Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm

Cuối thế kỷ XIX, nước Nga bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc khi chưa tiến hành cách mạng dân chủ tư sản. Vì thế, chủ nghĩa đế quốc Nga tồn tại trong khi còn giữ lại nhiều tàn tích của chế độ phong kiến.

Những mâu thuẫn xã hội chằng chéo đã khiến nước Nga trở thành nơi tập trung mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa

đế quốc và là trung tâm cách mạng. Trong bối cảnh đó, sau khi lên nắm quyền Nicolai II đã thực hiện nhiều

chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhằm duy trì chế độ chuyên chế và giải quyết các

mâu thuẫn tồn tại ở Nga. Chính sách cai trị của Nicolai II mang nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng xét cho cùng

những chính sách ấy đã không đem lại kết quả như mong muốn của Nga hoàng Nicolai II. Chính sách đối nội

của ông trở thành nguyên nhân quan trọng thổi bùng ngọn lửa cách mạng ở Nga vào đầu thế kỷ XX, thiêu cháy

sự tồn tại của chế độ phong kiến Nga mà Nicolai II trở thành vị Hoàng đế cuối cùng của đất nước rộng lớn ấy.

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 1

Trang 1

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 2

Trang 2

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 3

Trang 3

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 4

Trang 4

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 5

Trang 5

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 6

Trang 6

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 7

Trang 7

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 8

Trang 8

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 9

Trang 9

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 11960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm

Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II (1894-1917): nội dung và đặc điểm
83
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 83-93
*Email: nguyenphuongmai.dhhv@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 23, Số 2 (2021): 83-93
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 23, No. 2 (2021): 83-93
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA NGA HOÀNG NICOLAI II (1894-1917): 
NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
Nguyễn Phương Mai1*, Nguyễn Thị Thu Hiền1
1Khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Ngày nhận bài: 06/4/2020; Ngày chỉnh sửa: 26/7/2020; Ngày duyệt đăng: 18/8/2020
Tóm tắt
Cuối thế kỷ XIX, nước Nga bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc khi chưa tiến hành cách mạng dân chủ tư sản. Vì thế, chủ nghĩa đế quốc Nga tồn tại trong khi còn giữ lại nhiều tàn tích của chế độ phong kiến. 
Những mâu thuẫn xã hội chằng chéo đã khiến nước Nga trở thành nơi tập trung mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa 
đế quốc và là trung tâm cách mạng. Trong bối cảnh đó, sau khi lên nắm quyền Nicolai II đã thực hiện nhiều 
chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhằm duy trì chế độ chuyên chế và giải quyết các 
mâu thuẫn tồn tại ở Nga. Chính sách cai trị của Nicolai II mang nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng xét cho cùng 
những chính sách ấy đã không đem lại kết quả như mong muốn của Nga hoàng Nicolai II. Chính sách đối nội 
của ông trở thành nguyên nhân quan trọng thổi bùng ngọn lửa cách mạng ở Nga vào đầu thế kỷ XX, thiêu cháy 
sự tồn tại của chế độ phong kiến Nga mà Nicolai II trở thành vị Hoàng đế cuối cùng của đất nước rộng lớn ấy.
Từ khóa: Nicolai II, Sa hoàng, đế quốc Nga, chính sách đối nội của Nga.
1. Đặt vấn đề
Sa hoàng Nicolai II lên nối ngôi vào thập 
niên cuối của thế kỷ XIX, khi tình hình thế 
giới và trong nước có nhiều biến động to lớn, 
quan trọng nhất là sự chuyển biến của chủ 
nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh 
sang giai đoạn đế quốc. Bối cảnh lịch sử ấy 
đặt ra cho vị Sa hoàng trẻ tuổi nhiều thách 
thức, làm sao để đưa nước Nga tiếp tục phát 
triển với những chính sách phù hợp với hoàn 
cảnh mới. Nicolai II đã thực hiện chính sách 
đối nội như thế nào trong suốt hơn 20 năm 
cai trị đất nước Nga rộng lớn? Những nhân 
tố nào ảnh hưởng đến việc hình thành chính 
sách đối nội của Nicolai II? Những chính 
sách ấy có đặc điểm gì? Bài viết sẽ đi vào 
giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết được thực hiện dựa trên quan 
điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - 
Lênin về chủ nghĩa đế quốc. 
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong 
quá trình thực hiện đề tài là phương pháp 
lịch sử và phương pháp logic: Nghiên cứu 
về chính sách cai trị của Sa hoàng Nicolai II, 
tác giả bài viết đi tìm hiểu những nhân tố tác 
động đến chính sách của ông, khái quát nội 
dung từ đó chỉ ra đặc điểm của chính sách 
và có đánh giá khách quan về nhân vật lịch 
sử này.
Ngoài ra, tác giả bài viết cũng sử dụng 
phương pháp phân tích, nhận định, đánh giá 
để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của 
đề tài.
84
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Phương Mai và Nguyễn Thị Thu Hiền
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Một vài nét về Nga hoàng Nicolai II 
(1868 - 1917)
3.1.1. Tiểu sử
