Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa

Gabriel Garcia Márquez và Mario Vargas Llosa là hai nhà văn danh tiếng, được đánh giá như

là những tiểu thuyết gia quan trọng bậc nhất của văn học viết bằng tiếng Tây Ban Nha thế kỷ XX,

đặc biệt khi họ đạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1982 và 2010. Một mặt, tiểu thuyết của hai ông

đã kế thừa những truyền thống của văn học Mỹ Latinh, mặt khác, chúng vượt ra khỏi những quan

điểm chung về nền văn hóa châu lục. Chủ đề xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm của Márquez

và Llosa là “bản địa” - “ngoại lai”, và thông qua cặp vấn đề này, họ đã thể hiện những suy ngẫm

độc đáo về căn tính văn hóa của châu lục.

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 1

Trang 1

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 2

Trang 2

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 3

Trang 3

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 4

Trang 4

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 5

Trang 5

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 6

Trang 6

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 7

Trang 7

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 6940
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa

Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết g. g. márquez và m. v. llosa
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
33 
CHỦ ĐỀ “BẢN ĐỊA” - “NGOẠI LAI” 
VÀ SỰ SUY NGẪM VỀ CĂN TÍNH VĂN HÓA 
TRONG TIỂU THUYẾT G. G. MÁRQUEZ VÀ M. V. LLOSA 
Lê Ngọc Phương 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. HCM 
ngocphuongtm@yahoo.com 
Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 
Tóm tắt 
Gabriel Garcia Márquez và Mario Vargas Llosa là hai nhà văn danh tiếng, được đánh giá như 
là những tiểu thuyết gia quan trọng bậc nhất của văn học viết bằng tiếng Tây Ban Nha thế kỷ XX, 
đặc biệt khi họ đạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1982 và 2010. Một mặt, tiểu thuyết của hai ông 
đã kế thừa những truyền thống của văn học Mỹ Latinh, mặt khác, chúng vượt ra khỏi những quan 
điểm chung về nền văn hóa châu lục. Chủ đề xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm của Márquez 
và Llosa là “bản địa” - “ngoại lai”, và thông qua cặp vấn đề này, họ đã thể hiện những suy ngẫm 
độc đáo về căn tính văn hóa của châu lục. 
Từ khóa: “bản địa”, “ngoại lai”, căn tính văn hóa, văn học Mỹ Latinh 
The themes of indigene and exoticism: thinking about cultural identity 
in novels of G. G. Márquez and M. V. Llosa 
Abstract 
Gabriel García Márquez and Mario Vargas Llosa were two famous writers and considered the 
most significant Spanish-language authors of the 20th century, especially won the Nobel Prizes in 
Literature in 1982 and in 2010. Many of their novels have inherited traditions of Latin American 
literature. On the other hand, they were somewhat rebellious from the general point of view of Latin 
America culture. The themes regularly appeared in Márquez and Llosa's novels as "indigene" and 
