Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Học sinh ở khu vực miền núi có thể phải đối mặt với những rắc rối do thiếu thông

tin chính xác về sức khoẻ sinh sản (SKSS). Do vậy, các chương trình giáo dục tại trường

học giúp giải quyết vấn đề này là cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hiệu

quả của chương trình can thiệp giáo dục tại trường học về SKSS trong việc nâng cao nhận

thức của học sinh 17 tuổi tại trường trung học phổ thông Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần. Tổng cộng có 100 học sinh được

chọn ngẫu nhiên từ học sinh khối 11 của trường và được chia thành 2 nhóm (nhóm đối

chứng và nhóm can thiệp). Một bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 30 câu đã được sử dụng để

kiểm tra kiến thức của tất cả học sinh tham gia liên quan đến SKSS sau can thiệp. Dữ liệu

được phân tích bằng SPSS phiên bản 16.0. Kết quả được biểu diễn theo tỉ lệ phần trăm,

kiểm định Chi-square được sử dụng để kiểm tra hiệu quả can thiệp. Kết quả điều tra trên

450 học sinh cho thấy, có 98,7% học sinh cho rằng giáo dục SKSS cho học sinh là cần

thiết; 80% học sinh đều cho rằng nguồn cung cấp kiến thức giáo dục SKSS thích hợp cho vị

thành niên là “Nhà trường”. Điểm số bài kiểm tra của nhóm can thiệp cao hơn đáng kể so

với nhóm đối chứng sau can thiệp (25,34 so với 17,26, P < 0,001). Học sinh tham gia có

sự gia tăng đáng kể về kiến thức liên quan đến các phương pháp tránh thai, nhiễm khuẩn

lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS (P <0,001). Nhóm can thiệp có tỉ lệ đồng ý

với các quan điểm của pháp lệnh dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước cao hơn so

với nhóm đối chứng. Vì vậy, chương trình can thiệp giáo dục SKSS giúp nâng cao kiến

thức và nhận thức của học sinh trường trung học Trang Đình, tỉnh Lạng Sơn về SKSS.

