên”. 
Không chỉ có nhan sắc xinh đẹp, nhân vật 
người đẹp còn được dân gian miêu tả là người 
đảm đang, biết tề gia nội trợ: “vợ ở nhà quét dọn 
khắp nơi”; chịu thương chịu khó “quanh năm 
chân lấm tay bùn”, Và nhất là, cô luôn giữ 
lòng chung thủy đối với chồng: Ngay cả khi bị 
bắt vào cung – được sống trong nhung lụa, 
“người đàn bà không cười không nói, áo đẹp 
không mặc, đầu không chải và không cho một 
ai đến gần”. Lúc vua “dỗ dành” cũng không lay, 
khi vua “dọa nạt” vẫn không suy suyển. Trái lại, 
“hai vợ chồng rất thương yêu nhau” trong buổi 
hàn vi cũng như thời phú túc. 
Như vậy, đúng là truyện cổ tích rất kiệm 
ngôn trong việc miêu tả chân dung nhưng khi 
miêu tả, dân gian đã biết chọn những chi tiết đặc 
tả để diễn tả cái đẹp. Không chỉ có vẻ đẹp ngoại 
hình, nhân vật người đẹp còn được dân gian mô 
tả là có vẻ đẹp tâm hồn. Đó là người vợ đảm chữ 
công, chịu khó và giữ tiết hạnh – thủy chung 
trong đạo phu thê, Đây cũng chính là hình ảnh 
của một người phụ nữ truyền thống Việt Nam. 
3.2. Môtip người đẹp không cười - nói 
Trước hết, cần khẳng định rằng motif người 
đẹp không cười - nói là motif khá quen thuộc 
trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới. 
Chẳng hạn, truyện cổ tích Nga có câu chuyện 
Nàng công chúa không cười; còn ở Việt Nam 
cũng có truyện cổ tích Làm cho công chúa nói 
được, nội dung kể về một nàng công chúa vì 
nguyên do nào đó mà bổng nhiên không 
cười/nói. Vua cha truyền lệnh: ai làm cho công 
chúa cười/nói được thì sẽ được gả công chúa. 
Cuối cùng, có một anh hùng/ hoàng tử hay anh 
Mồ Côi (ở Việt Nam) đã làm được việc này và 
được cưới công chúa. Trong truyện cổ Andersen 
cũng có truyện Bầy chim thiên nga. Truyện kể 
rằng: do lòng ghen ghét, độc ác, mụ hoàng hâu 
– phù thủy đã biến mười một hoàng tử thành các 
con thiên nga, và biến nàng công chúa út Li dơ 
trở nên xấu xí. Theo sự mách bảo của bà tiên, để 
cứu được các hoàng tử thì nàng công chúa út 
phải lấy cây tầm ma, dệt thành mười một chiếc 
áo cho các anh. Trong thời gian này, nàng công 
chúa tuyệt đối “không được nói được cười”, nếu 
không sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng của các 
hoàng tử. 
Theo thống kê trong truyện Lọ nước thần, từ 
lúc người đẹp bị bắt vào cung, cụm từ “cười – 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
103 
nói” xuất hiện đến 10 lần. Rõ ràng, sự xuất hiện 
với tần số cao như vậy là có sự chủ ý, có ý đồ 
của tác giả dân gian. Trong đó 05 lần đầu – tức 
lúc mà vợ chồng đang sống cảnh chia xa, cụm 
từ này xuất hiện với nghĩa phủ định “không cười 
nói”; còn 05 lần sau, nó xuất hiện với nghĩa 
khẳng định – tích cực. Chúng tôi điểm qua các 
cung bậc tích cực này như: 
- Tiếng rao của anh chồng vọng vào cung 
càng rõ thì “nét mặt vợ anh tự nhiên mỗi 
lúc mỗi tươi”; 
- Khi nhìn thấy mặt chồng thì “vợ anh cười 
lên một tiếng”; 
- Rồi sau đó là “người đàn bà lần đầu tiên 
cười nói” hoặc “người đẹp nói cười” hay 
“vợ anh hàng hành cười ngặt nghẽo”. 
Trong Từ điển type truyện dân gian Việt 
Nam, đoạn này được gọi là “người đàn bà có nét 
mặt u sầu” (Nguyễn Thị Huế, 2012: tr. 287). 
Tuy nhiên, theo chúng tôi phần này nên được 
định danh là “người đàn bà không cười/nói” thì 
chính xác hơn. 