"exoticism", from which they showed unique reflections on the cultural identity of Latin America. 
Keywords: “indigene”, “exoticism”, cultural identity, Latin American literature 
Nhắc đến giai đoạn thịnh vượng của tiểu 
thuyết mới Mỹ Latinh (được mệnh danh là Latin 
American Boom) nghĩa là nhắc đến hàng loạt 
tác giả nổi danh nhất. Trong đó hai tiểu thuyết 
gia tiêu biểu trong giai đoạn này là Gabriel 
García Márquez (Colombia) và Mario Vargas 
Llosa (Peru) được gọi là “hai con sư tử của thế 
hệ/ giai đoạn Bùng nổ” khi họ mang về cho châu 
lục hai giải Nobel văn học năm 1982 và năm 
2010. Đến từ hai quốc gia khác nhau, nhưng 
Márquez và Llosa có nhiều tiểu thuyết thành 
công cùng mang chủ đề và cấu trúc nghệ thuật 
vừa giống lại vừa khác nhau rõ nét. Họ xứng 
đáng trở thành một cặp nhà văn song hành độc 
đáo trong lịch sử văn học Mỹ Latinh. 
Tại Việt Nam, các tác phẩm của Márquez và 
Llosa đã được dịch từ sớm (thập niên 80 của thế 
kỷ trước), tuy nhiên Márquez được dịch liên tục 
và trở thành một trong số những nhà văn nước 
ngoài được dịch nhiều và nghiên cứu sâu rộng 
nhất ở Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công 
trình chuyên luận, nhiều bài báo, bài viết ngắn, 
và cả luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu 
về tác phẩm Márquez, đặc biệt tập trung vào tiểu 
thuyết Trăm năm cô đơn của ông. Trong khi đó, 
trường hợp Llosa mới chỉ có những bài báo giới 
thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Peru 
này. Ở cấp độ quy mô thì chúng tôi tìm thấy luận 
văn thạc sĩ tập trung vào tiểu thuyết Trò chuyện 
trong quán La Catedral. Theo chúng tôi, nhiều 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
34 
tiểu thuyết của Márquez và Llosa vẫn còn bỏ 
ngỏ, gọi mời sự tiếp tục nghiên cứu. Hơn nữa, 
việc tìm hiểu mang tính chất so sánh cặp nhà văn 
này vẫn chưa được thực hiện công phu. 
Một vấn đề mà Márquez và Llosa thường 
xuyên đặt ra trong tác phẩm chính là việc thể 
hiện và suy ngẫm về căn tính văn hóa dân tộc. 
Thực chất đây cũng là câu hỏi của nền văn học 
Mỹ Latinh nói chung. Márquez thuộc nhóm nhà 
văn ủng hộ cho khuynh hướng viết về nền văn 
học Mỹ Latinh như nó vốn thế và ông đã thành 
công rực rỡ khi thể hiện được thực tại Mỹ 
Latinh, tìm kiếm, khám phá bản sắc vốn có của 
Mỹ Latinh. Trong khi đó Llosa đại diện cho 
khuynh hướng biểu hiện một thực tại Mỹ Latinh 
như nó cần thế, nên thế. Llosa ủng hộ xu hướng 
quốc tế hóa, hiện đại hóa. vượt ra khỏi tính bản 
sắc dân tộc, thể hiện những cách tân thi pháp 
tiểu thuyết. Cả Márquez và Llosa đều đã soi 
chiếu thực tại Mỹ Latinh dưới những góc độ 
nghệ thuật khác nhau. Trong bài viết này, chúng 
tôi chọn tập trung vào vấn đề được xem là đặc 
trưng nhất của văn học Mỹ Latinh: sự tìm kiếm 
và giải đáp cho câu hỏi về căn tính văn hóa của 
dân tộc/ châu lục, thông qua những vấn đề trở đi 
trở lại trong các sáng tác nơi đây, đặc biệt tiểu 
thuyết của Márquez và Llosa. 
1. Từ phức cảm lưu vong đến cuộc tìm kiếm 
căn tính văn hóa trong văn học Mỹ Latinh 
Trước khi thực dân châu Âu xâm lược (vào 
