Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán)

Luật tục là những quy định, phép tắc ứng xử có từ lâu đã trở thành nền nếp, buộc mọi người phải tuân theo ở phạm vi cộng đồng hẹp (thường là làng xã). Bài viết phân tích và chỉ ra những đặc điểm

ngôn ngữ của luật tục Mnông, qua một nghiên cứu trường hợp: Chương IV – Về phong tục tập quán. Từ

đó, góp phần nghiên cứu có hệ thống về luật tục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, hướng tới bảo tồn và phát

huy những giá trị tích cực trong luật tục cổ truyền của cộng đồng.

Ngôn ngữ trong luật tục Mnông rất gần với ngôn ngữ thơ (là “lời nói có vần”). Về hình thức, luật tục có

rất nhiều câu (dòng) liên kết với nhau theo thể, vần và nhịp. Số từ của các câu thơ trong luật tục Mnông rất

đa dạng, cách gieo vần rất biến ảo, nửa tự do nửa cách luật. Về ngữ nghĩa, luật tục Mnông gồm các chương

và rất nhiều điều khoản; các trường từ vựng – ngữ nghĩa: động vật; đồ vật; không gian; thực vật; tâm linh,

tín ngưỡng; hiện tượng tự nhiên.

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 1

Trang 1

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 2

Trang 2

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 3

Trang 3

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 4

Trang 4

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 5

Trang 5

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 6

Trang 6

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 7

Trang 7

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 8

Trang 8

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 8740
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán)

