Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc

Bình Nguyên Lộc là nhà văn lớn của văn xuôi đô thị miền Nam trước 1975.

Khảo sát tuyển tập "Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc" do Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ

Chí Minh ấn hành năm 2012, chúng tôi nhận thấy, nguồn cội là mạch cảm thức chủ đạo

và thường trực. Chính mạch cảm thức này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và giá trị sâu sắc

của văn chương Bình Nguyên Lộc.

Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc trang 1

Trang 1

Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc trang 2

Trang 2

Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc trang 3

Trang 3

Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc trang 4

Trang 4

Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 13200
Bạn đang xem tài liệu "Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc

Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 39 
CM TH-C NGU.N C/I TRONG 
TRUY
N NG#N B$NH NGUY0N L/C 
Nguyễn Thị Tuyết Minh1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
Tóm tắt: Bình Nguyên Lộc là nhà văn lớn của văn xuôi đô thị miền Nam trước 1975. 
Khảo sát tuyển tập "Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc" do Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ 
Chí Minh ấn hành năm 2012, chúng tôi nhận thấy, nguồn cội là mạch cảm thức chủ đạo 
và thường trực. Chính mạch cảm thức này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và giá trị sâu sắc 
của văn chương Bình Nguyên Lộc. 
Từ khoá: cảm thức nguồn cội, Bình Nguyên Lộc, truyện ngắn. 
 1. MỞ ĐẦU 
Bình Nguyên Lộc là nhà văn lớn của văn xuôi đô thị miền Nam trước 1975. Ông để lại 
một di sản văn chương đồ sộ mà chỉ riêng thể loại truyện ngắn đã trên 1000 tác phẩm. 
Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc khắc hoạ lịch sử mở cõi của tiền nhân và thấm đẫm cảm 
thức tìm về nguồn cội. Chính mạch cảm thức này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và giá trị sâu 
sắc của văn chương Bình Nguyên Lộc. 
2. NỘI DUNG 
Người Việt Nam mang căn cốt của văn hoá nông nghiệp,ưa sống định cư, gắn bó sâu 
sắc với làng xóm, quê hương. Vì vậy, do hoàn cảnh nào đó, phải rời bỏ xứ sở ra đi họ khắc 
khoải hoài hương. Thế kỉ XX, người Việt phải đối diện với bao biến động: chiến tranh kéo 
dài, những cuộc di cư vì công việc, vì mưu sinh... Mặt khác, bối cảnh văn hoá, xã hội miền 
Nam sau 1954, đặc biệt là khi lối sống Tây phương du nhập vào các đô thị đang có nguy cơ 
phá huỷ truyền thống. Là nhà văn nhạy cảm, Bình Nguyên Lộc lo lắng một ngày nào đó 
các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc sẽ bị băng hoại nên mỗi sáng tác của ông là một câu 
chuyện bảo tồn những cái đã làm nên hồn cốt, bản sắc cộng đồng. Khảo sát tuyển tập 
Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, chúng tôi nhận thấy, có tới 36/51 truyện (chiếm tỉ lệ 70% 
1 Nhận bài ngày 15.09.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016. 
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Minh; Email: nguyenthituyetminhsp2@gmail.com 
40 TRNG I HC TH  H NI 
số lượng truyện của cả tập) đề cập tới chủ đề nguồn cội. Nói cách khác, nguồn cội là mạch 
cảm thức chủ đạo, thường trực của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Điều này được bộc lộ từ 
ngay nhan đề nhiều truyện như: Chiêu hồn Nước, Lửa Tết, Thèm mùi đất, Chiếc khăn kỉ 
niệm, Bám níu, Về làng cũ, Những đứa con thương của đất mẹ, Hương hành kho, Bán ngôi 
nhà cổ, Những ngôi mả tổ... Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc gắn 
liền với vẻ đẹp đồng nội nguyên sơ của quê hương xứ sở và bao giá trị tinh thần làm nên 
