Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Nhằm xác định tỉ lệ các vi khuẩn, virus gây viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi và độ

nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn này

Đối tượng, phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở 84 bệnh nhi từ 2 đến 59 tháng

được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng và điều trị tại khoa Nhi D (khoa hô hấp) Bệnh viện Bệnh Nhiệt

Đới từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2020. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng lúc nhập viện

theo WHO. Hút dịch khí quản qua đường mũi để nuôi cấy định danh vi khuẩn và xét nghiệm Real-Time

PCR phết mũi hầu.

Kết quả: Cấy NTA dương tính 51,2%. H. influenzae cao nhất (55,8%); Kế đến là S. pneumoniae

(34,9%); đồng nhiễm 2 vi khuẩn (H. influenzae và S. pneumoniae) chiếm 7%. Độ nhạy cảm kháng

sinh: H. influenzae nhạy 95,8% với Ceftriaxone, 66,7% với Macrolid và 50% với Amoxcillin-clavulanate.

S.pneumoniae nhạy 100% với Ceftriaxone và Vancomycin, 86,7% với Penicillin, nhạy với Macrolid chỉ

6,7%. S. aureus hoàn toàn kháng Oxacillin, nhạy 100% với Vancomycin, Rifampicin và Trimethoprim/

Sulfamethoxazole. Corynebacterium non-diptheria nhạy 100% với Penicillin, Ciprofloxacin, Levofloxacin,

Rifampicin, Vancomycin. Kháng Oxacillin, Clindamycin và Trimethoprim/ Sulfamethoxazole. PCR phết mũi

hầu tìm virus dương tính 47,6%. RSV cao nhất 45%, kế đến là Rhinovirus với 30%, Cúm A 22,5%, thấp nhất

là Adenovirus (17,5%). 15% đồng nhiễm 2 loại virus. 22,6% đồng nhiễm vi khuẩn và virus.

Kết luận: Xác định tác nhân viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi là cần thiết, nhằm định hướng

sử dụng kháng sinh thích hợp, góp phần giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong do viêm phổi gây ra.

