Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy

Tại Hoa Kỳ, các bất thường giải phẫu động mạch

vành (ĐMV) chiếm tỷ lệ 0,3 đến 1,3% trong số bệnh

nhân được chụp mạch vành, chiếm 4 đến 15% trong

số những người trẻ bị đột tử. Rò ĐMV được phân vào

nhóm bất thường về chỗ đổ của ĐMV, được định nghĩa

là sự thông thương trực tiếp giữa nhánh mạch vành với

buồng tim hoặc nhánh mạch lớn. Đây là bất thường bẩm

sinh hiếm gặp, chiếm 0,2 đến 0,4% các bất thường bẩm

sinh của tim, tần suất gặp trong cộng đồng là 0,002%,

tuy nhiên lại gặp 0,05 đến 0,25% trong các BN đi chụp

mạch vành. Có nhiều phương pháp đánh giá rò ĐMV,

trong đó chụp DSA là tiêu chuẩn vàng tuy nhiên lại là

biện pháp xâm lấn với những hạn chế nhất định. Trong

các biện pháp không xâm lấn, chụp cắt lớp vi tính đa

dãy (MDCT) là phương pháp an toàn, có hiệu quả cao.

Ở Việt Nam, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đi

sâu về vấn đề này. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài này với mục tiêu “ mô tả đặc điểm hình ảnh rò

động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy”

Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy trang 1

Trang 1

Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy trang 2

Trang 2

Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy trang 3

Trang 3

Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy trang 4

Trang 4

Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy trang 5

Trang 5

Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 7900
Bạn đang xem tài liệu "Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy

Chần đoán rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202074
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
CHẦN ĐOÁN RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH 
TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY
Diagnosis of coronary artery fistulas by multidetector 
computed tomography
Phùng Bảo Ngọc, Nguyễn Khôi Việt, Hoàng Vân Hoa, 
Nguyễn Ngọc Tráng, Lê Thùy Liên, Vũ Đăng Lưu, 
Phạm Minh Thông* 
* Trung tâm Điện Quang, Bệnh 
viện Bạch Mai
SUMMARY Objective: Evaluate the characteristics of coronary artery fistulas 
(CAFs) by multidetector computed tomography (MDCT).
Material and methods: During 21 months (between January 
2019 and September 2020), study on 31 patients were diagnosed with 
CAFs on MDCT at Radiology Centre of Bach Mai hospital, prospective 
descriptive study. 
Result: We enrolled 31 patients (11 male, 20 female, mean age 56 
years) with CAFs on MDCT. 18 patients had multiple fistulas (58,1%), 
13 patients had single communication (41,9%). 6,5% originated from 
the right coronary, 35,5% arose from the left coronary artery system and 
58,5% from both right and left coronary artery. 87,1% of fistulas drain 
to the right side of the circulation(74,2% drain to pulmonary artery). 
1 patient (3,2%) had fistula drain to the left side of the circulation 
(bronchial artery). 3 patients (9,7%) had fistulas drain to both right 
and left side of the circulation (pulmonary artery and bronchial artery). 
10 patients had large fistulas (32,3%), 21 patients had small fistulas 
(67,7%). 19 patients had aneurysm of fistulas (61,3%), most of them 
drain to pulmonary artery (73,7%). 38,7% of patients were diagnosed 
with CAFs by echocardiography (38,7%). 6 patients were examined by 
DSA: 2 patients were not detected origin of fistulas by DSA, 3 patients 
were not detected drainage of fistulas by DSA.
Conclusion: DSCT is a noninvasive and useful modality for 
diagnosis of CAFs.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 75
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Hoa Kỳ, các bất thường giải phẫu động mạch 
vành (ĐMV) chiếm tỷ lệ 0,3 đến 1,3% trong số bệnh 
nhân được chụp mạch vành, chiếm 4 đến 15% trong 
số những người trẻ bị đột tử. Rò ĐMV được phân vào 
nhóm bất thường về chỗ đổ của ĐMV, được định nghĩa 
là sự thông thương trực tiếp giữa nhánh mạch vành với 
buồng tim hoặc nhánh mạch lớn. Đây là bất thường bẩm 
sinh hiếm gặp, chiếm 0,2 đến 0,4% các bất thường bẩm 
sinh của tim, tần suất gặp trong cộng đồng là 0,002%, 
tuy nhiên lại gặp 0,05 đến 0,25% trong các BN đi chụp 
mạch vành. Có nhiều phương pháp đánh giá rò ĐMV, 
trong đó chụp DSA là tiêu chuẩn vàng tuy nhiên lại là 
biện pháp xâm lấn với những hạn chế nhất định. Trong 
các biện pháp không xâm lấn, chụp cắt lớp vi tính đa 
dãy (MDCT) là phương pháp an toàn, có hiệu quả cao. 
Ở Việt Nam, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đi 
sâu về vấn đề này. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu đề tài này với mục tiêu “ mô tả đặc điểm hình ảnh rò 
động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các BN được chẩn 
đoán rò ĐMV trên phim chụp CLVT ĐMV tại trung tâm 
Điện Quang, bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nghiên 
cứu, có hoặc không chụp ĐMV quy ước tại viện Tim 
Mạch Quốc Gia hoặc phẫu thuật sau đó.
Tiêu chuẩn loại trừ: Chất lượng hình ảnh không 
đủ để chẩn đoán.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2019 đến hết 
tháng 9/2020.
Địa điểm nghiên cứu: trung tâm Điện Quang, 
Bệnh viện Bạch Mai, phòng can thiệp tim mạch-viện 
Tim Mạch Quốc Gia.
Phương tiện nghiên cứu: máy chụp CLVT hai 
nguồn năng lượng thế hệ thứ hai SOMATOM Definition 
Flash, Siemens, CHLB Đức. Máy chụp CLVT 128 dãy 
Scenaria, Hitachi, Nhật Bản. Máy chụp mạch DSA viện 
Tim Mạch Quốc Gia.
Các bệnh nhân được chụp CLVT ĐMV theo 
protocol chuẩn đã qui định.
Xử lý hình ảnh. Đọc kết quả theo mẫu bệnh án 
nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