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 1

Trang 1

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 2

Trang 2

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 3

Trang 3

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 4

Trang 4

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 5

Trang 5

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 6

Trang 6

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 7

Trang 7

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 8

Trang 8

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 9

Trang 9

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 7740
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh trường THPT Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
20 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0048 
Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 20-29 
This paper is available online at  
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG 
GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN: NGHIÊN CỨU 
CAN THIỆP TRÊN HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 
Dương Thị Anh Đào1* , Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Nguyễn Thị Trung Thu1, 
Lê Thị Tuyết1, Đỗ Thị Như Trang1 và Nông Văn Nhân2 
1
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
2Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn 
Tóm tắt. Học sinh ở khu vực miền núi có thể phải đối mặt với những rắc rối do thiếu thông 
tin chính xác về sức khoẻ sinh sản (SKSS). Do vậy, các chương trình giáo dục tại trường 
học giúp giải quyết vấn đề này là cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hiệu 
quả của chương trình can thiệp giáo dục tại trường học về SKSS trong việc nâng cao nhận 
thức của học sinh 17 tuổi tại trường trung học phổ thông Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần. Tổng cộng có 100 học sinh được 
chọn ngẫu nhiên từ học sinh khối 11 của trường và được chia thành 2 nhóm (nhóm đối 
chứng và nhóm can thiệp). Một bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 30 câu đã được sử dụng để 
kiểm tra kiến thức của tất cả học sinh tham gia liên quan đến SKSS sau can thiệp. Dữ liệu 
được phân tích bằng SPSS phiên bản 16.0. Kết quả được biểu diễn theo tỉ lệ phần trăm, 
kiểm định Chi-square được sử dụng để kiểm tra hiệu quả can thiệp. Kết quả điều tra trên 
450 học sinh cho thấy, có 98,7% học sinh cho rằng giáo dục SKSS cho học sinh là cần 
thiết; 80% học sinh đều cho rằng nguồn cung cấp kiến thức giáo dục SKSS thích hợp cho vị 
thành niên là “Nhà trường”. Điểm số bài kiểm tra của nhóm can thiệp cao hơn đáng kể so 
với nhóm đối chứng sau can thiệp (25,34 so với 17,26, P < 0,001). Học sinh tham gia có 
sự gia tăng đáng kể về kiến thức liên quan đến các phương pháp tránh thai, nhiễm khuẩn 
lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS (P <0,001). Nhóm can thiệp có tỉ lệ đồng ý 
với các quan điểm của pháp lệnh dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước cao hơn so 
với nhóm đối chứng. Vì vậy, chương trình can thiệp giáo dục SKSS giúp nâng cao kiến 
thức và nhận thức của học sinh trường trung học Trang Đình, tỉnh Lạng Sơn về SKSS. 
Từ khóa: Giáo dục sức khoẻ sinh sản, can thiệp, THPT Tràng Định. 
1. Mở đầu 
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) nói riêng và lứa tuổi vị thành niên nói 
chung là giai đoạn không chỉ tăng trưởng và thay đổi về thể chất mà còn cả sự thay đổi và tăng 
trưởng về cảm xúc, tâm lí, xã hội và tinh thần [1]. Đây cũng là giai đoạn gia tăng những lo ngại 
về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản (SKSS) [2]. Nghiên cứu của Bruce và cộng sự 
(2003) đã ước tính khoảng 100 triệu cô gái sẽ kết hôn trước 18 tuổi, chiếm một phần ba tổng số 
các cô gái trong độ tuổi vị thành niên ở các nước đang phát triển [3]. Ở Ấn Độ, 27% thanh thiếu 
niên nữ đã kết hôn cho rằng họ không được đáp ứng nhu cầu tránh thai. Hơn 35% trong tổng số 
các trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện ở nhóm tuổi từ 15-24 [4]. Ở Mỹ, theo Finer, tỉ 
lệ mang thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi 15-19 chiếm tới 82% trong tổng số trường hợp mang thai 
Ngày nhận bài: 19/8/2019. Ngày sửa bài: 29/9/2019. Ngày nhận đăng: 1/10/2019. 