Đặc điểm ngôn ngữ trong luật tục Mnông (Nghiên cứu trường hợp: chương IV - Về phong tục tập quán)
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
104 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
LANGUAGE CHARACTERISTICS IN MNONG CUSTOMARY LAW
(CASE STUDY: CHAPTER IV - ABOUT CUSTOMS)
Ta Quang Tung
Vietnam Institute of Linguistics
Email: quangtung7391@gmail.com
Received: 28/4/2021
Reviewed: 30/5/2021
Revised: 04/6/2021
Accepted: 11/6/2021
Released: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/538
Customary laws are rules and codes of conduct that have long been established, forcing people to follow them in a narrow community (usually a village or commune). The article analyzes and 
points out the linguistic features of the Mnong customary law, through a case study: Chapter IV - On 
customs. Thereby contributing to the systematic study of customary law of ethnic minorities in Vietnam, 
aiming to preserve and promote the positive values in the community's traditional customary law.
The language in the Mnong customary law is very close to the language of poetry (which is "rhyming 
speech"). Regarding the form of customary law, there are many sentences (lines) linked together in rhyme 
and rhythm. The number of words of the poems in the Mnong customary law is very diverse, the rhyme 
is very variable, half free and half legal. In terms of semantics, Mnong customary law includes chapters 
and lots of articles: lexical-semantic fields: animals, objects, space, plants, spirituality, beliefs, natural 
phenomena.
Keywords: Mnong ethnic group; Customary law; Central Highlands; Mnong language; Folk art.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
105Volume 10, Issue 2
1. Đặt vấn đề
Luật tục là những quy định, phép tắc ứng xử 
có từ lâu đã trở thành nền nếp trong quan hệ xã 
hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, buộc 
mọi người phải tuân theo ở phạm vi cộng đồng hẹp 
(thường là làng xã). Đây là một loại văn nghệ dân 
gian có nội dung luật tục, được sử dụng theo hình 
thức diễn xướng khi xét xử các vụ việc xảy ra trong 
cộng đồng và khi nhắc nhở các thành viên trong 
cộng đồng tuân theo những nền nếp của cộng đồng. 
Nghiên cứu luật tục của người Mnông có thể góp 
phần nghiên cứu có hệ thống về luật tục và hướng 
tới bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực trong 
luật tục cổ truyền của cộng đồng này.
Bài viết nhằm chỉ ra một số đặc điểm nổi bật về 
ngôn ngữ của luật tục Mnông, qua một nghiên cứu 
trường hợp: Chương IV – Về phong tục tập quán 
trong Luật tục M’nông (Tập quán pháp) (Thịnh, 
Vinh & Kâu, 1998) 
Công trình Luật tục M’nông (Tập quán pháp) 
của các soạn giả: Ngô Đức Thịnh, Trần Tấn Vinh, 
Điểu Kâu (1998) được sưu tầm ở tỉnh Đắc Nông. 
Gồm 3 phần: Phần 1 (77 trang) – Luật tục trong xã 
hội M’nông; Phần 2 – Văn bản luật tục (bằng tiếng 
Việt và tiếng M’nông); Phần 3 (60 trang) – Phụ lục. 
Phần 2 (541 trang) có 8 chương (gồm 215 điều): 
Chương I – Về các tội và việc xét xử; Chương III – 
Về quan hệ cộng đồng; Chương II – Về quan hệ đối 
với thủ lĩnh; Chương IV – Về phong tục tập quán; 
Chương V – Hôn nhân và quan hệ nam nữ; Chương 
VI – Về quan hệ gia đình; Chương VII – Về quan hệ 
sở hữu; Chương VIII – Về việc xâm phạm thân thể 
người khác. 
Chương IV – Về phong tục tập quán được chọn 
như một nghiên cứu trường hợp, do dự đoán về chủ 
đề của nó: “phong tục tập quán” là một trong những 
