Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh

Mục đích: Phân tích sự thay đổi của số bệnh nhân mới ung thư (UT) đại - trực tràng tuổi trẻ theo số

liệu từ Ghi nhận ung thư quần thể TPHCM từ năm 2003 đến 2016.

Đối tượng và phương pháp: Số liệu từ Ghi nhận ung thư quần thể TPHCM từ năm 2003 đến 2016

(với 10.710 bệnh nhân UT đại - trực tràng mới, trong đó có 6.771 UT đại tràng và 3.939 UT trực tràng)

được sử dụng. Tỉ suất thay đổi hàng năm của các bệnh nhân UT đại - trực tràng tuổi trẻ (<50 tuổi) được

tính để xem xét xu hướng tăng giảm của UT đại - trực tràng ở người trẻ.

Kết quả:

- Tỉ lệ bệnh nhân UT đại tràng và trực tràng trẻ (< 50 tuổi) lần lượt là 22,1% (KTC 95%: 21,1 - 23,1%)

và 20,6% (KTC 95%: 19,3 - 21,8%).

- Số các bệnh nhân mới UT đại - trực tràng tại TPHCM không có xu hướng tăng ở các nhóm tuổi trẻ.

Kết luận: Chưa ghi nhận xu hướng tăng UT đại - trực tràng ở người trẻ tại TP. HCM.

Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 9220
Bạn đang xem tài liệu "Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh

