Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương

Bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và gây ra gánh nặng nghiêm

trọng về sức khỏe và kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Theo y văn, những trẻ mắc hội chứng thận hư có

sự tác động phá hủy mô cứng và các tổ chức quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị

bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm

sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả các bệnh răng miệng của

trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt

ngang được thực hiện ở 407 trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ nam mắc bệnh cao (309 trẻ chiếm

75,6%), chỉ số vệ sinh răng miệng của trẻ ở ở mức trung bình, 63,9% trẻ viêm lợi, 12,3% trẻ viêm lợi phì đại,

78,6% trẻ bị sâu răng, chỉ số sâu răng sữa của trẻ dmft/dmfs là 5,6/9,9; chỉ số sâu răng vĩnh viễn DFMT/

DMFS là 1,4/1,8; 11,1% trẻ có khiếm khuyết phát triển men răng, gặp chủ yếu là dạng mờ đục ranh giới rõ.

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 1

Trang 1

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 2

Trang 2

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 3

Trang 3

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 4

Trang 4

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 5

Trang 5

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 6

Trang 6

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 7

Trang 7

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 8

Trang 8

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10160
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
53TCNCYH 142 (6) - 2021
ĐẶC ĐIỂM BỆNH RĂNG MIỆNG Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG 
THẬN HƯ TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Lương Minh Hằng1, , Tống Minh Sơn1, Trần Huy Thịnh1, Phạm Tuệ Minh1, Đinh Việt Hà1,
Khuất Thu Hương1, Mai Thị Giang Thanh2
1Trường Đại học Y Hà Nội
 2Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Từ khóa: hội chứng thận hư tiên phát, bệnh răng miệng, viêm lợi, lợi phì đại, sâu răng, khiếm khuyết 
phát triển men răng.
Bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và gây ra gánh nặng nghiêm 
trọng về sức khỏe và kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Theo y văn, những trẻ mắc hội chứng thận hư có 
sự tác động phá hủy mô cứng và các tổ chức quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị 
bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm 
sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả các bệnh răng miệng của 
trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt 
ngang được thực hiện ở 407 trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ nam mắc bệnh cao (309 trẻ chiếm 
75,6%), chỉ số vệ sinh răng miệng của trẻ ở ở mức trung bình, 63,9% trẻ viêm lợi, 12,3% trẻ viêm lợi phì đại, 
78,6% trẻ bị sâu răng, chỉ số sâu răng sữa của trẻ dmft/dmfs là 5,6/9,9; chỉ số sâu răng vĩnh viễn DFMT/
DMFS là 1,4/1,8; 11,1% trẻ có khiếm khuyết phát triển men răng, gặp chủ yếu là dạng mờ đục ranh giới rõ.
Tác giả liên hệ: Lương Minh Hằng
