Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016

Hạn hán năm 2015-2016 là đợt hạn hán trầm trọng

nhất ở Ninh Thuận kể từ năm 2005, gây ảnh hưởng lớn

đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nghiên cứu này

mô tả thực trạng ứng phó với hạn hán của ngành Y tế tỉnh

Ninh Thuận. Kết quả cho thấy nhiều hoạt động ứng phó với

hạn hán đã được ngành Y tế thực hiện. Phòng chống dịch

bệnh cho cộng đồng là hoạt động nổi bật, bao gồm giám

sát dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe về sử dụng

nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và các biện

pháp chống nắng nóng bảo vệ sức khỏe người dân. Công

tác khám chữa bệnh cho người dân cũng được tăng cường

tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng. Hoạt động ứng phó

hạn hán của ngành Y tế được triển khai khi có hạn hán xảy

ra và khi có chỉ đạo của chính quyền và ngành Y tế. Công

tác chuẩn bị sẵn sàng, nâng cao năng lực ứng phó hạn hán

của ngành Y tế còn nhiều hạn chế. Ngành Y tế chưa có kế

hoạch ứng phó hạn hán, hoạt động nâng cao năng lực ứng

phó hạn hán của ngàng Y tế chưa được thực hiện. Ngành

Y tế Ninh Thuận cần tăng cường năng lực ứng phó hạn

hán thông qua xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán của

ngành từ tỉnh đến huyện và xã; tập huấn nâng cao kiến thức,

kỹ năng ứng phó với hạn hán cho cán bộ y tế

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016 trang 1

Trang 1

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016 trang 2

Trang 2

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016 trang 3

Trang 3

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016 trang 4

Trang 4

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016 trang 5

Trang 5

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016 trang 6

Trang 6

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 2760
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016

Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành y tế Ninh Thuận năm 2016
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn124
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI HẠN HÁN CỦA NGÀNH Y TẾ 
NINH THUẬN NĂM 2016
Hà Văn Như1, Lưu Quốc Toản1, Nguyễn Xuân Trường2, Hoong Văn Nhật2, Nguyễn Anh Sơn2,
Lê Minh Định3, Lê Trọng Lưu3, Nguyễn Nhị Linh4, Nguyễn Đình Ngọc4
TÓM TẮT
Hạn hán năm 2015-2016 là đợt hạn hán trầm trọng 
nhất ở Ninh Thuận kể từ năm 2005, gây ảnh hưởng lớn 
đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nghiên cứu này 
mô tả thực trạng ứng phó với hạn hán của ngành Y tế tỉnh 
Ninh Thuận. Kết quả cho thấy nhiều hoạt động ứng phó với 
hạn hán đã được ngành Y tế thực hiện. Phòng chống dịch 
bệnh cho cộng đồng là hoạt động nổi bật, bao gồm giám 
sát dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe về sử dụng 
nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và các biện 
pháp chống nắng nóng bảo vệ sức khỏe người dân. Công 
tác khám chữa bệnh cho người dân cũng được tăng cường 
tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng. Hoạt động ứng phó 
hạn hán của ngành Y tế được triển khai khi có hạn hán xảy 
ra và khi có chỉ đạo của chính quyền và ngành Y tế. Công 
tác chuẩn bị sẵn sàng, nâng cao năng lực ứng phó hạn hán 
của ngành Y tế còn nhiều hạn chế. Ngành Y tế chưa có kế 
hoạch ứng phó hạn hán, hoạt động nâng cao năng lực ứng 
phó hạn hán của ngàng Y tế chưa được thực hiện. Ngành 
Y tế Ninh Thuận cần tăng cường năng lực ứng phó hạn 
hán thông qua xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán của 
ngành từ tỉnh đến huyện và xã; tập huấn nâng cao kiến thức, 
kỹ năng ứng phó với hạn hán cho cán bộ y tế.
Từ khóa: Hạn hán, ngành Y tế, Ninh Thuận, ứng phó 
hạn hán.
SUMMARY:
THE COPING ACTIVITIES OF HEALTH 
SECTOR TO THE DROUGHT IN NINH THUAN 
PROVINCE 2016
A serious drought event happened in 2015 and 2016 
in Ninh Thuan province that caused serious social life 
and health effects. Series of responses to the event have 
been implemented by the health sector of Ninh Thuan, 
aiming to minimize health impacts of the drought and 
protect the community health. The response activities 
include epidemic survelance and prevention, supervision 
of water quality, provision of health communication and 
education to communities, provision of heal care services 
for the affected communities. There was not any evidence 
of health sector’s preparation for response to sever dought 
has been found. Therfore, improvement of preparation for 
response to drought in particularly and to natural disaster 
in genral, in cluding develop drought response plan, 
provision of training health staff and drilling and other 
preparations should be implemented by the healt sector.
Key words: Response to drought, Ninh Thuan 
province, department of health.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên 
tai liên quan đến khí hậu. Trong bối cảnh biến đổi khí 
hậu toàn cầu, hạn hán nặng đã xảy ra tại một số tỉnh của 
Việt Nam, gây thiệt hại nặng về kinh tế, ảnh hưởng đến 
đời sống và sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng. Trong 
giai đoạn 2014 – 2016 có nhiều tỉnh tại Việt Nam bị hạn 
hán nặng. Tính đến tháng 04 năm 2015, một số tỉnh miền 
Trung và Tây Nguyên, trong đó Ninh Thuận là tỉnh bị ảnh 
hưởng nặng nhất. Đây là năm hạn hán trầm trọng nhất ở 
Ninh Thuận kể từ năm 2005. Theo báo báo của Ủy Ban 
nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận, tính đến giữa tháng 4 
năm 2015, gần 6 tháng Ninh Thuận không có mưa, trong 
khi đó lượng mưa năm 2014 chỉ bằng 60% so với lượng 
mưa trung bình hàng năm[2]. Ngày 14/3/2016, UBND tỉnh 
Ngày nhận bài: 13/01/2020 Ngày phản biện: 31/01/2020 Ngày duyệt đăng: 07/02/2020
1. Trường ĐH Y tế Công cộng
2. Văn phòng Bộ Y tế
3. Sở Y tế Ninh Thuận
4. CDC Ninh Thuận
Tác giả chính Hà Văn Như, email: hvn@huph.edu.vn
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn 125
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ninh Thuận đã Quyết định công bố thiên tai do hạn hán 