Có xu hướng tăng ung thư đại - Trực tràng ở người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 175 
CÓ XU HƯỚNG TĂNG UNG THƯ ĐẠI - TRỰC TRÀNG 
Ở NGƯỜI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH? 
PHẠM HÙNG CƯỜNG1, PHẠM XUÂN DŨNG2, BÙI ĐỨC TÙNG3 
Địa chỉ liên hệ: Phạm Hùng Cường 
Email: phcuongvn@yahoo.com 
Ngày nhận bài : 01/10/2020 
Ngày phản biện : 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng : 05/11/2020 
1 PGS.TS.BSCKII. Phó Trưởng Bộ môn Ung thư - ĐHYD TP. HCM, 
 Trưởng Khoa Ngoại ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 TS.BSCKII. Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
3 ThS.BSCKII. Phó Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo Globocan năm 2018, ung thư (UT) đại - 
trực tràng là UT thường gặp hàng thứ năm tại Việt 
Nam với 14.733 ca mới[7]. Theo kết quả ghi nhận UT 
quần thể tại TP HCM năm 2016, UT đại - trực tràng 
là UT thường gặp đứng hàng thứ ba ở nam và thứ 
tư ở nữ với xuất độ chuẩn theo tuổi lần lượt là 26,4 
và 14,7/100.000 dân[17]. 
UT đại - trực tràng là bệnh của người già vì có 
hơn 90% ca khi chẩn đoán đã ở tuổi 50 hoặc hơn[15]. 
Tuy nhiên số bệnh nhân trẻ đang ngày một tăng lên, 
đặc biệt ở châu Âu và Bắc Mỹ[1,2,10,19]. Các bệnh 
nhân UT đại - trực tràng trẻ thường có loại mô học 
ác tính hơn và thường được chẩn đoán ở giai đoạn 
muộn hơn[4,8,9,12,15]. Vài tác giả cũng mô tả nhóm 
bệnh nhân trẻ có tiên lượng kém hơn[5]. 
Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2019[16], 
chúng tôi không thấy có sự gia tăng tỉ lệ bệnh nhân 
UT đại - trực tràng trẻ (< 50 tuổi) so với các thời 
điểm 20 năm trước tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM. 
Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi tỉ lệ bệnh nhân UT đại - 
trực tràng trẻ tại Việt Nam có gia tăng hay không, 
cần phải phân tích các số liệu của Ghi nhận UT quần 
thể chứ không thể dựa vào số liệu bệnh viện như 
trong nghiên cứu vừa nêu. 
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu dựa trên 
số liệu Ghi nhận UT quần thể về tỉ lệ bệnh nhân UT 
đại - trực tràng trẻ ở Việt Nam. Do vậy, chúng tôi 
thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Phân tích 
sự thay đổi của số bệnh nhân mới UT đại - trực tràng 
tuổi trẻ theo số liệu Ghi nhận UT quần thể TPHCM 
từ năm 2003 đến 2016. 
TÓM TẮT 
Mục đích: Phân tích sự thay đổi của số bệnh nhân mới ung thư (UT) đại - trực tràng tuổi trẻ theo số 
liệu từ Ghi nhận ung thư quần thể TPHCM từ năm 2003 đến 2016. 
Đối tượng và phương pháp: Số liệu từ Ghi nhận ung thư quần thể TPHCM từ năm 2003 đến 2016 
(với 10.710 bệnh nhân UT đại - trực tràng mới, trong đó có 6.771 UT đại tràng và 3.939 UT trực tràng) 
được sử dụng. Tỉ suất thay đổi hàng năm của các bệnh nhân UT đại - trực tràng tuổi trẻ (<50 tuổi) được 
tính để xem xét xu hướng tăng giảm của UT đại - trực tràng ở người trẻ. 
Kết quả: 
- Tỉ lệ bệnh nhân UT đại tràng và trực tràng trẻ (< 50 tuổi) lần lượt là 22,1% (KTC 95%: 21,1 - 23,1%) 
và 20,6% (KTC 95%: 19,3 - 21,8%). 
- Số các bệnh nhân mới UT đại - trực tràng tại TPHCM không có xu hướng tăng ở các nhóm tuổi trẻ. 
Kết luận: Chưa ghi nhận xu hướng tăng UT đại - trực tràng ở người trẻ tại TP. HCM. 
Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân UT đại - trực tràng trẻ tại TPHCM hiện ở mức cao, nên cần cảnh giác khả 
năng bị UT đại - trực tràng khi có các triệu chứng nghi ngờ ở người trẻ <50 tuổi. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
176 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Số liệu từ Ghi nhận UT quần thể TPHCM các 
năm 2003 - 2016 (gồm 10.710 bệnh nhân, trong đó 
có 6.771 UT đại tràng và 3.939 UT trực tràng) được 
sử dụng. 