thành tố quan trọng nhất trong văn hóa truyền thống 
của một dân tộc.
2. Tổng quan nghiên cứu
Luật tục (customary law), còn được gọi là luật 
dân gian (folk law), luật bản địa (indigenous law), 
luật bộ lạc (tribal law), luật nguyên thủy (primitive 
law)...
Ở châu Âu và một số nước châu Phi, nhiều bộ 
môn, chuyên ngành khác nhau có đề cập đến luật 
tục như: Luật học, lịch sử, xã hội học, nhân học 
Đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học tiếp tục nghiên 
cứu luật tục từ góc độ nhân học và bắt đầu văn bản 
hóa luật tục, mở rộng phạm vi nghiên cứu luật tục 
trên nhiều phương diện khác nhau, chẳng hạn như 
vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu luật tục. 
Ở châu Á, phải kể đến công trình “Asian indigenous 
law in Interaction with Received law” (Luật bản địa 
châu Á trong mối quan hệ tương hỗ với luật thành 
văn) (1986) của Masaji Chaba. Công trình này 
gồm nhiều chương viết về luật tục của nhiều dân 
tộc và quốc gia khác nhau như ở người Ai Cập Hồi 
giáo, Iran Hồi giáo, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản 
(Thịnh, 2003). 
Từ góc độ nhân học luật pháp, các nhà nhân 
học, dân tộc học, folklore học đã đề cập đến các 
vấn đề lý thuyết, phương pháp sưu tầm và nghiên 
cứu luật tục các dân tộc. Có thể kể ra ở đây như vấn 
đề văn bản hóa luật tục (T.O.Elias, 1994), sưu tầm 
luật tục (Simon Roberts, 1994), Những vấn đề 
ứng dụng luật tục trong xã hội cũng được quan tâm, 
nhất là vấn đề luật tục và bảo vệ, khai thác hợp lý 
các nguồn tài nguyên thiên nhiên (S.Wiber, 1996) 
(Thịnh, 2003, tr.10).
Ở Việt Nam, hương ước và luật tục được quan 
tâm vào khoảng từ đầu thế kỷ XX. Ngày 30/7/1923, 
Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Pierre Pasquier 
đã ra thông tri yêu cầu thu thập và ghi chép luật tục 
nhằm khai thác và vận dụng những quy tắc quản lý 
xã hội thuyền thống vào việc cai trị. Thông qua quá 
trình triển khai Thông tri này, nhiều tác giả người 
Pháp đã cho ra đời những nghiên cứu về luật tục 
của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Từ năm 
1927, L.Sabatier đã cho công bố bộ luật tục Êđê 
Klei duê bhiăn kđi (Tập quán pháp). Đến năm 1940, 
D.Antomarchi đã dịch sang tiếng Pháp và công bố 
công trình này trên tạp chí Trường Viễn Đông Bác 
cổ (BEFEO). Năm 2019, có luận án tiến sĩ của Trần 
Thị Thắm: “Lập luận trong luật tục Ê-đê”...
Việc sưu tầm luật tục của các dân tộc thiểu số 
ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX đã đạt được những 
thành tựu nhất định. Có thể kể đến những công 
trình đã được công bố như: “Luật tục Ê-đê” (1926), 
“Luật tục Xtiêng” (1951), “Luật tục Srê” (1951), 
“Luật tục Ba na, Xơ đăng” (1952), “Luật tục Mạ” 
(1957) (Thịnh, 2003). 
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt 
Nam cho thấy luật tục được quan tâm từ rất sớm 
và đã đạt đượ ...  chì đến bon khác. Mọi sự vi phạm đều sẽ 
bị xử phạt nặng, phải cúng vịt, chó, lợn, bò, voi để 
xóa tội. Ví dụ:
10.He lăp bon bu mâu lah du gũ bon bu 11. He 
lăp bon bu, sông bĩch jay bu 12. Bu lah he ntuh 
bong nrak an bu 13. Ar bong lũ bong nrak he 14. 
Geh khĩt geh ji bon bu jay bu 15. Bu kuh: kik so sũr 
broih 16. Nrook chook kuaih bon lan bu 17. Rveh 
du book jan bon bu [Điều 1: Đem máng chì đến bon 
khác]. (Dịch: 10.Đi vào bon khác hoặc đến ở bon 
khác 11. Hoặc là vào bon khác, ăn cơm ngủ nhờ 
12. Người ta nói mình đổ nước chì vào bon họ 13. 