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 6560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Trung ương Huế 
20	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi ặng...
Nghiên cứu
ĐẶC ĐIỂM TÁC NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI NẶNG 
Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN
BỆNH NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngô Minh Xuân1*
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm xác định tỉ lệ các vi khuẩn, virus gây viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi và độ 
nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn này
Đối tượng, phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở 84 bệnh nhi từ 2 đến 59 tháng 
được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng và điều trị tại khoa Nhi D (khoa hô hấp) Bệnh viện Bệnh Nhiệt 
Đới từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2020. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng lúc nhập viện 
theo WHO. Hút dịch khí quản qua đường mũi để nuôi cấy định danh vi khuẩn và xét nghiệm Real-Time 
PCR phết mũi hầu.
Kết quả: Cấy NTA dương tính 51,2%. H. influenzae cao nhất (55,8%); Kế đến là S. pneumoniae 
(34,9%); đồng nhiễm 2 vi khuẩn (H. influenzae và S. pneumoniae) chiếm 7%. Độ nhạy cảm kháng 
sinh: H. influenzae nhạy 95,8% với Ceftriaxone, 66,7% với Macrolid và 50% với Amoxcillin-clavulanate. 
S.pneumoniae nhạy 100% với Ceftriaxone và Vancomycin, 86,7% với Penicillin, nhạy với Macrolid chỉ 
6,7%. S. aureus hoàn toàn kháng Oxacillin, nhạy 100% với Vancomycin, Rifampicin và Trimethoprim/ 
Sulfamethoxazole. Corynebacterium non-diptheria nhạy 100% với Penicillin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, 
Rifampicin, Vancomycin. Kháng Oxacillin, Clindamycin và Trimethoprim/ Sulfamethoxazole. PCR phết mũi 
hầu tìm virus dương tính 47,6%. RSV cao nhất 45%, kế đến là Rhinovirus với 30%, Cúm A 22,5%, thấp nhất 
là Adenovirus (17,5%). 15% đồng nhiễm 2 loại virus. 22,6% đồng nhiễm vi khuẩn và virus.
Kết luận: Xác định tác nhân viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi là cần thiết, nhằm định hướng 
sử dụng kháng sinh thích hợp, góp phần giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong do viêm phổi gây ra.
Từ khoá: Viêm phổi nặng, trẻ nhỏ, vi khuẩn, virus
ABSTRACT
ETIOLOGY OF SEVERE PNEUMONIA IN CHILDREN AGED FROM 2 MONTHS TO 5 
YEARS AT THE HO CHI MINH CITY HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES 
Ngo Minh Xuan1*
Objectives: To determine the prevalence of bacteria and viruses causing severe pneumonia in children 
from 2 months to 5 years old and the antibiotic sensitivity of these bacteria. 
1Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, Tp Hồ 
Chí Minh
- Ngày nhận bài (Received): 02/05/2021; Ngày phản biện (Revised): 01/06/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/06/2021
- Người phản hồi (Corresponding author): Ngô Minh Xuân
- Email: xuanlien62@pnt.edu.vn; SĐT: 0903861784
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 21
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng 
đầu gây tử vong ở trẻ 1-59 tháng [1]. Năm 2015 có 
920.136 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi, 
chiếm 16% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi 
[2]. Việt Nam là một trong 15 quốc gia có số lượt mắc 
viêm phổi cộng đồng cao nhất toàn cầu [3].
Trẻ em có thể được bảo vệ khỏi viêm phổi, có 
