Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795)

Cá chim đen có tên khoa học Parastromateus niger, đây là loài cá biển có thịt thơm ngon và kích

cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá

chim đen được thực hiện từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015 tại vùng biển Sóc TrăngCà Mau. Kết quả phân tích cho thấy hệ số điều kiện (CF) của cá trong thời gian nghiên cứu dao

động thấp từ tháng 05 đến tháng 09 (0,0272±0,0006). CF cao nhất vào tháng 10 (0,0282±0,0001).

Hệ số thành thục (GSI) cao nhất vào tháng 08 (cá cái 4,68%; cá đực 1,29%), GSI thấp nhất vào

tháng 04 (cá cái: 1,52%, cá đực: 0,59%). Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cá cái và cá đực tăng

từ tháng 06 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 08 (cá cái: 64%; cá đực 82%). Điều đó cho thấy mùa

vụ sinh sản tự nhiên của cá chim đen phân bố vùng biển Sóc Trăng-Cà Mau từ tháng 06 đến tháng

10, sinh sản tập trung vào tháng 08 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chim đen dao động từ

21.756 đến 1.784.151 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối của cá đạt 629 trứng/g cá cái với khối

lượng thân dao động từ 237,52 đến 1.491,00 g. Mối tương quan thấp đã được tìm thấy giữa sức

sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân cá (r=0,51).

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 1

Trang 1

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 2

Trang 2

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 3

Trang 3

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 4

Trang 4

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 5

Trang 5

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 6

Trang 6

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 7

Trang 7

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 8

Trang 8

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 9

Trang 9

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 9200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795)

