5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018

Đặt vấn đề: Tình trạng ô nhiễm thực phẩm thức ăn đường phố (TĂĐP) hiện nay là vấn đề được toàn xã

hội quan tâm. TĂĐP là loại hình được học sinh ưa chuộng sử dụng, nếu đối tượng này không có kiến thức và

thực hành tốt trong việc sử dụng TĂĐP thì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở (THCS) tại huyện Tân Phú Đông có kiến thức đúng,

thực hành đúng về sử dụng thức ăn đường phố và các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của học sinh.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 580 học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 trên địa

bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 3/2018 đến tháng 9/2018.

Kết quả: Tỉ lệ học sinh đã từng tiếp cận các thông tin về an toàn thực phẩm là 79,4%. Kết quả có 20,86%

các em có kiến thức đúng về TĂĐP, thực hành chung đúng về TĂĐP đạt 21,38%. Không có mối liên quan có ý

nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính với kiến thức đúng và thực hành đúng về thức ăn đường phố. Có mối

liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số tiền các em được cho hàng tuần, giữa việc tiếp cập thông tin ATTP, giữa

tiếp cận qua kênh trực tiếp với kiến thức và thực hành về sử dụng TĂĐP. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê

giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về sử dụng TĂĐP (PValue <0,05).

Kết luận: Tỉ lệ học sinh có kiến thức và thực hành đúng về sử dụng TĂĐP chưa cao. Cần tăng cường các

hoạt động truyền thông về ATTP đặc biệt là các lợi ích và tác hại của TĂĐP nhằm nâng cao kiến thức, thực hành

của học sinh

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 1

Trang 1

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 2

Trang 2

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 3

Trang 3

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 4

Trang 4

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 5

Trang 5

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 6

Trang 6

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 7

Trang 7

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 3300
Bạn đang xem tài liệu "5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018