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: minhhang@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 30/03/2021
Ngày được chấp nhận: 22/04/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới trong 
nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017 
ước tính rằng các bệnh răng miệng ảnh hưởng 
đến 3,5 tỷ người trên toàn thế giới, trong đó sâu 
răng không được điều trị là một trong những 
bệnh không truyền nhiễm phổ biến nhất.1 
Tại Việt Nam, Liên đoàn nha khoa quốc tế đã 
cảnh báo Việt Nam là một trong những nước có 
tỉ lệ trẻ mắc bệnh răng miệng cao nhất thế giới. 
Năm 2010, theo kết quả điều tra của Viện Đào đào 
tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội tại 
năm tỉnh thành trong cả nước thấy: tỉ lệ sâu răng 
sữa của trẻ từ bốn đến tám tuổi là 81,6%; sâu 
răng vĩnh viễn là 16,3%; 90,6% trẻ có cặn bám 
và 81,1% trẻ có cao răng.2 Đó là kết quả nghiên 
cứu trên những trẻ bình thường không có bệnh 
toàn thân kèm theo. Vậy câu hỏi đặt ra là: Sức 
khỏe răng miệng ở những trẻ có bệnh toàn thân 
như thế nào? Với những trẻ có bệnh toàn thân thì 
sức khỏe răng miệng ra sao, có có sự ảnh hưởng 
qua lại giữa bệnh răng miệng và bệnh toàn thân 
hay không? Tại Việt Nam hiện tại chưa có nhiều 
nghiên cứu đề cập đến tình trạng răng miệng ở trẻ 
mắc hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP). Năm 
2018, nghiên cứu của Tống Minh Sơn và cộng sự 
(CS) trên 236 trẻ ở độ tuổi 6 – 14 thấy tỉ lệ sâu 
răng chung ở mức cao (90,7% trẻ), trong đó:3 tỉ 
lệ sâu răng sữa của trẻ 6 – 8 tuổi là 93,0%, chỉ 
số dmft/dmfs là 6,6/12,5. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn 
cao và gia tăng theo tuổi: 73,4% ở trẻ 9 – 11 tuổi 
và 87,1% ở trẻ 12 – 14 tuổi. Chỉ số DMFT/DMFS 
tăng theo lứa tuổi. Nhóm trẻ 9 – 11 tuổi có DMFT/
DMFS là 2,4/3,9 trong khi nhóm 12 – 14 tuổi có 
DMFT/DMFS là 3,6/5,3. Không chỉ riêng tỉ lệ sâu 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
54 TCNCYH 142 (6) - 2021
răng cao mà tỉ lệ viêm lợi của trẻ mắc HCTHTP 
cũng cao, theo Phạm Thị Phượng (2017) và CS:4 
90,7% trẻ mắc HCTHTP có viêm lợi, 78,2% trẻ 
dùng cyclosporin có phì đại lợi; 85,6% trẻ có cao 
răng. Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S) 
là 2,9 ± 1,2; trong đó hơn 50% trẻ có chỉ số vệ 
sinh đơn giản kém.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi 
Trung ương trong 10 năm (1981 - 1990) số trẻ 
mắc hội chứng thận hư chiếm 1,7% tổng số trẻ 
điều trị nội trú và trên 46,0% tổng số trẻ của 
khoa Thận – Lọc máu.5 Trong số đó, trẻ mắc 
HCTHTP chiếm hơn 96,0% nên chúng tôi quyết 
định tiến hành nghiên cứu trên nhóm trẻ mắc 
HCTHTP tại bệnh viện.
Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi tiến 
hành thực hiện đề tài mô tả “Đặc điểm bệnh 
răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên 
phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương”
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng 
Trẻ em được chẩn đoán hội chứng thận hư 
tiên phát tại khoa Thận - Lọc máu Bệnh viện 
Nhi Trung ương với những tiêu chuẩn chẩn 
đoán của ISKDC (International study of Kidney 
diseases in Children):6
- Protein niệu ≥ 50mg/kg/24 giờ.
- Protein máu < 56 g/l.