Tiếng cười là một phản ứng tự nhiên, là hành 
động thể hiện trạng thái cảm xúc – chủ yếu là 
tích cực của con người. Đây là là phản ứng chỉ 
riêng con người mới có. Tiếng cười được phân 
chia thành tiếng cười sinh lý (bị cù mà cười), 
tiếng cười bệnh lý (do rối loạn, do bị điên) và 
tiếng cười tâm lý. Cũng tương tự, tiếng nói (hay 
ngôn ngữ nói) là phương tiện giao tiếp chỉ riêng 
có ở con người. Nó là lớp vỏ để truyền tải tư 
tưởng, để bày tỏ tình cảm của con người, là 
phương tiện giao tiếp giữa con người với nhau, 
giữa con người và thế giới thần linh. Nhờ ngôn 
ngữ mà con người hiểu được nhau, nhận ra 
nhau. Thông thường, các truyện đều kể rằng 
nhân vật không cười thì cũng không nói hay nói 
cách khác hành động cười – nói thường song 
hành với nhau. 
Tiếng cười trong truyện Lọ nước thần là 
tiếng cười tâm lý, nó thể hiện niềm vui, sự hạnh 
phúc, sự đồng thuận và chấp nhận. Nó biểu hiện 
sức sống mãnh liệt, tràn đầy. Chính vì vậy mà 
khi nghe tiếng rao của anh chồng vọng vào thì 
“nét mặt vợ anh tự nhiên mỗi lúc mỗi tươi” và 
đến khi nhìn thấy mặt chồng thì “vợ anh cười 
lên một tiếng”. Rõ ràng, ở đây tiếng cười của 
người vợ khi tái ngộ chồng là tiếng cười của sự 
vui mừng, của niềm hạnh phúc. Chúng tôi đặc 
biệt chú ý chi tiết tiếng cười của vợ chỉ bật lên, 
thốt ra từ khi nhận ra giọng chồng, từ khi nghe 
tiếng rao của chồng. Hình ảnh này cho chúng ta 
thấy được rằng: tiếng cười thực sự có sức mạnh, 
có ma lực mang lại sự sống, tạo ra sự sống và tái 
tạo sự sống. Trước đó, truyện kể rằng: Chồng đi 
cày về nhìn mặt vợ đã trở nên trắng xinh thì 
“ngẩn cả người”, nếu không có tiếng nói thì cơ 
hồ anh không nhận ra là vợ mình nữa. Trong ca 
dao Việt Nam, dân gian cũng cho rằng: “Chim 
khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng 
dịu dàng dễ nghe”. Như vậy, mỗi người có một 
tiếng nói/giọng nói riêng. Nói cách khác, tiếng 
nói/giọng nói gắn với con người, là cách thể 
hiện tính cách, bản tính của người đó. Vì thế, 
vợ/chồng nhận ra tiếng nói/ giọng nói của nhau 
cũng là nhận ra con người của nhau vậy. Chính 
vì vậy người Trung Quốc thường nói đồng 
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. 
Ở thái cực ngược lại, từ khi người vợ bị bắt 
vào cung – tức từ khi vợ chồng phải chia xa thì 
tiếng cười cũng im bặt. Tình tiết này chúng ta 
cũng thấy xuất hiện trong truyện Thạch Sanh: từ 
lúc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, mạo nhận 
cướp công thì “công chúa buồn thương rầu rĩ và 
bặt câm, không hé môi nói nửa lời” làm cho việc 
tổ chức cưới xin của Lý Thông phải đình hoãn. 
Hành động không cười nói là một cách thể hiện 
thái độ bất bình, sự không thỏa hiệp trước những 
hành động bất công, sai trái. Chính vì thế mà nhà 
vua phải tìm mọi cách chữa trị cả bệnh lý, cả tâm 
bệnh để người đẹp nói được, để người đẹp chấp 
nhận, đón nhận nhà vua. 
Ngoài ý nghĩa vừa nêu, các nhà nghiên cứu 
còn cho rằng, môtip người đẹp không cười/nói 
còn phản ánh các nghi lễ mang tính ma thuật. 