thể được ngăn ngừa bằng các can thiệp đơn giản, 
và được điều trị với chi phí thấp. Chẩn đoán viêm 
phổi trên lâm sàng không khó khăn nhưng làm sao 
để biết được tác nhân gây bệnh vẫn còn là một vấn 
đề. Nguyên nhân gây viêm phổi bao gồm virus, vi 
khuẩn và nấm. Nghiên cứu của Wujun Jiang báo 
cáo năm 2017, có 70,1% bệnh nhân được xác định 
tác nhân gây CAP, trong đó đồng nhiễm vi khuẩn 
và virus chiếm 34,6% [4]. Mầm bệnh có thể xảy 
ra đồng nhiễm hai hoặc hơn hai virus, hoặc đồng 
nhiễm virus và vi khuẩn là rất phổ biến. Tỷ lệ đồng 
nhiễm có thể lên đến 75% các trường hợp viêm phổi 
cộng đồng ở trẻ em [5,6]. Gánh nặng của việc đồng 
nhiễm này trong CAP ở trẻ em đặt ra nhu cầu cần 
thiết về khả năng phát hiện, chẩn đoán sớm chính 
xác mầm bệnh.
Thực tế trên lâm sàng chúng ta không thể phân 
biệt chắc chắn vi trùng hay siêu vi dựa vào triệu 
chứng hay X-quang phổi [7-9]. Tại bệnh viện Bệnh 
Nhiệt Đới, tất cả các ca viêm phổi nặng đều dùng 
kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm, chưa được 
thực hiện kỹ thuật hút dịch khí quản qua đường 
mũi để định danh vi khuẩn. Trong những năm qua, 
hầu hết các tác giả nghiên cứu tập trung vào vấn đề 
kháng thuốc của vi khuẩn, rất ít nghiên cứu đề cập 
đến tác nhân siêu vi. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến 
hành đề tài này nhằm xác định tỉ lệ các vi khuẩn, 
virus gây viêm phổi nặng và độ nhạy cảm kháng 
sinh của các vi khuẩn này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
Dân số chọn mẫu: Bệnh nhi từ 2 đến 59 tháng 
được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng và điều 
trị tại khoa Nhi D (khoa hô hấp) Bệnh viện Bệnh 
Nhiệt Đới từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2020.
Chọn mẫu không xác suất, theo thứ tự.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng 
Methods: A cross-sectional study was conducted in 84 pediatric patients from 2 to 59 months of age 
who were diagnosed with severe community-acquired pneumonia and treated at the Pediatrics Department 
D (respiratory department) of the HCMC Hospital for Tropical Diseases between October 2019 and October 
2020. WHO diagnostic criteria for severe community-acquired pneumonia on admission was addopted. 
Nasotracheal aspiration for bacterial identification and Real-Time PCR testing of nasopharyngeal swabs. 
Results: NTA culture was positive 51.2%. H. influenzae was highest (55.8%); Next is S. pneumoniae 
(34.9%); co-infection with 2 bacteria (H. influenzae and S. pneumoniae) accounted for 7%. Antibiotic 
sensitivity: H. influenzae is 95.8% sensitive to Ceftriaxone, 66.7% to Macrolide and 50% to Amoxcillin-
clavulanate. S.pneumoniae is 100% sensitive to Ceftriaxone and Vancomycin, 86.7% to Penicillin, and 
only 6.7% to Macrolide. S. aureus is completely resistant to Oxacillin, 100% sensitive to Vancomycin, 
Rifampicin and Trimethoprim/ Sulfamethoxazole. Corynebacterium non-diptheria is 100% sensitive to 
Penicillin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Rifam ...  và bocavirus là nguyên nhân 
phổ biến gây nhiễm trùng hô hấp trên và liên quan 
đến sự lan truyền virus kéo dài [29]. RSV thường 
gặp trẻ viêm phổi dưới 18 tháng tuổi [30]. RSV là 
nguyên nhân của 1/3 viêm phổi tử vong trẻ nhũ nhi 
và cũng là nguyên nhân của 10% viêm phổi nặng. 
RSV thường gây khò khè dẫn đến nhập viện và sử 
dụng kháng sinh không cần thiết [31]. Trong một 
nghiên cứu ở Brazil, virus chiếm 48,5%, trong đó 