5-6 kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang năm 2018
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 34
5-6 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 
THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TIỀN GIANG NĂM 2018 
Hồ Văn Son* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tình trạng ô nhiễm thực phẩm thức ăn đường phố (TĂĐP) hiện nay là vấn đề được toàn xã 
hội quan tâm. TĂĐP là loại hình được học sinh ưa chuộng sử dụng, nếu đối tượng này không có kiến thức và 
thực hành tốt trong việc sử dụng TĂĐP thì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở (THCS) tại huyện Tân Phú Đông có kiến thức đúng, 
thực hành đúng về sử dụng thức ăn đường phố và các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của học sinh. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 580 học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 trên địa 
bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 3/2018 đến tháng 9/2018. 
Kết quả: Tỉ lệ học sinh đã từng tiếp cận các thông tin về an toàn thực phẩm là 79,4%. Kết quả có 20,86% 
các em có kiến thức đúng về TĂĐP, thực hành chung đúng về TĂĐP đạt 21,38%. Không có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính với kiến thức đúng và thực hành đúng về thức ăn đường phố. Có mối 
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số tiền các em được cho hàng tuần, giữa việc tiếp cập thông tin ATTP, giữa 
tiếp cận qua kênh trực tiếp với kiến thức và thực hành về sử dụng TĂĐP. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về sử dụng TĂĐP (PValue <0,05). 
Kết luận: Tỉ lệ học sinh có kiến thức và thực hành đúng về sử dụng TĂĐP chưa cao. Cần tăng cường các 
hoạt động truyền thông về ATTP đặc biệt là các lợi ích và tác hại của TĂĐP nhằm nâng cao kiến thức, thực hành 
của học sinh. 
Từ khóa: kiến thức, thực hành, thức ăn đường phố, học sinh 
ABSTRACT 
KNOWLEDGE AND PRACTICES IN FOOD SAFETY OF SECONDARY-SCHOOL STUDENTS IN TAN 
PHU DONG DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE, 2018 
Ho Van Son 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 34 - 41 
Background: Contaminated street food has become a matter of concern to the whole society. Street food is 
very popular all over the country, especially for students. Therefore, if they do not have good knowledge and 
practices in the use of street food, there will be a high risk of food poisoning. 
Objectives: To determine the percentages of secondary-school pupils in Tan Phu Dong district having 
correct knowledge and proper practices in using street food and to identify factors related to their knowledge 
and practices. 
Methods: The study was designed as a cross-sectional study in 580 students in grades 6, 7, 8, 9 in Tan Phu 
Dong district, Tien Giang province, from March to September, 2018. 
Results: The percentage of students who had access to food safety information was 79.4%. As a result, there 
were 20.86% of children had correct knowledge about street food, the percentage of their correct practices in street 
*Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang 
Tác giả liên lạc: CN. Hồ Văn Son ĐT: 0916 195 936 Email: cnsontpd@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 35
food was 21.38%. There were no statistically significant associations between age group or sex and street food 
knowledge or practices. There were statistically significant relationships between the amount of money given 
weekly, or access to food safety information, or direct access to their teachers, relatives or friends and their 
knowledge or practicesin using street food. There was a statistically significant correlation between correct 
knowledge and proper practices in street food (Pvalue <0.05). 
Conclusion: The percentages of students with proper knowledge and practices in using street food were not 
high. It is necessary to strengthen communication activities on food safety, especially on benefits and harms of 
street food to improve the knowledge and practices of students. 
