Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác
Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo quan điểm “Sư phạm tương tác” là một
cách tiếp cận dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và
phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục Việt Nam” trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 125-132 This paper is available online at CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC Đặng Văn Đức1, Nguyễn Thị Ninh2 1Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 2Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo quan điểm “Sư phạm tương tác” là một cách tiếp cận dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Cơ sở khoa học, sư phạm tương tác, đổi mới dạy học địa lí 1. Mở đầu Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ cần thiết cùng với đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung sách giáo khoa để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học cần được hiểu theo nghĩa rộng chính là quá trình hiện đại hóa và tối ưu hóa việc tổ chức dạy học theo các quan điểm dạy học hiện đại. Nghị quyết TW2 khóa VIII (12/1996) khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Cuốn sách “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” của tác giả Jean-Marc Denommé và Madeleine Roy, đã được GS.VS PhạmMinh Hạc viết lời giới thiệu: “Cuốn sách này là một đóng góp quý báu vào tủ sách tự học của chúng ta, nhất là với ai đang quan tâm đến công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, theo nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII);... Phương pháp sư phạm tương tác là một hướng mới trong đổi mới (cải cách) sư phạm ngày nay” [1]. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “Sư phạm tương tác” sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Ngày nhận bài: 14/07/2014. Ngày nhận đăng: 21/11/2014. Liên hệ: Đặng Văn Đức, e-mail: dangvanduchnue@gmail.com. 125 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những cơ sở khoa học của hoạt động học tập theo quan điểm sư phạm tương tác 2.1.1. Cơ sở sinh học của hoạt động học tập * Cấu tạo và tính năng động của bộ máy học - Bộ máy học là hệ thống thần kinh, nơi đối tượng tri thức được thiết lập, bao gồm hai bộ phận: Hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên được sơ đồ hóa như trong Hình 1. Hình 1. Sơ đồ của bộ máy học [4] Hai bán cầu não được nối với nhau bằng tập hợp các sợi dây thần kinh, mỗi phần thực hiện một chức năng khác nhau: Bán cầu não phải dường như trội hơn trong các hoạt động tư duy như: Nhịp điệu, nhận thức, hình tượng, mơ mộng, màu sắc, kích thước. Bán cầu não trái lại thiên về các kĩ năng tư duy khác nhau bao gồm: Ngôn ngữ, suy luận, con số, sự kiện, logic, phân tích, liệt kê. Mặc dù mỗi bán cầu có sự trội hơn ở những tư duy nhất định nhưng giữa chúng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo ra các kĩ năng tư duy mà tất cả mọi người đang sở hữu trong mình. Hình 2. Chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải * Vận dụng bộ máy học vào quá trình dạy học Vận dụng bộ máy học vào quá trình dạy học đối với cả người dạy và người học để có cách xử lí phù hợp với hoạt động của hệ thần kinh sẽ đem lại hiệu quả trong dạy học. - Vai trò của các giác quan: 126 Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác Hình 3. Quá trình vận hành của bộ máy học [4] Các giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của con người, cần kích hoạt ở cả người học và người dạy để chúng hoạt động tốt nhất cho mục đích học tập. Với người học: Vì rằng bất cứ người học đã biết, đã tích luỹ được một số kinh nghiệm từ các giác quan, và chúng được kết hợp vào trong phương pháp học của mình. Nhờ vào các giác quan mà người học lấy được càng nhiều trong cái đã biết này và sử dụng một số lớn hơn hình ảnh; người học cần sử dụng thường xuyên các giác quan của mình để sử dụng tốt