RSV chiếm 44%. RSV chiếm 26% các trường hợp 
nhiễm trùng hô hấp dưới đe dọa mạng sống [32]. 
Trong một nghiên cứu RSV trong viêm phổi cộng 
đồng trẻ em ở Brazil cho thấy RSV chiếm 23,1%. 
Phân tích đa biến cho thấy trẻ dưới 1 tuổi, CRP 
<48mg/dl và đồng nhiễm vi khuẩn có mối liên quan 
độc lập với sự hiện diện của RSV [33].
Ngày nay, với kỹ thuật PCR, Rhinovirus được 
phát hiện ngày càng nhiều, khoảng 11-53% trường 
hợp nhiễm Rhinovirus bị viêm phổi. Ngoài ra, 
còn có influenza virus, human metapneumovirus, 
adenovirus, coronavirus. Viêm phổi do adenovirus 
tuy chiếm 2-12% nhưng gây viêm phổi hoại tử nặng 
và tử vong [34]. 
Một nghiên cứu ở Bangladesh, Influenza virus 
tìm thấy trong 10% trường hợp viêm phổi trẻ em, 
nhưng chỉ 28% tất cả trẻ em phát hiện có virus cúm 
bị viêm phổi [35]. Ở Trung Quốc, Influenza virus 
chiếm 17% phết mũi hầu dương tính ở trẻ bị viêm 
phổi [36]. Trong một nghiên cứu ở Papua New 
Guinea, virus chiếm 86% viêm phổi trẻ em và 73% 
các trường hợp không triệu chứng [37]. Rhinovirus 
dương tính thì CRP tăng cao hơn và thâm nhiễm 
phế nang thường gặp hơn so với RSV, Influenza 
virus [38]. Một nghiên cứu ở Nhật Bản trẻ bị viêm 
phổi phát hiện Rinovirus chiếm 14,5%, kế đến RSV, 
Para-influenza, Metapneumovirus và Bocavirus 
chiếm lần lượt 9,4%, 7,2%, 7,4% và 2, 9% [39].
4.4. Đồng nhiễm virus và vi khuẩn
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 19 trường 
hợp đồng nhiễm vi khuẩn và virus chiếm 22,6%. 
H. influenzae và S. pneumoniae đồng nhiễm với 
virus chiếm tỷ lệ bằng nhau (36,8%). Trong đó, 
H.influenzae đồng nhiễm với RSV và Adenovirus 
cao nhất còn S.pneumoniae thì đồng nhiễm với RSV 
và Rhinovirus cao nhất. Trong 1 nghiên cứu của 
bệnh viện nhi đồng của trường đại học Soochow ở 
tỉnh Giang Tô, Trung Quốc năm 2015 ghi nhận tỷ lệ 
đồng nhiễm là 34,6% (293 trong số 846) bệnh nhi. 
Trong số 293 bệnh nhân đồng nhiễm thì đồng nhiễm 
hai tác nhân là 220 (75,1%) bệnh nhân, ba tác nhân 
là 60 (20,5%) bệnh nhi và trên bốn tác nhân là 13 
(4,4%) bệnh nhi. Bệnh nhân đồng nhiễm có tỷ lệ 
nhập PICU cao hơn [4].
Đa số là virus và 1 số ít là vi khuẩn tham gia vào 
quá trình sinh bệnh nhưng nguyên nhân hỗn hợp là 
thường gặp hơn với tỷ lệ ngày càng được xác định rõ 
ràng [40]. Trình tự thường xuyên nhất là sự xuất hiện 
của bội nhiễm vi khuẩn sau nhiễm virus đường hô hấp, 
với sự gia tăng đáng kể về số lượng và độc lực của vi 
khuẩn [40]. Điển hình là bệnh viêm phổi do phế cầu 
khuẩn sau nhiễm cúm làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử 
vong ở trẻ nhỏ và người già [41]. Đồng nhiễm virus 
và vi khuẩn đã được chứng minh bởi mức độ nặng của 
nhiễm trùng hô hấp trên và dưới ở trẻ nhỏ khi đồng 
nhiễm Haemophilus, Moraxella catarrhalis, Klebsiella 
pneumoniae, Streptococcus pneumoniae với virus 
parainfluenza, Rhinovirus, và Bocavirus [42]. 
Ở trẻ nhỏ, Đồng nhiễm RSV và phế cầu có thể 
làm nặng hơn và tăng tỷ lệ nhập viện [43]. Đồng 
nhiễm vi khuẩn ‐ virus đặc biệt quan trọng trong 
bệnh xơ nang (CF). Trong những bệnh nhân này, 
vi rút có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc 
mở đường cho tổn thương chính và xâm nhập của vi 
khuẩn. Sau đó vi-rút có thể đóng vai trò là tác nhân 
gây ra “đợt cấp CF” [44]. Virus thúc đẩy sự phát 
triển của vi khuẩn bằng cách làm suy giảm thanh 
thải chất nhầy, virus có thể ảnh hưởng trực tiếp đến 
sự xâm nhập của vi khuẩn thông qua nhiều cơ chế. 
V. KẾT LUẬN
Cấy NTA dương tính 51,2%. H.influenzaecao 