thế kỷ XV), châu Mỹ Latinh đã là nơi cư ngụ 
của hàng trăm cộng đồng thị tộc mà trong đó 
người da đỏ chiếm đa số. Những bộ tộc này vốn 
xây dựng được những nền văn hoá riêng biệt, 
độc đáo như: Aztec, Inca và Maya có lịch sử lâu 
đời trên 2000 năm và gắn bó nhau sâu sắc. Thế 
nhưng, khi người Tây Ban Nha mang theo bệnh 
đậu mùa và cuộc xâm lấn, thổ dân không chống 
cự nổi và số dân bản địa đã bị giảm mạnh. Theo 
gót chân chinh phạt, nền văn hóa châu Âu bước 
vào vùng đất mới và dồn người da đỏ bản địa 
vào thế bại trận, khiến họ trở thành kẻ cư trú tạm 
bợ trên mảnh đất quê hương của mình. “Họ là 
kẻ cô đơn lang thang suốt ba trăm năm và đến 
ngày nay, họ vẫn cô đơn trong xã hội hiện đại” 
(Paz, 1998: 111). 
Khu vực này trở thành cuộc hợp lưu của 
những chủng tộc: người da đen châu Phi, người 
da vàng châu Á, và người lai giữa các chủng tộc 
này. Không khó hiểu khi văn học nơi đây chứa 
đựng trí tưởng tượng sôi sục, tình yêu âm nhạc, 
sự tín ngưỡng nguyên thủy của người da đen, 
tính duy cảm và những câu chuyện huyền bí 
phương Đông của người da vàng, sự thông minh 
và tư duy duy lý của người da trắng. Tất cả hòa 
vào nhau khiến Mỹ Latinh trở thành nơi gặp gỡ 
vừa sôi động, vừa đau thương giữa những sắc 
tộc, nơi hợp lưu nh ...  của dân tộc ông, cái gì 
làm nên bản sắc dân tộc, dân tộc tính, cấu trúc 
tư tưởng của dân tộc ông? Và Colombia hay Mỹ 
Latinh sẽ như thế nào trước những đối đầu với 
ngoại lai và những xung đột mang tính nội tại? 
Theo chúng tôi, đây chính “trục chính” về mặt 
tư tưởng của tiểu thuyết Márquez. 
Tâm lý của Márquez đối với Công ty Liên 
hiệp hoa quả là một cảm xúc vừa yêu vừa ghét, 
điển hình cho thái độ vùng Caribbean đối với 
người Mỹ. Công ty này giải quyết nguồn lao 
động Colombia, đem đến sự giàu sang từ nguồn 
xuất khẩu hoa quả, nhưng đồng thời bỏ rơi nhân 
dân thành phố, đối xử bất công đối với người lao 
động. Thích và ghét các nước thực dân, đế quốc, 
đó là nỗi niềm có tính nước đôi hiện diện trên 
nhiều tiểu thuyết Márquez. Ngược lại, đối với 
vùng đất đậm chất tâm linh, Márquez đã không 
ít lần bị dày vò bởi cảm giác vừa luyến lưu, vừa 
muốn rời bỏ. 
Một biểu hiện rõ là Márquez viết rất hay và 
đầy cảm xúc về những con người thổ dân bản 
địa, những tập quán, những huyền thoại, và cả 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
38 
tính dục nội hôn trong truyền thống xa xưa. Tập 
quán nội hôn này có nguồn gốc sâu xa từ tất cả 
những bộ lạc nguyên thủy, đồng thời là một tấm 
gương phản ánh đặc điểm tính dục nam: những 
con người yếu đuối luôn tìm một “anima” mạnh 
mẽ (kinh nghiệm) cho mình. Họ tìm kiếm chính 
mình qua người mẹ, người chị, người cháu, 
người em của mình - những người gần gũi nhất 
và an toàn nhất đối với họ. Điều này cho thấy 
nỗi cô đơn và sự mong muốn “đóng kín” trong 
chính mình, bộ tộc của mình. Cảm giác “nhớ 
quê nhà” và quan hệ tính dục cùng dòng họ luôn 
đi cùng với cảm giác cô đơn hoài cổ. Chúng luôn 
lẩn quẩn trên nhiều tiểu thuyết của Márquez với 
vẻ đẹp đậm chất thơ mộng, ít nhiều cho thấy 
Márquez thỉnh thoảng đã bị kẹt lại trong niềm 