chiều sâu văn hoá tâm hồn Việt. Văn chương Bình Nguyên Lộc được tạo hình từ tấm lòng 
sâu nặng với quê hương đất nước,với những giá trị văn hoá truyền thống. 
2.1. Nguồn cội gắn bó với cuộc sốngbình dị của làng xóm 
Người Việt sống ngay trên đất nước mình, chỉ cách làng xóm chừng nửa ngày đường 
đã khắc khoải nhớ quê. Huống chi, cội rễ tổ tiên xa xưa của Bình Nguyên Lộc vốn ở đất 
Bắc di cư vào Nam. Dù được sinh ra trong một gia đình ở Tân Uyên, một ngôi làng nằm 
ven sông Đồng Nai, Bình Nguyên Lộc có một tình yêu sâu nặng với mảnh đất này, nhưng 
trong ý thức văn hoá, ông luôn hướng về nguồn cội đất Bắc. 
Trong suy nghĩ của mỗi người dân Việt Nam, vùng đất gạo cội, có bề dày lịch sử là 
đất Bắc. Nam Bộ là vùng đất mới. Phần lớn cư dân nơi đây là những lưu dân từ miền Bắc 
hay miền Trung vào làm ăn với hy vọng đổi đời. Trong họ đau đáu tâm trạng: "Từ thuở 
mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long" (Huỳnh Văn Nghệ). Trong 
truyện Rừng mắm, Bình Nguyên Lộc miêu tả ba đời nhà thằng Cộc tượng trưng cho những 
cuộc di dân của người Việt từ miền Bắc, miền Trung xuống miền Nam, thuở xa xưa, trong 
trạng thái "thèm người" đến cháy bỏng. Sống ở vùng đất U Minh buổi ban đầu hoang sơ 
mà ông nội đặt tên là Ô Heo này, "cho đến tiếng chó sủa, tiếng gà gáy nó cũng không nghe 
từ lâu" [2, tr.12], và thằng Cộc không nguôi nhớ về quê hương với cảnh làng xóm trước 
đây. Nó thèm được ăn quả xoài ngọt, thèm một quả khế chua mà đã năm năm nay không 
được nếm và đặc biệt "thèm người" đến da diết. Nó buồn rầu nói với ông nội: "Ở đây mình 
có ruộng, nhưng cũng khổ cả đời. Con muốn đi quá, đi đâu cũng được, miễn là ở đó có 
làng xóm" [2, tr.21]. Ý thức về sự lưu lạc, thiếu quê hương ở một đứa trẻ mười lăm tuổi 
như thằng Cộc, rõ ràng, cho thấy căn rễ của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp phương 
Đông. Văn hoá gốc du mục phương Tây tạo nên những tâm hồn quốc tế và đô thị, họ có 
thể rời bỏ chân trời cũ, kiếm tìm chân trời mới mà chẳng hề lưu luyến. Ngược lại, cư dân 
Việt, tâm hồn Việt dù đi xa vạn dặm vẫn đau đáu nhớ thương hình bóng làng xóm, quê hương. 
Nguồn cội quê hương trong truyện Bình Nguyên Lộc gắn bó với những hình ảnh đồng 
nội bình dị rất đỗi quen thuộc của làng quê trên đất Việt. Đó là mùi đất xông lên sau cơn 
mưa đầu mùa, mùi hành kho thoảng bay trong gió, mùi bông bưởi, bông sao, mùi bùn non, 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 41 
mùi củi bếp, mùi cây rù rì, mùi lúa chín, mùi rơm khô, mùi phân chuồng quen thuộc của 
đồng áng... Đó cũng có thể là một bụi rau đắng sau hè, một ruộng lúa... Những hình ảnh và 
mùi vị quen thuộc, dân dã ấy đã làm sống dậy trong lòng những lưu dân cả một trời thương 
nhớ − nỗi nhớ về nguồn cội. Chỉ một chút hương hành kho (truyện Hương hành kho) 
thoảng trong khói cơm chiều của một gia đình ai đó đã gọi dậy trong lòng ông chủ Vĩnh 
Xương và cậu con rể tương lai của ông biết bao kí ức về quê hương. Chính Tập, cậu con rể 
tương lai, một thanh niên sống nhiều năm bên Pháp đã thú nhận với ông Vĩnh Xương: 
"Những sợi khói trắng mỏng, tiếng chuông chùa và nhất là mùi hành kho, ba thứ ấy xuất 
hiện cùng một lúc gợi cho cháu nhớ thời thơ ấu của cháu quá. Thời ấy, sau nhà dưỡng phụ 
của cha cháu cũng là một xóm nghèo, ở dưới trũng, với ngôi chùa cổ" [2, tr.419]. Nhiều 
nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dù sống nơi phố thị vẫn ngơ ngác, sầu 
thương. Họ chỉ vui sướng, thanh thản khi được trở về với đồng ruộng. Họ là những đứa 
con dù đi xa vạn dặm nhưng cuống rốn vẫn chưa lìa khỏi đất mẹ nguồn cội tổ tiên như 
chính nhan đề một truyện ngắn của nhà văn. Vợ chồng anh Sáu trong truyện Phân nửa con 