- Albumin máu < 25 g/l.
Hoặc chỉ số protein/creatinine niệu > 0,2g/mmol.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu, chọn mẫu: Theo công thức tính 
ước tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ trong cộng đồng
- n: cỡ mẫu tối thiểu cần có.
- Z1 - α/2: hệ số giới hạn tin cậy, với α = 0,05 
ta có Z1-α/2 = 1,96.
- d: khoảng sai lệch mong muốn, chọn d = 0,05.
- p: tỷ lệ viêm lợi phì đại ở trẻ mắc bệnh hội 
chứng thận hư tiên phát của tác giả Phạm Thị 
Phượng và cộng sự p = 0,782.4
- Cỡ mẫu nghiên cứu sau khi áp dụng công 
thức: n = 262 trẻ em.
Trên thực tế chúng tôi đã khám và thu thập 
dữ liệu của 407 trẻ.
Thu thập thông tin: Gửi thư xin ý kiến đồng 
ý tham gia nghiên cứu cho trẻ và gia đình. Gửi 
bộ câu hỏi phỏng vấn đền phụ huynh của trẻ để 
thu thập thông tin về cá nhân, đặc điểm bệnh, 
thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen ăn 
uống của đối tượng nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn đánh giá:
Phương pháp đánh giá vệ sinh răng miệng 
đơn giản OHI-S của Green và Vermillion (1964)7 
gồm có hai chỉ số Chỉ số cặn bám đơn giản (DI-
S) và chỉ số cao răng (CI-S).
Phương pháp đánh giá lợi GI theo Loe và 
Silness (1963) 8 được ghi nhận ở bốn mức độ, 
từ 0 - 3. 
Phương pháp đánh giá phì đại lợi GOI theo 
McGaw và cộng sự (1988).9
 Phương pháp đánh giá và phát hiện sâu 
răng quốc tế ICDAS/ICCMS10 trên lâm sàng.
Phương pháp đánh giá và phát hiện khiếm 
khuyết phát triển men răng (KKPTMR) trên lâm 
sàng năm 1989.11
Thời gian ng ... hóm đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi được thể hiện 
ở Bảng 3. Tỉ lệ viêm lợi chiếm 63,9%. Tỉ lệ viêm lợi ở nhóm tuổi 13 - 18 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 
(77,0%). Tỉ lệ phì đại lợi chiếm 12,3%. Tỉ lệ phì đại lợi ở nhóm tuổi 13 - 18 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 
(20,3%). Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (test khi bình phương).
Bảng 4. Đặc điểm sâu răng sữa theo nhóm tuổi
 Đặc điểm
Nhóm tuổi
DMFT (TB ± SD) DMFS (TB ± SD) 
DT MT FT DMFT DS MS FS DMFS
3 - 6 tuổi 
(n = 122)
5,90 ± 
4,87
0,07 ± 
0,34
0,20 ± 
0,71
6,17 ± 
4,92
10,07 ± 
12,08
0,13 ± 
0,65
0,31 ± 
1,29
10,51 ± 
12,17
7 - 12 tuổi 
(n = 145)
4,71 ± 
3,72 
0,19 ± 
0,65
0,28 ± 
0,89
5,18 ± 
3,88
8,82 ± 
9,09
0,32 ± 
1,19
0,33 ± 
1,04
6,14 ± 
9,29
Tổng 
(n = 267)
5,25 ± 
4,32
0,14 ± 
0,53
0,24 ± 
0,81
5,63 ± 
4,40
9,39 ± 
10,56
0,23 ± 
0,98
0,32 ± 
1,16
9,94 ± 
10,70
p (Kwallis test) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
Trong Bảng 4 ta thấy ở 407 trẻ tham gia nghiên cứu, có 267 trẻ còn răng sữa chỉ số DMFT/DMFS 
là 5,63/9,94. Trung bình mỗi trẻ có 5,25 răng sữa bị sâu và 9,39 mặt răng bị sâu. Chỉ số DMFT/DMFS 
theo từng nhóm tuổi có sự khác nhau, chỉ số DMFT/DMFS ở nhóm tuổi 3 - 6 tuổi cao nhất.
Bảng 5. Đặc điểm sâu răng vĩnh viễn theo nhóm tuổi
 Đặc điểm
Nhóm tuổi
DMFT (TB ± SD) DMFS (TB ± SD)
DT MT FT DMFT DS MS FS DMFS
3 - 6 tuổi 
(n = 37)
0,19 ± 
0,74
0 0
0,19 ± 
0,74
0,19 ± 
0,74
0 0
0,19 ± 
0,74
7 - 12 tuổi 
(n = 208)
1,17 ± 
1,68
0,03 ± 
0,23
0,05 ± 
0,31
1,25 ± 
1,74
1,50 ± 
2,35
0,05 ± 
0,41
0,05 ± 
0,31
1,61 ± 
2,42
13 - 18 tuổi 
(n = 74)
2,07 ± 