nhớ nhung quá khứ. Quá khứ đối với ông là 
những vàng son đẹp đẽ, nó kiến tạo lịch sử Mỹ 
Latinh và lịch sử của số phận ông. Márquez yêu 
thích những gì hiện đại, nhưng cũng sợ rằng 
hiện đại hay văn minh sẽ làm phai nhạt những 
giá trị riêng thuộc về châu Mỹ Latinh. Đặc trưng 
tư tưởng này đã làm nên dấu ấn của Márquez, 
chi phối toàn bộ cấu trúc các tác phẩm như Bão 
lá, Trăm năm cô đơn, cả những truyện ngắn như 
Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Biển của thời 
đã mất và khiến ông mang dáng vẻ “bản địa” 
hơn hết thảy những nhà văn Mỹ Latinh khác. 
Đi từ tâm lý này, hầu hết các tiểu thuyết 
mang phong cách hiện thực huyền ảo của 
Márquez đều thể hiện đẹp đẽ không khí lãng 
mạn ảo diệu của nền văn hóa dân gian vẫn hiện 
tồn trong tập quán và tâm linh vùng ven biển 
Caribbean. Cách kể của Márquez có nhiều điểm 
tương đồng với cách kể những câu chuyện thần 
thoại và cổ tích. Người kể mặc nhiên thừa nhận 
các yếu tố hoang đường mà không giải thích, 
phân tích hay hoài nghi. 
Mỹ Latinh là vùng đất của nền văn hóa lai, 
vì thế mối quan tâm và quan niệm của các nhà 
văn về bản sắc văn hóa cũng có phần khác biệt. 
Asturias thường xuyên thể hiện hình ảnh nền 
văn hóa của người da đỏ và nỗi niềm hoài cổ. 
Amado lại có mối quan tâm sâu sắc đến văn hóa 
người da đen và vấn đề phân biệt chủng tộc. 
Borges và Paz thể hiện tầm cỡ của sự uyên bác, 
quan tâm văn hóa từ cổ chí kim, từ phương Tây 
sang phương Đông, ủng hộ phương hướng hiện 
đại hóa, quốc tế hóa. Trong khi đó, Márquez và 
Llosa sở trường với việc tái hiện nền văn hóa 
của người da trắng và người lai, thỉnh thoảng 
bộc lộ tình thế lưỡng lự/ lưỡng phân, trạng thái 
nước đôi khi đứng giữa tính chất hiện đại của 
văn minh phương Tây và sự lung linh huyễn 
hoặc của văn hóa bản địa. 
Thế nhưng, tư tưởng của Márquez và Llosa 
vẫn có nhiều sự khác biệt. Márquez có một tuổi 
thơ gắn bó chặt với vùng ven biển Caribbean, khu 
làng huyền bí với những người phụ nữ nhạy cảm 
và phong phú đời sống tâm linh. Trong ông đã dần 
hình thành nên nguyên tắc sống cũng như nguyên 
tắc sáng tác: Tin vào những gì mình tin là thực. 
Điều đó khiến tác phẩm của Márquez luôn có 
khuynh hướng sáng tạo nên cặp hình ảnh mang 
tính biểu tượng giữa cái nội sinh và ngoại sinh, đặc 
biệt là cặp mã “làng Macondo” và “Công ty Liên 
hiệp hoa quả”. Nỗi u hoài và sự giễu nhại trên các 
tác phẩm của Márquez gắn với sự tàn phai của nền 
văn hóa bản địa, sự xâm lấn dữ dội của văn hóa 
phương Tây trên quê hương ông. 
Cùng giai đoạn văn chương với Márquez, 
Llosa là một trường hợp có phần khác biệt. Llosa 
yêu thích nền văn hóa đậm màu sắc địa phương 
như ông từng viết: “Trong thế kỷ này, cái thế giới 
chúng ta sống sẽ kém sinh động và không có 
nhiều màu sắc như là cái thế giới mà chúng ta đã 
bỏ lại phía sau. Những buổi lệ hội, đồ trang sức, 
phong tục, nghi lễ, nghi thức và tín ngưỡng, tức 
là những thứ đã tạo cho nhân lọai sự khác biệt 
mang màu sắc dân tộc và văn hóa dân gian, đang 
dần dần biến mất hoặc sẽ thu mình vào trong 
những nhóm thiểu số” (Llosa, 2009). Nhưng với 