Sa hoàng Nicolai II tên đầy đủ là Nikolai 
Aleksandrovich Romanov (tiếng Việt phiên 
âm là Nicôlai II Rômanốp). Ông là con của 
Nga hoàng Aleksandr III và Hoàng hậu 
Maria Feodorovna, Công chúa Dagmar của 
Đan Mạch. Ông được phong làm Thái tử 
năm 1881. Giống như các tiên đế, ông được 
xem là “đệ nhất tín đồ của Chính Thống giáo 
nước Nga”.
Năm 1894, ông chính thức lên nắm 
quyền ở Nga sau khi Aleksandr III mất. 
Cũng trong năm này, ông kết hôn với Công 
chúa Alexandra của Hesse - Darmstadt. 
Năm 1896, sau lễ đăng quang của Nicolai 
II, vợ ông chính thức trở thành Hoàng hậu 
Alexandra Feodorovna của nước Nga.
Ông có năm người con, bốn công chúa là: 
Olga, Tatiana, Maria, Anastasia và Thái tử 
Aleksei Nikolayevich.
Sau hơn 20 năm cai trị nước Nga (1894 
- 1917) với nhiều biến cố, nhất là sau Cách 
mạng tháng Hai năm 1917, Nicolai II buộc 
phải thoái vị. Cuộc đời vị Sa hoàng cuối cùng 
của nước Nga và gia đình đã bị xử bắn trong 
một căn phòng vào ngày 17/7/1918. 
3.1.2. Quá trình nắm quyền và cai trị
Nicolai II cầm quyền từ ngày 01/11/1894 
nhưng lễ đăng quang chính thức vào tháng 
5.1896 sau khi vua cha mất.
Trong thời gian cai trị nước Nga từ năm 
1894 đến năm 1917, Nicolai II đã thực hiện 
chính sách chống lại các kêu gọi cải cách và 
tìm cách để duy trì chế độ cai trị tuyệt đối 
của Sa hoàng. Trong những năm đầu cai trị, 
Nicolai II đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc 
chiến tranh với Nhật (1904-1905) và phải 
chịu thất bại thảm hại. Hậu quả lớn của cuộc 
chiến ấy đã làm bùng nổ cuộc cách mạng 
1905-1907, buộc Nicolai II phải nhượng bộ 
bằng việc phê duyệt thành lập Duma (Quốc 
hội) mang tính đại diện, hứa hẹn cải cách 
hiến pháp. Tuy nhiên, vị Sa hoàng này đã 
sớm rút lại các nhượng bộ với nhân dân và 
liên tục giải tán Duma.
Năm 1914, với tham vọng mở rộng lãnh 
thổ, đàn áp phong trào trong nước, ông đã 
ra lệnh tổng động viên quân đội vào tháng 
8 năm 1914, đẩy nhân dân Nga vào cuộc 
Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến 
đã khiến cho nước Nga lâm vào tình trạng 
khủng hoảng, sự bất mãn của công chúng 
ngày càng tăng khi thực phẩm trở nên khan 
hiếm, binh lính mệt mỏi vì chiến tranh. Đồng 
thời, những thất bại nặng nề dưới tay Đức đã 
chứng minh cho một nước Nga lạc hậu, yếu 
kém dưới thời Nicolai II. 
Chiến tranh khiến nước Nga lâm vào 
khủng hoảng, sự bất mãn với Nga hoàng 
ngày càng dâng cao. Những cuộc đình công 
diễn ra liên tục khiến chế độ của Sa hoàng 
cuối cùng không còn lý do để có thể tồn tại. 
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 
1917, Nicolai II buộc phải thoái vị. Ông trở 
thành vị Sa hoàng cuối cùng của nước Nga 
phong kiến.
3.2. Nhân tố tác động đến sự hình thành 
chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II 
3.2.1. Nhân tố kh ... hổ về vật chất 
mà cả về tinh thần. 
Ngoài ra, chính phủ Nga hoàng còn tìm 
cách làm giảm đến mức tối thiểu ảnh hưởng 
của các danh nhân văn hóa Nga: rút phép 
thông công đối với Lev Tolstoi (năm 1901), 
không phê chuẩn việc bầu M. Gorki là viện 
sỹ danh dự (năm 1902), cấm tổ chức kỷ niệm 
30 năm ngày mất của nhà văn Turgenev...
Đối với các dân tộc ngoại vi, chính quyền 
Nga hoàng thực hiện chính sách “Nga hóa”. 
Với chính sách này, các hoạt động xuất bản 
sách báo bằng tiếng mẹ đẻ và dạy tiếng mẹ 
đẻ cho trẻ em của các dân tộc đều bị cấm. 
Ngoài ra, chính quyền còn tiến hành các 