Tác giả liên hệ: Dương Thị Anh Đào. Địa chỉ e-mail: daodangduc@gmail.com 
Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản 
21 
ở độ tuổi này [5]. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, năm 
2015, tỉ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên chiếm 2,66% so với tổng số vị thành niên; có 42.354 
ca sinh ở độ tuổi này, chiếm 2,53% trong tổng số ca sinh của cả nước; số ca phá thai ở tuổi vị 
thành niên là 5.548 ca [6]. 
Do vậy, các chương trình giáo dục SKSS cho vị thành niên nói chung và vị thành niên 
thuộc các vùng dân tộc thiểu số nói riêng là cần thiết nhằm giảm tỉ lệ kết hôn sớm, giảm mang 
thai ở tuổi vị thành niên, đáp ứng nhu cầu tránh thai, giảm tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS và các nhiễm 
khuẩn lây truyền qua đường tình dục, góp phần giảm tỉ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy 
nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào dân cư thành thị, ít nghiên cứu ở khu vực nông 
thôn và miền núi [3, 4, 5]. Trường THPT Tràng Định thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn - 
một tỉnh miền núi ở nước ta. Phần lớn học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở các 
thôn, bản xa trung tâm, điều kiện kinh tế khó khăn. Kết quả điều tra thực trạng hiểu biết về 
SKSS cho thấy nhận thức của học sinh tại đây còn nhiều hạn chế. Có 12,9% học sinh không biết 
về hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân; 30,4% học sinh không biết nạo, phá thai có 
phải là biện pháp tránh thai hay không và 20,8% học sinh không biết bất kỳ biện pháp tránh thai 
nào. Tỉ lệ học sinh biết 3 loại nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trở lên còn thấp 
(32,9%), nhiều học sinh hiểu không đúng về con đường lây truyền các nhiễm khuẩn lây truyền 
qua đường tình dục. 
Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức về SKSS cho 
học sinh trường THPT Tràng Định, từ đó giúp các em có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân 
và tuyên truyền cho những người xung quanh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện trên học sinh trường THPT Tràng Định, huyện Tràng Định, tỉnh 
Lạng Sơn Nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn: 
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 450 học sinh (gồm 150 học sinh 
khối 10, 150 học sinh khối 11, 150 học sinh khối 12). 
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp trên 100 học sinh khối 11 (17 tuổi). 
 Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu can thiệp được tính theo công thức tính 
cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu y sinh [7]. Học sinh được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu 
nhiên, loại trừ những học sinh mắc các rối loạn tâm thần. Học sinh được giải thích mục ... ao 
tương ứng là 74,0%; 76,0%; 28,0% và 28,0%. Đối với các bệnh như “Nhiễm khuẩn mụn rộp 
Herpes”, “Nhiễm khuẩn sùi mào gà”, “Nhiễm khuẩn nấm Candida”, “Nhiễm khuẩn viêm gan 
B”, tỉ lệ học sinh “Biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh” ở nhóm ĐC tương 
ứng là 2,0% 14,0%; 4,0% và 20,0%. Còn ở nhóm TN0 tỉ lệ này tăng lên tương ứng là 64,0%; 
70,0%; 60,0% và 76,0%. Tỉ lệ học sinh “Biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh” 
giữa nhóm ĐC và TN0 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). 
Hình 4. Tỉ lệ học sinh biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS 
* P < 0,001, P thu được từ kiểm định Chi-square 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
12.0%
18.0%
4.0% 6.0% 2.0%
14.0%
4.0%
20.0%
74.0%74.0% 76.0%
28.0% 28.0%
64.0%
70.0%
60.0%
76.0%
92.0%
Đối chứng Thực nghiệm
 * * 
 * * 
 * 
 * 
 * 
 * 
 * 
Dương Thị Anh Đào*, N.T.H.Hạnh, N.T.T.Thu, L.T.Tuyết, Đ.T.N.Trang và N.V. Nhân 
26 
Đối với “HIV/AIDS”, mặc dù đây là hội chứng được tuyên truyền sâu rộng nhất so với các 
nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục khác nhưng tỉ lệ học sinh ở nhóm ĐC “Biết rõ 
nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh” cũng chỉ đạt 74,0%. Trong khi đó nghiên cứu 
của Dương Thị Anh Đào và cộng sự ở Sinh viên Cao đẳng Y Thái Bình là 78% [20] và qua 
nghiên cứu chúng tôi thấy vẫn còn 6,0% học sinh chưa từng nghe về HIV/AIDS. Ở nhóm TN0 tỉ 