Llosa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu không thể 
tránh được, từ các quốc gia tân tiến cho đến các 
quốc gia đang phát triển. Hoàn toàn bản sắc chỉ 
là trường hợp một đất nước sống trong tình trạng 
cô lập hoàn toàn, chấm dứt mọi trao đổi với các 
dân tộc khác và thực hiện một nền kinh tế tự cấp 
tự túc – giống như một vài bộ lạc ở châu Phi hay 
những bộ lạc sống trong rừng già Amazon. Với 
Llosa, “bản sắc văn hóa dưới hình thức như thế 
sẽ đưa xã hội trở lại với cách sống của thời tiền 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
39 
sử” (Llosa, 2009). 
Chết trong dãy Andes là một minh chứng cho 
tư tưởng của ông. Ai là kẻ gây ra tội ác? Đáp án 
đã sáng tỏ: nghi phạm giết người hóa ra là du 
kích Con Đường Sáng và một cặp nọ vốn là 
người bán quán trong vùng kiêm biểu diễn 
những màn lạ lùng gợi nhớ tập tục của người 
Inca. Những vụ giết người tàn bạo mang tính 
chất chính trị ở địa phương luôn gắn với các 
nghi lễ hy sinh của người Inca cổ. Cảnh quan 
hoang dã của dãy Andes cũng chính là sự hoang 
dã của những tập tục nguyên thủy. Cuốn sách 
tràn ngập những huyền thoại nguyên thủy với 
hình tượng cổ thần, sơn tinh, ma quỷ và phù 
thủy. Chết trong dãy Andes là một trong những 
tác phẩm nói lên rằng Llosa ngưỡng mộ nền văn 
hóa bản địa - bất cứ ở một khu vực nào, nhưng 
ông cũng nghi ngờ sự tồn tại tích cực của nó 
giữa thời hiện đại. Trong bài viết: “Mario 
Vargas Llosa versus barbarism” (tạm dịch: 
Mario Vargas Llosa chống lại sự man rợ), De 
Castro phân tích: Llosa luôn ở vị trí đứng giữa: 
sự văn minh khai hóa và sự hoang dã, cổ sơ và 
tầm nhìn thế giới đặt ở dưới nó. Nhưng sự thực 
là những gì ông thể hiện về tính lưỡng phân 
không giống về căn bản với bản dịch thế kỷ XIX 
trong ô giá trị chính của thực dân (De Castro, 
2010: 5-21). Tính lưỡng phân (dichotomy 
between civilization and barbarism) đối với 
Vargas Llosa là sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa 
văn minh và chủ nghĩa bản địa không chỉ liên 
quan đến Argentina, Peru, rộng hơn là Mỹ 
Latinh mà thậm chí là các khu vực khác trên thế 
giới như châu Phi, châu Á. Khác với quan điểm 
của “các ô giá trị của thực dân”, Llosa không có 
cái nhìn chia rẽ và phân biệt xấu - tốt, cao quý - 
thấp hèn Ông luôn có niềm tin về mối quan 
hệ giữa giá trị tự do và văn minh, một văn hóa 
dân chủ, khoan dung, đa nguyên, nhân quyền 
mới là điều con người cần thiết. Con người cá 
nhân cần nhất là sự tự do rời bỏ những tôn ti trật 
tự, những tập quán đã đặt lên họ những thiết chế 
vô hình và khủng khiếp. Không có gì ngạc nhiên 
nếu Llosa đưa ra những tuyên bố đặt trên sự 
nhận diện con người cá nhân, nhóm, những trào 
lưu chính trị, vượt lên cả những chủ nghĩa văn 
minh hay man rợ. 
Vì vậy, chúng tôi cho rằng trên tác phẩm của 
Llosa, hiếm có cặp mã mang tính đối lập về mặt 
văn hóa như trường hợp Márquez. Tác phẩm của 
Llosa thường hòa lẫn, đan xen nhiều biểu tượng, 
nhưng tựu trung vẫn là hình ảnh của một Peru 
chuyển mình trong nền đô thị hóa, tư bản hóa. 
Ở giai đoạn thịnh vượng của tiểu thuyết, với sự 