cuộc di dân lớn. 
Tóm lại, vấn đề cơ bản trong chính sách 
đối nội của Nga hoàng Nicolai II là nhằm 
“bảo vệ những cơ sở Nhà nước”. Đó là sự tập 
trung quyền lực vào tay Hoàng đế, là sự duy 
trì chế độ chuyên chế. V. I. Lênin đã nhận xét 
về chế độ ấy: “Chế độ chuyên chế của Nga 
hoàng là quyền vô hạn độ của Nga hoàng. 
Nhân dân không được dự chút nào vào việc 
tổ chức nhà nước và quản lý nhà nước. Việc 
ban bố tất cả các pháp luật, việc bổ nhiệm 
tất cả các quan chức đều do một mình Nga 
hoàng làm, dựa vào quyền chuyên chế, độc 
đoán vô hạn độ của hắn”. Chế độ Nga hoàng 
còn là “chế độ chuyên chế của bọn quan lại. 
Chế độ chuyên chế của Nga hoàng là sự lệ 
thuộc kiểu nông nô của nhân dân vào bọn 
quan lại, nhất là cảnh sát. Chế độ chuyên 
chế của Nga hoàng là chế độ chuyên chế của 
cảnh sát” [6]. 
3.4. Đặc điểm chính sách cai trị
3.4.1. Chính sách đối nội của Nga hoàng 
Nicolai II là sự kết hợp giữa chính sách đàn 
áp và cải cách mị dân
Nga hoàng Nicolai II lên nắm quyền năm 
1894, ông đã thực hiện chính sách đối nội 
phản động. Chính sách ấy của chính phủ Nga 
hoàng là sự kết hợp giữa chính sách đàn áp 
và chính sách cải cách mị dân.
Năm 1896, “Hội liên hiệp đấu tranh để 
giải phóng gia cấp công nhân” do V.I. Lênin 
đã thành lập, đã chỉ huy 3 vạn công nhân dệt 
ở Saint Peterburg bãi công đòi tăng lương, 
giảm giờ làm. Sau khi đã bắt trên 1.000 công 
nhân, chính phủ Nga hoàng âm mưu phá tan 
cuộc bãi công bằng các cuộc đàn áp khốc 
liệt. Tình hình khó khăn buộc công nhân 
phải ngừng đấu tranh và trở lại làm việc. 
Nhưng chính phủ Nga hoàng cũng phải nhân 
nhượng. Năm 1897, Chính phủ ban hành đạo 
luật quy định giờ làm việc tối đa mỗi ngày là 
11 giờ rưỡi.
Tiếp đó, cách mạng năm 1905 bùng nổ, 
nước Nga trở thành vũ đài của cách mạng dân 
chủ tư sản 1905-1907, trung tâm của phong 
trào cách mạng thế giới. Ngày 09/01/1905, đi 
vào lịch sử với tên gọi “Ngày chủ nhật đẫm 
máu” khi Nga hoàng ra lệnh xả súng vào 
đoàn người biểu tình khiến hàng nghìn người 
chết và bị thương. Sau sự kiện ấy, phong trào 
cách mạng đấu tranh chống Nga hoàng dấy 
lên khắp nước Nga, lôi kéo cả binh lính và 
nông dân. Thậm chí các dân tộc bị áp bức 
trong đế quốc cũng nổi dậy đấu tranh đòi 
độc lập. Trước khí thế cách mạng ngày càng 
cao của quần chúng, một mặt chính phủ Nga 
hoàng tuyên bố thiết quân luật ở nhiều tỉnh, 
ra lệnh “không cầm tù”, “không tiếc đạn”. 
Mặt khác, chế độ Nga hoàng âm mưu làm 
cho nhân dân xa rời cuộc đấu tranh cách 
91
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 83-93
mạng bằng những sự nhượng bộ và những 
hứa hẹn. Ngày 6/8/1905, xuất hiện một bản 
tuyên ngôn về việc triệu tập viện Duma quốc 
gia (còn gọi là Duma Bulypin, theo tên Bộ 
trưởng Nga hoàng - tác giả bản dự thảo thành 
lập viện Duma) [6]. Nhưng viện này chỉ có 
tính chất tư vấn, nghĩa là có thể thảo luận 
một số vấn đề như là một cơ quan tư vấn bên 
cạnh Nga hoàng. Những người Bôn-sê-vich 
hiểu bản chất của viện chỉ là chút ân huệ của 
Nga hoàng nhằm tranh thủ tư sản tự do nên 
đã tẩy chay Duma, tiếp tục chuẩn bị khởi 
nghĩa vũ trang. 
Phong trào cách mạng tiếp tục diễn ra 
mạnh mẽ, các cuộc bãi công của công nhân 
làm ngưng trệ hoạt động kinh tế và giao 
thông trong nước. Trước tình hình đó, chính 
phủ Nga hoàng vội vàng đi đến một số nhân 
nhượng để cứu vãn cho chế độ chuyên chế. 
Ngày 17/10/1905, Nga hoàng ra “Tuyên 