nhất (55,8%); Kế đến là S.pneumoniae (34,9%); 
đồng nhiễm 2 vi khuẩn (H.influenzae và S. 
pneumoniae) chiếm 7%. Trẻ từ 2 tháng đến 59 tháng 
đều có thể nhiễm 2 loại vi khuẩn này.
Độ nhạy cảm kháng sinh: H.influenzaenhạy 
95,8% với Ceftriaxone, 66,7% với Macrolid và 
50% với Amoxcillin-clavulanate. S.pneumoniae 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 29
nhạy 100% với Ceftriaxone và Vancomycin, 86,7% với 
Penicillin, nhạy với Macrolid chỉ 6,7%. S. aureus hoàn 
toàn kháng Oxacillin, nhạy 100% với Vancomycin, 
Rifampicin và Trimethoprim/ Sulfamethoxazole. 
Corynebacterium non-diptheria nhạy 100% với 
Penicillin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Rifampicin, 
Vancomycin. Kháng Oxacillin, Clindamycin và 
Trimethoprim/ Sulfamethoxazole.
PCR phết mũi hầu tìm virus dương tính 47,6%.
RSV cao nhất 45%, kế đến là Rhinovirus với 30%, 
Cúm A 22,5%, thấp nhất là Adenovirus (17,5%). Trẻ 
từ 2 tháng đến 59 tháng đều có thể nhiễm 4 loại 
virus này. 15% đồng nhiễm 2 loại virus. 22,6% đồng 
nhiễm vi khuẩn và virus.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khan MR, Begum S. Isolated gallbladder injury 
from blunt abdominal trauma: A rare co-incidence. 
J Pak Med Assoc. 2020. 70 (Suppl 1): S95-S98.
2. WHO. Fact sheet on Pneumonia 2016.
3. Igor Rudan aCB-P, b Zrinka Biloglav,c Kim 
Mulhollandd & Harry Campbelle. Epidemiology 
and etiology of childhood pneumonia. Bulletin of 
the World Health Organization 2008. 86: 408-416.
4. Jiang W, Wu M, Zhou J, Wang Y, Hao C, Ji 
W, et al. Etiologic spectrum and occurrence 
of coinfections in children hospitalized with 
community-acquired pneumonia. BMC Infect 
Dis. 2017. 17: 787.
5. Jain S, Williams DJ, Arnold SR, Ampofo K, 
Bramley AM, Reed C, et al. Community-
acquired pneumonia requiring hospitalization 
among U.S. children. N Engl J Med. 2015. 372: 
835-45.
6. le Roux DM, Myer L, Nicol MP, Zar HJ. 
Incidence and severity of childhood pneumonia 
in the first year of life in a South African birth 
cohort: the Drakenstein Child Health Study. 
Lancet Glob Health. 2015. 3: e95-e103.
7. Harris M, Clark J, Coote N, Fletcher P, Harnden 
A, McKean M, et al. British Thoracic Society 
guidelines for the management of community 
acquired pneumonia in children: update 2011. 
Thorax. 2011. 66 Suppl 2: ii1-23.
8. Paulo J.C Marostica RTS. Community-acquired 
bacterial pneumonia. Kendig’s Disorders of the 
Respiratory Tract in Children. 2012. 8th edition: 
pp.461-72.
9. Tessa Wardlaw EWJaMH. Pneumonia – The 
forgotten killer of children. The United Nations 
Children’s Fund (UNICEF)/World Health 
Organization (WHO). . 2006.
10. WHO. Hospital care for children - Guidelines 
for the management of common childhood 
illnesses. 2005. Second edition, pp. 80-91.
11. Vân PH. Đàm, dịch hút đàm trên khí quản qua mũi, 
dịch hút rửa khí quản qua nội soi và cấy đàm, 
bệnh phẩm chứa đàmKỹ thuật xét nghiệm vi sinh 
lâm sàng 2006: tr. 67-78.
12. Gereige RS , Laufer PM. Pneumonia. Pediatr 
Rev. 2013. 34: 438-56; quiz 455-6.
13. Ngân QN. Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của 
viêm phổi cộng đồng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi 
tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ từ tháng 1/2013 
đến tháng 5/2013. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại 
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2013.
14. Giang CPH. Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều 