nhiệt thành của tuổi trẻ, Llosa phê phán mạnh 
mẽ nạn phân biệt chủng tộc, nạn tôn sùng quyền 
lực, tôn sùng những vị trưởng lão nhiều tuổi 
nhiều quyền thế Thành phố và lũ chó là một 
xã hội Peru hậu thực dân thu nhỏ, ở đó người ta 
thấy một nền giáo dục quân phiệt, một cách ứng 
xử theo lối quyền lực và phân biệt chủng tộc, 
phân biệt giai cấp xã hội. Tác phẩm cho thấy con 
người đã tiếp tục “di sản” lạc hậu đáng thương: 
triết lý quyền lực chi phối mọi ngóc ngách. 
Trong tác phẩm Thành phố và lũ chó, ta cũng 
bắt gặp rất nhiều nhân vật da màu bị mọi người 
khinh rẻ gọi bằng “thằng da đen”, “gã da đen”, 
“tên da đen” hoặc “đồ dân rừng rú”, “quân rừng 
rú hèn nhát”, “thằng miền thượng”. Tính cách 
của họ cũng được mặc định bởi những tính từ 
như: “mông muội”, “xấu xa”, “dơ bẩn”, “phản 
trắc và hèn nhát”, “vẹo vọ ngay đến cả linh 
hồn”. Peru của nửa sau thế kỷ XX vẫn là xã 
hội của nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đẳng 
cấp xã hội hết sức sâu sắc. 
Tác phẩm là thế giới của những cô gái da màu 
làm điếm. Họ là công cụ làm thỏa mãn bản năng 
tính dục của đàn ông, mỗi ngày “tiếp” hàng chục 
những học viên trốn ra từ trường quân sự. Giống 
với Márquez trong Sống để kể lại, Hồi ức về 
những cô gái điếm buồn của tôi hay Tình yêu thời 
thổ tả, Llosa cho thấy nỗi cay đắng của những 
cô gái điếm - luôn luôn là những cô gái lai da màu 
- tầng lớp bị xếp vào loại hạ đẳng và làm những 
nghề thấp kém nhất xã hội. Cũng giống với 
Márquez, Llosa nghiêng về việc mô tả người da 
trắng trong xã hội, nhưng đồng thời tiểu thuyết 
của ông vẫn luôn cho thấy nạn phân biệt chủng 
tộc còn tồn tại trong văn hóa Mỹ Latinh. 
Ta đọc thấy những đối thoại giữa các thế hệ 
lịch sử, giữa các nền văn hóa, các chủng tộc 
khác nhau. Ta thấy những y phục rực rỡ của thổ 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
40 
dân da đỏ miền núi, những vẻ nhếch nhác của 
người da đen trong khu ổ chuột, và cả vẻ kiêu 
kỳ của người da trắng giữa những tòa cao ốc đồ 
sộ. Toàn bộ tác phẩm là một xã hội bị phân rã 
sâu sắc giữa giàu - nghèo, đẹp đẽ - xấu xí, văn 
minh - lạc hậu Đi từ cảm quan này, Llosa đã 
sử dụng bút pháp tự sự tương ứng: phân mảnh 
cốt truyện, sự kiện, nhân vật, điểm nhìn để 
làm rã hết mọi ranh giới, tiêu chí phân biệt của 
hậu thực dân. 
Trong cuộc sống và hành trình viết, Llosa 
tìm cách thoát khỏi tình trạng mắc kẹt vào bản 
sắc của ngôn ngữ, chính quyền, phong tục, nhà 
thờ, thói quen nơi ông sinh ra. Ông muốn kiến 
tạo cái bản sắc của cá nhân, không phải là bản 
sắc chung của cộng đồng. Đứng trước câu hỏi 
về bản sắc châu Mỹ Latinh, Llosa cho rằng 
“phong cách Tây Ban Nha” hay “phong cách da 
đỏ” đều là những câu trả lời đậm màu sắc phân 
biệt chủng tộc. Châu Mỹ Latinh không có một 
mà có nhiều bản sắc văn hóa, không có bản sắc 
nào có thể tuyên bố là hợp pháp hơn hay trong 
sạch hơn những bản sắc khác. 
Trong tác phẩm của mình, Llosa phản ánh xã 
hội hiện đại còn nhiều di chứng “man rợ” 
(barbarism). Sự man rợ không phải ở những 
nghi lễ cổ xưa, bí hiểm mà là ở man rợ trong 