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen parastromateus niger (bloch, 1795)
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 97
Đã có một số công trình nghiên cứu bước 
đầu về cá chim đen phân bố ở nhiều vùng quốc 
gia khác nhau, phần lớn các nghiên cứu về 
phân loại tập trung ở Trung Quốc (Vương Dĩ 
Khang, 1962), nghiên cứu đặc điểm sinh học 
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ CHIM ĐEN
Parastromateus niger (BLOCH, 1795)
Mai Viết Văn1*
TÓM TẮT
Cá chim đen có tên khoa học Parastromateus niger, đây là loài cá biển có thịt thơm ngon và kích 
cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá 
chim đen được thực hiện từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015 tại vùng biển Sóc Trăng-
Cà Mau. Kết quả phân tích cho thấy hệ số điều kiện (CF) của cá trong thời gian nghiên cứu dao 
động thấp từ tháng 05 đến tháng 09 (0,0272±0,0006). CF cao nhất vào tháng 10 (0,0282±0,0001). 
Hệ số thành thục (GSI) cao nhất vào tháng 08 (cá cái 4,68%; cá đực 1,29%), GSI thấp nhất vào 
tháng 04 (cá cái: 1,52%, cá đực: 0,59%). Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cá cái và cá đực tăng 
từ tháng 06 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 08 (cá cái: 64%; cá đực 82%). Điều đó cho thấy mùa 
vụ sinh sản tự nhiên của cá chim đen phân bố vùng biển Sóc Trăng-Cà Mau từ tháng 06 đến tháng 
10, sinh sản tập trung vào tháng 08 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chim đen dao động từ 
21.756 đến 1.784.151 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối của cá đạt 629 trứng/g cá cái với khối 
lượng thân dao động từ 237,52 đến 1.491,00 g. Mối tương quan thấp đã được tìm thấy giữa sức 
sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân cá (r=0,51).
Từ khóa: Cá chim đen, Parastromateus niger, sinh học sinh sản, mùa vụ sinh sản.
1Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ. 
*Email: mvvan@ctu.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chim đen có tên khoa học là 
Parastromateus niger, đây là loài thuộc họ cá 
khế (Carangidae), bộ cá vược (Perciformes). 
Trên thế giới, cá chim đen phân bố ở các vùng: 
Nam Phi, Mozambique, Kenya, biển Ả Rập, 
vịnh Bengal, Indonesia, Philippines, Trung 
Quốc, miền Nam Nhật Bản và Úc. Nhưng 
phong phú nhất trên bờ biển phía tây của Ấn 
Độ và Indonesia. Ở Việt Nam, chúng phân bố 
nhiều ở vịnh Bắc bộ, vùng biển Trung bộ và 
Đông, Tây Nam bộ (Fröese và Pauly, 2014). 
Cá chim đen là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu là 
động vật không xương sống cỡ nhỏ, cá con và 
giáp xác (Pati, 1983; Dadzie, 2007). Đây là loài 
cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, là đối 
tượng khai thác phổ biến ở nhiều nơi trên thế 
giới và ở Việt Nam (Hình 1).
Hình 1: Hình thái bên ngoài cá chim đen
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
98 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
2.2.2. Phương pháp phân tích hệ số điều kiện 
(CF)
Mẫu cá thu qua các tháng được cân khối 
lượng và đo chiều dài từng cá thể, sau đó xác 
định hệ số điều kiện từng tháng theo công thức 
của King (1995): 
Trong đó: W là khối lượng thân cá (g)
 L là chiều dài tổng của cá (cm)
 b là hệ số tăng trưởng được xác định 
qua phương trình hồi quy: W=aLb (a là hệ số 
tăng trưởng).
2.2.3. Các giai đoạn thành thục sinh dục và 
sức sinh sản của cá
i) Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh 
dục cá chim đen đã được quan sát trực tiếp 
bằng mắt thường kết hợp với việc sử dụng 
kính lúp và dựa theo thang 6 bậc của Nikolsky 
(1963). Những cá thể chưa thành thục được 
xếp chung vào một nhóm I - II. Tiêu bản mô 
học tuyến sinh dục được thực hiện theo Drury 
và Wallington (1973); Kiernan (1990). Quan 
sát và phân tích tiêu bản mô học tuyến sinh 
dục theo Laurence và Briand (1990).
ii) Hệ số thành thục (GSI) được xác định 
theo công thức của Holden và Raitt (1974). 
 GSI (%) = (W
g
/ W
n
) x 100
Trong đó: W
g
 là khối lượng tuyến sinh dục (g)
W
n
 là khối lượng thân không nội quan (g)
iii) Sức sinh sản tuyệt đối (F) được xác 
định theo phương pháp của Biswas (1993):
Trong đó: G là khối lượng buồng trứng (g)
 n là số lượng trứng giai đoạn III-IV có 
trong mẫu đại diện (trứng).
 g là khối lượng mẫu trứng được lấy ra 
đếm (trứng). 
được thực hiện ở vùng vịnh Băng-gan (Pati, 
1983) và vùng biển Ả-Rập (Dadzie, 2007; 
Dadzie et al., 2009). Ở Việt Nam, các công 
trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh 
sản của cá chim đen còn rất hạn chế. 
Báo cáo này tập trung nghiên cứu về khía 
cạnh sinh học sinh sản của cá chim đen phân 
bố ở vùng biển từ Sóc Trăng đến Cà Mau bao 
gồm: biến động các hệ số điều kiện (CF), hệ 
số thành thục (GSI), (ii) tần suất xuất hiện các 
giai đoạn thành thục sinh dục, (iii) đặc điểm 
phát triển tuyến sinh dục, (iv) mùa vụ sinh sản 
tự nhiên, (v) sức sinh sản. 
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm cung cấp 
thêm những thông tin mới về đặc điểm sinh 
học của đối tượng này làm cơ sở cho việc học 
tập, giảng dạy và nghiên cứu quy trình sản 
xuất giống nhân tạo loài cá này để phát triển 
đối tượng nuôi vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, 
Cà Mau nói riêng và vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long nói chung.
II.	PHƯƠNG	PHÁP	NGHIÊN	CỨU
2.1.	Thời	gian	và	địa	điểm	nghiên	cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 03 năm 
2014 đến tháng 01 năm 2015. Phạm vi thu 
mẫu nghiên cứu thuộc vùng biển từ Sóc Trăng 
đến Cà Mau. 
2.2.	Phương	pháp	nghiên	cứu
2.2.1. Thu và cố định mẫu
Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng, kéo 
dài trong suốt 11 tháng. Thu thập mẫu từ các 
phương tiện khai thác thông thường như tàu 
lưới kéo, tàu lưới vây, tàu lưới rê. Định danh 
loài và đối chiếu các tên đồng vật (synonym) 
theo Fröese và Pauly (2014).
Mẫu cá đã được thu ngẫu nhiên 30 cá thể/
đợt. Mẫu sau khi thu được bảo quản lạnh và 
phân tích ở phòng thí nghiệm Nguồn lợi của 
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Để xác định 
sức sinh sản của cá, buồng trứng cá được cố 
định trong dung dịch Gilson’s fluid (Simpson, 
1954. Được trích dẫn bởi Biswas, 1993).
Lb
W
CF =
F =
n x G
g
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 99
cái và cá đực tăng từ tháng 6 đến  ... ục ở cá cái Hình 5: Tỷ lệ thành thục sinh dục ở cá đực 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
100 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
3.3.	Đặc	điểm	phát	triển	mô	học	tuyến	sinh	dục	cá	chim	đen
3.3.1. Các giai đoạn phát triển noãn sào
Giai đoạn thành thục Đặc điểm hình thái noãn sào Đặc điểm mô học noãn sào
Giai đoạn I Noãn sào phân thành 2 thùy dạng 
sợi nhỏ, có màu hồng phấn hơi 
trong (Hình 6).
Trên lát cắt rất dễ quan sát thấy 