hơn cái tiềm năng đã được lưu giữ. Người học càng luyện các giác quan thì càng tạo ra nhiều khả năng nhớ. Việc sử dụng gia tăng các giác quan vừa làm thuận lợi cho việc tiếp nhận vào bộ nhớ vừa giúp cho phát triển bộ nhớ. Với người dạy: Người dạy điều chỉnh phương pháp sư phạm của mình theo đường đi bình thường mà người học chọn trong quá trình học. Trước hết người học cần sử dụng các giác quan, và người dạy cần hướng dẫn chu đáo người học; giúp đỡ người học trong thao tác này. Chính vì vậy, người dạy sẽ cố gắng “đập” vào các giác quan của người học hoặc gợi ý hoặc khơi dạy ở anh ta nhớ về kinh nghiệm đã qua. Nơron của cái mới nhạy cảm với những cảm giác mới, nó gây nên trạng thái thức và thu hút sự chú ý. Từ đó việc cần thiết đối với người dạy là thay đổi những kích thích và không nên sử dụng mãi cùng một hình ảnh, cùng âm, cùng một tiết tấu. Một tình huống có vấn đề như vậy đòi hỏi tương tác người học người dạy bằng phương pháp sư phạm tương tác. - Vùng limbic với não cổ. Vùng limbic với não cổ là trung khu của hứng thú. Trong bất cứ việc học nào hệ thống này cũng phải được kích thích để đưa đến sự thích học. Người học sẽ càng hứng thú hơn khi mà việc học được hấp dẫn bằng việc đáp ứng nhu cầu của mình. Người dạy phải đặc biệt chú ý tới hứng thú của người học. Ngoài ra, hệ thống khứu não làm lợi hoặc làm hại những tương tác giữa người học, người dạy và môi trường. - Bán cầu đại não và chức năng thứ ba. Quá trình học được hoàn thành trong bộ não nơi mà bán cầu phải và bán cầu trái thực hiện vai trò vừa riêng b ... và phát triển trí tuệ cho bản thân. Cấu trúc vi mô của hoạt động học bao gồm chủ thể học tập (người học), nội dung học tập, phương tiện học tập, điều kiện học tập. Các yếu tố trên có quan hệ biện chứng, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Đây chính là sự tương tác trong mối quan hệ của người dạy và người học. Người học thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng các hành động học. Hành động học gồm hành động phân tích, hành động mô hình hóa và hành động kiểm tra - đánh giá. Nhờ hành động phân tích giúp người học phát hiện được logic và quy luật của đối tượng nghiên cứu, nhận dạng đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ chỉnh thể. Hành động mô hình hóa là cách tiếp cận từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, hoặc chuyển dịch từ cái trừu tượng về cái cụ thể. Còn kiểm tra - đánh giá là một bộ phận, một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học, được coi là phương tiện để đánh giá kết quả giáo dục của người học. * Chiến lược học tập Chiến lược học tập là những phương thức mang tính phức hợp, với mức độ tổng thể khác nhau, có hay không có ý thức nhằm đạt được mục đích học tập đề ra (J. Lompscher, 1996). Trong đó có chiến lược học tập nhận thức, chiến lược học tập siêu nhận thức và chiến lược sử dụng nguồn lực bên trong và bên ngoài. - Chiến lược học tập nhận thức: Là quá trình tổ chức lĩnh hội tri thức thông qua các hoạt động nhận thức. Bao gồm: Thu nhận thông tin, xử lí thông tin và lưu trữ thông tin. Các hoạt động này cụ thể hóa bằng việc hòa nhập tri thức (truyền thụ và thu nhận) và rèn luyện tri thức (các thao tác hình thành kĩ năng, kĩ xảo). - Chiến lược học tập siêu nhận thức: Đề xuất công tác lập kế hoạch các bước học tập, trong đó bao gồm việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung học tập phù hợp, tiến hành hoạt động học trên cơ sở nội dung lựa chọn, kiểm tra - đánh giá sản phẩm. Chiến lược học tập siêu nhận thức nhằm mục đích tự kiểm tra kết quả các bước phát triển của từng cá nhân trong học tập. - Chiến lược sử dụng nguồn lực bên trong và bên ngoài: Là sự tác động tương hỗ giữa người học với môi trường xung quanh. Chiến lược sử dụng nguồn lực chính là sự tương tác giữa điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan trong hoạt động học tập. Sự tương tác này mang tính