Trong 3322 BN được chụp CLVT ĐMV, có 31 
(0,93%) BN được chẩn đoán rò ĐMV trên CLVT (11 
nam, 20 nữ; tuổi TB 56). 6 BN được chụp DSA sau đó, 
1 BN được mổ thắt đường rò.
1. Đặc điểm hình ảnh của rò ĐMV trên MDCT
Bảng 1. Số lượng đường rò 
Số lượng
đường rò
Một đường
 rò
≥ 2 đường 
rò Tổng
N % N %
Bệnh nhân 13 41,9 18 58,1 31
Nhận xét: Tỷ lệ BN có nhiều đường rò (58,1%) 
lớn hơn tỷ lệ BN có một đường rò (41,9%).
Bảng 2. Gốc xuất phát của đường rò 
Gốc xuất 
phát 
đường rò
ĐMV 
phải
ĐMV trái Cả ĐMV 
phải và trái
N % N % N %
Bệnh nhân 2 6,5 11 35,5 18 58
Nhận xét: BN có đường rò từ cả ĐMV phải và trái 
là hay gặp nhất (58%).
Bảng 3. Vị trí đổ vào của đường rò
 Bệnh nhân
 Vị trí đổ vào
N %
Vòng tuần hoàn 
phải
ĐM phổi 23 74,2
Thất phải 3 9,7
Nhĩ phải 1 3,2
Vòng tuần hoàn 
trái
ĐM phế quản 1 3,2
Vòng tuần hoàn 
phải và trái
ĐM phổi và ĐM 
phế quản
3 9,7
Tổng 31 100
Nhận xét: Vị trí đổ vào của đường rò hay gặp 
nhất là vòng tuần hoàn phải (87,1%), trong đó hay gặp 
nhất là rò vào động mạch phổi (74,2%).
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202076
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 4. Liên quan giữa phình đường rò và vị trí đổ vào của đường rò
 Phình đường rò
Lỗ đổ vào đường rò
Có Không Tổng p
N % N %
ĐM phổi 14 73,7 9 75 23
< 0,05Vị trí khác 5 26,3 3 25 8
Tổng 19 100 12 100 31
Nhận xét: Trong các BN có phình đường rò, hay gặp nhất là rò vào động mạch phổi.
Bảng 5. Liên quan giữa phình với dấu hiệu dòng phụt thuốc cản quang
 Phình đường rò
Dòng phụt thuốc cản quang
Có Không Tổng p
N % N %
Có 18 69,2 8 30,8 26 < 0,05
Không 1 20 4 80 5
Nhận xét: Dòng phụt thuốc cản quang xuất hiện nhiều hơn ở BN có phình đường rò (69,2%)
Bệnh nhân nữ, 63 tuổi, rò nhánh vách LAD (mũi tên đen) vào thất phải (dấu sao)
 2. Đối chiếu với siêu âm tim và DSA
 Chỉ có 12/31 BN phát hiện được rò ĐMV trên siêu âm tim (chiếm tỷ lệ 38,7%).
Bảng 6. Liên quan giữa kích thước đường rò và khả năng phát hiện rò ĐMV trên siêu âm tim
 Kích thước đường rò
Phát hiện rò ĐMV trên SA
Nhỏ Lớn p
N % N %
Có 3 14,3 9 90 < 0,001
Không 18 85,7 1 10
Tổng 21 10 31
Nhận xét: Tỷ lệ phát hiện được rò ĐMV trên siêu âm ở đường rò kích thước lớn (90%) cao hơn đường rò kích 
thước nhỏ (14,3%).
 Có 6 BN được chụp DSA sau khi chụp MDCT 
và đều được khẳng định có rò ĐMV trên DSA. 2 BN có 
đường rò từ nhánh nón ĐMV phải và LAD trên MDCT, 
nhưng trên DSA chỉ thấy rò từ LAD. 3 BN có đường rò 
đổ vào cả động mạch phổi và động mạch phế quản trên 
MDCT, nhưng DSA chỉ thấy rò vào động mạch phổi.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 77
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, rò từ nhánh nón và LAD nối với nhau và nối với động mạch phế quản tạo thành mạng 
lưới đổ vào thân động mạch phổi, có dòng phụt thuốc cản quang tại vị trí lỗ rò. Hình DSA chỉ thấy rò từ nhánh nón 
và LAD vào động mạch phổi.
IV. BÀN LUẬN
1. Tỷ lệ rò ĐMV trên MDCT
Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,93%; 
tương đồng với tác giả Jae Jung Lim (0,9%) 1 và tác giả 
Lê Đức Nam (0,92%) 2. Tuy nhiên, cao hơn so với tỷ 
lệ rò ĐMV là 0,05 - 0,25% ở các nghiên cứu trên bệnh 
nhân được chụp ĐMV qua da. Sự khác biệt này có thể 
do những hạn chế của chụp ĐMV qua da trong phát 
hiện các đường rò nhỏ trên không gian hai chiều. Do 
đó, có thể nhận định rằng khả năng phát hiện rò ĐMV 
trên CLVT đa dãy cao hơn so với chụp ĐMV qua da. 
Chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ chẩn đoán rò ĐMV trên 
MDCT ngày càng tăng, do các tiến bộ trong kỹ thuật 
chụp và sự phổ biến của máy chụp CLVT ĐMV.
2. Đặc điểm hình ảnh của rò ĐMV trên MDCT
Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ BN chỉ có 1 đường 
rò duy nhất chiếm 41,9% thấp hơn tỷ lệ BN có từ 2 
đường rò trở lên (chiếm 58,1%). Tác giả K Zhou 3 cũng 
cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của tác giả Lê Anh 
Minh cho thấy tỷ lệ BN nhiều đường rò thấp hơn (là 
9,4%) 4 do tác giả này chỉ nghiên cứu trên các BN được 