1,95
0
0,19 ± 
0,87
2,26 ± 
2,28
2,95 ± 
3,23
0
0,24 ± 
1,27
3,19 ± 
3,70
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
58 TCNCYH 142 (6) - 2021
 Đặc điểm
Nhóm tuổi
DMFT (TB ± SD) DMFS (TB ± SD)
DT MT FT DMFT DS MS FS DMFS
Tổng 
(n = 319)
1,26 ± 
1,75
0,02 ± 
0,18
0,08 ± 
0,49
1,36 ± 
1,89
1,69 ± 
2,59
0,03 ± 
0,33
0,09 ± 
0,66
1,81 ± 
2,79
p (Kwallis test) 0,05 > 0,05 0,05 > 0,05 < 0,001
Bảng 5, trong 407 trẻ trong nghiên cứu có 319 trẻ có răng vĩnh viễn. Chỉ số DMFT/DMFS chung 
là 1,36/1,81. Trung bình mỗi trẻ có 1,26 răng vĩnh viễn sâu. Ít trẻ bị mất răng hoặc trám răng do sâu. 
Chỉ số DMFT/DMFS đối với từng nhóm tuổi có sự thay đổi khác nhau, tăng dần theo nhóm tuổi. 
Nhóm 13-18 tuổi có chỉ số DMFT/DMFS cao nhất là 2,26/3,19. Trung bình mỗi trẻ ở nhóm tuổi này 
có 2,07 răng vĩnh viễn bị sâu và 2,95 mặt răng bị sâu. Không có răng mất do sâu nhưng hầu như 
cũng không có răng được trám phục hồi do sâu răng. Sự khác biệt chỉ số sâu răng giữa các nhóm 
tuổi là có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6. Tỉ lệ khiếm khuyết phát triển men răng vĩnh viễn theo loại tổn thương 
Loại tổn thương Số trẻ (n = 407) %
0. Bình thường 362 88,9
1. Mờ đục ranh giới rõ 23 5,7
2. Mờ đục lan tỏa (không có ranh giới rõ) 9 2,2
3. Thiểu sản men 12 3,0
4. Các loại khiếm khuyết khác 1 0,3
5. Mờ đục ranh giới rõ và lan tỏa 1 0,3
6. Mờ đục ranh giới rõ và thiểu sản men 0 0
7. Mờ đục lan tỏa và thiểu sản men 0 0
8. Phối hợp cả ba loại tổn thương 0 0
9. Không ghi nhận được 0 0
Theo bảng 6 ta thấy nếu phân loại theo tổn thương thì trẻ có tổn thương dạng mờ đục có ranh 
giới rõ chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 5,7%), đứng thứ 2 là trẻ có tổn thương dạng thiểu sản men (3,0%), 
sau đó là đến dạng mờ đục lan tỏa (2,2%), những dạng tổn thương khác hầu như là hiếm gặp trong 
nhóm trẻ nghiên cứu.
IV. BÀN LUẬN
Sau khi tiến hành thu thập thông tin, khám răng 
miệng cho trẻ được chẩn đoán là mắc HCTHTP 
tại Khoa Thận - lọc máu Bệnh viện Nhi Trung 
ương, nghiên cứu xác định được 407 trẻ đưa 
vào nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, trẻ nam 
có tỉ lệ mắc hội HCTHTP cao hơn nữ (309 so với 
98), kết quả này cũng tương tự như các nghiên 
cứu khác thực hiện ở Việt Nam cũng như nước 
ngoài về đặc điểm dịch tễ mắc hội chứng thận 
hư gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ trai/gái 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
59TCNCYH 142 (6) - 2021
là 3/1.5 Về thể bệnh: đa số các bệnh nhân trong 
nghiên cứu có thể bệnh kháng thuốc (239/407 
trường hợp) và có 191/407 trường hợp bị tái 
phát từ 3 lần trở lên chiếm 46,9%, tình trạng 
kháng thuốc và tái phát nhiều lần này sẽ khiến 
trẻ phải dùng thêm nhiều thuốc ức chế miễn 
dịch khác để điều trị, tác dụng phụ của những 
thuốc này là gây nguy cơ nhiễm trùng cao, gây 
ra phì đại lợi cho trẻ, tăng nguy cơ mắc các 
bệnh răng miệng trong thời gian điều trị bệnh 
toàn thân. 
Bảng 2 cho biết chỉ số vệ sinh răng miệng 
đơn giản đạt mức trung bình. Điều này được 
giải thích do kiến thức - thái độ - hành vi chăm 
sóc răng miệng của trẻ chưa tốt, gia đình chưa 
hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, 