các noãn nguyên bào ở thời kỳ I 
với nhân to tròn, nhân chiếm tỷ lệ 
lớn so với thể tích của noãn bào 
(Hình 10). 
Giai đoạn II Noãn sào tăng kích thước và có 
màu vàng tươi (Hình 7). 
Noãn bào thời kỳ II có kích thước 
lớn hơn các noãn nguyên bào ở 
thời kỳ I, tỷ lệ thể tích của nhân 
so với tế bào giảm xuống. Noãn 
bào có dạng hình đa giác hoặc 
hình elip được bao bọc bởi lớp 
màng follicul mỏng bên ngoài 
(Hình 11). Các noãn bào thời kỳ 
II chiếm ưu thế về số lượng trong 
noãn sào.
Giai đoạn III Noãn sào tăng nhanh kích thước, 
noãn sào phồng dày lên, trên bề 
mặt có xuất hiện các mạch máu 
nhỏ. Màu sắc noãn sào chuyển 
từ màu vàng tươi sang màu vàng 
nhạt. Bằng mắt thường có thể 
quan sát thấy các hạt trứng nằm 
bên trong màng võ trứng (Hình 
8). 
Noãn bào gia tăng về kích thước 
và có hình dạng tròn, xuất hiện 
các không bào, các hạt mỡ và 
các hạt noãn hoàng. Số lượng 
các giọt mỡ gia tăng đáng kể so 
với noãn bào giai đoạn II. Đường 
kính trung bình của noãn bào là 
572,01±41,71 µm (Hình 12). Các 
noãn bào thời kỳ III chiếm ưu thế 
về số lượng trong noãn sào.
Giai đoạn IV Noãn sào phát triển lớn và phân 
thùy không rõ ràng. Có rất nhiều 
mạch máu bố trên bề mặt của 
noãn sào. Noãn sào có màu vàng 
nhạt. Mắt thường rất dễ quan sát 
thấy các noãn bào nằm bên trong 
màng trứng (Hình 9).
Noãn bào thời kỳ IV có kích 
thước lớn nhất và chiếm ưu thế 
về số lượng trong noãn sào, ngoài 
ra còn có các noãn nguyên bào 
thời kỳ I, noãn bào thời kỳ II, III. 
Hình dạng noãn bào tròn căng 
với noãn hoàng chiếm thể tích 
lớn trong noãn bào. Các hạt noãn 
hoàng trộn lẫn với các hạt mỡ và 
các không bào. Nhân tập trung 
chính giữa noãn bào. Màng nhân 
tiêu biến, nhiễm sắc chất phân 
tán. Đường kính của noãn bào đạt 
796,27±36,68 µm (Hình 13). 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 101
3.3.2. Các giai đoạn phát triển tinh sào
Giai đoạn thành thục Đặc điểm hình thái tinh sào Đặc điểm mô học tinh sào
Giai đoạn I Tinh sào có dạng hình sợi, có 
phân thùy nhỏ, màu trắng trong, 
nằm ôm sát phía cột sống của 
thân cá. Quan sát bằng mắt 
thường không thể xác định giới 
tính của cá (Hình 14). 
Có sự hiện diện của tinh nguyên 
bào, số lượng tinh nguyên bào 
lớn nằm trong các bào nang. 
Trên lát cắt chỉ thấy các tế bào 
bắt màu hồng nhạt của thuốc 
nhuộm Eosin (Hình 18).
Giai đoạn II Tinh sào gia tăng kích thước và 
có màu trắng sữa nhạt (Hình 15).
Có sự xuất hiện các túi sinh tinh 
chứa các tinh bào (Hình 19). 
Giai đoạn này chưa thấy có sự 
xuất hiện của tinh trùng.
Giai đoạn III Tinh sào tăng thêm kích thước so 
với giai đoạn II, có màu trắng đục 
(Hình 16).
Có sự xuất hiện của tinh trùng 
trong các tinh nang (bắt màu tím 
xanh của hematoxylin) (Hình 
20).
Giai đoạn IV Tinh sào mở rộng, bề mặt tinh 
sào phồng lên và căng tròn, quan 
sát bằng mắt thường thấy bên 
trong có chứa nhiều tinh trùng 
có màu trắng đục như bông sữa 
(Hình 17).
Tinh trùng đã thoát ra khỏi tinh 
nang và được chứa đầy trong 
các tuyến và ống dẫn tinh. Trên 
lát cắt cho thấy các tuyến chứa 
tinh trùng bắt màu tím xanh rất 
rõ với heamatoxylin (Hình 21).
Hình 6: Noãn sào giai đoạn I Hình 7: Noãn sào giai đoạn II
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
102 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
Hình 8: Noãn sào giai đoạn III Hình 9: Noãn sào giai đoạn IV
Hình 10: Lát cắt noãn sào giai đoạn I Hình 11: Lát cắt noãn sào giai đoạn II