Khi nghiên cứu về tiếng cười nghi lễ trong 
folklore, Propp đã dẫn ra rất nhiều truyện kể để 
chứng minh, giải thích rằng: tiếng cười là một 
biện pháp ma thuật dùng để tạo ra sự sống 
(Nhiều tác giả, 2003: tr 590 - 594). Trong quan 
niệm của nhiều tộc người thì thế giới người chết 
là thế giới không có tiếng cười. Một số truyện 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
104 
kể rằng khi người sống du hành vào thế giới kẻ 
chết họ luôn phải tuân thủ nguyên tắc này: 
không được mở miệng, không được cười, nếu 
không sẽ bị phát hiện và trừ khử. Sự cấm kỵ này, 
một mặt là sự thể hiện “sự nhập vai, nhập thân” 
của người thực hành nghi lễ, mặt khác có thể 
xem hành động này như là một hình thức thử 
thách để nhân vật được nhận phần thưởng. Ở 
Việt Nam, trước đây trong nghi lễ phồn thực hay 
trong các phiên chợ “Âm phủ” của một số địa 
phương ở miền Bắc Việt Nam vẫn có điều cấm 
kỵ cho những người tham gia là phải làm trong 
bóng tối và không được nói (Nguyễn Bích Hà, 
1998: tr. 83-84). 
Như vậy, môtip người đẹp không cười – nói 
mang một ý nghĩa rất quan trọng trong truyện cổ 
tích Lọ nước thần. Một mặt, môtip này diễn kể, 
bao hàm hết phần nội dung mang tính kịch tính 
nhất trong cốt truyện (là phần người đẹp bị bắt 
cóc và quá trình tìm gặp lại), mặt khác nó còn 
phản ánh, lưu dấu nhiều nét văn hóa thú vị - 
tiếng cười ma thuật là một trong số đó. 
3.3. Về thi pháp điểm nhìn 
Điểm nhìn (point of view) không chỉ đơn 
thuần là thị giác, mà nó còn liên quan đến việc 
cảm nhận và quan điểm của người kể chuyện. 
Điều đó có nghĩa là điểm nhìn bao hàm ý nghĩa 
sâu xa hơn, đó là sự phán đoán về giá trị, đạo 
đức và nhận xét 
Truyện kể dân gian được hình thành từ lời kể 
của các nghệ nhân. Thông thường, người kể 
cũng đồng thời chính là tác giả của truyện. Điểm 
nhìn trần thuật chủ yếu từ vai người kể chuyện 
– tức nhân vật xưng tôi, ngôi thứ nhất số ít. Hay 
nói cụ thể hơn, người kể là kẻ “biết tuốt mọi sự”. 
Do vậy, lời nhận định về ngoại hình của người 
đẹp như “chị ta trở nên xinh xắn trắng trẻo, nhan 
sắc mỹ miều ít ai sánh kịp” cũng chính là nhận 
định của chính tác giả - người kể. Đây là lời kể 
mang tính trung tính, thể hiện sự khách quan nên 
dễ thuyết phục người nghe. 
Có khi, tác giả trao quyền kể chuyện cho 
nhân vật, tức trao điểm nhìn cho nhân vật. Đây 
3 Ngoài truyện này, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam còn 
có truyện Tú Uyên cũng đề cập đến bức tranh. Như vậy, 
đây là hai truyện hiếm hoi có đề cập đến hội họa của người 
là một việc làm khôn khéo, nó tránh được sự đơn 
điệu vì tác phẩm có nhiều người cùng tham gia 
kể chuyện. Tác giả mượn nhân vật kể chuyện 
nói lên những điều mà tác giả không tiện nói ra. 
Cũng có thể mượn lời nhân vật để tăng tính 
khách quan, tạo nhiều cách đánh giá khác nhau 
làm tăng cường tính đối thoại dân chủ. Đây là 
đoạn cảm nhận đó: anh chồng đi làm về “nhìn 
mặt vợ thì ngẩn cả người cứ tưởng là tiên sa 
xuống cõi trần”. Bên cạnh đó, truyện còn xuất 
hiện chi tiết khá đặc biệt: người họa sĩ vẽ “bức 
truyền thần”. Ở đây, điểm nhìn đã được tác giả 
trao cho người họa sĩ. Đây là điểm nhìn trực tiếp 
– một sáng tạo của dân gian. 
Ngoài ra, trong truyện còn xuất hiện một 
điểm nhìn khá lạ, và độc đáo, đó là điểm nhìn 
gián tiếp. Ở đây, dân gian cũng trao cho điểm 
nhìn cho nhân vật nhưng là để nhìn gián tiếp 
qua bức tranh3. Tuy chỉ là nhìn qua tranh nhưng 
do tài năng, họa sĩ vẽ đạt đến mức “truyền thần” 
nên cái nhìn gián tiếp cũng như trực tiếp. Hay 
nói cách khác, ở đây điểm nhìn của người họa sĩ 
với nhân vật anh chồng, ông vua đã đạt đến mức 
đồng điệu, hòa làm một. Có thế ông vua mới 
bụng bảo dạ: “Trong ba cung sáu viện của ta đã 
có nhiều người đẹp nhưng chưa có người nào 
đẹp bằng người đàn ba trong bức tranh này”. Có 
thế mỗi khi ra đồng làm việc anh chồng mới 
“treo bức tranh ở bờ ruộng để nhìn cho thỏa”. 