lệ học sinh “Biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh” đối với HIV/AIDS đã tăng 
lên đáng kể, chiếm 92,0%. Tỉ lệ học sinh hiểu biết về HIV/AIDS giữa nhóm ĐC và TN0 có sự 
sai khác ý nghĩa (P<0,05). 
* Quan điểm về kế hoạch hóa gia đình 
Quan điểm về kế hoạch hóa gia đình của học sinh được thể hiện trong Bảng 2. Với quan 
điểm “Trinh tiết trước hôn nhân là quan trọng”, tỉ lệ học sinh không đồng ý với quan điểm này 
ở nhóm ĐC và TN0 khá cao tương ứng là 46% và 44%. Điều này cho thấy, ngày nay có nhiều 
bạn trẻ thích sống theo lối sống tự do của phương tây nên các bạn thể hiện ý kiến không quan 
trọng vấn đề trinh tiết trước hôn nhân. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến theo quan niệm văn 
hóa truyền thống Việt Nam, đó là coi trọng trinh tiết trước hôn nhân, do đó tỉ lệ đồng ý nhóm 
TN0 là 52% cao hơn nhóm ĐC (30%). Hầu hết nhóm ĐC và TN0 đều đưa ra quan điểm “Đồng 
ý” cao hơn so với “Không đồng ý” hoặc “Chưa rõ” (P < 0,05). 
Bảng 2. Quan điểm về vấn đề kế hoạch hóa gia đình của học sinh 
Quan điểm 
Đối chứng Thực nghiệm 
P Đồng 
ý 
n (%) 
Chưa 
rõ 
n (%) 
Không 
đồng ý 
n (%) 
Đồng 
ý 
n (%) 
Chưa 
rõ 
n (%) 
Không 
đồng ý 
n (%) 
Trinh tiết trước hôn 
nhân là quan trọng 
15 
(30) 
12 
(24) 
23 
(46) 
26 
(52) 
2 
(4) 
22 
(44) 
0,006 
Chỉ QHTD trong hôn 
nhân 
31 
(62) 
18 
(36) 
1 
(2) 
44 
(88) 
1 
(2) 
5 
(10) 
0,112 
Nên sử dụng các biện 
pháp tránh thai trong 
QHTD trước hôn nhân 
42 
(84) 
7 
(14) 
1 
(2) 
44 
(88) 
1 
(2) 
5 
(10) 
0,029 
Tuổi kết hôn của nữ 
thích hợp từ 20 tuổi trở 
lên 
43 
(86) 
4 
(8) 
3 
(6) 
47 
(94) 
0 
(0) 
3 
(6) 
0,148 
Tuổi kết hôn của nam 
thích hợp từ 22 tuổi trở 
lên 
45 
(90) 
3 
(6) 
2 
(4) 
46 
(92) 
0 
(0) 
4 
(8) 
0,191 
Khoảng cách giữa 2 lần 
sinh là 5 năm 
32 
(64) 
16 
(32) 
2 
(4) 
46 
(92) 
3 
(6) 
1 
(2) 
0,001 
Mỗi gia đình chỉ nên có 
1 hoặc 2 con 
48 
(96) 
2 
(4) 
0 
(0) 
49 
(98) 
0 
(0) 
1 
(2) 
0,499 
Tuổi sinh con đầu lòng 
ở nữ thích hợp từ 22 
tuổi trở nên 
36 
(72) 
12 
(24) 
2 
(4) 
44 
(88) 
2 
(4) 
4 
(8) 
0,011 
Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản 
27 
Các kết quả của chúng tôi đều thấp hơn so với trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng 
Hạnh và cộng sự, do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu - đối tượng trong nghiên cứu của 
chúng tôi là các học sinh lớp 11, chưa có sự hiểu biết nhiều các vấn đề về kế hoạch hóa gia 
đình [13]. Với quan điểm “Khoảng cách giữa hai lần sinh là 5 năm”, tỉ lệ học sinh đồng ý ở 
nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng (92% so với 64%, P = 0,001). Tỉ lệ 
học sinh không đồng ý “Nên sử dụng biện pháp tránh thai trong QHTD trước hôn nhân” ở cả 
nhóm TN0 cao hơn nhóm ĐC (10% so với 2%, P = 0,029). Tỉ lệ học sinh không rõ về tuổi sinh 
con đầu lòng ở nhóm ĐC là 24%, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm TN0 chỉ là 4% (P = 0,011). 
Như vậy, quan điểm về SKSS của học sinh có sự khác biệt giữa nhóm ĐC và nhóm TN0. 
Như vậy, chương trình can thiệp bằng giáo dục tại nhà trường giúp nâng cao nhận thức 
của học sinh trường Tràng Định về SKSS. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra hiệu quả các các 
chương trình giáo dục SKSS trong nhà trường. Theo nghiên cứu của Coyle [21] trên 3.869 
học sinh ở 20 trường trung học ở California và Texas, sau 31 tháng, chương trình “Lựa chọn 
an toàn” có hiệu quả rất lớn trong việc giảm các hành vi nguy cơ đối với HIV, các nhiễm 
khuẩn lây truyền qua đường tình dục khác và mang thai đồng thời tăng cường hành vi sử 
dụng bao cao su, giảm tần suất giao hợp so với ba tháng trước khi khảo sát, tăng tỉ lệ sử dụng 
các biện pháp tránh thai khác. Khi tiến hành phân tích tổng hợp 97 nghiên cứu về hiệu quả 
của các chương trình giáo dục SKSS trong nhà trường, Kirby [11] cũng chỉ ra rằng 34% 
trong số 73 chương trình can thiệp về thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục đã làm tăng tuổi bắt 
đầu quan hệ tình dục ở vị thành niên. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các chương trình giáo dục 
SKSS trong trường học còn hạn chế, đặc biệt là ở miền núi. Hầu hết các chương trình là 
chương trình thí điểm của các tổ chức phi chính phủ được tài trợ chủ yếu bởi các nguồn lực 