ngôn”, ban bố các quyền tự do “thân thể, 
tín ngưỡng, ngôn luận, hội họp và lập hội. 
Nhưng phái Bôn-sê-vích tiếp tục chỉ ra sự 
lừa dối của chính phủ với nhân dân và kêu 
gọi công nhân, nông dân tiếp tục đấu tranh. 
Trong những năm bùng nổ thế chiến I, sự 
bất mãn của quần chúng đối với chiến tranh 
và chính sách của chế độ chuyên chế Nga 
hoàng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Công 
nhân là những người đầu tiên đứng lên tiếp 
tục đấu tranh. Số lượng các cuộc bãi công tăng 
lên nhanh chóng. Chính quyền Nga hoàng 
tiếp tục chính sách đàn áp khốc liệt, cảnh sát 
bắn xả vào đoàn biểu tình của công nhân bãi 
công. Mặt khác, lo sợ trước sự phát triển của 
phong trào bãi công và sự bất lực của chế 
độ Nga hoàng, bọn tư sản áp dụng thủ đoạn 
khôn khéo để xoa dịu công nhân nhằm đưa 
họ vào ảnh hưởng của mình. Chúng lập ra 
các ủy ban công nghiệp chiến tranh mà thực 
chất là để ủng hộ Nga hoàng, tăng cường sản 
xuất công nghiệp chiến tranh, bóc lột công 
nhân nhiều hơn. Giai cấp tư sản lập “những 
nhóm công nhân” bên cạnh những ủy ban nói 
trên, đưa đại biểu công nhân vào nhóm đó để 
tuyên truyền rằng “hòa bình giai cấp” giữa 
tư sản và vô sản được thiết lập ở Nga. Như 
vậy, có thể thấy, ngoài việc đàn áp, bọn Nga 
hoàng và tư sản còn tìm cách mị dân, mua 
chuộc hòng giữ vững sự thống trị của mình
Mặc dù phong trào cách mạng chịu sự 
đàn áp dã man của chính phủ Nga hoàng, 
nhưng nó cũng buộc chế độ Nga hoàng phải 
có những nhân nhượng. Điều kiện lao động 
của giai cấp vô sản cũng được cải thiện 
phần nào. Trong nhiều ngành công nghiệp, 
tiền lương của công nhân được nâng cao. 
Nhờ cách mạng, nông dân được xóa bỏ tiền 
chuộc, hạ thấp giá địa tô và giá ruộng đất. 
Nhưng những sự nhân nhượng, cải cách chỉ 
là sự mị dân, phong trào cách mạng chống 
chế độ chuyên chế vẫn tiếp tục bùng nổ dưới 
sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu 
là V.I. Lênin.
3.4.2. Quá trình thực hiện chính sách cai 
trị của Nga hoàng Nicolai II chịu nhiều sự 
tác động của những nhân tố bên ngoài
Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai 
II chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác 
nhau. Đó là sự tham vấn của bộ máy chính 
quyền, truyền thống cai trị của dòng họ hay 
bối cảnh lịch sử của nước Nga. Nhưng nhân 
tố bên ngoài cũng có tác động không nhỏ, 
tạo nên đặc điểm trong chính sách đối nội 
của Nicolai II đặc biệt là các mối quan hệ 
quốc tế.
Cuối thế kỷ XIX, ưu tiên hàng đầu của 
các nước đế quốc trong việc phát triển kinh 
tế là tăng cường xây dựng các tuyến đường 
sắt. Nói đến vấn đề này, nhà nghiên cứu 
Ian Nish đã cho rằng: “Trong các thập kỷ 
của chủ nghĩa đế quốc, các tuyến đường sắt 
là công cụ để một quốc gia mở rộng lãnh 
thổ của họ” [2]. Nga hoàng Nicolai II cũng 
nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng 
tuyến đường sắt đối với nền kinh tế của đất 
nước. Vì vậy, ông đã tiếp tục việc xây dựng 
đường xe lửa xuyên Siberia tới Vladivostock 
(khởi công năm 1891 dưới thời Alexandr 
III). Mục đích ban đầu trong việc xây dựng 
tuyến đường xuyên Siberia qua Viễn Đông 
đó là về về kinh tế. Bằng cách triển khai 
xây dựng tuyến đường sắt lớn nhất xuyên 
Siberia, S. Witte - Bộ trưởng Tài chính Nga 
92
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Phương Mai và Nguyễn Thị Thu Hiền
muốn thâm nhập một cách hòa bình vào khu 
vực này để phát triển kinh tế, làm chủ nền 