chưa hiểu rõ vai trò quan trọng của việc chải 
răng hằng ngày của trẻ. Chăm sóc răng miệng 
không tốt sẽ dẫn đến tăng tỉ lệ bệnh viêm lợi 
ở trẻ. Ngược lại thì những tác dụng phụ của 
thuốc khi điều trị HCTHTP lại gây ra bệnh viêm 
lợi, phì đại lợi khiến việc vệ sinh răng miệng của 
trẻ khó khăn hơn. Kết quả này tương đương 
với kết quả của tác giả N.S Venkatesh Babu 
và Sinjana Jana12 nhưng thấp hơn kết quả của 
Phạm Thị Phượng và CS.4
Bảng 3 cho thấy tỉ lệ viêm lợi chiếm 63,9% 
trong đó nhóm 13 – 18 tuổi có tỉ lệ cao nhất 
(77,0%) điều này cho thấy những trẻ điều trị 
bệnh lâu dài và nhiều lần tái phát thì có nguy 
cơ viêm lợi cao. Ví dụ như chứng khô miệng 
gặp phải khi trẻ sử dụng thuốc điều chỉnh huyết 
áp là một trong những nguyên nhân làm tăng 
nguy cơ viêm lợi. Tuy nhiên đa số trẻ chỉ mắc 
viêm lợi độ 1 (48,4%). Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu của tác giả N.S Venkatesh Babu 
và Sinjana Jana: 66,0% trẻ có viêm lợi mức độ 
nhẹ. Điều này được giải thích việc thiếu phản 
ứng viêm có thể do sự ngăn chặn của các yếu 
tố viêm hoặc do giảm nồng độ hemoglobin 
dẫn tới lợi nhợt nhạt mặc dù có dấu hiệu viêm. 
Có 50/407 trẻ (chiếm 12,3%) bị phì đại lợi.Trẻ 
thuộc thể bệnh kháng thuốc với chỉ định điều 
trị kết hợp Cyclosporin có nguy cơ bị phì đại lợi 
cao nhất. Kết luận này đã được báo cáo trong 
rất nhiều nghiên cứu của các tác giả như Wright 
G, Welbury R.R, Hosey M.T hay Suzanne D.A 
và CS. Mặc dù tỉ lệ viêm lợi và lợi phì đại ở 
trẻ mắc HCTHTP khá cao nhưng hầu hết cha 
mẹ trẻ chưa có kiến thức về bệnh răng miệng, 
chỉ đưa trẻ đi khám răng hàm mặt khi con bị 
đau và chưa hiểu mối liên quan giữa bệnh răng 
miệng và bệnh toàn thân mà trẻ đang mắc phải. 
Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của 
Phạm Thị Phượng và CS4 và một số nghiên 
cứu trên những trẻ mắc bệnh lý thận mạn tính. 
Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên 
cứu của chúng tôi khác độ tuổi của các tác giả 
khác và nghiên cứu của chúng tôi về thời gian 
dùng thuốc Cyclosporin ngắn hơn. 
Bảng 4 cho thấy, có 267 trẻ có răng sữa 
chỉ số DMFT/DMFS là 5,63/9,94. Chỉ số răng 
sữa sâu không được điều trị của nhóm trẻ mắc 
HCTHTP là khá cao (5,25) trong khi chỉ số răng 
sữa được điều trị (bao gồm mất răng và trám 
răng) thì rất thấp (0,14 và 0,24), sự quan tâm 
của cha mẹ với bộ răng sữa không cao, cha mẹ 
nghĩ rằng răng sữa sẽ sớm được thay thế bằng 
răng vĩnh viễn. Nếu cứ để tình trạng sâu răng 
không được điều trị như vậy kéo dài sẽ ảnh 
hưởng lớn đến sức nhai, đến chất lượng hàm 
răng vĩnh viễn cũng như ảnh hưởng đến tình 
trạng và kết quả điều trị bệnh mà trẻ đang mắc 
phải. Chỉ số dmft/dmfs theo từng nhóm tuổi có 
sự khác nhau, trong đó DMFT/DMFS ở nhóm 
tuổi 3 – 6 tuổi cao nhất. Kết quả của chúng tôi 
tương tự với tác giả Tống Minh Sơn và CS,3 
Phạm Thị Phượng và CS.4
Bảng 5 cho thấy chỉ số DMFT/DMFS của 
nhóm đối tượng nghiên cứu là 1,36/1,81. Trung 
bình mỗi trẻ có 1,26 răng vĩnh viễn sâu. Chỉ 
số DMFT đối với từng nhóm tuổi có sự thay 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
60 TCNCYH 142 (6) - 2021
đổi khác nhau, tăng dần theo nhóm tuổi. Điều 