Nước chì làm cho bon họ xui xẻo 14. Gây ra đau ốm 
chết người 15. Người ta phạt: cúng xóa vịt, chó, lợn 
16. Giết con bò cúng cho bon làng 17. Đền cho bon 
làng một con voi)
Là đơn vị cộng đồng cơ bản nhất của người 
Mnông, bon, buôn đồng thời là nơi thể hiện sự chan 
hòa tình cảm và gắn kết nhau trong những phong 
tục và nghi lễ, trong vui chơi và hưởng thụ các sinh 
hoạt văn hóa. Đọc luật tục Mnông phần phong tục 
tập quán, ta bắt gặp những điều luật nói về kinh 
nghiệm sản xuất như: tục lệ trồng trỉa, tục lệ chăn 
nuôi, tục lệ đi săn bắt, tục làm rẫy. Các từ ngữ chỉ 
bon làng thường gặp. Ví dụ:
20. Gũ rnglăp ma bon 21. Kon rnglăp ma bap 
22. Săk mâu lap đă bon de yỗ [Điều 19: Tục lệ chia 
thịt]. (Dịch: 20. Sống phải đoàn kết với bon 21. Con 
phải đoàn kết với cha 22. Người yếu sức phải nhờ 
bon làng)...
4.2.2.4. Từ ngữ chỉ thực vật. 
Ví dụ:
ba: lúa (37; 34.579 %); krong/ tam: cỏ (12; 
11.215 %); si: cây (7; 6.5421 %); prit: chuối (4; 
3.7383 %); bum: củ (3; 2.8037 %); ha: lá (3; 2.8037 
%); la: tre (3; 2.8037 %); tao: mía (3; 2.8037 %); 
blê: kê (3; 2.8037 %); tơm bum: cây khoai mài (2; 
1.8692 %); tơm rle: cây rle (2; 1.8692 %); târ: bắp 
(2; 1.8692 %); n’hung: bầu (1; 0.9346 %); plui: bí 
(1; 0.9346 %); bô kêt: bồ kết (1; 0.9346 %); blân: cà 
(1; 0.9346 %)... Tổng: 107 từ. 
Nhận xét:
- Trong số những từ ngữ chỉ thực vật phổ biến 
nhất, có: ba (lúa), krong/ tam (cỏ), si (cây), prit 
(chuối)...
 - Trong luật tục Mnông hình ảnh cây lúa (ba) 
thường được sử dụng để chi tiết hóa, giải thích cụ 
thể hơn các điều khoản hoặc minh họa cho sự thiệt 
hại hoặc lợi ích về tài sản vì một lí do nào đó. Ví dụ: 
1.Tih soh moh sot 2.Meh mir kĩr kăng 3.Tih rmot 
nau vay 4.Bư brah, lah yăng 5.Năng rpu, năng 
ba [Điều 1: Tội vi phạm tập quán]. (Dịch: 1. Nói 
chuyện bậy bạ 2. Gặp điều không hay 3. Khinh bỉ 
tập quán 4. Cúng thần cúng thánh 5. Cúng trâu cúng 
lúa).
Người Mnông quý trọng lúa, thậm chí coi “lúa” 
là vật linh thiêng có hồn. Luật tục Mnông có những 
quy định nghiêm ngặt đối với những hành vi để hạt 
lúa bị rơi vào lửa, vào suối. Ví dụ:
13. Đũp du rmlay tâm dak donh 14. Ngonh rdu 
rmlay pơih 15. Đơih du rdjỗ tâm neh tuai 16. Ũnh 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
110 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
sa ba duh rop kop ti ji siăk 17. Dak bũk ba kop ti ji 
săk. (Dịch: 13. Hạt lúa rơi dưới suối phải lượm 14. 
Con kiến gặm một hột phải lượm 15. Rơi một cọng 
chín đốt phải lượm 16. Lúa bị cháy người ốm bị đau 
17. Rơi dưới suối người ốm bị đau)
4. Ũnh sa lêk, dak bũk roh 5. Roh huêng ba joi 
6. Roh huêng koi tũng 7. Tuai ma kik, ma so, ma sũk 
[Điều 6: Hạt lúa bị rơi vào lửa, vào suối]. (Dịch: 4. Bị 
lửa thiêu, bị nước trôi 5. Hồn lúa bị mất phải tìm 6. 
Hồn kê bị mất phải tìm 7. Chuộc bằng vịt, chó, lợn).
4.2.2.5. Từ ngữ chỉ tâm linh, tín ngưỡng. 
Ví dụ:
yang: thần, thánh (13; 28.26 %); ngăt: hồn ma 
(5; 10.87 %); c̆ak: ma lai (4; 8.70 %); yang ba: thần 
lúa (3; 6.52 %); ngăt [lê: hồn kê (2; 4.35 %); ngăt 
ba: hồn lúa (2; 4.35 %); yang khưt um: thần chết 
(2; 4.35 %); yang N’gual: thần N’gual (2; 4.35 %); 
[ưn: lễ (1; 2.17 %); c̆ak: ma (1; 2.17 %); yang târ: 
thần bắp (1; 2.17 %); yang n’hak: thần bếp (1; 2.17 
%); yang kreh: thần bồ (1; 2.17 %); yang kao: thần 
hoa (1; 2.17 %); yang [lê: thần kê (1; 2.17 %); yang 
rông: thần nuôi (1; 2.17 %); yang mir: thần rẫy (1; 
2.17 %). Tổng: 46 từ.
Nhận xét:
- Từ ngữ được sử dụng nhiều nhất là chỉ các 
đấng siêu nhiên là yang (thần), có 13 lần xuất hiện 
(chiếm 28.26 %), tiếp đến là ngăt (hồn ma), sau đó 
là những siêu nhiên như: ma lai, thần lúa, thần kê, 
hồn lúa, hồn kê  Hệ thống lực lượng siêu nhiên 
được đề cập đến trong luật tục Mnông chia làm hai 
loại, loại thần thiện (thần lúa, thần hoa, thần nuôi, 
thần kê, thần N’gual) và thần ác (ma, quỷ, thần 
chết... ). 
Luật tục Mnông quy định tất cả mọi hành vi 
trong cuộc sống đều liên quan đến thần linh, nếu vi 
phạm luật tục, người vi phạm sẽ bị thần linh trừng 
phạt và bị làng xử phạt. Ví dụ ở điều 9: Đẻ con 
ngoài rừng, ngoài đường. Ví dụ:
12. Păng krau bri nyă, krõng huêng 13. Brah 
pâm, nâm gõ 14. Khĩt rũ bi play rpung 15. Khĩt rũng 
bi play rpuăl 16. Khĩt duăl bôk bi leeng nro 17. Đă 
păng kuaih dak raih [Điều 9: Đẻ con ngoài rừng, 
ngoài đường]. (Dịch: 12. Nó làm ô uế rừng thiêng 
13. Thần sẽ trả thù cho bon làng 14. Bon làng sẽ có 
dịch bệnh 15. Bon làng sẽ chết hàng loạt 16. Sẽ chết 
như quả bầu khô 17. Phải bắt cúng xóa)
Theo nội dung trong luật tục Mnông, kẻ nào nói 
chuyện bậy bạ thì thần linh sẽ bắt phải gặp điều 
không hay. Ai dám coi thường tập quán, phải cúng 
tạ lỗi thần linh, đem những thứ quý giá nhất tạ lỗi 
gồm trâu, lúa. 
5. Thảo luận
5.1. “Luật tục” Mnông là gì, xét về bản chất 
xã hội?
Cho đến nay, để chỉ cùng một đối tượng chúng ta 
đang xét, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau: luật tục 
(customary law), luật dân gian (folk law), luật bản 
địa (indigenous law), luật địa phương (local law), 
luật hiện tồn (living law), luật bộ lạc (tribal law), 
luật nguyên thủy (primitive law), luật không thành 
văn (unwritten law), luật truyền thống (traditional 
law)... Mỗi thuật ngữ đều nhằm nhấn mạnh đến một 
đặc điểm của “luật tục”. 
Tuy có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng hai 
thuật ngữ luật tục (customary law), luật dân gian 
(folk law) được sử dụng phổ biến hơn cả. Câu hỏi 
được đặt ra là nên chọn thuật ngữ nào?
Tác giả Alan Dundes trong công trình what is 
folk law đã sử dụng và lý giải cho cách sử dụng 
thuật ngữ “folk law” của mình. Theo ông, từ folk 
bắt đầu xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ XIX để chỉ 
những người không biết đọc, biết viết đối lập với 
tầng lớp có chữ viết, là cư dân đô thị. Sang thế kỷ= 
XX, quan niệm về folk có sự thay đổi để chỉ bất 
kể nhóm người nào có chung mối liên hệ dân tộc, 
tôn giáo, tộc người, nghề nghiệp, địa phương, gia 
đình. Mỗi nhóm như vậy có thể có một luật. Luật 
dân gian (folk law) được hiểu là bộ luật của một 
nhóm người có chung mối liên hệ dân tộc, tôn giáo, 
tộc người, nghề nghiệp, địa phương, hoặc gia đình 
(Thịnh, 2003). 
Ở Việt Nam, trong công trình Tìm hiểu luật tục 
các tộc người ở Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh 
viết: “Do vậy, chấp nhận thuật ngữ “luật dân gian” 
(folk law), chúng tôi tránh sự lầm lẫn không tránh 
khỏi của tính từ tục lệ - customary với thể loại tục 
lệ. Tất cả luật dân gian là tục lệ với nghĩa nó mang 
tính truyền thống, nhưng không phải tất cả tục lệ 
là luật” (Thịnh, 2003, tr.39). Có thể chia sẻ quan 
niệm này.
Tuy vậy, luật dân gian có thể bị hiểu lầm với 
thuật ngữ văn hóa dân gian (folklore). Luật dân gian 
là văn hóa dân gian nhưng không có nghĩa tất cả 
văn hóa dân gian sẽ đều là luật. Thứ hai, dùng khái 
niệm luật tục, cũng nghĩa là phân định giữa luật tục 