thương mại ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, 
sau đó Nga hoàng đã biến việc xây dựng 
đường sắt xuyên Siberia đã trở thành công 
cụ để nước này bành trướng lãnh thổ, tranh 
giành quyền lợi với các nước đế quốc tư bản 
chủ nghĩa [7].
Nhưng để có thể thực hiện dự án đường 
sắt khổng lồ này, vấn đề lớn nhất đối với 
chính quyền Nga hoàng là tài chính. Muốn 
hiện thực hóa việc xây dựng đường sắt, Nga 
hoàng đã tận dụng mối quan hệ với Pháp nhờ 
Hiệp ước thân thiện (1891), sau đó là Hiệp 
ước đồng minh (1893) giữa hai nước để tiến 
hành những khoản vay khổng lồ từ Pháp. 
Các thỏa thuận trong quan hệ Pháp - Nga đã 
đem đến những liên kết không chỉ về chính 
trị mà còn tạo ra sự thuận lợi cho việc liên kết 
về tài chính. Theo đó, để nhận được sự đầu tư 
của các nước tư bản mà đặc biệt là Pháp, Nga 
buộc phải thực hiện chính sách “mở cửa” cho 
sự xâm nhập của tư bản nước ngoài vào nền 
kinh tế của mình. 
Thêm vào đó, mặc dù là một nước có 
nền kinh tế yếu hơn so với các nước tư bản 
phương Tây, nhưng Nga hoàng vẫn muốn 
thực hiện chính sách xuất khẩu tư bản để phát 
triển nền kinh tế. Nhờ vào việc xây dựng mối 
quan hệ “láng giềng” với Trung Quốc sau sự 
kiện Tam cường can thiệp, Nga đã hứa giúp 
Trung Quốc trả các khoản bồi thường cho 
Nhật thông qua việc cho Trung Quốc vay 
một khoản tiền qua ngân hàng Nga - Trung. 
Thông qua ngân hàng này, Nga có thể thực 
hiện việc xuất khẩu tư bản, nhưng nó cũng 
không mấy hiệu quả bởi hoạt động của ngân 
hàng này lại nhờ vào phần lớn số vốn từ ngân 
hàng Pháp.
Hơn nữa, chính phủ Nga hoàng còn tận 
dụng một cách triệt để các mối quan hệ ngoại 
giao để đàn áp phong trào cách mạng trong 
nước. Cụ thể là vào năm 1905, Nga đã kết thúc 
chiến tranh với Nhật bằng việc ký kết Hòa ước 
Portsmouth. Giới cầm quyền Nga chấp nhận 
những điều khoản nhục nhã với kẻ thù bên 
ngoài để tập trung lực lượng đàn áp cách mạng 
trong nước. Nga muốn các nước đế quốc giúp 
đỡ mình để dập tắt các phong trào cách mạng 
phát triển trong nước mà nếu chỉ có Nga hoàng 
cùng lực lượng quân đội, cảnh sát trong nước 
sẽ không làm được điều đó.
Tiếp đó, những thất bại về quân sự của Nga 
trong thế chiến I, đã gây nên sự mất ổn định về 
chính trị. Sự bất lực của chế độ Nga hoàng gây 
ra sự bất mãn trong giai cấp tư sản tự do. Trong 
khi giới cầm quyền và giai cấp tư sản lúng túng 
trước những mâu thuẫn không giải quyết được 
thì cách mạng bùng nổ. Để rảnh tay chống lại 
cách mạng, Nga hoàng bắt đầu đàm phán bí 
mật với Đức về việc đình chỉ chiến tranh bằng 
cách ký một hòa ước riêng biệt. Nga hoàng 
muốn thực hiện chính sách hòa hoãn với kẻ thù 
giống như trong cuộc chiến với Nhật, để giữ 
lại sự thống trị của mình. Song tình hình lúc 
này đã thay đổi, giai cấp tư sản Nga được sự 
hậu thuẫn của Anh, Pháp, Mỹ quyết định ngăn 
cản cách mạng cũng như ngăn sự đầu hàng 
của Nga hoàng bằng cách buộc Nicolai II phải 
thoái vị nhường ngôi cho em trai là Mikhain. 
Song âm mưu duy trì chế độ quân chủ đã thất 
bại. Sự phản kháng mãnh liệt của các tầng lớp 
nhân dân đã buộc Mikhain phải thoái vị ngày 
3/3/1917, chế độ chuyên chế bị lật đổ.
4. Kết luận và kiến nghị
Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai II 
chịu sự tác động của những nhân tố khách quan 
và chủ quan khác nhau. Trong đó, nhân tố chủ 
quan là yếu tố quan trọng, có tính quyết định 
đến các chính sách đối nội của ông.