Keywords: knowledge, practices, street food, students 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thức ăn đường phố (TĂĐP) tiềm ẩn những 
nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, đe dọa đến 
sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. 
Học sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ ngộ 
độc thực phẩm do TĂĐP rất cao do đối tường 
này thường xuyên sử dụng TĂĐP, đặc biệt 
hơn là nguy cơ ngộ độc tập thể khi cùng sử 
dụng thực phẩm ô nhiễm. 
Tại huyện Tân Phú Đông, loại hình TĂĐP 
đang phát triển nhanh, đặc biệt là một số cá 
nhân kinh doanh TĂĐP từ các huyện lân cận 
đến buôn bán trước cổng trường học, việc kiểm 
soát chất lượng thực phẩm vẫn chưa chặt chẽ 
nên nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn. 
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 
để xác định tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở 
(THCS) tại huyện Tân Phú Đông có kiến thức 
đúng, thực hành đúng về sử dụng thức ăn 
đường phố và các yếu tố liên quan đến kiến 
thức và thực hành của học sinh nhằm giúp 
ngành y tế địa phương có cơ sở xây dựng các 
can thiệp phù hợp để phòng ngừa ngộ độc 
thực phẩm TĂĐP tuổi học đường, góp phần 
nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe 
cho trẻ em tại địa phương. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỷ lệ học sinh THCS tại huyện Tân 
Phú Đông có kiến thức đúng, thực hành đúng về 
sử dụng TĂĐP. 
Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức 
và thực hành về sử dụng TĂĐP của học sinh 
THCS tại huyện Tân Phú Đông. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Trên 580 học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 năm 
học 2017 – 2018 tại các trường trên địa bàn 
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang từ tháng 
3/2018 đến tháng 9/2018. 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Cỡ mẫu 
Sử dụng công thức tính như sau: 
Tỉ lệ học sinh có thực hành đúng về sử dụng 
thức ăn đường phố 51%(2). 
Chọn e=5% là sai số mong muốn, Z là giá trị 
mong muốn với độ tin cậy đòi hỏi, chọn độ tin 
cây 95% thì Z2(1-α/2)=1,96, hệ số thiết k ... ng nghe về ATTP (PR=1,94; CI=1,71-
2,20; Pvalue <0,001); đặc biệt những bạn được 
tiếp cận qua kênh trực tiếp sẽ có kiến thức 
đúng gấp 1,52 lần so với nhóm gián tiếp 
(PR=1,52; CI=1,21-1,90; Pvalue=0,001) (Bảng 5). 
Nghiên cứu ghi nhận không có mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính với thực 
hành đúng về thức ăn đường phố. Kết quả cho 
biết có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa 
nhóm tuổi với thực hành đúng về TĂĐP, các em 
học sinh từ 11 – 12 tuổi có thực hành kém hơn 
0,35 lần các em từ 13 – 14 tuổi (PR=0,35, CI=0,25-
0,50 p <0,001). 
Có mối liên quan giữa số tiền các em được 
cho hàng tuần với thực hành đúng về thức ăn 
đường phố, những em được cho dưới 50.000đ lại 
có kiến thức đúng gấp 1,39 lần nhóm còn lại 
(PR=1,39; CI=1,06-1,81; Pvalue <0,0195); song 
song là mối liên quan giữa việc tiếp cận thông 
tin ATTP với thực hành đúng về TĂĐP, những 
học sinh đã từng nghe thấy về ATTP sẽ có thực 
hành đúng gấp 1,22 lần các em chưa từng nghe 
về ATTP (PR=1,22; CI=1,13-1,31; Pvalue <0,001). 
Trong đó, những bạn được tiếp cận qua kênh 
trực tiếp sẽ có thực hành đúng gấp 3,17 lần so 
với nhóm gián tiếp (PR=3,17; CI=2,58-3,89; 
Pvalue <0,001). (Bảng 6). 
Bảng 6: Các yếu tố liên quan đến thực hành đúng về sử dụng thức ăn đường phố 
Tiêu chí nhóm 
Thực hành đúng Thực hành chưa đúng 
PR, KTC 95% PValue 
(n) (%) (n) (%) 
Giới 
Nam 52 23,32 171 76,68 1,12 
0,88-1,41 
0,37 
Nữ 72 20,17 285 79,83 
Tuổi 
10-11 tuổi 26 8,78 270 91,22 0,35 
0,25-0,50 
<0,00001 
12-14 tuổi 98 34,51 186 65,49 
Số tiền hàng tuần 
Dưới 50.000 48 27,43 127 72,57 1,39 
1,06-1,81 
0,0195 
Từ 50.000 trở lên 76 18,77 329 81,23 
Tiếp cận thông 
tin ATTP 
Có 115 24,95 346 75,05 1,22 
1,13-1,31 
< 0,00001 
Không 9 7,56 110 92,44 
Kênh truyền 
thông 
Trực tiếp 98 53,85 84 46,15 3,17 
2,58-3,89 
< 0,00001 
Gián tiếp 26 9,32 253 90,68 