 Hình 12: Lát cắt noãn sào giai đoạn III Hình 13: Lát cắt noãn sào giai đoạn IV
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 103
Chú thích:
Hình 10: Lát cắt noãn sào giai đoạn I (nhuộm HE; x10); 
Hình 11: Lát cắt noãn sào giai đoạn II (nhuộm HE; x40); 
Hình 12: Lát cắt noãn sào giai đoạn III (nhuộm HE; x40); 
Hình 13: Lát cắt noãn sào giai đoạn IV (nhuộm HE; x40). 
 : Noãn nguyên bào (tỷ lệ nhân lớn hơn so với tế bào, tế bào chất bắt màu xanh tím của 
Haematoxylin); : Noãn bào (kích thước tăng lên, tỷ lệ giữa nhân và tế bào giảm, 
nhiều hạt sắc chất bắt màu tím của Hematoxylin); : Nhân tế bào; : Giọt 
dầu nằm xen lẫn trong noãn hoàng; : Hạt noãn hoàng.
Hình 14: 
Tinh sào giai 
đoạn I
Hình 16: 
Tinh sào giai 
đoạn III
Hình 15: 
Tinh sào 
giai đoạn II
Hình 17: 
Tinh sào 
giai đoạn IV
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
104 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
trong năm.
3.5.	Sức	sinh	sản	
Kết quả phân tích 106 cá cái và 122 cái 
đực (trong đó có 48 cá thể cái mang trứng giai 
đoạn III và IV) cho thấy sức sinh sản tuyệt 
đối của cá chim đen dao động từ 21.756 đến 
1.784.151 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối 
Hình 18: Lát cắt tinh sào giai đoạn I Hình 19: Lát cắt tinh sào giai đoạn II
Hình 20: Lát cắt tinh sào giai đoạn III Hình 21: Lát cắt tinh sào giai đoạn IV
Chú thích:
Hình 18: Lát cắt tinh sào giai đoạn I (Nhuộm HE; x10); 
Hình 19: Lát cắt tinh sào giai đoạn II (Nhuộm HE; x40);
Hình 20: Lát cắt tinh sào giai đoạn III (Nhuộm HE; x40); 
Hình 21: Lát cắt tinh sào giai đoạn IV (Nhuộm HE; x40);
 : Bào nang chứa tinh nguyên bào; : Tinh nang; 
 :Tinh trùng bắt màu xanh tím của Haematoxylin.
3.4.	Mùa	vụ	sinh	sản
Từ kết quả phân tích biến động hệ số điều 
kiện (CF), hệ số thành thục (GSI) kết hợp với 
tỷ lệ thành thục của cá đã cho thấy mùa vụ sinh 
sản của cá chim đen phân bố ở vùng biển Sóc 
Trăng-Cà Mau bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 
10, thời gian sinh sản tập trung vào tháng 8 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 105
Mau có gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, 
gây mưa nhiều, nhiệt độ nước biến động từ 28-
30oC (Mai Viết Văn, 2014 và Đỗ Ngọc Quỳnh, 
2010). Do phân bố ở môi trường có nhiệt độ 
thấp hơn nên cá có thời gian tích lũy tổng nhiệt 
thành thục chậm hơn, do đó cá có mùa sinh 
sản muộn hơn. Mặt khác, theo Mansor (1997) 
thì mùa vụ sinh sản của một số loài cá tầng mặt 
phân bố trong khu vực biển Đông nói chung 
chịu ảnh hưởng về độ sâu của mực nước biển, 
về hiện tượng pha trộn các dòng chảy theo 
hướng Tây Bắc và Đông Nam, khi các dòng 
chảy pha trộn với nhau sẽ tạo nên các vùng 
nước trồi tạo thức ăn tự nhiên rất phong phú 
làm ảnh hưởng đến mùa vụ sinh sản các loài 
cá phân bố trong khu vực đó. 
V.	KẾT	LUẬN	VÀ	ĐỀ	XUẤT
Cá chim đen phân bố tại vùng biển từ 
Sóc Trăng đến Cà Mau có mùa vụ sinh sản tự 
nhiên kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Thời 
gian sinh sản tập trung vào tháng 8 trong năm. 
Cần tránh các hoạt động khai thác cá vào 
mùa sinh sản, nhằm tạo điều kiện giúp cá tái 
tạo quần đàn tự nhiên.
Sức sinh sản của cá chim đen cao nên là 
đối tượng thích hợp cho nghiên cứu sản xuất 
giống nhân tạo phục vụ cho nghề nuôi trồng 
thủy sản nước mặn lợ ở địa phương. 
LỜI	CẢM	TẠ	
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến 