Phương pháp nghiên cứu 
Các biến số chính 
- Tuổi trẻ được xác định khi các bệnh nhân có 
tuổi < 50. 
- Tỉ suất thay đổi hàng năm (annual percent 
change: APC) được tính theo công thức: 
1
1
100n nn
n
I IAPC I
với: APCn là tỉ suất thay đổi trong năm. 
In là số bệnh nhân mới trong năm. 
In-1 là số bệnh nhân mới trong năm trước. 
APC được trình bày bằng tỉ lệ % và có thể có 
giá trị dương hoặc âm. 
- Xu hướng tăng giảm của UT đại - trực tràng 
được xem xét dựa trên sự biến thiên của APC liên 
tục trong khoảng thời gian 2003 - 2016. Đường hồi 
quy sự biến thiên của APC được tính và minh hoạ 
trên biểu đồ phân tán. Đường hồi quy hướng lên rõ 
rệt cho thấy xu hướng tăng của APC theo thời gian, 
và ngược lại. 
 + Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm 
Excel và Minitab 16. 
 + Giá trị p < 0,05 được chọn là có ý nghĩa 
thống kê, với độ tin cậy 95%. 
Mối tương quan giữa hai biến số định tính được 
kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương (2). 
KẾT QUẢ 
Theo Ghi nhận UT quần thể TPHCM các năm 
2003 - 2016, có 10.710 bệnh nhân UT đại - trực 
tràng mới, trong đó có 6.771 UT đại tràng và 3.939 
UT trực tràng. 
Số bệnh nhân mới UT đại - trực tràng được 
trình bày trong Biểu đồ 1. 
Biểu đồ 1. Số bệnh nhân mới UT đại - trực tràng 
các năm 2003 - 2016 
Phân bố tuổi của các bệnh nhân được trình bày 
trong Bảng 1. Các bệnh nhân UT đại tràng và trực 
tràng trẻ (< 50 tuổi) có tỉ lệ lần lượt là 22,1% (KTC 
95%: 21,1 - 23,1%) và 20,6% (KTC 95%: 19,3 - 
21,8%). 
 < 50 tuổi ≥ 50 
tuổi Tổng < 30 tuổi < 40 tuổi < 50 tuổi 
Đại 
tràng 
155 
(2,3%) 
608 
(9,1%) 
1.498 
(22,1%) 
5.273 6.771 
Trực 
tràng 
84 
(2,1%) 
315 
(8%) 
812 
(20,6%) 
3.127 3.939 
Biểu đồ 2. Xu hướng thay đổi của các bệnh nhân 
UT đại - trực tràng trẻ giai đoạn 2003 - 2016 
Tỉ suất thay đổi hàng năm (APC) và xu hướng 
tăng giảm của UT đại - trực tràng trẻ dựa trên sự 
biến thiên của APC liên tục trong khoảng thời gian 
2003-2016 được trình bày trong Bảng 2 và Biểu đồ 
2. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 177 
Trong giai đoạn 2003 - 2016, số các bệnh nhân 
mới UT đại tràng và trực tràng tại TPHCM không có 
xu hướng tăng ở các nhóm tuổi trẻ. Xu hướng này 
biểu hiện qua các đường hồi quy của Biểu đồ 2 
không hướng lên rõ rệt. 
Bảng 2. Tỉ suất thay đổi hàng năm (APC) của 
UT đại - trực tràng trẻ giai đoạn 2003 - 2016 
 < 30 tuổi < 40 tuổi < 50 tuổi 
n APC n APC n APC 
Đại tràng 
2003 8 0% 25 0% 74 0% 
2004 10 25% 30 20% 75 1,4% 
2005 8 -20% 26 -13,3% 61 -18,7% 
2006 6 -25% 30 15,4% 70 14,8% 
2007 6 0% 39 30% 96 37,1% 
2008 9 50% 38 -2,6% 99 3,1% 
2009 16 77,8% 48 26,3% 131 32,3% 
2010 14 -12,5% 43 -10,4% 98 -25,2% 
2011 13 -7,1% 38 -11,6% 121 23,5% 
2012 18 38,5% 47 23,7% 122 0,8% 
2013 11 -38,9% 58 23,4% 132 8,2% 
2014 14 27,3% 64 10,3% 146 10,6% 
2015 14 0% 61 -4,7% 132 -9,6% 
2016 8 -42,9% 61 0% 141 6,8% 
Trực tràng 
2003 2 0% 19 0% 41 0% 
2004 10 400% 17 -10,5% 39 -4,9% 
2005 3 -70% 7 -58,8% 25 -35,9% 
2006 3 0% 13 85,7% 38 52% 
2007 6 100% 15 15,4% 46 21,1% 
2008 3 -50% 15 0% 48 4,3% 
2009 9 200% 27 80% 69 43,7% 
2010 6 -33,3% 23 -14,8% 58 -15,9% 
2011 7 16,7% 26 13% 62 6,9% 
2012 9 28,6% 27 3,8% 66 6,5% 
2013 8 -11,1% 27 0% 80 21,2% 
2014 8 0% 36 33% 75 -6,2% 
2015 6 -25% 36 0% 88 17,3% 
2016 4 -33,3% 27 -25% 77 -12,5% 
BÀN LUẬN 
Xác định bệnh nhân UT đại - trực tràng “trẻ” 
Khoảng tuổi để xác định nhóm bệnh nhân UT 
đại - trực tràng trẻ thay đổi tùy theo các tác giả. 
Khoảng tuổi này, theo các nghiên cứu so sánh 
về dịch tể học và lâm sàng, có thể là < 40 tuổi[5,8,12], 
< 45 tuổi[14], hoặc < 50 tuổi[3,16]. 
Theo Kyaw[11], vì hơn 90% bệnh nhân UT đại - 
trực tràng thường gặp ở tuổi ≥ 50, do vậy nhóm 