trị của trẻ em viêm phổi nặng cần thở oxy tại bệnh 
viện Nhi Đồng 2. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội 
trú, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2014.
15. Mooris G, Howie S, Ideh R, et al. Pneumococcus 
and non-typeable Haemophilus influenzae in 
servere childhood pneumoniae in the Gambia, 
West Africa: implications for vaccin policy. 
International Symposium on Pneumococci and 
Pneumococcal Díeases. 2010. in 7th.
16. Nguyen TK, Tran TH, Roberts CL, Graham 
SM, Marais BJ. Child pneumonia - focus on the 
Western Pacific Region. Paediatr Respir Rev. 
2017. 21: 102-110.
17. Gentile A, Bardach A, Ciapponi A, Garcia-Marti 
S, Aruj P, Glujovsky D, et al. Epidemiology of 
community-acquired pneumonia in children of 
Latin America and the Caribbean: a systematic 
review and meta-analysis. Int J Infect Dis. 2012. 
16: e5-15.
18. Ji W, Chen ZR, Zhou WF, Sun HM, Li BQ, Cai 
LH, et al. [Etiology of acute respiratory tract 
Bệnh viện Trung ương Huế 
30	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Đặc điểm tác nhân gây bệnh viêm phổi ặng...
infection in hospitalized children in Suzhou 
from 2005 to 2011]. Zhonghua Yu Fang Yi Xue 
Za Zhi. 2013. 47: 497-503.
19. Nhan TX, Parienti JJ, Badiou G, Leclercq R, 
Cattoir V. Microbiological investigation and 
clinical significance of Corynebacterium spp. in 
respiratory specimens. Diagn Microbiol Infect 
Dis. 2012. 74: 236-41.
20. Díez-Aguilar M, Ruiz-Garbajosa P, Fernández-
Olmos A, Guisado P, Del Campo R, Quereda C, 
et al. Non-diphtheriae Corynebacterium species: 
an emerging respiratory pathogen. Eur J Clin 
Microbiol Infect Dis. 2013. 32: 769-72.
21. Loan TTT. Tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi 
cộng đồng và sự nhạy cảm kháng sinh. Tạp chí y 
học thành phố Hồ Chí Minh. 2012. 16: tr. 1-10.
22. Hoa NQ, Trung NV, Larsson M, Eriksson B, Phuc 
HD, Chuc NT, et al. Decreased Streptococcus 
pneumoniae susceptibility to oral antibiotics 
among children in rural Vietnam: a community 
study. BMC Infect Dis. 2010. 10: 85.
23. Tapiainen T, Aittoniemi J, Immonen J, Jylkkä 
H, Meinander T, Nuolivirta K, et al. Finnish 
guidelines for the treatment of community-
acquired pneumonia and pertussis in children. 
Acta Paediatr. 2016. 105: 39-43.
24. Simon L H, Parikh K, Williams D.J, et 
al Management of Community-Acquired 
Pneumonia in Hospitalized Children. Curent 
Treatment Options in Pediatrics. 2015. 1 (1): pp. 
59-75.
25. Funke G, von Graevenitz A, Clarridge JE, 
3rd, Bernard KA. Clinical microbiology of 
coryneform bacteria. Clin Microbiol Rev. 1997. 
10: 125-59.
26. Soriano F, Zapardiel J, Nieto E. Antimicrobial 
susceptibilities of Corynebacterium species and 
other non-spore-forming gram-positive bacilli 
to 18 antimicrobial agents. Antimicrob Agents 
Chemother. 1995. 39: 208-14.
27. Babay HA. Pleural effusion due to 
Corynebacterium propinquum in a patient with 
squamous cell carcinoma. Ann Saudi Med. 2001. 
21: 337-9.
28. Skevaki CL PN, Tsakris A. microbiologic 
diagnosis of the respiratory illness: practical 
applications. Kendig and Chernick’s Disorders 
of the Respiratory Tract in Children. 2012. 8th 
edition: pp.399-410.
29. Pavia AT. What is the role of respiratory viruses 
in community-acquired pneumonia?: What is the 
best therapy for influenza and other viral causes 
of community-acquired pneumonia? Infect Dis 
Clin North Am. 2013. 27: 157-75.