cách đối xử giữa con người khác tầng lớp, sự 
man rợ ở thiết chế văn hóa, chế độ chính trị ở 
thời hiện đại. Trên một diện rộng, một hệ thống 
nhân vật của Llosa được thể hiện phong phú 
bằng một giọng văn u buồn nhưng quyết liệt. 
Nhiều thiên tiểu thuyết của ông đều là những 
bản cáo trạng hết sức đanh thép. 
Có thể nói, hệ quả của cuộc giao lưu chính trị 
- văn hóa ở đất nước này vẫn để lại những hệ lụy 
sâu sắc. Llosa từng băn khoăn đứng giữa những 
lựa chọn: chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa dân 
tộc, chủ nghĩa hiện đại hay chủ nghĩa bản địa? 
Tiểu thuyết của ông nói lên nỗi băn khoăn đó, và 
nó cũng gợi ý câu trả lời: bất cứ sự lựa chọn nào 
cũng cần đặt trên chủ nghĩa tự do cho con người, 
đó mới là quan trọng nhất. Llosa cùng quan điểm 
với nhà văn giai đoạn Tiền phong - Jorge Luis 
Borges khi cho rằng: Chủ nghĩa hiện đại, chủ 
nghĩa toàn cầu là một cách mở rộng đáng kể chân 
trời cho tự do cá nhân. Ủng hộ cho khuynh hướng 
liên văn hóa này, Llosa được/bị xem là nhà văn ít 
tính Mỹ Latinh nhất, ngược với người cùng thời 
của ông là Márquez. 
Kết luận 
Có thể nói thông qua việc thể hiện chủ đề về 
căn tính văn hóa và cặp hình tượng “bản địa” - 
“ngoại lai”, Márquez và Llosa đã đề xuất những 
tư tưởng, quan điểm khác nhau về việc xây dựng 
và phát triển đời sống văn hóa của châu lục 
mình. Tuy nhiên, cho dẫu những quan niệm và 
phong cách viết của hai nhà văn này có sự khác 
biệt hay đối nghịch thì những đóng góp của họ 
đối với phương diện tư tưởng, văn hóa, và văn 
học đều lớn lao. Họ xứng đáng là những nhà văn 
dấn thân đối với sứ mệnh của chính mình, của 
châu lục. Theo chúng tôi, sự đóng góp lớn của 
các nhà văn Mỹ Latinh còn nằm ở chỗ họ đã nối 
kết được tính truyền thống và hiện đại, tính bản 
địa và quốc tế. Nói cách khác, họ đã viết bằng 
tiếng nói của địa phương để lan tỏa vào khung 
cảnh văn chương thế giới, họ đi đến cái chung 
mà không mất đi những chủ đề riêng, những 
quan niệm cá nhân của chính mình. 
Tài liệu tham khảo 
Lê Huy Bắc (2009). Chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo 
và Gabriel García Márquez. Hà Nội, Nxb 
Giáo dục Việt Nam. 
De Castro J. E. (2010). Mario Vargas Llosa versus 
barbarism. Latin American Research Review, 
45 (2), pp. 5-26. doi: 10.2307/27919193. 
Llosa, M. V. (2009). The culture of liberty, Foreign 
Policy, November 20. Phạm Nguyên Trường 
(dịch) (2012), Nền văn hóa của tự do. 
goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-
hoa/nen-van-hoa-cua-tu-do, 09/01/2019. 
Márquez, G. G. (2002). Vivir para contaria. Edith 
Grossman's English translation 2003, Living 
to Tell the Tale. Lê Xuân Quỳnh (dịch) 
(2007). Sống để kể lại. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb 
Tổng hợp. 
Paz, O. (-). Thơ văn và tiểu luận. Nguyễn Trung Đức 
(chọn và dịch) (1998). Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng. 
Stavans, I. (2010). Gabriel García Márquez: The 
early years, 1st ed. St. Martin's Press; 237 pp. 

File đính kèm:

  • pdfchu_de_ban_dia_ngoai_lai_va_su_suy_ngam_ve_can_tinh_van_hoa.pdf