bệnh nhân được xác định là trẻ nên là < 50 tuổi. 
Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi nhiều nghiên 
cứu UT dựa trên quần thể[1,2,10,19]. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng dùng 
khoảng tuổi < 50 để xác định là nhóm bệnh nhân UT 
đại - trực tràng tuổi trẻ. 
Tỉ lệ bệnh nhân UT đại - trực tràng trẻ 
Theo tổng quan của Ahnen[1], hơn 1/10 bệnh 
nhân UT đại - trực tràng có tuổi trẻ < 50 (11% UT đại 
tràng và 18% UT trực tràng). 
Theo Feletto[6], từ năm 1982 đến 2014 tại Úc, 
các bệnh nhân UT đại tràng và trực tràng trẻ <50 có 
tỉ lệ lần lượt là 7% và 9%. 
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân UT đại 
tràng và trực tràng trẻ (< 50 tuổi) có tỉ lệ lần lượt là 
22,1% (KTC 95%: 21,1 - 23,1%) và 20,6% (KTC 
95%: 19,3 - 21,8%). Các tỉ lệ này đều cao hơn hẳn 
các nghiên cứu trên (p < 0,001). 
Năm 2010 tại Hoa Kỳ, tỉ lệ bệnh nhân UT đại 
tràng và trực tràng < 50 tuổi chiếm 4,8% và 9,5%. 
Dự kiến đến năm 2030 các tỉ lệ trên sẽ là 10% và 
22%[14]. 
Tỉ lệ bệnh nhân UT đại tràng trẻ trong nghiên 
cứu này thậm chí còn cao hơn cả tỉ lệ bệnh nhân 
UT đại tràng trẻ tại Hoa Kỳ dự kiến vào năm 2030 
(p < 0,001). 
Sự gia tăng của các bệnh nhân UT đại - trực 
tràng tuổi trẻ ? 
Theo Ahnen[1], tại Hoa Kỳ, từ năm 2000 đến 
2009 xuất độ ca UT đại - trực tràng mới ở nhóm 
người trẻ < 50 tăng liên tục, đối nghịch với xu hướng 
giảm liên tục ở nhóm người ≥ 50 tuổi. 
Theo Vuik[19], tại Âu châu, xuất độ ca UT đại - 
trực tràng mới tăng 7,9% mỗi năm ở nhóm tuổi 20-
29 trong khoảng thời gian 2004 - 2016. Tỉ lệ tăng ở 
nhóm tuổi 30 - 39 là 4,9% và ở nhóm tuổi 40 - 49 là 
1,6%. 
Theo Feletto[6], khảo sát hơn 375.000 ca UT đại 
- trực tràng tại Úc từ năm 1982 đến 2014, các bệnh 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
178 
nhân UT đại tràng trẻ (< 50 tuổi) tăng mỗi năm 1,7 - 
9,3% từ giữa những năm 2000, trong khi các bệnh 
nhân UT trực tràng trẻ tăng mỗi năm 0,9 - 7,1% ngay 
từ đầu những năm 1990. 
Theo Lui[13], khảo sát 1.922.167 ca UT đại - trực 
tràng từ năm 1988 đến 2007, các bệnh nhân UT đại 
tràng trẻ (< 50 tuổi) tăng mỗi năm 1,1% ở Úc; 1,13% 
ở Thượng Hải; 1,82% ở Hong Kong; 1,98% ở Hoa 
Kỳ; 2,6% ở Canada; 2,63% ở Nhật; 3,33% ở Anh và 
9,2% ở Brazil. 
Tuy nhiên, theo Kyaw[11], các số liệu tại Hong 
Kong không ghi nhận gia tăng tỉ lệ UT đại - trực 
tràng tuổi trẻ trong khoảng thời gian 1983 - 2006, 
tương tự với số liệu của Hàn Quốc 1999 - 2009. 
Trong nghiên cứu này, trong giai đoạn 2003 - 
2016, số các bệnh nhân mới UT đại - trực tràng tại 
TPHCM không có xu hướng tăng ở các nhóm tuổi 
trẻ. Kết quả này không khác với đa số các nước trên 
thế giới. 
Nguyên nhân của các UT đại - trực tràng tuổi trẻ 
Khoảng 30% bệnh nhân UT đại - trực tràng trẻ 
có các đột biến gen gây ra các hội chứng di truyền, 
20% có người thân trong gia đình bị UT đại - trực 
tràng; 50% còn lại không có yếu tố di truyền rõ 
ràng[14]. 
Các hội chứng di truyền có liên quan đến UT 
đại - trực tràng, theo thứ tự thường gặp, bao gồm: 
- Hội chứng UT đại - trực tràng di truyền 
không phải đa pôlyp, hay còn gọi là hội chứng 
Lynch. 70% các bệnh nhân có hội chứng này này sẽ 
bị UT đại - trực tràng và 40% số này sẽ bị UT đại - 
trực tràng trước 40 tuổi. 
- UT đại - trực tràng có thể xuất hiện sớm ở 
các bệnh nhân có các hội chứng đa pôlyp dạng 
bướu tuyến: đa pôlyp dạng bướu tuyến gia đình 
(FAP), đa pôlyp liên quan đến đọc - sửa enzim 
polymerase (PPAP), đa pôlyp liên quan đến gen 
MutYH (MAP), đa pôlyp liên quan đến gen NATH1 
(NAP). 
+ FAP là hội chứng di truyền có liên quan đến 
UT đại - trực tràng thường gặp thứ hai sau hội 
chứng Lynch, 100% bệnh nhân sẽ bị UT đại - trực 