Chính sách cai trị của Nga hoàng Nicolai 
II mang tính chất phản động. Để bảo vệ cái 
gọi là “cơ sở của nhà nước”, chế độ chuyên 
chế Nga hoàng đã thông qua công cụ là quân 
đội, cảnh sát để đàn áp, bóc lột nhân dân. 
Mặc dù kết hợp biện pháp đàn áp và cải cách 
mị dân, đồng thời tận dụng sự giúp đỡ của 
các nước đế quốc để đàn áp các phong trào 
cách mạng song Nicolai II cũng không thể 
tiêu diệt sự đấu tranh của nhân dân. 
93
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 83-93
Chính sách đối nội phản động của Nga 
hoàng Nicolai II đã làm cho mâu thuẫn trong 
xã hội ngày càng gay gắt và sự lật đổ chính 
quyền là không thể tránh khỏi. Đây chính là 
nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của 
chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm và 
sự thống trị của dòng họ Romanov hơn 300 
năm ở Nga. 
Tài liệu tham khảo
[1] Eugene de Schelking (1918). Recollections of 
a Russian diplomat, the suicide of monarchies 
(William II and Nicholas II). The Macmillan 
company, New York. 
[2] Ian Hill Nish (1989). The origins of the Russo - 
Japanese war. LondonNewYork: Longman.
[3] John Hanbury Williams (1922). The Emperor 
Nicholas II - As I knew him. Arthur L. 
Humphreys, London
[4] Bykov P. M. (1935). The last days of Tsar 
Nicholas. International publishers, New York
[5] Pơ-na-ma-rép B. N. (1960). Lịch sử Đảng Cộng 
sản Liên Xô. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[6] Lênin V. I. (2005). Toàn tập tập 7: 9.1902-
9.1903. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, 
Hà Nội.
[7] Count Witte (1921). The Memoirs of Count 
Witte. Doubleday page & company, Toronto. 
[8] Nguyễn Quốc Hùng & Nguyễn Thị Thư (2017). 
Nước Nga từ nguyên thủy đến hiện đại. Nhà 
xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
[9] Vũ Dương Ninh & Nguyễn Văn Hồng (2007). 
Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản Giáo dục, 
Hà Nội.
[10] Lê Vinh Quốc, Lê Phụng Hoàng & Nguyễn Thị 
Thư (1997). Các nhân vật lịch sử cận đại - tập II: 
Nga. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
THE RULING POLICY OF RUSSIAN EMPEROR NICOLAI II (1894-1917): 
CONTENT AND CHARACTERISTICS
Nguyen Phuong Mai1, Nguyen Thi Thu Hien1
1Faculty of Social Sciences, Culture and Tourism, Hung Vuong University, Phu Tho
Abstract
At the end of the 19th century, Russia entered the period of imperialism before the bourgeois democratic revolution. Therefore, the Russian imperialism existed while still retaining many remnants of feudalism. 
Cross-contradictory social chaos have made Russia a central place for all conflicts of imperialism and a center 
of revolution. In this context, after taking power, Nicolai II has implemented many policies in the fields of 
culture, socio-economics, politics, in order to maintain the tyranny and solve the conflicts that exist in Russia. 
Nicolai II’s rulership had many different characteristics, but those did not bring about the desired results of 
Emperor Nicolai II. His domestic policy became an important cause to ignite the revolutionary fire in Russia 
in the early twentieth century, destroying the existence of the Russian feudal regime that Nicolai II became the 
last Emperor of the vast country. 
Keywords: Nicolai II, Tsar, the Russian Empire, Russian domestic policy.

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_cai_tri_cua_nga_hoang_nicolai_ii_1894_1917_noi_du.pdf