diễn ra tại một số địa phương của tỉnh từ ngày 01/3/2016. 
Theo Quyết định các địa phương chịu thiệt hại do hạn hán 
bao gồm: Huyện Ninh Hải (05 xã); huyện Ninh Phước (01 
xã); huyện Ninh Sơn (06 xã); Thuận Bắc (06 xã); huyện 
Bác Ái và huyện Thuận Nam[3].
Do hạn hán xảy ra từ từ, thường không gây hậu quả 
trực tiếp tới sức khỏe (tử vong, chấn thương) như các loại 
thiên tai khác, tuy nhiên hạn hán có thể ảnh hưởng nghiêm 
trọng đến điều kiện sống và sức khỏe của con người. Thiếu 
nước sinh hoạt và sản xuất là hiện tượng phổ biến tại các 
vùng bị hán hán. Thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là nước 
ăn uống có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của 
cộng đồng. Do không đủ nước cung cấp cho các nhu cầu 
của cơ thể con người, mặt khác vì thiếu nước, cộng đồng 
có thể phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh dẫn 
đến các nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường nước. 
Nghiên cứu này mô tả hoạt động ứng phó, bảo vệ sức khỏe 
cộng đồng của cộng đồng ngành Y tế Ninh Thuận, làm cơ 
sở cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn và đề xuất khuyến 
nghị nhằm tăng cường năng lực ứng phó với hạn hán của 
ngành Y tế, góp phần giảm thiểu các tác động sức khỏe 
của cộng đồng bị ảnh hưởng.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu định tính.
Thời gian và địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện 
trong tháng 7 năm 2019 tại 04 xã bị hạn hán nặng nhất, 
bao gồm xã Phước Tiến và xã Phước Thành huyện 
Bác Ái; xã Hòa Sơn và Mỹ Sơn huyện Ninh Sơn, tỉnh 
Ninh Thuận. 
Đối tượng nghiên cứu: 
- Cán bộ y tế: Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm 
Kiểm soát bệnh tật (CDC); đại diện lãnh đạo Trung tâm y 
tế (TTYT) huyện, và Trạm y tế (TYT) xã.
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) xã. 
- Đại diện người dân: Trưởng thôn/bản, đại diện Hội 
phụ nữ xã, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí 
Minh (TNCS) xã và đại diện Hội người cao tuổi xã.
Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp phỏng 
vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN) với đối tượng 
nghiên cứu được sử dụng để thu thập thông tin. Tổng số 
11 cuộc PVS đối tượn ... c sạch. Một đại diện TTYT 
huyện cho biết “Trung tâm CDC tỉnh thường xuyên chỉ 
đạo và cùng TTYT huyện về các xã để kiểm tra nguồn 
nước được cộng đồng sử dụng, hướng dẫn người dân sử 
dụng nước hợp vệ sinh, không sử dụng nguồn nước ao hồ 
bị ô nhiễm” (PVS05).
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) 
cho cộng đồng về phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức 
khỏe trong hạn hán cũng đã được tăng cường, có sự phối 
hợp giữa CDC và Trung tâm TTGDSK tỉnh, TTYT huyện 
và TYT xã. Một cán bộ y tế xã cho biết “Cán bộ y tế 
của TTYT huyện phối hợp với cán bộ TYT xã thực hiện 
nhiều buổi nói chuyện về tác hại của hạn hán đối với sức 
khỏe, hướng dẫn người dân thực hiện một số biện pháp 
tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh” (PVS10). 
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn 127
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hoạt động TTGDSK cũng được đại diện người dân tái 
khẳng định “Bên y tế đã tổ chức những buổi họp dân phổ 
biến cách vệ sinh phòng chống dịch, nói người dân cần đi 
khám hoặc báo cho y tế biết nếu có người ốm. Loa truyền 
thanh của xóm cũng phát bài hướng dẫn người dân không 
nên lao động khi trời quá nắng nóng” (TLN02).
Công tác khám chữa bệnh (KCB) cho người dân: 
Là một nhiệm vụ thường xuyên của ngành Y tế, trong 
hạn hán công tác này đã được tăng cường nhằm đáp ứng 
nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy hoạt động KCB đã được tăng cường 
thực hiện tại cộng đồng theo từng đợt “ người dân khi 
ốm thì đến TYT khám và lĩnh thuốc, có khi lên huyện (BV 
huyện). Trong năm 2015, 2016 có mấy đợt có đoàn y tế từ 
tỉnh về tận xóm khám bệnh” (TLN3).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy hạn hán có 
tác động đến tâm lý, sức khỏe tâm thần của cộng đồng[5], 
tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cho thấy chưa có hoạt 