Như vậy kênh truyền thông trực tiếp thật sự 
có hiệu quả rõ rệt trong thay đổi hành vi của các 
em, đều này hoàn toàn hợp lý khi mà các em 
được truyền đạt kiến thức một chủ động có 
trọng tâm trọng điểm thì việc thay đổi nhận thức 
chuyển đổi hành vi sẽ tốt hơn. 
Bảng 7: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 
đúng về sử dụng thức ăn đường phố 
Tiêu chí nhóm 
Thực hành 
đúng 
Thực hành 
chưa đúng 
PR, 
KTC 
95% 
PValue 
(n) (%) (n) (%) 
Kiến 
thức 
chung 
Đúng 71 58,68 50 41,32 5,08 
3,86-
7,07 
<0,00001 Chưa 
đúng 
53 11,55 406 88,45 
Những em học sinh có kiến thức đúng sẽ có 
thực hành đúng gấp 5,08 lần các em chưa có kiến 
thức đúng (PR=5,22; CI=3,86-7,07; P<0,00001) 
(Bảng 7). 
BÀN LUẬN 
Về tiếp cận thông tin về An toàn thực phẩm 
Tỉ lệ học sinh từ đã từng tiếp cận các thông 
tin về an toàn thực phẩm là 79,4%. Kết quả của 
chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Dương Đặng 
Hồng Hậu(2) trên đối tượng học sinh THPT là 
85,1%, và cũng thấp hơn nghiên cứu của Lai Tín 
Nghĩa(5), tác giả này công bố trên đối tượng sinh 
viên là 89,1%. Có thể do đối tượng của chúng tôi 
là học sinh THCS nên điều kiện tiếp cận thông 
tin sẽ hạn chế và không phong phú như của các 
tác giả trên. 
Chúng tôi ghi nhận, có đến 60,52% các em 
biết qua kênh gián tiếp như internet (26,25%), 
tivi (24,08%), các kênh trực tiếp chiếm 39,48%. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 39
Cũng giống như nhiều nghiên cứu của các tác 
giả đã công bố(6), tivi và internet là nguồn cung 
cấp thông tin phổ biến. Thực tế, đối với lứa tuổi 
học sinh các bạn ít có thói quen đọc báo, tạp chí 
mà thay vào đó là các em thường xem tivi, truy 
cập Facebook, qua các kênh này cũng tiếp nhận 
được khá nhiều thông tin về an toàn thực phẩm. 
Kiến thức về an toàn thực phẩm 
Chúng tôi ghi nhận 28,45% học sinh có 
kiến thức đúng về ô nhiễm TĂĐP; 21,90% có 
kiến thức đúng về điều kiện cơ sở bán; 30,17% 
có kiến thức đúng về điều kiện chế biến, thiết 
bị, dụng cụ; 22,93% có kiến thức đúng về điều 
kiện con người. 
Kết quả này thấp hơn nhiều so với công bố 
của Lý Thành Minh(6), kiến thức của người mua 
TĂĐP tại tỉnh Bến Tre cũng khá cao, cụ thể là: 
87,10% chọn cơ sở bán TĂĐP cách xa nguồn ô 
nhiễm, người bán phải mặc bảo hộ lao động 
71,9%, thức ăn bày bán trong tủ kính 95,7%, 
không dùng giấy báo gói thức ăn 71,6%. Trong 
một nghiên cứu khác của Dương Đăng Hồng 
Hậu(2): tỉ lệ có kiến thức đúng về chọn nơi bán 
TĂĐP là 81,6%; kiến thức về quy trình chế biến 
là 75,20%; về người bán TĂĐP là 77,8%. 
Kiến thức chung về TĂĐP là 20,86% các em 
có kiến thức đúng về TĂĐP. Nghiên cứu của 
chúng tôi cho kết quả thấp hơn những kết quả 
đã công bố trước đây, như tác giả Dương Đặng 
Hồng Hậu(2), tỉ lệ học sinh THPT có kiến thức 
đúng là 76,1% hay của Dehghan P(1) trên sinh 
viên đại học khoa học y tế Tabriz, Iran là 50% 
hay của Đinh Phương Thanh(3) nghiên cứu trên 
học sinh THPT tại Củ Chi cho kết quả là 28,9% 
có kiến thức đúng. 
Huyện Tân Phú Đông là huyện cù lao bãi 
ngang ven biển với 6/6 xã được Chính phủ công 
nhận là xã đảo, tỉ lệ hộ nghèo trên 40% (2017), 
khi mà kinh tế xã hội chưa phát triển, nhận thức 
của người dân chỉ dừng lại ở mức “ăn no” chứ 
chưa nghĩ nhiều đến “ăn ngon, an toàn”, phần 
lớn các gia đình đều chỉ tập trung cho công việc 
mưu sinh nên một thực trạng hiển nhiên là có 
90,34% em phải tự đến trường ăn sáng mà phu 
huynh không hề biết con mình ăn những gì. Nếu 
các em không có được sự hướng dẫn của người 
lớn thì mặc nhiên sẽ sử dụng TĂĐP theo ý thích 
hoặc theo nhóm bạn bè mà không có kiến thức, 
kỹ năng sử dụng TĂĐP một cách an toàn. 
Thực hành về an toàn thực phẩm 
Tỉ lệ học sinh có thực hành đúng về chọn cơ 
sở bán TĂĐP an toàn là 32,24%; chọn người bán 
TĂĐP an toàn chiếm 37,41%; chọn TĂĐP an 
toàn có tỉ lệ 35,52%. 
So với công bố của Lý Thành Minh(6), tác giả 
này cho biết chỉ 47,9% ngươi mua TĂĐP tỉnh 
Bến Tre chọn cơ sở bán sạch sẽ hay như công bố 
của Dương Đăng Hồng Hậu(2) thì có đến 69,7% 