nay phù hợp với quá trình thay răng sữa bằng 
răng vĩnh viễn của trẻ và phù hợp với đặc điểm 
bệnh đã được WHO 13 đưa ra, đó là: tuổi càng 
tăng thì càng có sự tích lũy sâu răng. Răng bị 
sâu nhiều nhất là răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 
nhất (răng mọc vào lúc trẻ 6-7 tuổi) và cha mẹ 
thường nghĩ rằng đó vẫn là răng sữa nên tỉ 
lệ răng vĩnh viễn sâu được điều trị là rất thấp 
(0,08). Điều này chứng tỏ sự quan tâm của gia 
đình và xã hội đến sức khỏe răng miệng cho 
nhóm trẻ mắc HCTHTP còn rất hạn chế, truyền 
thông sức khỏe răng miệng vẫn chưa đủ mạnh 
khiến bố mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị, đặc biệt 
là thăm khám định kì và điều trị dự phòng.
Bảng 6 cho thấy có 11,1% trẻ có KKPTMR 
vĩnh viễn, trong đó 5,7% với loại tổn thương mờ 
đục có ranh giới rõ chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến 
là ổn thương thiểu sản men (3,0%), đứng thứ 3 
là tổn thương mờ đục lan tỏa với 2,2% số trẻ. 
Các loại tổn thương khác điều hiếm gặp. Về sự 
phổ biến của các loại tổn thương, kết quả của 
chúng tôi tương tự với nghiên cứu của V.T.N 
Ngọc thực hiện tại 2 huyện Kim Bảng và A Lưới. 
Tỉ lệ trẻ mắc KKPTMR của chúng tôi thấp hơn 
kết quả nghiên cứu của Weraarchakul và CS 
tại Thái Lan (27,8%), Subramaniam và CS tại 
Ấn Độ (76,2%), có thể do số lượng nghiên cứu 
khác nhau và môi trường sinh sống khác nhau.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 407 trẻ mắc hội chứng thận 
hư tiên phát tại Khoa Thận - Lọc máu Bệnh viện 
Nhi Trung Ương cho thấy các bệnh răng miệng 
chủ yếu gặp trên đối tượng bệnh nhân trong 
giai đoạn nghiên cứu là bệnh viêm lợi, lợi phì 
đại, sâu răng sữa, khiếm khuyết phát triển men 
răng và vệ sinh răng miệng chưa tốt. Có sự ảnh 
hưởng qua lại giữa bệnh răng miệng và bệnh 
toàn thân. Cần tăng cường kiến thức, hành vi, 
thái độ của trẻ và gia đình có trẻ mắc HCTHTP 
về bệnh răng miệng. Các can thiệp sớm như 
thăm khám định kì, điều trị dự phòng bệnh 
răng miệng nên khuyến cáo cho những trẻ mắc 
HCTHTP lần đầu để nâng cao sức khỏe răng 
miệng và dự phòng các biến chứng do điều trị 
bệnh toàn thân gây ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kassebaum NJ, Smith AGC, Bernabé 
E, et al. Global, Regional, and National Prev-
alence, Incidence, and Disability-Adjusted 
Life Years for Oral Conditions for 195 Coun-
tries, 1990-2015: A Systematic Analysis for 
the Global Burden of Diseases, Injuries, and 
Risk Factors. J Dent Res. 2017;96(4):380-387. 
doi:10.1177/0022034517693566.
2. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn. 
thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu 
tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của 
Việt Nam năm 2010. Tạp chí Học Thực Hành. 
2011;12:56-59.
3. Son TM, Huong NT, Hanh TTM, et al. 
Dental Caries Status and Relevant Factors in 
Children with Primary Nephrotic Syndrome in 
National Children Hospital, Vietnam. Int J Oral 
Craniofacial Sci. 2018;4(1):001-004.
4. Phạm Thị Phượng, Tống Minh Sơn, Lê 
Hưng. Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số 
yếu tố liên quan ở trẻ em mắc hội chứng thận 
hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. 