động hỗ trợ tâm lý-sức khỏe tâm thần cho người dân được 
thưc hiện tại Ninh Thuận. Một đại diện lãnh đạo TTYT 
huyện cho biết “Ngoài chương trình mục tiêu quốc gia 
về “Sức khỏe tâm thần cộng đồng”, hiện nay tỉnh Ninh 
Thuận chưa có cơ quan hay tổ chức nào có những hoạt 
động, dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội, sức khỏe tâm thần cho 
người dân vùng bị hán hán” (PVS08). 
Như vậy, ngành Y tế cần có những giải pháp hỗ trợ 
tâm lý-sức khỏe tâm thần, lồng ghép trong kế hoạch ứng 
phó với hạn hán.
Công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hạn hán của 
ngành Y tế: Mặc dù nhiều hoạt động ứng phó với hạn hán 
của ngành Y tế Ninh Thuận được đánh giá tích cực, tuy 
nhiên đại diện lãnh đạo y tế tỉnh, huyện và xã đều có chung 
quan điểm là có hạn chế trong việc chủ động ứng phó với 
hạn hán. Một đại diện lãnh đạo Sở Y tế cho biết “Sở Y tế 
chỉ có kế hoạch phòng chống lụt bão. Sở chưa có kế hoạch 
chi tiết phòng chống hạn hán. Tuy nhiên khi hạn hán xảy 
ra, Sở Y tế đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về 
triển khai các hoạt động tại địa phương” (PVS01). Điều 
này cũng được đại diện CDC tỉnh tái khẳng định “Bên này 
(CDC tỉnh) thực hiện theo công văn chỉ đạo, làm theo đầu 
việc. Có đầu việc nhỏ chứ không có kế hoạch tổng thể. Có 
kế hoạch phòng chống bão lụt chứ chưa có kế hoạch ứng 
phó với hạn hán” (PVS03). Một đại diện TTYT huyện cho 
biết “các hoạt động của y tế huyện thực hiện theo công 
văn chỉ đạo của Sở Y tế. TTYT huyện dựa trên chỉ đạo của 
Sở Y tế để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động tại 
tuyến xã. Y tế huyện và xã chỉ thực hiện các hoạt động 
theo chỉ đạo từ tuyến trên thôi” (PVS 05). Như vậy, năng 
lực phòng chống hạn hán nói riêng và phòng chống thiên 
tai nói chung cần được tăng cường. Trước mắt, kế hoạch 
đáp ứng với hạn hán của ngành Y tế cần được xây dựng vì 
đây là cơ sở để ngành Y tế Tỉnh triển khai hoạt động đáp 
ứng kịp thời khi có hạn hán xảy ra.
Hạn chế của nghiên cứu: Do đây là nghiên cứu đầu 
tiên về ứng phó với hạn hán của ngành y tế tại Việt Nam 
nên việc tìm tài liệu tham khảo để so sánh bị hạn chế. Thiếu 
so sánh với kết quả các nghiên cứu tương tự dẫn đến kết quả 
nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mô tả những hoạt động ứng 
phó hạn hạn của ngành Y tế. Nghiên cứu được tiến hành 3 
năm sau kỳ hạn hán nên việc thu thập số liệu gặp một số 
khó khăn, một số thông tin định tính bị hạn chế độ tin cậy 
vì sai số nhớ lại của đối tượng nghiên cứu.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Ngành Y tế tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều hoạt 
động ứng phó với hạn hán, bảo vệ sức khỏe nhân dân, 
trong đó hoạt động giám sát, phòng ngừa dịch bệnh, giám 
sát chất lượng nước ăn uống, TTGDSK về vệ sinh cá 
nhân, vệ sinh môi trường và biện pháp phòng chống nắng 
nóng cho người dân. Công tác KCB được bảo đảm, đáp 
ứng được nhu cầu KCB của người dân. Kết quả là không 
có dịch bệnh lớn xảy ra mặc dù tác động của hạn hán tới 
đời sống của cộng đồng là rất lớn. 
Hạn chế trong ứng phó với hạn hán của ngành Y tế 
Ninh Thuận là sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hạn hán, 
do đó việc tăng cường năng lực chuẩn bị sẵn sàng ứng 
phó với hạn hán cần được tăng cường. Ngành Y tế cần 
xây dựng kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hạn 
hán, dựa trên kịch bản phù hợp với tình hình của tỉnh; 
nâng cao năng lực của cán bộ y tế thông qua đào tạo, tập 
huấn về kiến thức và kỹ năng ứng phó với hạn hán; chuẩn 
bị phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất cần 
thiết cho phòng chống dịch, kiểm soát chất lượng nước 
ăn uống.
Khuyến nghị đối với nhà nghiên cứu: (1) Cần tiếp tục 
tiến hành các nghiên cứu chuẩn bị và ứng phó với hạn hán 
của ngành Y tế trong tương lai. Nên tiến hành nghiên cứu 
có đối chứng, giữa vùng bị hán hán và không bị hạn hán; 
(2) Nghiên cứu tác động sức khỏe của hạn hán nói riêng 
và của thiên tai nói chung với qui mô nghiên cứu rộng 
hơn và với thiết kế nghiên cứu phù hợp để cung cấp bằng 
chứng khoa học, giúp cho các nhà quản lý y tế hoạch định 