học sinh THPT tại Ninh Thuận có thực hành 
đúng về nơi bán TĂĐP. Sự khác biệt này có thể 
là do đối tượng nghiên cứu tác giả trên khá rộng 
gồm cả công nhân, học sinh, sinh viên, người 
buôn bán nhỏ, những người có tuổi đời lớn hơn, 
thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại hình TĂĐP 
nên phạm vi hiểu biết và kiến thức của họ sẽ 
phong phú hơn và nhận thức vấn đề tốt hơn. 
Kết quả thực hành chung đúng của đối 
tượng nghiên cứu này là 21,38%. Kết quả này 
cao hơn công bố của Đinh Phương Thanh(3) là 8% 
nhưng thấp hơn của Dương Đang Hồng Hậu(2) 
là 51%. Có lý giải cho sự khác biệt này như sau: 
đối tượng của chúng tôi là học sinh THCS nên 
tầm hiểu biết hạn chế hơn nên thực hành cũng 
chưa có sự tư duy mà chủ yếu làm theo cảm 
tính, so với bài báo công bố(2) thực hiện năm 2016 
thì đối tượng của chúng tôi có thực hành hạn chế 
là chấp nhận được. Tuy nhiên, ở công bố(3), tác 
giả thực hiện nghiên cứu cách đây 6 năm nên có 
thể quy kết rằng thời điểm năm 2012 các phương 
tiện thông tin chưa phát triển như hiện nay, các 
vấn đề ô nhiễm thực phẩm chưa công bố rộng 
rãi nên thực hành của đối tượng ở thời điểm đó 
sẽ hạn chế hơn hiện nay. 
Các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về 
sử dụng thức ăn đường phố 
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa giới tính với kiến thức đúng về thức ăn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 40
đường phố. Điều này khẳng định rằng, giới tính 
ở học sinh trung học cơ sở không phải là yếu tố 
quyết định trong các chiến lược truyền thông 
thay đổi hành vi về ATTP cho đối tượng này. 
Đồng thời, các em học sinh từ 11-12 tuổi có 
kiến thức đúng thấp hơn 0,33 lần so với các em 
từ 13-14 tuổi (P <0,00001). Như vậy tuổi càng 
lớn, nhận thức của các em càng tốt hơn, nên kiến 
thức, hiểu biết cũng có sự khác biệt. Đây cũng là 
yếu tố cần quan tâm trong lựa chọn thông điệp 
truyền thông phù hợp với lứa tuổi. 
Ngoài ra, về số tiền chi tiêu hàng tuần, các 
em được cho dưới 50.000đ/tuần lại có kiến thức 
đúng gấp 2,35 lần nhóm còn lại (P <0,00001). 
Điều này đặt ra vấn đề rằng, các bậc cha mẹ nên 
xem xét việc sử dụng tiền của các em được cho, 
khi số tiền càng ít các em sẽ có xu hướng chọn 
lọc kỹ lưỡng những thứ sẽ mua hơn là mua 
nhiều thứ không kiểm soát. Thực tế, việc chọn 
lọc thực phẩm, xem xét thông tin sản phẩm cũng 
góp phần hình thành thói quen tiêu dùng tốt và 
nâng cao kiến thức về ATTP cho các em; 
Chúng tôi nhận thấy, những học sinh đã 
từng nghe thấy về ATTP sẽ có kiến thức đúng 
gấp 1,94 lần các em chưa từng nghe về ATTP (P 
<0,00001), đặc biệt những bạn được tiếp cận qua 
kênh trực tiếp sẽ có kiến thức đúng gấp 1,52 lần 
so với nhóm gián tiếp (P=0,0004). Điều này cũng 
dễ hiểu, khi tiếp cận được các nguồn thông tin 
đúng thì các em sẽ có được kiến thức đúng, đặc 
biệt là ở độ tuổi của các em, khả năng tiếp thu 
những kiến thức mới là rất tốt, nhất là những 
nguồn thông tin trực tiếp. 
Các yếu tố liên quan đến thực hành đúng về 
sử dụng thức ăn đường phố 
Các em học sinh từ 11 – 12 tuổi có thực hành 
kém hơn 0,35 lần các em từ 13 – 14 tuổi (P<0,001). 
Như vậy, một điều hiển nhiên là khi các em càng 
lớn thì kiến thức càng tốt và thực hành cũng sẽ 
tốt hơn. Về số tiền được cho hàng tuần, những 
em được cho dưới 50.000đ/tuần lại có thực hành 
đúng gấp 1,39 lần nhóm còn lại (P <0,0195). Như 
đã bàn luận ở trên, việc xem xét trước khi mua 
thực phẩm sẽ giúp các em có kiến thức tốt hơn 
từ đó sẽ có thực hành tốt hơn. Đây là một đều 
đáng lưu ý trong quá trình can thiệp thay đổi 
hành vi an toàn thực phẩm của các em. 
Những học sinh đã từng nghe thấy về 
ATTP sẽ có thực hành đúng gấp 1,22 lần các 
em chưa từng nghe về ATTP (Pvalue <0,001). 
Trong đó, những bạn được tiếp cận qua kênh 
trực tiếp sẽ có thực hành đúng gấp 3,17 lần so 
với nhóm gián tiếp (P <0,001). Như vậy kênh 
truyền thông trực tiếp thật sự có hiệu quả rõ 
rệt trong thay đổi hành vi của các em, đều này 
hoàn toàn hợp lý khi mà các em được truyền 
đạt kiến thức một cách chủ động có trọng tâm 