can thiệp đường rò qua da, các BN này có chỉ định 
bít chủ yếu là các tổn thương đơn độc, đơn giản, thì tỷ 
lệ bít thành công mới cao. Có thể nhận thấy các nghiên 
cứu rò ĐMV trên CLVT cho tỷ lệ BN có nhiều đường 
rò cao hơn các nghiên cứu trên chụp ĐMV qua da. Sự 
khác biệt này do CLVT có nhiều ưu điểm hơn trong 
đánh giá rò ĐMV, nhất là các đường rò kích thước nhỏ 
dễ bỏ sót trên chụp ĐMV qua da.
Việc đánh giá gốc xuất phát của đường rò có ý 
nghĩa trong xác định đường đi can thiệp cũng như định 
hướng trước mổ ở những BN có chỉ định. Trong nhóm 
nghiên cứu, số BN có đường rò xuất phát từ cả ĐMV 
phải và trái chiếm tỷ lệ cao nhất (58%). Nghiên cứu 
của tác giả K Zhou cũng cho kết quả tương tự 3. Tuy 
nhiên, theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ rò từ 
cả ĐMV phải và trái chỉ chiếm khoảng 5%. Đây đều là 
các nghiên cứu thực hiện trên chụp ĐMV qua da, trong 
khi chụp sẽ được chụp từng nhánh mạch vành và chụp 
liên tục, do đó việc đánh giá cả hai ĐMV phải và trái 
cùng lúc sẽ khó khăn hơn.
Vị trí đổ vào của rò ĐMV rất quan trọng trong 
những trường hợp lỗ thông lớn vào buồng tim phải hoặc 
động mạch phổi vì gây tăng áp lực trong các cấu trúc 
này, từ đó sinh ra triệu chứng lâm sàng và cần thiết điều 
trị. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng hơn 90% 
đường rò ĐMV là đổ vào vòng tuần hoàn phải. Nghiên 
cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ 
87,1%; trong đó, gặp nhiều nhất là rò vào động mạch 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202078
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
phổi (74,2%). Tuy nhiên, khi so sánh với các nghiên 
cứu về rò ĐMV trên chụp ĐMV qua da, vị trí đổ vào của 
đường rò hay gặp nhất là buồng thất phải. Sự khác biệt 
này có thể do chụp ĐMV qua da dễ đánh giá đường rò 
vào buồng thất phải hơn là rò vào động mạch phổi. 
Biến chứng phình mạch là một trong những chỉ 
định điều trị cho BN. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ BN có 
phình đường rò khá cao so với các nghiên cứu khác 
có thể do nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là các BN 
cao tuổi, đường rò mạn tính tiến triển lâu ngày dẫn đến 
phình mạch. Trong đó, hay gặp nhất là đường rò vào 
động mạch phổi (73,7%). Các tác giả khác cũng nhận 
thấy phình và búi giãn đường rò gặp nhiều nhất ở nhóm 
rò vào động mạch phổi và nằm ở gần vị trí đổ vào động 
mạch phổi, theo tác giả Jae JL tỷ lệ này là 93,8% 1, theo 
tác giả K Zhou là 75% 3. Chúng tôi nhận thấy có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ phình của đường 
rò trong nhóm có và không có dấu hiệu dòng phụt thuốc 
cản quang (p < 0,05).
2. Đối chiếu với siêu âm tim và DSA
Tỷ lệ phát hiện được rò ĐMV trên siêu âm tim 
theo nghiên cứu của chúng tôi là 38,7%. Tác giả Đào 
Sĩ Nghiệp nhận thấy tỷ lệ này là 18,75% 5, thấp hơn 
nghiên cứu của chúng tôi, do tác giả này chỉ nghiên 
cứu trên các BN rò ĐMV kích thước nhỏ (< 4mm), đây 
là một trong những hạn chế của siêu âm tim trong phát 
hiện rò ĐMV. Nghiên cứu của tác giả Lê Anh Minh cho 
thấy tỷ lệ này là 87,4% 4 cao hơn nhiều so với nghiên 
cứu của chúng tôi do tác giả này nghiên cứu trên các 
BN có chỉ định can thiệp rò ĐMV qua da – là các đường 
rò kích thước lớn, số lượng ít, hướng đi không ngoằn 
ngoèo, dễ dàng chẩn đoán trên siêu âm tim. 
6 BN của chúng tôi được chụp DSA đều được 
khẳng định có rò ĐMV, độ nhạy của MDCT là 100%. 
Tác giả Fehmi K nhận thấy độ nhạy của MDCT trong 
chẩn đoán rò ĐMV là 73% 6, thấp hơn nghiên cứu của 
chúng tôi do tác giả nghiên cứu trên máy MDCT 16 dãy 
nên độ phân giải không gian, thời gian, khả năng xử lý 
hình ảnh thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi dùng máy 
MDCT 128 dãy và máy DSCT 256 dãy, vì vậy khả năng 
chẩn đoán giảm đi. 2 trường hợp DSA không phát hiện 
thấy đường rò nhỏ từ nhánh nón RCA, do trong khi 
chụp DSA mạch vành sẽ được chụp từng nhánh mạch 
và chụp liên tục nên việc đánh giá cả hai ĐMV phải và 
trái cùng lúc sẽ khó khăn. 3 trường hợp DSA không 