người hết lòng chăm sóc người cha già. Họ dành riêng cho ông một tầng lầu trên thuyền và 
nuôi trên thuyền nào gà, nào lợn để sẵn sàng thực phẩm làm cơm cúng giỗ tổ tiên... Vậy 
mà ông vẫn không vui, "ngồi cú rũ trong mui thuyền", rồi sau đó ông tuyên bố "Tao không 
muốn theo ghe nữa... tao nhớ làng, nhớ đất quá" [2, tr.355]. Con Tám cù lần trong truyện 
ngắn cùng tên, một mực đòi về quê, chối từ một chỗ làm ổn định, một chốn nương thân 
yên ấm, đơn giản chỉ vì nó nhớ nhà, nhớ "mùi ốc gạo ray rứt". Nghe giọng nó nói "mới 
thấy được lòng thương mến làng mạc của nó" [2, tr.290]. Một thiếu phụ sống tại nước 
Pháp hiện đại, giàu có (Căn bệnh bí mật của nàng) vẫn luôn "buồn bực, cau có". Chỉ đến 
khi được nghe tiếng ve của miền Nam nước Pháp, thấy cây chuối trồng cạnh cung điện, 
ngửi mùi rau ngò, rau răm trồng bên ao rau muống của bà phán Như Ngọc ở Toulon, thiếu 
phụ mới thức nhận được nguyên nhân căn bệnh của mình là nỗi nhớ nguồn cội quê hương. 
Vợ chồng anh Cam (Về làng cũ) từ làng ra chợ để làm ăn buôn bán nhưng luôn ý thức "lớn 
lên ở đồng ruộng... mình phải sống ở đồng ruộng mới xong". Để rồi họ quyết định trở về 
chốn quê, mong được "gần ruộng... gần trâu bò... gần mồ mả ông bà... gần xóm giềng" [2, 
tr.399]. Rất nhiều nhân vật trong truyện Bình Nguyên Lộc đều là sự hoá thân của chính nhà 
văn, một con người phiêu bạt muôn nơi nhưng vẫn cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình 
mảnh hồn làng. Để rồi kí ức về cội nguồn quê hương trở thành mạch ngầm lan toả trong 
mỗi trang viết của nhà văn. 
2.2. Nguồn cội gắn bó với chiều sâu văn hoá Việt 
Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc không chỉ biểu hiện ở những 
hình ảnh cụ thể mà còn ẩn chứa ở chiều sâu văn hoá, tâm hồn Việt. Đọc văn ông, người ta 
42 TRNG I HC TH  H NI 
thấy, vạn vật trong thế giới này đều có hồn vía riêng của nó. Từ đất, lửa, cỏ cây, mùi vị 
nước mắm, mùi vị hành kho, cho đến mùi vị của đất đai... đều kết đọng trong nó linh hồn 
quê hương, xứ sở. Nó trở thành một phần tài sản tinh thần để những người con trú xứ khắc 
khoải hướng về. Nhà văn kể về một người phụ nữ nhiều năm sống ở Pháp (truyện Chiêu 
hồn nước), vẫn không nguôi nhớ về nguồn cội quê hương. Cứ đến những ngày cuối năm 
chị lại trở về nước, dù gia đình chẳng còn ai thân thích. Chị thuê một căn phòng ở chung 
cư Sài Gòn. Trong căn phòng ấy "trang hoàng như một căn nhà bình dân với nào tranh gà, 
tranh lợn... đặc biệt nhất là một bàn thờ tạm dọn trên chiếc bàn con với gần đủ đồ thờ, 
bình hương, lộc bình, đèn nhang". Đêm cuối năm, một mình dạo bước trên đường phố Sài 
Gòn, tình cờ gặp một người thanh niên, chị đã vui sướng thốt lên: "Em đã gặp một thanh 
niên Việt Nam, không, em đã gặp quê hương Việt Nam". Chị thú nhận về nỗi "thèm khát 
quê hương" của mình: "Thèm chết đi được là vào lúc gần tết. Nhớ tết như nhớ nhà, nhớ 
nước, bởi vì tết là sum họp gia đình". Quê hương, nguồn cội "là gì chính em cũng không 
nói ra cho chính xác được. Một chân trời quen thuộc? Một mùi cá nướng? Một vài tiếng 
sáo mục đồng? Hay là tất cả những thứ ấy nó họp lại để làm một linh hồn của quê cha đất 
tổ" [2, tr.30 − 305].Có một gia đình sống nhiều năm ở thành phố (truyện Lửa Tết) nhưng 
vẫn nhớ quay quắt ánh lửa, mùi lửa, bởi ngọn lửa ấy là "lửa thiêng của gia đình khói quyện 
lấy mái tranh... lửa tết, lửa đêm ba mươi nấu bánh tét, quanh lò lửa lớn ấy có mặt đông đủ 
cả nhà, ai đi làm ăn xa ở đâu cũng phải về" [2, tr.326]. Rõ ràng, trong cảm quan của nhà 
văn, nguồn cội quê hương bắt đầu từ những con người, những xóm làng cụ thể và bao hàm 
cả những giá trị tinh thần thiêng liêng bí ẩn khó có thể diễn tả hết bằng lời. 