trọng điểm thì việc thay đổi nhận thức chuyển 
đổi hành vi sẽ tốt hơn. 
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 
đúng về sử dụng thức ăn đường phố 
Những em học sinh có kiến thức đúng sẽ 
có thực hành đúng gấp 5,08 lần các em chưa có 
kiến thức đúng (P <0,00001). Điều này hoàn 
toàn hợp lý, vì khi có kiến thức đúng thì sẽ có 
thể đưa ra lựa chọn, quyết định đúng trong 
việc chọn mua TĂĐP. Vì vậy, song song với 
việc kiểm tra, giám sát, cải thiện chất lượng 
dịch vụ TĂĐP chúng ta cần trang bị kiến thức 
cho học sinh thông qua nhiều loại hình truyền 
thông để cải thiện tỉ lệ thực hành đúng của học 
sinh, qua đó góp phần giảm thiểu phòng ngừa 
ngộ độc thực phẩm do TĂĐP. 
KẾT LUẬN 
Kết quả điều tra, đánh giá trên 580 em học 
sinh THCS tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang, 
tỉ lệ học sinh đã từng tiếp cận các thông tin về an 
toàn thực phẩm là 79,4%. Kết quả có 20,86% các 
em có kiến thức đúng về TĂĐP, thực hành 
chung đúng về TĂĐP đạt 21,38%. 
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa nhóm tuổi, giới tính với kiến thức 
đúng và thực hành đúng về thức ăn đường 
phố. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa số tiền các em được cho hàng tuần, giữa 
việc tiếp cập thông tin ATTP, giữa tiếp cận qua 
kênh trực tiếp với kiến thức và thực hành về 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 41
sử dụng TĂĐP. Có mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa kiến thức đúng và thực hành 
đúng về sử dụng TĂĐP (P <0,05). 
KHIẾN NGHỊ 
Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm: Tăng cường 
thanh, kiểm tra, các cơ sở kinh doanh TĂĐP. 
Phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền cho 
học sinh thông qua nói chuyện chuyên đề, giảng 
dạy tại lớp nhằm nâng cao tỉ lệ thực hành đúng 
về sử dụng TĂĐP của học sinh. 
Nhà trường cần duy trì và nâng cao kiến 
thức đúng về ATTP thông qua cung cấp kiến 
thức đúng cho các em học sinh về hậu quả của 
việc sử dụng TĂĐP không an toàn; cải thiện 
điều kiện ATTP tại căn tin, tạo điều kiện ăn uống 
hợp vệ sinh cho học sinh; phối hợp với các 
ngành liên quan để thực hiện kiểm tra, giám sát 
ô nhiễm thực phẩm đối với các cơ sở TĂĐP 
trước cổng trường nhằm hạn chế những cơ sở 
TĂĐP không đảm bảo ATTP. 
Phụ huynh cần quan tâm nhiều đến việc ăn 
uống của học sinh khi đến trường, cần hướng 
dẫn, chỉ bảo các em lựa chọn những thức ăn ít 
nguy ngơ ô nhiễm, cách lựa chọn thực phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dehghan P, et al (2017). Knowledge and attitude towards health 
and food safety among students of Tabriz University of Medical 
Sciences, Tabriz, Iran. J Anal Res Clin Med, 5(2):62-8. 
2. Dương Đăng Hồng Hậu và cộng sự (2016). Kiến thức và thực 
hành an toàn thực phẩm trong sử dụng thức ăn đường phố và 
các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông trường 
chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận. Y học TP. Hồ Chí Minh, 
20:232. 
3. Đinh Phương Thanh (2012). Kiến thức thực hành về vệ sinh an 
toản thực phẩm thức ăn đường phố của học sinh trung học phổ 
thông Trung Phú huyện Củ Chi TP.HCM năm 2012. Khóa luận 
tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP. Hồ Chí 
Minh. 
4. Đỗ Đức Dũng và cộng sự (2016). Thực trạng kiến thức về ngộ 
độc thực phẩm của sinh viên Y2 Trường Đại học Y Hà Nội. Tạp 
chí Y học Cộng đồng, 31:15. 
5. Lai Tín Nghĩa (2014). Kiến thức thực hành vê vệ sinh an toàn 
thực phẩm của sinh viên đại học kinh tế TP. HCM trong sử 
dụng thức ăn đường phố. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự 
phòng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
6. Lý Thành Minh, Cao Thị Diễm Thúy (2008). Kiến thức - thái độ - 
thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán, người 
mua thức ăn đường phố tại thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Y học 
TP. Hồ Chí Minh, 12:162. 
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdf5_6_kien_thuc_va_thuc_hanh_ve_an_toan_thuc_pham_thuc_an_duon.pdf