tràng, với trung vị tuổi bị UT đại - trực tràng là 39 
tuổi. 
+ PPAP thường có <100 pôlyp và phần lớn bị 
UT đại - trực tràng trước 40 tuổi. 
+ MAP và NAP thường có 10 - 50 pôlyp ở tuổi 
40. Các bệnh nhân MAP có nguy cơ bị UT đại - trực 
tràng cao hơn bình thường 28 lần[3,14,18]. 
Các bệnh nhân UT đại - trực tràng không có 
các hội chứng di truyền, nhưng có người trong gia 
đình cũng bị UT đại - trực tràng, nếu được làm các 
xét nghiệm gen có thể có 60% bị đột biến gen 
BRCA2. Nhóm bệnh nhân này đáp ứng tốt với các 
phác đồ hóa chất có platinum hoặc thuốc ức chế 
PARP khi đã có di căn xa[14]. 
Các nguyên nhân không di truyền của UT đại - 
trực tràng có thể do các yếu tố ẩm thực và tình trạng 
béo phì[9]. Việc tăng sử dụng các phẩm màu và các 
chất bảo quản trong các thức ăn chế biến sẵn có thể 
làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và gián tiếp làm 
biến đổi các tế bào ở niêm mạc đại - trực tràng. Lạm 
dụng các chất kháng sinh trong nông nghiệp và y 
khoa cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi hệ vi 
khuẩn đường ruột[12]. 
Phát hiện sớm UT đại - trực tràng tuổi trẻ? 
Các bệnh nhân UT đại - trực tràng trẻ thường 
được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (giai đoạn III 
hoặc IV), có thể vì: 
- Bướu thường có loại mô học ác tính như: 
carcinôm tuyến chế tiết nhày, carcinôm tuyến tế bào 
nhẫn, carcinôm tuyến kém biệt hóa. 
- Bệnh nhân và ngay cả bác sĩ chỉ nghĩ đến 
chẩn đoán UT đại - trực tràng sau một thời gian 
chẩn đoán và điều trị như viêm nhiễm đường ruột. 
Do vậy, cần cảnh giác khả năng bị UT đại - trực 
tràng khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ, 
ngay cả khi ở người trẻ < 50 tuổi[1]. 
Người thân trong gia đình của các bệnh nhân 
UT đại - trực tràng cần phải được tư vấn xét nghiệm 
gen xem có bị các hội chứng di truyền có liên quan 
đến UT đại - trực tràng không. Đây là các đối tượng 
thuộc nhóm nguy cơ cao bị UT đại - trực tràng, cần 
phải bắt đầu tầm soát UT đại - trực tràng ở tuổi trẻ 
hơn thông thường. 
Từ năm 2018, Hướng dẫn tầm soát UT đại - 
trực tràng của Hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã hạ tuổi 
bắt đầu nên tầm soát xuống còn 45 tuổi (thay vì là 
50 tuổi), để có thể tầm soát phát hiện sớm UT đại - 
trực tràng ở người trẻ[19]. 
KẾT LUẬN 
Chưa ghi nhận xu hướng tăng UT đại - trực 
tràng ở người trẻ tại TP. HCM. 
Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân UT đại - trực tràng 
trẻ tại TPHCM hiện ở mức cao, nên cần cảnh giác 
khả năng bị UT đại - trực tràng khi có các triệu 
chứng nghi ngờ ở người trẻ < 50 tuổi. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 179 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ahnen D.J. et al (2014). “The increasing 
incidence of young-onset colorectal cancer: A 
call to action”. Mayo Clinic Proceedings, 89(2): 
216 - 224. 
2. Araghi M. et al (2019). “Changes in 
colorectal cancer incidence in seven high-
income countries: a population-based study”. 
Lancet Gastroenterol Hepatol, 4(7): 511 - 518. 
3. Ballester V. et al (2016). “Clinical and molecular 
features of young-onset colorectal cancer”. 
World J Gastroenterol, 22(5): 1736 - 1744. 
4. Benmoussa A. et al (2013). “Colorectal cancer: 
Comparison of clinicopathologic features 
between Moroccans patients less than 50 years 
old and older”. Patho Biologie, 61(3): 117 - 119. 
5. Domergue J. et al (1988). “Colorectal carcinoma 
in patients younger than 40 years of age: 
Montpellier Cancer Institute experience with 78 
patients”. Cancer, 61: 835 - 840. 
6. Feletto E. et al (2019). “Trends in Colon and 
Rectal Cancer Incidence in Australia from 1982 
to 2014: Analysis of Data on Over 375,000 