chính sách phù hợp, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong 
vùng hạn hán, thiên tai.
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn128
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2015), cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình hạn hán và nhu cầu hỗ trợ 
trên địa bàn tỉnh, tháng 6 năm 2015.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, tháng 6/2015, Quyết định về việc công bố thiên tai (hạn hán) xảy ra từ ngày 
01/01/2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, tháng 3/2016, Quyết định về việc công bố thiên tai (hạn hán) xảy ra từ ngày 
01 tháng 3 năm 2016 tại một địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
4. Đặng Thanh Bình, Phan Hoàn, Quý Minh Trung (2016), Đánh giá tác động của hạn hán thiếu nước đến sản 
xuất nông nghiệp tại Ninh Thuận, Báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa học “Nước và việc làm” ngày 21 tháng 3 năm 
2016, truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019 tại 
5. Tweet Stanke C, Kerac M, Prudhomme C, Medlock J, Murray V. (2013), Health Effects of Drought: 
a Systematic Review of the Evidence, PLOS Currents Disasters. 2013 Jun 5 . Edition 1. doi: 10.1371/currents.
dis.7a2cee9e980f91ad7697b570bcc4b004.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
T
I. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học.
1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. 
Bài gửi đăng đánh máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, cách dòng, một bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu 
và tài liệu tham khảo. Chỉ sử dụng những bảng, biểu, hình ảnh cần thiết và phải có chú thích rõ. Mỗi bài viết không 
quá 5 hình. Cuối bài phải nêu rõ xuất xứ của công trình, làm tại đâu, thời gian, số điện thoại cần liên hệ, địa chỉ Email.
3. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú 
thích các từ gốc của các chữ viết tắt.
4. Trình tự các mục trong bài:
a) Đầu đề
b) Họ và tên tác giả: Không ghi học hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú đơn vị công tác của từng tác giả ở cuối trang 
thứ nhất bài báo.
c) Nội dung:
Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 150 từ). Ghi từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặt vấn đề: bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
d) Tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu)
Đánh số thứ tự tài liệu tiếng Việt (vần ABC theo tên tác giả) sau đó đến tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, 
tiếng Nga (vần ABC theo họ)... Mỗi tài liệu đề họ, tên tác giả, tên bài, tên tạp chí, năm xuất bản, số trang. Tên sách: tên 
tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang. 
5. Tác giả cần gửi kèm một thư xác định bài báo là của mình, thêm: “Tôi cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn 
về sự xác thực của các thí nghiệm, các tin tức, các tư liệu thu thập được và sự phân tích các dữ kiện, bài viết này chưa 
được gửi đăng ở báo nào khác”. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm trước công luận và độc giả về quyền tác giả và nội dung 
gửi bài đăng.
Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong cùng một số.
II. Đối với các bài tổng quan, thông tin, bài dịch.
- Đối với các bài tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác 
giả bài tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành, cơ quan và hội chuyên khoa ở phần ghi chú cuối 
trang đầu tiên của bài tổng quan. Bài tổng quan cũng được đánh máy trên khổ A4 và không dài quá 7 trang kể cả biểu 
bảng và tài liệu tham khảo.
- Các thông tin, bài dịch cần ghi rõ xuất xứ của nguồn dữ liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn bài báo tiếng nước 
ngoài gửi kèm theo bản dịch.
III. Lệ phí đăng bài khoa học: 800.000 đồng/bài (tám trăm nghìn đồng), gửi về tài khoản: Tạp chí Y học Cộng đồng: 
0861100688668, Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Bài viết xin gửi về Ban biên tập TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Địa chỉ: số 24 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 7621898 