Điểm nhìn này một mặt vẫn đảm bảo tính khách 
quan, mặt khác tạo nên sự lạ hóa, đột biến. 
Có khi dân gian đã mở rộng điểm nhìn bằng 
cách đối chiếu, so sánh – thường là so sánh nhất 
- cực cấp với thế giới xung quanh. Dạng so sánh 
này cho người đọc biết rằng: đây chính là người 
đẹp nhất trong làng, trong nước, trong “ba cung 
sáu viện”. Công thức của dạng so sánh này là “ít 
ai/khó bề sánh kịp” hay “chưa có người nào đẹp 
bằng”. Chẳng hạn như: “chị ta trở nên xinh xắn 
trắng trẻo, nhan sắc mỹ miều ít ai sánh kịp” hay 
“trong ba cung sáu viện của ta đã có nhiều người 
đẹp nhưng chưa có người nào đẹp bằng người 
đàn ba trong bức tranh này”. 
Việt. Cùng với hội họa, thi phú, âm nhạc cũng đã “thâm 
nhập” vào truyện cổ tích. Đây là một gợi mở thú vị mà khi 
có dịp, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
105 
Như vậy, ở đây dân gian đã vận dụng nhiều 
điểm nhìn khác nhau đề soi chiếu, để làm sáng 
tỏ hình ảnh cô gái đẹp. Nhờ sự sáng tạo này làm 
cho hình ảnh cô gái đẹp hiện lên đủ sức thuyết 
phục người đọc, người nghe. 
4. Kết luận 
Như vậy, Lọ nước thần là một truyện cổ tích 
thần kỳ tiêu biểu, thuộc type truyện “Người 
đẹp/công chúa bị bắt cóc” mà gắn liền với nó là 
motif người đẹp không cười - nói. Truyện có rất 
nhiều đặc trưng thi pháp trong việc xây dựng 
nhân vật – nhất là chi tiết đặc tả làn da trắng. 
Bên cạnh đó, dân gian đã vận dụng nhiều góc 
nhìn khác nhau để làm cho hình tượng người 
đẹp hiện lên đủ sức thuyết phục, cuốn hút. Một 
mặt, những chi tiết, thủ pháp này thể hiện quan 
niệm, thị hiếu thẩm mỹ của người Việt, mặt 
khác nó cũng cho thấy những nét cách tân, sáng 
tạo của tác giả dân gian. 
Tài liệu tham khảo 
Đào Duy Anh (1992). Hán Việt tự điển. Hà Nội, Nxb 
Khoa học Xã hội. 
Aarne, A. (1910). Verzeichnis der Marchentypen. 
Thompson, S. (trans.) (1961). The Type of the 
Folktale: Classification and Bibliography. 
588 pp. 
Nguyễn Đổng Chi (2015). Kho tàng truyện cổ tích 
Việt Nam (tập 1 - tái bản lần thứ 8). Tp. Hồ 
Chí Minh, Nxb Giáo dục. 
Nguyễn Tấn Đắc (2013). Về type, motif và tiết truyện 
Tấm Cám. Hà Nội: Nxb Thời Đại. 
Nguyễn Xuân Đức (2015). Thi pháp truyện cổ tích 
thần kỳ người Việt. Hà Nội, Nxb Văn hóa 
Dân tộc. 
Nguyễn Bích Hà (1998). Thạch Sanh và kiểu truyện 
dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam Á. Hà Nội, 
Nxb Giáo dục. 
Lương Văn Hồng (2006). Truyện cổ Grimm – toàn 
tập, tái bản lần thứ 8. Hà Nội, Nxb Văn học. 
Nguyễn Thị Huế (chủ biên) (2012). Từ điển type truyện 
dân gian Việt Nam. Hà Nội, Nxb Lao động. 
Nguyễn Thành Luân (2017). Nhân vật cô gái đẹp 
trong truyện cổ tích người Việt. Luận văn 
Thạc sĩ, Thư viện trường Đại học Văn Hiến. 
Nhiều tác giả dịch thuật (2003). Tuyển tập V. Ia. 
Propp - tập II, “Tiếng cười nghi lễ trong 
folklore”. Hà Nội, Nxb Văn hóa dân tộc, tr. 
589-654. 

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_thi_phap_truyen_co_tich_lo_nuoc_than.pdf