với phong tục và tục lệ. Cả phong tục, tục lệ và luật 
tục đều có sự thỏa thuận ngầm hay đồng thuận trong 
cộng đồng. Nhưng ta nên coi luật tục là hình thức 
phát triển cao hơn của phong tục, tục lệ. 
Trong luật tục Mnông vừa có những đặc trưng 
của phong tục, tục lệ vừa có những yếu tố xử phạt, 
chế định. Nó là sản phẩm của vốn tri thức dân gian 
Mnông, dùng để duy trì nếp sống của cộng đồng, 
theo quan niệm trong văn hóa cổ truyền. Nó được 
thể hiện bằng tiếng Mnông – một thành tố trong vốn 
văn hóa cổ truyền dân tộc này.
5.2. Tìm hiểu luật tục Mnông để làm gì? Tìm 
hiểu về mặt ngôn ngữ học để làm gì?
Luật tục Mnông là một dạng quy phạm xã hội, 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
111Volume 10, Issue 2
Tai lieu tham khao
Bi, T., Kau, D., Tuan, T. D., & Vu, B. M. (2007). 
Van dung luat tuc Mnong vao viec xay dung 
gia dinh, buon thon van hoa. Ha Noi: Nxb. 
Van hoa Dan toc.
Blood, H. F., & Blood, E. (1969). The origin of 
Dak Nue-A Mnong Rơlơm legend obtained 
from Muom Nơm. MKS Journal, 3, 61–75.
Dournes, J. (2006). Rung, dan ba, dien loan 
(Nguyen Ngoc, dich). Ha Noi: Nxb. Hoi 
Nha van.
Dang, B. V, Son, C. T., Hong, V. T., & Loi, V. 
D. (1982). Dai cuong ve cac dan toc E-de, 
Mnong o Dak Lak. Ha Noi: Nxb. Khoa hoc 
Xa hoi.
Hung, L. (1994). Buon lang co truyen xu 
Thuong. Ha Noi: Nxb. Van hoa Dan toc.
Phillips, R. L. (1973). A Mnong pedagogical 
grammar: the verb phrase and constructions 
with two or more verbs. MKS Journal, 4, 
129–138.
Tham, T. T. (2019). Lap luan trong luat tuc 
E-de. Luan an tien sy Ngon ngu hoc, Dai hoc 
Su pham Ha Noi.
The, B. K. (1995). Tieng Mnong - ngu phap ung 
dung (Chu bien). So Giao duc va Dao tao 
tinh Dak Lak
Thinh, N. D. (2003). Tim hieu luat tuc cac toc 
nguoi o Viet Nam. Ha Noi: Nxb. Khoa hoc 
Xa hoi.
Thinh, N. D., Vinh, T. T., & Kau, D. (1998). 
Luat tuc Mnong (Tap quan phap). Ha Noi: 
Nxb. Khoa hoc Xa hoi.
Thong, T. V., & Tung, T. Q. (2017). Ngon ngu cac 
dan toc o Viet Nam. Nxb. Dai hoc Thai Nguyen.
Trung tam Khoa học Xa hoi & Nhan van Quoc 
gia. (2000). Luat tuc va phat trien nong thon 
hien nay o Viet Nam. Ha Noi: Nxb. Chinh tri 
quoc gia.
Truong, N. K. (2009). Tu dien Viet - Mnong. Ha 
Noi: Nxb. Tu dien Bach khoa.
hướng đến việc điều chỉnh và duy trì các mối quan 
hệ xã hội. Nó được xem là tri thức bản địa, chứa 
đựng nhiều giá trị văn hóa của tộc người Mnông. 
Luật tục Mnông là một “di sản văn hóa tộc người”, 
văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt hay những quan 
niệm tín ngưỡng, quy tắc ứng xử trong cộng đồng 
đều được thể hiện rõ trong bộ luật tục này. Qua luật 
tục, có thể thấy rõ những nét văn hóa Mnông. Nó 
cho thấy cơ cấu xã hội cổ truyền Mnông là môi 
trường sinh thành, tồn tại và biến đổi của luật tục, 
với những đặc trưng: nhà – làng – nước và tính cộng 
đồng trong làng buôn, sự hài hòa với điều kiện tự 
nhiên.
Có thể thấy rằng, trong một xã hội chưa hình 
thành giai cấp, tín ngưỡng dân gian còn thô sơ, tư 
duy mang nặng tính cụ thể, trực quan, kinh nghiệm, 
luật tục Mnông đã bao hàm và thay thế gần như 
mọi lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, pháp quyền; phản 
ánh rõ nét đặc trưng văn hóa cổ truyền độc đáo của 
người Mnông. Cũng như luật tục của nhiều dân tộc 
khác, luật tục Mnông có những điều khoản phù hợp 
với pháp luật hiện nay ở Việt Nam, cần được nghiên 
cứu để phục vụ việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. 