Cảm thức nguồn cội trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc được thể hiện rất phong phú, 
nhưng đặc biệt ấn tượng là nỗi niềm thương nhớ đất − "thèm mùi đất" như nhan đề một 
truyện ngắn của nhà văn. Câu chuyện kể về một nghĩa trang phải liên tục thay người trông 
coi, và đã không thể tìm được người kế tiếp đảm nhận công việc, vì ai cũng đòi về nhà bởi 
nhớ xứ. Nỗi nhớ ấy lắng kết ở cảm giác thèm mùi đất mãnh liệt như "nỗi thèm mùi khói 
thuốc phiện của những con thằn lằn... như đào hát thèm và nhớ sân khấu... như cá thèm 
nhớ nước"; "Tình nhớ xứ, nhớ nhà gồm nhiều yếu tố mà nỗi thèm mùi đất là một yếu tố 
quan trọng" [2, tr.338]. Và cách duy nhất giữ chân họ ở lại nghĩa trang thật bất ngờ, không 
phải là tăng thêm lương mà là tạo điều kiện cho họ được trồng trọt, được gần gũi hơn với 
đất, bởi mọi vui buồn của cuộc đời họ đều khởi nguồn từ đất. Với họ đất đai chính là linh 
hồn của cội nguồn quê hương. Một bà mẹ già (truyện Bán ngôi nhà cổ) nhất định không 
chịu bán ngôi nhà cổ để theo con lên thành phố chỉ vì "Tao thương mến quê hương. Đi, tao 
nhớ gốc cây đa đằng miếu... nhớ cái mùi đất ở đây" [2, tr.426]. Thế mới biết cư dân nông 
nghiệp gắn bó máu thịt với đất đai và chính nó là sợi dây vô hình gắn kết con người với cội 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 43 
nguồn văn hoá dân tộc. Nhà văn để một nhân vật (truyện Mả cũ bên đường) nói lên suy 
nghĩ của mình: "Tôi không hiểu người Do Thái làm sao thương được nước Israel. Riêng 
tôi, tình quyến luyến một ngôi nhà, một làng hẻo lánh, một thành phố, một quê hương phải 
bắt nguồn trong một dĩ vãng lâu đời mà nước mắt và nụ cười của bao thế hệ đã ràng buộc 
con người vào đất, vào vật và người. Đất có ở lâu, tình đất mới sâu" [2, tr.194]. Quả thật, 
"đất có ở lâu, tình đất mới sâu". Chính tình đất, tình người đã làm nên chiều sâu văn hoá 
Việt. Suy nghĩ của nhân vật cũng chính là suy nghĩ của nhà văn cùng bao người dân đất 
Việt từ ngàn đời nay, cho dù nhọc nhằn mưu sinh, cho dù lưu lạc ở phương trời nào vẫn 
luôn ấp ủ trong trái tim mình hình bóng cội nguồn quê hương. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể nói, cảm thức nguồn cội là mạch cảm thức bao trùm trong truyện ngắn Bình 
Nguyên Lộc. Nguồn cội trong cảm quan của nhà văn biểu hiện cụ thể từ những hình ảnh 
bình dị của cuộc sống và cả phong tục, tín ngưỡng − những giá trị tinh thần thiêng liêng đã 
làm nên chiều sâu văn hoá Việt. Văn chương Bình Nguyên Lộc khắc hoạ sắc nét chân dung 
những cư dân phương Nam, vốn chất phác, bộc trực mà sâu nặng nghĩa tình. Dù họ đi xa 
vạn dặm vẫn đau đáu hướng về cội nguồn quê hương. Đặt trong bối cảnh giao lưu văn hoá 
đa chiều và hội nhập của thế kỉ XXI này, người đọc càng thức nhận được vẻ đẹp độc đáo 
và ý nghĩa sâu sắc của văn chương Bình Nguyên Lộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, 
Nxb Giáo dục Việt Nam. 
2. Bình Nguyên Lộc (2012), Truyện ngắn, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới. 
4. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 
THE SENSE OF SOURCE IN THE 
BINH NGUYEN LOC’S SHORT STORY 
Abstract: Binh Nguyen Loc is a great writer of the urban prose in the South before 1975. 
Through surveying the anthology "Binh Nguyen Loc’s short stories" was published in 
2012 by Ho Chi Minh City’s Youth Publishing House, we realized that the source of sense 
was the mainstream and permanent sense. This sense made the unique beauty and deep 
value of the Binh Nguyen Loc’s writings. 
Keywords: sense of roots, Binh Nguyen Loc, short story. 

File đính kèm:

  • pdfcam_thuc_nguon_coi_trong_truyen_ngan_binh_nguyen_loc.pdf