quốc tế ở một số địa điểm cụ thể [22]. Do đó, tính bền vững của các chương trình này là một 
vấn đề cần quan tâm. 
Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chương trình can thiệp có hiệu quả trong nâng cao 
nhận thức của học sinh về SKSS. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như cỡ 
mẫu cho nghiên cứu chưa cao; thời gian can thiệp còn ngắn; mới có chỉ có một lần đánh giá sau 
can thiệp. Do vậy, cần có những nghiên cứu dài hạn hơn giúp thay đổi nhận thức, quan điểm và 
hành vi liên quan đến SKSS của vị thành niên một cách bền vững. 
3. Kết luận 
98,7% học sinh cho rằng cần phải giáo dục SKSS cho vị thành niên với các nội dung SKSS 
mong muốn được học như SKSS vị thành niên (66,0%), các nhiễm khuẩn LTQDTD và 
HIV/AIDS (57,6%), các biện pháp tránh thai và nguồn cung cấp (52,0%). 
Sau can thiệp, điểm trung bình bài kiểm tra về kiến thức SKSS ở nhóm TN0 cao hơn hẳn so 
với nhóm ĐC (25,34 so với 17,26, P < 0,001). 
Hiểu biết về các biện pháp tránh thai, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và 
HIV/AIDS ở nhóm TN0 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐC (P < 0,001). 
Nhóm TN0 có tỉ lệ đồng ý với những quan điểm theo pháp lệnh dân số - kế hoạch hóa gia 
đình của Nhà nước cao hơn so với nhóm ĐC. 
Như vậy, chương trình can thiệp bằng giáo dục tại nhà trường giúp nâng cao nhận thức của 
học sinh trường Tràng Định về SKSS. Cần tiếp tục thực hiện những nghiên cứu tiếp theo để có 
thêm dữ liệu, làm cơ sở đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi vị thành niên, 
giúp các em có hiểu biết đúng đắn về SKSS và biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và trợ 
giúp những người xung quanh. 
Dương Thị Anh Đào*, N.T.H.Hạnh, N.T.T.Thu, L.T.Tuyết, Đ.T.N.Trang và N.V. Nhân 
28 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. J. Goldenring, 2004. Puberty and adolescence. A Review provided by VeriMed Healthcare 
Network. Medline plus US National library of Medicine. 
[2]. Guidelines on Reproductive Health, 1995. New York: United Nations Population 
Information Network (popin); UNFPA. 
[3]. J. Bruce J and S. Clark S., 2003. Including Married Adolescents in Adolescent 
Reproductive Health and HIV/AIDS Policy, presented at WHO/UNFPA/Population 
Council Technical Consultation on Married Adolescents, Geneva. 
[4]. Government of India, New Delhi, 2007. National Family Health Survey (NFHS-3) 2005-06. 
[5]. L.B. Finer and M.R. Zolna, 2011. Unintended pregnancy in the United States: incidence 
and disparities, 2006. Contraception, 84(5), 478-485. 
[6]. Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, 2015. Bộ Y tế. 
[7]. Nguyễn Văn Tuấn, 2008. Y học thực chứng, NXB Y học. 
[8]. Dương Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Quyên, 2017. Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận 
thức về SKSS của sinh viên trường Cao đẳng Asean, Tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học – 
ĐHSP Hà Nội, 62 (3), 127 -134. 
[9]. B. Francis and C. Skelton, 2001. Men Teachers and the Construction of Heterosexual 
Masculinity in the Classroom. Sex Education, 1 (1), 9-21. 
[10]. D.J. Chambers, van Loon and E. Tincknell, 2004. Teachers' Views of Teenage Sexual 
Morality. British Journal of Sociology of Education, 25(5), 253-276. 
[11]. D. Kirby, 2011. The impact of sex education on the sexual behaviour of young people. 
United Nations. Department of Economic and Social Affairs, Population Division. 
[12]. M. Henderson, D. Wight, G.M. Raab, C. Abraham, A. Parkes, S. Scott, G. Hart, 2007. 
Impact of a theoretically based sex education programme (SHARE) delivered by teachers 
on NHS registered conceptions and terminations: final results of cluster randomised 
trial. BMJ, 334(7585), 133. 
[13]. Nguyen Thi Hong Hanh, Duong Thi Anh Dao, Le Thi Tuyet, Nguyen Thi Trung Thu, 
Nguyen Phuc Hung, 2014. Knowledge and personal opinions of secondary school biology 
teachers in Ha Noi and Dien Bien about reproductive health. Journal of Science of HNUE, 9, 
3-10. 
[14]. Bộ Y tế và Tổng cục DS - KHHGĐ, 2010. Điều tra quốc gia về vị thành niên, thanh niên 
SAVY 2, Hà Nội. 
[15]. Bộ Y tế – Tổng cục DS/KHHGĐ, 2009. Những điều giáo viên cần biết để giáo dục kĩ 
năng sống và SKSS vị thành niên, Hà Nội. 