lãnh đạo Chi cục Thủy sản các tỉnh Sóc Trăng, 
Bạc Liêu và Cà Mau đã nhiệt tình giúp đỡ 
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thu 
thập mẫu vật nghiên cứu tại địa phương. Chân 
thành cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ 
trợ kinh phí giúp tác giả hoàn thành nghiên 
cứu. 
TÀI	LIỆU	THAM	KHẢO	
Tài	liệu	tiếng	Việt
Vương Dĩ Khang, 1962. Ngư loại phân loại học 
(Nguyễn Bá Mão dịch). NXB NN&PTNT. 
814 trang.
của cá 629 trứng/g cá cái với khối lượng thân 
dao động từ 237,52 đến 1.491,00 g/cá thể. Cá 
nhỏ nhất phát hiện mang trứng giai đoạn IV có 
chiều tổng là 30,50 cm. Mối tương quan thấp 
đã được tìm thấy giữa sức sinh sản tuyệt đối và 
khối lượng thân cá (r=0,51).
IV.	THẢO	LUẬN
Bên cạnh mối quan hệ giữa chiều dài 
và khối lượng thân cá thì từng cá thể cũng có 
những biến động trong quá trình sinh trưởng. 
Sự biến động cá thể được phân tích thông qua 
một chỉ số gọi là hệ số điều kiện (Condition 
Factor) hay hệ số béo. Khi giá trị hệ số điều 
kiện tăng lên đồng nghĩa với tình trạng cá 
đang tích lũy độ béo để phục vụ cho quá trình 
chuyển hóa dinh dưỡng cho các sản phẩm sinh 
dục sau này. Sự thay đổi theo mùa của khối 
lượng tuyến sinh dục có thể thấy rõ trên cá cái 
do sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tuyến 
sinh dục. Biến động hệ số điều kiện (CF) và hệ 
số thành thục (GSI) có ý nghĩa rất quan trọng 
trong việc xác định thời gian và mùa vụ sinh 
sản của cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số 
điều kiện (CF) của cá duy trì ở mức thấp từ 
tháng 05 đến tháng 09, hệ số thành thục (GSI) 
cao nhất vào tháng 08 và tỷ lệ thành thục tuyến 
sinh dục của cá cái và cá đực tăng từ tháng 06 
đến tháng 10, cao nhất vào tháng 08. Điều đó 
cho thấy khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 
10 cá chim đen đã chuyển hóa năng lượng tích 
lũy được sang sản phẩm sinh dục để phục vụ 
cho mùa sinh sản.
Theo kết quả nghiên cứu của Dadzie et 
al., (2009) thì cá chim đen phân bố ở vùng 
biển Ả-Rập có giá trị GSI biến động thấp từ 
tháng 10 năm trước đến tháng 01 năm sau. GSI 
bắt đầu tăng dần từ tháng 02 và đạt giá trị cao 
nhất vào tháng 6. Có nghĩa là thời gian thành 
thục của cá chim đen phân bố ở vùng biển Sóc 
Trăng-Cà Mau muộn hơn cá phân bố ở vùng 
biển Ả-Rập khoảng 02 tháng. Theo Dadzie et 
al., (2009) thì nhiệt độ vùng biển Ả-Rập biến 
động từ 28-36oC từ tháng 6 đến tháng 10 trong 
khi thời gian này ở vùng biển Sóc Trăng-Cà 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
106 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
Fröese, R., and Pauly, D., 2014. Fishbase. 
Worldwide Web Electronic Publication, 
available at www.fishbase.org.
Holden, M.J., and Raitt, D.F.S., 1974. Manual 
of Fisheries Science, Part II. Methods of 
resource Investigation and their Application. 
Revised edition of FAO Fish. Tech. Pape. 
(115).
Kiernan, J.A., 1990. Histological & Histochemical 
Methods: Theory & Practice. Second 
Edition. Pergamon Press. 433 pp.
King, M., 1995. Fisheries biology, assessment and 
management. Fishing News Books, 341 pp.
Laurence, W.C., and Briand, G., 1990. 
Reproduction. in Method for Fish Biology. 
American Fisheries Society. Bethesda, 
Maryland, USA.
 Mansor, M. I., 1997. Biological parameters and 
population dynamics of shared stocks of the 
South China Sea. The third regional worshop 