Tạp Chí Học Thực Hành. 2017;(1060):19-21.
5. Lê Nam Trà, Trần Đình Long, Đỗ Bích 
Hằng. Tình hình bệnh thận, tiết niệu của trẻ 
em được điều trị tại Viện Nhi 1981-1990. Kỷ 
yếu Công Trình Nhi Khoa. Published online 
1994:161-162.
6. Kliegman RM, Geme JSt. Nephrotic Syn-
drome. In: Nelson Textbook of Pediatrics. Vol 
2. 21st Edition. Elsevier; 2019:4264 / 15739. 
Accessed April 4, 2020. https://www.elsevier.
com/books/nelson-textbook-of-pediatrics-2-vol-
ume-set/kliegman/978-0-323-52950-1.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
61TCNCYH 142 (6) - 2021
7. Greene JC. The Oral Hygiene In-
dex--development and uses. J Periodontol. 
1967;38(6):Suppl:625-637. doi:https://doi.
org/10.1902/jop.1967.38.6_part2.625.
8. Loe H, Silness j. periodontal disease 
in pregnancy. i. prevalence and severi-
ty. Acta Odontol Scand. 1963;21:533-551. 
doi:10.3109/00016356309011240.
9. McGaw WT. Cyclosporine-induced gingi-
val over An ultrastructural stereo. 1988;65(2):5.
10. Honkala E, Runnel R, Honkala S, et al. 
Measuring Dental Caries in the Mixed Den-
tition by ICDAS. Int J Dent. 2011;2011:1-6. 
doi:10.1155/2011/150424.
11. Clarkson J, O’Mullane’ D. A Modified 
DDE Index for Use in Epidemiological Studies 
of Enamel Defects. Published online 1989:7.
12. Babu NSV, Jana S. Assessment of 
Oral Health Status in Children Suffering from 
Nephrotic Syndrome. 2014;2(2):5.
13. Petersen PE. The World Oral Health 
Report 2003: continuous improvement of oral 
health in the 21st century--the approach of 
the WHO Global Oral Health Programme. 
Community Dent Oral Epidemiol. 2003;31 
Suppl 1:3-23. doi:10.1046/j..2003.com122.x.
Summary
THE ORAL HEALTH OF CHILDREN WITH PRIMARY NEPHROTIC 
SYNDROME IN THE VIETNAM NATIONAL 
HOSPITAL OF PEDIATRICS
Oral disease is one of the most common diseases globally, causing serious health and economic 
burdens and reducing the quality of life. According to the literature, patients with nephrotic syndrome 
have destroyed hard tissue and surrounding parts of the teeth due to long-term drug treatment. 
In addition, regular hospitalization and specific diet also affect the care and prevention of oral 
diseases. The purpose of this study is to describe the oral and dental diseases of children with 
primary nephrotic syndrome at the National Hospital of Pediatrics. This cross-sectional descriptive 
study was performed in 407 children diagnosed for primary nephrotic disease. The results are as 
follows: 75.6% of children are boys, the oral hygiene index is average, 63.9% children with gingivitis, 
12.3% children with hypertrophic gingivitis, 78.6% children with caries, the index of dental caries 
in primary dentition (dmft/dmfs) is 5.6 ± 4.4/9.9 ± 10.7; permanent dentition (DMFT/DMFS) is 1.4 
± 1.9/1.8 ± 2.8; 11,1% children have developmental defects of enamel with demarcated opacities 
as the most common defect.
Keywords: primary nephrotic syndrome, oral disease, oral hygiene, dental caries, gingivitis, 
hypertrophic gingivitis, developmental defects of enamel.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_benh_rang_mieng_o_tre_mac_hoi_chung_than_hu_tien_ph.pdf