Cases”. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 
28(1): 83 - 90. 
7. Globocan 2018. 
(https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populati
ons/704-viet-nam-fact-sheets.pdf) 
8. Gonzalez Jauregui-Diaz F. et al (2015). 
“Clinicopathological difference in colorectal 
cancer in patients under and over forty years”. 
Rev Med Hosp Gen Mex, 78(4): 151 - 154. 
9. Hubbard J.M., Grothey A. (2013). “Adolescent 
and Young Adult Colorectal Cancer”. JNCCN, 
11: 1219 - 1225. 
10. Kasi P.M., Shahjehan F., Cochuyt J.J., Li Z. et al 
(2018). “Rising proportion of young individuals of 
rectal and colon cancer”. Clin Colorectal Cancer, 
18(1): e87 - 95. 
11. Kyaw M., Sung J.J.Y. (2016). “Young-onset 
colorectal cancer in Asia-Pacific region”. Med J 
Aust, 205(10):450 - 451. 
12. Li M. et al (2011). “Do Young Patients with 
Colorectal Cancer Have a Poorer Prognosis than 
Old Patients?”. J Surg Res, 167(2): 231 - 236. 
13. Lui R.N. et al (2019). “Global Increasing of 
Young-Onset Colorectal Cancer Across 5 
Continents: A Joinpoint Regression Analysis of 
1,922,167 Cases”. Cancer Epidemiol Biomarkers 
Prev, 28(8): 1275 - 1282. 
14. Mauri G., Sartore-Bianchi A. et al (2019). “Early-
onset colorectal cancer in young individuals”. 
Mol Oncol, 13: 109 - 131. 
15. Pestana J.S.G., Martins S.F.F. (2016). 
“Colorectal cancer: comparative analysis of 
clinical and pathological characteristics in 
patients aged above and below 45 years of age 
and impact on prognosis”. J Coloproctol (Rio J), 
36(4): 196 - 202. 
16. Phạm Hùng Cường và cs (2019). "Ung thư đại - 
trực tràng ở người trẻ". Tạp chí Ung thư học Việt 
Nam; số 5, tr.259 - 264. 
17. Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi 
Đức Tùng, Quách Thanh Khánh và cs (2019). 
"Kết quả ghi nhận ung thư quần thể thành phố 
Hồ Chí Minh 2016". Tạp chí Ung thư học Việt 
Nam; số 5, tr.23 - 29. 
18. Stigliano V. et al (2014). “Early-onset colorectal 
cancer: A sporadic or inherited disease ?”. World 
J Gastroenterol, 20(35): 12420 - 12430. 
19. Vuik F.E.R., Nieuwenburg S.A.V., Bardou M. et 
al (2019). “Increasing incidence of colorectal 
cancer in young adults in Europe over the last 25 
years”. Gut, 0:1 - 7. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 180 
SUMMARY 
Is there an increase in the incidence of colorectal cancer in young adults 
in HOCHIMINH CITY, VIET NAM? 
Purpose: To analyse changes in the incidence of colorectal cancer in young adults based on data of the 
population-based cancer registration in HCMC, Vietnam from 2003 through 2016. 
Materials and Methods: Data of 10,710 incident cases (6,771 colon and 3,939 rectal) from HCMC Cancer 
Registry were used. Annual percent changes (APC) by age group was quantified and colorectal incidence 
trends in young adults in Hochiminh city from 2003 through 2016 were assessed. 
Results: 
22.1% of colon cancer patients was less than 50 years old (95% CI: 21.1 - 23.1%). The proportion of the 
young rectal cancer patients was 20.6% (95% CI: 19.3 - 21.8%). 
There was not an increasing trend in the incidence of colorectal cancer in young adults in Hochiminh city. 
Conclusion: Increasing colorectal cancer incidence trends among younger adults in Hochiminh city, 
Vietnam were not recognized yet. However, proportion of young colorectal cancer patients there was high. 
Therefore, it must consider colorectal cancer as a real possibility in individuals who present with any 
suspicious symptoms, even in adults less than 50-year-old. 
Keywords: Colorectal cancer, young adults, annual percent changes. 

File đính kèm:

  • pdfco_xu_huong_tang_ung_thu_dai_truc_trang_o_nguoi_tre_tai_than.pdf