phát hiện được đường rò vào động mạch phế quản, 3 
bệnh nhân này đều có đường rò phức tạp trên MDCT, 
hướng đi ngoằn ngoèo, nhiều gốc xuất phát, động 
mạch phế quản trái giãn ngoằn ngoèo tham gia vào 
mạng lưới chằng chịt của đường rò. Những trường hợp 
này là ưu thế của MDCT do khả năng đánh giá chính 
xác liên quan của đường rò với các cấu trúc giải phẫu 
xung quanh, đặc biệt khi rò vào các cấu trúc ngoài tim. 
IV. KẾT LUẬN
Tỷ lệ rò ĐMV trên MDCT là 0,93%. Đa phần là đường 
rò từ cả ĐMV phải và trái (58%), chủ yếu là đổ vào động 
mạch phổi (74,2%). 61,3% trường hợp có phình đường rò, 
liên quan chặt chẽ đến vị trí đổ vào là động mạch phổi và 
liên quan đến dấu hiệu dòng phụt thuốc cản quang.
Tỷ lệ phát hiện rò ĐMV trên siêu âm tim là 38,7%, 
kích thước đường rò ảnh hưởng đến khả năng phát 
hiện rò ĐMV trên siêu âm tim. Độ nhạy của MDCT trong 
chẩn đoán rò ĐMV là 100%, DSA có hạn chế trong 
đánh giá vị trí đổ vào của đường rò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jae Jung Lim, Jung Im Jung, Bae Young Lee et al. Prevalence and Types of Coronary Artery Fistulas Detected 
With Coronary CT Angiography. AJR. 2014;203:237-243.
2. Lê Đức Nam, Nguyễn Quốc Dũng. Đánh giá vai trò của CLVT 256 dãy trong rò động mạch vành. Tạp Chí Học 
Việt Nam. 2019;479:14-17.
3. Zhou K, Kong L, Wang Y et al. Coronary artery fistula in adults: evaluation with dual-source CT coronary 
angiography. Br J Radiol 2015;88:20140754. Br J Radiol. 2015;88.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 79
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4. Lê Anh Minh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rò động mạch vành và kết quả tức thời của 
phương pháp can thiệp rò động mạch vành qua da. Published online 2013.
5. Đào Sĩ Nghiệp. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân có rò động mạch vành kích thước 
nhỏ. Published online 2016.
6. Fehmi K,Nilgun IO,Omer A et al. Imaging of Coronary Artery Fistulas by Multidetector Computed Tomography: 
Is Multidetector Computed Tomography Sensitive? Clin Cardiol. 2008;31:41-47.
TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh của rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 1/2019 đến hết tháng 
9/2020 trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán rò động mạch vành trên phim chụp CLVT động mạch vành tại trung tâm Điện Quang, 
Bệnh Viện Bạch Mai, nghiên cứu mô tả tiến cứu.
Kết quả: Trong tổng số 3322 bệnh nhân được chụp CLVT ĐMV trong thời gian nghiên cứu, có 31 bệnh nhân (11 nam, 20 
nữ, tuổi trung bình 56) có rò động mạch vành, chiếm tỷ lệ 0,93%. Có 13 bệnh nhân chỉ có một đường rò duy nhất (41,9%), 18 
bệnh nhân có từ hai đường rò trở lên (58,1%). 2 bệnh nhân đường rò xuất phát từ động mạch vành phải (6,5%), 11 bệnh nhân rò 
từ hệ động mạch vành trái (35,5%) và 18 bệnh nhân rò từ cả động mạch vành phải và trái (58,5%). Có 27 bệnh nhân đường rò 
đổ vào vòng tuần hoàn phải (87,1%), trong đó 74,2% là đổ vào động mạch phổi; 1 bệnh nhân rò vào vòng tuần hoàn trái là động 
mạch phế quản (3,2%); 3 bệnh nhân rò vào cả vòng tuần hoàn phải và trái là động mạch phổi và động mạch phế quản (9,7%). 
Có 10 bệnh nhân đường rò kích thước lớn (32,3%), 21 bệnh nhân đường rò kích thước nhỏ (67,7%). Có 19 bệnh nhân có phình 
đường rò (61,3%), trong đó hay gặp nhất là rò vào động mạch phổi (73,7%). Trong 31 bệnh nhân, chỉ có 12 bệnh nhân phát hiện 
được rò ĐMV trên siêu âm tim (38,7%). Có 6 bệnh nhân được chụp DSA: 2 bệnh nhân DSA đánh giá thiếu gốc xuất phát đường 
rò, 3 bệnh nhân DSA đánh giá thiếu vị trí đổ vào của đường rò.
Kết luận: CLVT ĐMV là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập có giá trị cao trong đánh giá đặc điểm hình thái rò 
động mạch vành so với siêu âm tim và DSA.
Người liên hệ: Phùng Bảo Ngọc, Email: trando0801@yahoo.com
Ngày nhận bài: 17/9/2020. Ngày chấp nhận đăng: 27/10/2020

File đính kèm:

  • pdfchan_doan_ro_dong_mach_vanh_tren_cat_lop_vi_tinh_da_day.pdf