Luật tục Mnông là tài liệu quý để nghiên cứu 
nhiều mặt. Đây là một hình thức văn hóa của luật 
pháp, là tấm gương phản chiếu thực xã hội và là di 
sản văn hóa cổ truyền, là kho tàng tri thức dân gian 
Mnông, đồng thời cũng là kho lưu trữ từ vựng, các 
quy tắc ngữ pháp và lối kiến tạo văn bản nghệ thuật. 
Ngôn ngữ trong luật tục là thứ ngôn ngữ dân gian 
nghệ thuật, vần vè, thích hợp để dễ nhớ dễ thuộc và 
hấp dẫn khi diễn xướng. Những sự vật hiện tượng 
được nhắc đến trong ngôn ngữ luật tục rất gần gũi 
với đời sống lao động sản xuất và các quan hệ xã 
hội Mnông. Đó cũng là đặc trưng cần chú ý về mặt 
ngôn ngữ học, khi đưa luật pháp của Nhà nước 
vào đời sống Mnông, cũng như các dân tộc khác ở 
Tây Nguyên, theo tinh thần kết hợp sự hiện đại với 
những giá trị truyền thống.
6. Kết luận
Ngôn ngữ trong luật tục dân tộc Mnông rất gần 
với ngôn ngữ thơ. Trong lời luật tục có nhiều điều 
khoản và rất nhiều câu (dòng). Số từ của các câu thơ 
trong luật tục Mnông rất đa dạng, do đó cách hiệp 
vần biến ảo, nửa tự do nửa cách luật (là “lời nói 
có vần”). Trong luật tục có nhiều chương và điều 
khoản, các câu tập hợp lại theo các chủ đề, tức là 
theo các phạm trù ngữ nghĩa khác nhau. Các trường 
từ vựng – ngữ nghĩa thường gặp: động vật; đồ vật; 
không gian; thực vật; tâm linh, tín ngưỡng; hiện 
tượng tự nhiên...
Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong luật 
tục Mnông góp phần tìm hiểu kĩ hơn những giá trị 
của luật tục - một vốn tài sản văn hóa quý báu của 
dân tộc Mnông, khuyến khích tiếp cận liên ngành 
nghiên cứu luật tục Mnông. Mặt khác, có thể vận 
dụng những điều luật và cách thức thể hiện bằng 
ngôn ngữ dân gian trong luật tục vào việc quản lí xã 
hội ở vùng Mnông, theo hướng kết hợp giữa truyền 
thống và hiện đại.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
112 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG LUẬT TỤC MNÔNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: 
CHƯƠNG IV - VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN)
Tạ Quang Tùng
Viện Ngôn ngữ học Việt Nam
Email: quangtung7391@gmail.com
Ngày nhận bài: 28/4/2021
Ngày phản biện: 30/5/2021
Ngày tác giả sửa: 04/6/2021
Ngày duyệt đăng: 11/6/2021
Ngày phát hành: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/538
Luật tục là những quy định, phép tắc ứng xử có từ lâu đã trở thành nền nếp, buộc mọi người phải tuân theo ở phạm vi cộng đồng hẹp (thường là làng xã). Bài viết phân tích và chỉ ra những đặc điểm 
ngôn ngữ của luật tục Mnông, qua một nghiên cứu trường hợp: Chương IV – Về phong tục tập quán. Từ 
đó, góp phần nghiên cứu có hệ thống về luật tục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, hướng tới bảo tồn và phát 
huy những giá trị tích cực trong luật tục cổ truyền của cộng đồng.
Ngôn ngữ trong luật tục Mnông rất gần với ngôn ngữ thơ (là “lời nói có vần”). Về hình thức, luật tục có 
rất nhiều câu (dòng) liên kết với nhau theo thể, vần và nhịp. Số từ của các câu thơ trong luật tục Mnông rất 
đa dạng, cách gieo vần rất biến ảo, nửa tự do nửa cách luật. Về ngữ nghĩa, luật tục Mnông gồm các chương 
và rất nhiều điều khoản; các trường từ vựng – ngữ nghĩa: động vật; đồ vật; không gian; thực vật; tâm linh, 
tín ngưỡng; hiện tượng tự nhiên...
Từ khóa: Dân tộc Mnông; Luật tục; Tây Nguyên; Tiếng Mnông; Văn nghệ dân gian.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_ngon_ngu_trong_luat_tuc_mnong_nghien_cuu_truong_hop.pdf