Email: tapchiyhcd@gmail.com
ạp chí “Y HỌC CỘNG ĐỒNG” xuất bản 06 số tiếng Việt và 01 số tiếng Anh/năm, đăng tải các công trình 
nghiên cứu, các bài tổng quan về Y, Dược học cộng đồng, sức khỏe môi trường, y học lâm sàng, y sinh học 
và y xã hội học, những thông tin Y-Dược học trong nước và quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo.
Ví dụ: 1. Vũ TriệuAn, Nguyễn Ngọc Lan: Điều tra HLAở bộ tộc người Êđê, Y học thực hành, 1999, 4,17-25.
2. Wright P Krisnakone P Kobayashi A: “Using Immunoglobulin in treatment of Asthma”. J.of Internet. Immunol., 
2005,17,19-20
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
T
I. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học.
1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. 
Bài gửi đăng đánh máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, cách dòng, một bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu 
và tài liệu tham khảo. Chỉ sử dụng những bảng, biểu, hình ảnh cần thiết và phải có chú thích rõ. Mỗi bài viết không 
quá 5 hình. Cuối bài phải nêu rõ xuất xứ của công trình, làm tại đâu, thời gian, số điện thoại cần liên hệ, địa chỉ Email.
3. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú 
thích các từ gốc của các chữ viết tắt.
4. Trình tự các mục trong bài:
a) Đầu đề
b) Họ và tên tác giả: Không ghi học hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú đơn vị công tác của từng tác giả ở cuối trang 
thứ nhất bài báo.
c) Nội dung:
Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 150 từ). Ghi từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặt vấn đề: bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
d) Tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu)
Đánh số thứ tự tài liệu tiếng Việt (vần ABC theo tên tác giả) sau đó đến tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, 
tiếng Nga (vần ABC theo họ)... Mỗi tài liệu đề họ, tên tác giả, tên bài, tên tạp chí, năm xuất bản, số trang. Tên sách: tên 
tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang. 
5. Tác giả cần gửi kèm một thư xác định bài báo là của mình, thêm: “Tôi cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn 
về sự xác thực của các thí nghiệm, các tin tức, các tư liệu thu thập được và sự phân tích các dữ kiện, bài viết này chưa 
được gửi đăng ở báo nào khác”. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm trước công luận và độc giả về quyền tác giả và nội dung 
gửi bài đăng.
Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong cùng một số.
II. Đối với các bài tổng quan, thông tin, bài dịch.
- Đối với các bài tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác 
giả bài tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành, cơ quan và hội chuyên khoa ở phần ghi chú cuối 
trang đầu tiên của bài tổng quan. Bài tổng quan cũng được đánh máy trên khổ A4 và không dài quá 7 trang kể cả biểu 
bảng và tài liệu tham khảo.
- Các thông tin, bài dịch cần ghi rõ xuất xứ của nguồn dữ liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn bài báo tiếng nước 
ngoài gửi kèm theo bản dịch.
III. Lệ phí đăng bài khoa học: 800.000 đồng/bài (tám trăm nghìn đồng), gửi về tài khoản: Tạp chí Y học Cộng đồng: 
0861100688668, Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Bài viết xin gửi về Ban biên tập TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Địa chỉ: số 24 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 7621898 
Email: tapchiyhcd@gmail.com
ạp chí “Y HỌC CỘNG ĐỒNG” xuất bản 06 số tiếng Việt và 01 số tiếng Anh/năm, đăng tải các công trình 
nghiên cứu, các bài tổng quan về Y, Dược học cộng đồng, sức khỏe môi trường, y học lâm sàng, y sinh học 
và y xã hội học, những thông tin Y-Dược học trong nước và quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo.
Ví dụ: 1. Vũ TriệuAn, Nguyễn Ngọc Lan: Điều tra HLAở bộ tộc người Êđê, Y học thực hành, 1999, 4,17-25.
2. Wright P Krisnakone P Kobayashi A: “Using Immunoglobulin in treatment of Asthma”. J.of Internet. Immunol., 
2005,17,19-20

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_ung_pho_voi_han_han_cua_nganh_y_te_ninh_thuan_nam.pdf