[16]. Bộ Y tế – Tổng cục DS/KHHGĐ, 2009. Những điều cha mẹ cần biết để giáo dục kĩ năng 
sống và SKSS vị thành niên, Hà Nội. 
[17]. Nguyễn Thị Nga, Hứa Thanh Thủy, Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Đinh Thu Hà, Nguyễn Thu Hà, 
Nguyễn Thanh Hương, 2012. Kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS và sức khỏe tình dục 
của vị thành niên và phụ nữ 15 – 49 tại huyện Na Rì, Bắc Kạn. Tạp chí Y tế Công cộng, 26. 
[18]. Tôn Thất Chiểu, 2012. Khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về SKSS của vị 
thành niên – thanh niên 15 – 24 tuổi vùng ven biển, đầm phá, vạn đò tỉnh Thừa Thiên 
Huế năm 2010, Tạp chí Y học thực hành, 805. 
[19]. Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, 2010. Bộ Y tế. 
Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản 
29 
[20]. Dương Thị Anh Đào, Đỗ Thị Như Trang, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hoàng Thị Loan 
Thanh, 2016. Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sinh sản của sinh viên trường Cao 
đẳng Sư phạm Thái Bình. Hội nghị khoa học Quốc gia lần thứ 2 về nghiên cứu và giảng 
dạy Sinh học ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 137-143. 
[21]. K. Coyle, K. Basen-Engquist, D. Kirby, G. Parcel, S. Banspach, J. Collins, R. Harrist, 2001. 
Safer choices: reducing teen pregnancy, HIV, and STDs. Public health reports, 116(1S), 82-
93. 
[22]. Nguyen Thi Hong Hanh, Do Thi Nhu Trang, Nguyen Thi Trung Thu, Le Thi Tuyet, 
Nguyen Phuc Hung and Duong Thi Anh Dao, 2017. Improving quality of sexual and 
reproductive health education: pilot intervention with teachers in secondary schools and 
pedagogical students in some educational institutions in Vietnam, Chemical and 
Biological Science, Hanoi National University of Education, 62(10), 176-184. 
ABSTRACT 
The effect of a school-based educational program on awareness about reproductive health: 
an intervention study on students at Trang Dinh High School, Lang Son province 
Duong Thi Anh Dao
1*
, Nguyen Thi Hong Hanh
1
, Nguyen Thi Trung Thu
1
, 
Le Thi Tuyet
1
, Do Thi Nhu Trang
1
 and Nong Van Nhan
2
1
Faculty of Biology, Hanoi National University of Education 
2 
Lang Son Medical College 
Students in mountainous areas may face troubles due to lack of correct information 
regarding reproductive health. Therefore, school-based educational programs that help solve this 
problem are necessary. The objective of this study is to determine the effectiveness of a school-
based educational intervention program on reproductive health to improve the awareness of 
students aged 17 years in Trang Dinh High School, Lang Son province. The study was carried 
out over a period of 4 weeks. A total of 100 students were randomly selected from this school, 
and divided into 2 groups (control group and intervention group). A 30-item-structured 
questionnaire was used to test the knowledge of all the participants about the reproductive 
health after the education session. The data was analyzed using SPSS version 16.0 for 
Windows. Findings were described in terms of proportions and percentages; Chi-square test was 
used to test the effect of intervention. Survey results of 450 students showed that 98.7% of 
students said that it is necessary for adolescent reproductive health education; 80% of students 
said that "the school" is the best source of knowledge of reproductive health education. The 
reproductive health knowledge score of intervention group was significantly higher than that of 
the control group after intervention (25.34 vs. 17.26, P < 0.001). There was a significant 
increase in overall knowledge regarding contraceptive methods, sexually transmitted infections 
and HIV/AIDS (P < 0.001). The intervention group has a higher rate of agreeing with the 
viewpoints of the national population-family planning ordinance than that of the control group. 
Thus, the reproductive health education intervention programme improves the knowledge and 
awareness among students of Trang Dinh High School, Lang Son province regarding 
reproductive health. 
Keywords: Reproductive health education, intervention, Trang Dinh high school. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_trong_nha_truong_giup_nang_cao_nhan_th.pdf