đa dạng và phong phú, có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố khác nhau. Chính là nguồn gốc cho sự ra đời hoạt động dạy học tương tác trong các loại hình trường hiện nay. Khi nói đến “các chiến lược tương tác” là muốn nhấn mạnh đến chất lượng của từng chiến lược so với tổng thể. Trong trường hợp này, hoạt động thu nhận hiểu biết của người học đóng vai trò phụ, ví dụ như ngay khi chiến lược kết thúc, người học cũng dừng việc học và thôi không chủ động tương tác với những người học khác nữa. Cốt lõi của việc học tương tác là sự quyết định hoạt động của người học không chỉ bởi chiến lược như vậy mà còn bởi các yếu tố khác như tạo ra môi trường học tập ở trường,... 128 Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác Các kinh nghiệm tích lũy được ở Ukraine và các nước trên thế giới chứng minh một cách thuyết phục rằng các chiến lược học tập tương tác giúp tăng cường và tối ưu hóa các quá trình học tập. Chúng cho phép người học: Học để tiếp cận và trao đổi kiến thức dễ dàng hơn; để xây dựng và bày tỏ suy nghĩ riêng, để thảo luận; để lắng nghe người khác, tôn trọng những ý kiến khác; để mô phỏng các tình huống xã hội khác nhau, làm phong phú thêm kinh nghiệm xã hội; để xây dựng mối quan hệ hợp tác trong một nhóm, tránh những xung đột, tìm phương án giải quyết, tìm kiếm sự thỏa hiệp, cố gắng đi đến đối thoại thay vì đối đầu; để phân tích thông tin học tập; để tìm giải pháp chung của các vấn đề và để nâng cao kĩ năng làm việc độc lập, sáng tạo. Sử dụng các chiến lược này cũng cho phép triển khai khái niệm về sự hợp tác giữa giáo viên và người học, dạy người học cách tương tác mang tính xây dựng mà không phải là tương tác đối đầu, phá đám, cải thiện trạng thái tâm lí trong một lớp học và trong toàn trường [5]. 2.2. Những vấn đề cơ bản của dạy học tương tác 2.2.1. Khái niệm tương tác Trước hết, cần lưu ý rằng "phương pháp sư phạm tương tác" là một trong những phương pháp hiện đại được nhà nghiên cứu người Đức Hans Fritz giới thiệu vào năm 1975. Giải thích cụm từ này, trong các từ điển ngôn ngữ nước ngoài đều có khái niệm “tính tương tác”, theo tiếng Anh, từ “tương tác” bao gồm: "Inter" có nghĩa là ở giữa, trong số, đồng hành, "active" có nghĩa là hành động, làm một cái gì đó, vì thế “interactive” - "tương tác" có nghĩa là làm điều gì đó cùng nhau. Tương tác trong học tập có thể được giải thích là sự tác động qua lại giữa người dạy, người học và môi trường, người học trong một trạng thái của một cuộc trò chuyện, một hội thoại, một hoạt động chung. Do đó, người ta có thể gọi cụm từ này là tương tác chiến lược, trong đó người học là một người tham gia và làm một cái gì đó: Có thể là nói chuyện, cũng có thể là kiểm soát, hoặc có thể mô phỏng, hoặc viết, hoặc vẽ, v.v. . . , tức là người học thực sự hành động mà không chỉ là một người nghe, một người quan sát, đóng một phần chủ động trong những gì đang xảy ra bằng cách tự sáng tạo chính bản thân mình [5]. Thực tế trong quá trình hoạt động giáo dục, người dạy và người học phát triển với những tính cách cá nhân trong một môi trường cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Vì vậy môi trường trở thành tác nhân tham gia tất yếu và là nhân tố chính thứ ba trong hoạt động dạy học. 2.2.2. Cấu trúc của dạy học tương tác Cấu trúc của dạy học tương tác là xem xét cơ chế tương tác trong mối quan hệ tam giác: Người học - Người dạy - Môi trường. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, tương tác và hỗ trợ nhau nhằm đạt mục đích học tập đề ra [1]. Người học là người mà với năng lực cá nhân của mình tham gia vào một quá trình để thu lượm một tri thức mới. Người học trước hết là người tìm cách học và tìm cách hiểu. Với tư cách là một tác nhân theo phương pháp tương tác, người học trước hết là người đi học mà không phải là người được dạy. Theo quan điểm hiện đại, người học tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức trong học tập. Người học không thể làm chủ kiến thức thực sự, trừ khi các em có cơ hội thảo luận, đặt câu hỏi, cảm nhận quá trình học tập và thậm chí là dạy lại cho người khác. Khi học tập chủ động, người học liên tục trong trạng thái của một cuộc tìm kiếm, muốn có được một câu trả lời cho câu hỏi, đòi hỏi các thông tin để giải quyết vấn đề hoặc phản ánh lại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó cùng với những người học khác. Như vậy người học chủ động tiếp nhận tri thức, không ghi nhớ chúng một cách thụ động, máy móc. Người học là chủ thể của hoạt động học, tự khám phá tri thức trên cơ sở những kinh nghiệm sống của bản thân hoặc cùng hợp tác với các thành viên khác trong tập thể. Người dạy là người bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn người học. Người dạy chỉ cho người học cái đích phải đạt, làm cho người học hứng thú học và đưa họ tới đích. Chức năng chính của người dạy là giúp đỡ người học học và hiểu. Người dạy phục vụ 129 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh người học. Người dạy là người hướng dẫn, lập kế hoạch trong công việc. Xây dựng kế hoạch là xác định phương hướng và mục đích quá trình dạy học, từ đó đề xuất nội dung và phương pháp sư phạm cho phù hợp. Người dạy là người hỗ trợ, giúp đỡ người học trong quá trình dạy học. Người dạy luôn hợp tác và chia sẻ các khó khăn với người học trong quá trình dạy học; sẵn sàng tư vấn cho người học trong học tập nhưng không thay thế người học giải quyết công việc và luôn tạo môi trường thân thiện trong hoạt động của người học. Môi trường. Người học và người dạy không phải là những sinh vật trừu tượng, xung quanh họ là thế giới vật chất, xã hội và văn hóa. Tất cả các yếu tố này, bên trong cũng như bên ngoài, tạo thành môi trường của người dạy và người học. Tác nhân này đóng một vai trò có ý nghĩa vì nó ảnh hưởng tới cả việc dạy và việc học. Bộ ba hình thành bởi các tác nhân: Người học, người dạy và môi trường được người ta chú ý nhiều, vì nó tạo thành hạt nhân của phương pháp tương tác. Để phối hợp chặt chẽ 3 tác nhân với các thao tác của họ và thu hút sự chú ý vào sự kết hợp này, bộ ba chữ A các thao tác (Học, Giúp đỡ, Ảnh hưởng) giống như một tiếng vang trả lời bộ ba chữ E tác nhân (Người học, Người dạy, Môi trường). Hình dưới trình bày song song sự phân chia bên trong bộ ba chữ E này và sự phân chia các thao tác riêng rẽ của chúng tạo thành bộ ba chữ A. Hình 4. Bộ ba hình thành bởi các tác nhân [1] Cơ chế tương tác Phương pháp dạy học tương tác cơ bản dựa trên mối quan hệ tương tác tồn tại giữa 3 tác nhân. Ba tác nhân này luôn luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Có thể biểu diễn mối quan hệ tương hỗ này bằng sơ đồ tam giác hoạt động tương tác như sau: Hình 5. Các tương tác và các tương hỗ của chúng [1] Qua sơ đồ ta thấy các dạng tương tác như sau: Tương tác người dạy - người học là sự tương tác thể hiện tính chất hai mặt của quá trình dạy học. Hoạt động dạy và học diễn ra đồng thời và song song. Người học trong phương pháp học của mình, truyền đều đặn các thông tin cho người dạy hoặc bằng lời, hoặc bình luận, bằng các suy nghĩ các câu hỏi. . . người học đã hành động, người dạy về phần mình đã phản ứng; một cách chính xác đó là loại tác động qua lại, mối quan hệ qua lại mà phương pháp sư phạm rất quan tâm. Tương tự đối với người dạy, trong phương pháp sư phạm của mình, gợi ý cho người học một hướng đi thuận lợi cho việc học; trong cách nhìn này, người dạy chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, các phương tiện phải sử dụng và các kết quả cần phải đạt được. Người học đi con đường do người dạy vạch ra. Lúc này, chính người dạy đã hành động và người học thì phản ứng; sự tác động này khá tinh tế giữa hai tác nhân này đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất đáng chú ý của dạy học tương tác. 130 Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác Tương tác người học - môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ và hình thành phẩm chất đạo đức cho người học. Môi trường là nơi người học bộc lộ khả năng trí tuệ của bản thân,. Tùy môi trường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng có lợi hay có hại cho sự phát triển nhân cách toàn diện của người học. Tương tác người dạy - Người học - Môi trường: Phương pháp sư phạm tương tác, đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường. Tuy nhiên, nhiều khi tác nhân thứ ba - yếu tố môi trường bị xem nhẹ trong quá trình vận hành hoạt động dạy học. Môi trường được xem xét trong trạng thái động, luôn có xu hướng biến đổi và tác động từ nhiều phía đến người dạy và người học. Tóm lại cơ chế tương tác trong môi trường sư phạm là sự giao thoa giữa ba tác nhân. Sự tương tác giữa ba nhân tố hay hai trong ba nhân tố tùy theo điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. 2.3. Tổ chức dạy học địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác Ví dụ bài học: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hình 6. Sơ đồ tư duy tổng kết bài học Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: - Kiến thức: + Chứng minh được sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên nước ta. + Trình bày được hiện trạng sử dụng và suy giảm tài nguyên sinh vật, đất và các loại tài nguyên khác (khí hậu, nước, khoáng sản). + Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên. + Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Kĩ năng: + Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài nguyên thiên nhiên. + Phân tích được bảng số liệu. 131 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh - Thái độ: + Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + Tham gia trồng cây và vệ sinh môi trường Để thực hiện mục tiêu trên, thông qua các hoạt động tương tác của giáo viên, học sinh và môi trường như: Hoạt động 1: Tìm hiểu về việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật Hình thức: Thảo luận nhóm Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất. Hình thức: Cả lớp Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác ở nước ta: Hình thức: Cặp nhóm Tổng kết bài học: Giáo viên và học sinh tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy Hình 6. 3. Kết luận Dựa trên cơ sở của khoa học Thần kinh học và các Lí thuyết dạy học, phương pháp sư phạm tương tác đã chứng tỏ được những ưu điểm và hiệu quả trong giáo dục đào tạo và đang được phát triển trong các nhà trường ở các nước tiên tiến trên thế giới. Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo quan điểm “Sư phạm tương tác” là một cách tiếp cận dạy học hiện đại phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Jean- Marc Demommé, Madeleine Roy, 2000. Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. Nxb Thanh Niên. [2] Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề “Sư phạm tương tác”. Trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006. [3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2008. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn, 2011. Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi trường sư phạm tương tác. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Olena Pometun, 2009. Encyclopedia of interactive learning. Ukraine. ABSTRACT The scientific basis for Innovation in Teaching Geography following the Interactive Pedagogy Innovation in Teaching Geography following the interactive Pedagogy is a modern teaching method which encourages the development of an active, conscious and creative attitude among students. This could improve educational quality in schools in line with the government’s requirement to "Make basic changes in the educational system in Vietnam." 132
File đính kèm:
- co_so_khoa_hoc_cua_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_dia_li_theo_q.pdf