30. García-García M. L. CC, Pozo F., et al. Spectrum of 
respiratory viruses in children with community-
acquired pneumonia. The Pediatric infectious 
disease journal. 2012. 31: pp. 808-813.
31. Nair H, Nokes DJ, Gessner BD, Dherani M, 
Madhi SA, Singleton RJ, et al. Global burden 
of acute lower respiratory infections due to 
respiratory syncytial virus in young children: a 
systematic review and meta-analysis. Lancet. 
2010. 375: 1545-55.
32. Nathan AM, Rani F, Lee RJ, Zaki R, Westerhout 
C, Sam IC, et al. Clinical risk factors for life-
threatening lower respiratory tract infections in 
children: a retrospective study in an urban city in 
Malaysia. PLoS One. 2014. 9: e111162.
33. Lamarao LM, Ramos FL, Mello WA, Santos MC, 
Barbagelata LS, Justino MC, et al. Prevalence 
and clinical features of respiratory syncytial 
virus in children hospitalized for community-
acquired pneumonia in northern Brazil. BMC 
Infect Dis. 2012. 12: 119.
34. Ruuskanen O, Lahti E, Jennings LC, Murdoch DR. 
Viral pneumonia. Lancet. 2011. 377: 1264-75.
35. Brooks W. A. GD, Rahman M., et al. Influenza 
is a major contributor to childhood pneumonia 
in a tropical developing country. The Pediatric 
infectious disease journal. 2010. 29: pp. 216-221.
36. Wang D, Chen L, Ding Y, Zhang J, Hua J, Geng 
Q, et al. Viral etiology of medically attended 
influenza-like illnesses in children less than five 
years old in Suzhou, China, 2011-2014. J Med 
Virol. 2016. 88: 1334-40.
37. Chidlow GR, Laing IA, Harnett GB, Greenhill AR, 
Phuanukoonnon S, Siba PM, et al. Respiratory 
viral pathogens associated with lower respiratory 
tract disease among young children in the 
highlands of Papua New Guinea. J Clin Virol. 
2012. 54: 235-9.
38. Esposito S, Daleno C, Prunotto G, Scala A, 
Tagliabue C, Borzani I, et al. Impact of viral 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 31
infections in children with community-acquired 
pneumonia: results of a study of 17 respiratory 
viruses. Influenza Other Respir Viruses. 2013. 7: 
18-26.
39. Hamano-Hasegawa K, Morozumi M, Nakayama 
E, Chiba N, Murayama SY, Takayanagi R, 
et al. Comprehensive detection of causative 
pathogens using real-time PCR to diagnose 
pediatric community-acquired pneumonia. J 
Infect Chemother. 2008. 14: 424-32.
40. Brealey JC, Sly PD, Young PR, Chappell KJ. 
Viral bacterial co-infection of the respiratory 
tract during early childhood. FEMS Microbiol 
Lett. 2015. 362.
41. Martín-Loeches I, Sanchez-Corral A, Diaz E, 
Granada RM, Zaragoza R, Villavicencio C, et al. 
Community-acquired respiratory coinfection in 
critically ill patients with pandemic 2009 influenza 
A(H1N1) virus. Chest. 2011. 139: 555-562.
42. Yu D, Wei L, Zhengxiu L, Jian L, Lijia W, 
Wei L, et al. Impact of bacterial colonization 
on the severity, and accompanying airway 
inflammation, of virus-induced wheezing in 
children. Clin Microbiol Infect. 2010. 16: 
1399-404.
43. Talbot TR, Poehling KA, Hartert TV, Arbogast 
PG, Halasa NB, Edwards KM, et al. Seasonality 
of invasive pneumococcal disease: temporal 
relation to documented influenza and respiratory 
syncytial viral circulation. Am J Med. 2005. 118: 
285-91.
44. Kiedrowski MR , Bomberger JM. Viral-Bacterial 
Co-infections in the Cystic Fibrosis Respiratory 
Tract. Front Immunol. 2018. 9: 3067.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_tac_nhan_gay_benh_viem_phoi_nang_o_tre_tu_2_thang_d.pdf