on shared stocks of the South China Sea area. 
Kuala Terengganu, Malaysia, 6-8 October, 
1997: pp.206-224. Nikolxki, G.V., 1963. 
Sinh thái học cá. Người dịch Phạm Thị Minh 
Giang (1973). NXB Đại học. 156 trang.
Pati, S., 1983. Observations on the biology and 
fishery of black pomfret, Parastromateus 
niger (Bloch) from the Bay of Bengal. Acta 
Ichthyologia et Piscatoria 13: 63-74.
Đỗ Ngọc Quỳnh, 2010. Báo cáo tổng hợp đề tài 
Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và môi 
trường vùng biển Tây Nam, phục vụ phát 
triển kinh tế và bảo vệ an ninh chủ quyền 
Quốc gia. Chương trình KHCN cấp Nhà 
nước. KC.09.02/06-10. 374 trang.
Mai Viết Văn, 2014. Cơ sở khoa học về môi trường 
nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi 
thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc 
Liêu. Luận án Tiến sĩ Nuôi Trồng Thủy sản. 
Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 
168 trang.
Tài	liệu	tiếng	Anh
Biswas, S.P., 1993. Manual of Methodlin Fish 
Biology. South Asian Publishere, Pvt. Ltd, 
New Delhi. 157 pp.
Dadzie, S., 2007. Food and feeding habits of 
the black pomfret, Parastromateus niger 
(Carangidae) in the Kuwaiti waters of the 
Arabian Gulf. Cybium 31: 77-84.
Dadzie, S., Abou-Seedo, F., and Gomes, T., 2009. 
Reproductive aspects of the black pomfret, 
Parastromateus nigerin the Kuwaiti waters 
of the Arabian Gulf. Asian Fisheries Science 
22 (2009): 265-275.
Drury, R.A.B., and Wallington, E.A., 1973. 
Carlton’s Histological Technique. Fourth 
Edition. Oxford University Press. 432 pp.
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 107
THE REPRODUCTIVE BIOLOGYOF BLACK POMFRET 
Parastromateus niger (BLOCH, 1795)
Mai Viet Van1*
ABSTRACT
Black pomfret (Parastromateus niger) is marine fish that has delicious meat and fish market 
size large with high economic value. A study on the reproductive biology of black pomfret 
was conducted from March, 2014 to January, 2015 in the coastal areas of Soc Trang-Ca 
Mau provinces. Results of the study showed that the condition factors (CF) of fish revealed 
lowest values from May to September (0.0272±0.0006) and those of the highest in October 
(0.0282±0.0001). Highest values of the gonad somatic index (GSI) of fish was observed in 
August (female: 4.68%; male: 1.29%) and those of lowest values in April (female: 1.52%; 
male: 0.59%). Analysis of seasonal distribution of maturity stages for one year revealed the 
presence of ripe/running males and females from June to October with the highest values 
in August (female: 64%; male:82%), thus confirming the spawning periodicity revealed 
through the analysis of fluctuations in the GSI and CF. The absolute fecundity of black 
pomfret ranged from 21,756 to 1,784.151 eggs and the relative fecundity 629 eggs/g of 
female fish, in which the body weight of female fish ranged from 237.52 to 1,491.00 g/
individual. Low correlations were found between absolute fecundity and body weight 
(r=0.51).
Keywords: Black pomfret, Parastromateus niger, reproductive biology, spawning season.
Người phản biện: ThS. Vũ Vi An
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 03/8/2015
Ngày duyệt đăng: 07/8/2015
1College of Aquaculture and Fisheries, Cantho University
*Email: mvvan@ctu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_sinh_hoc_sinh_san_ca_chim_den_parastromateus_niger.pdf