Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải

Với sở trường về giọng văn trần thuật, cùng cách tiếp cận từ nhân vật trung tâm

và từ nhân vật ngoại vi ở mỗi khía cạnh, tình huống bắt nguồn từ cuộc sống đô

thị, Phan Triều Hải đã tái hiện lại bức tranh của cả một thế hệ với biết bao cung

bậc cảm xúc qua Truyện ngắn và Mỗi người một chỗ ngồi xuất bản năm 2018.

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 1

Trang 1

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 2

Trang 2

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 3

Trang 3

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 4

Trang 4

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 5

Trang 5

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 6

Trang 6

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 7

Trang 7

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 8

Trang 8

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 9

Trang 9

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 11000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải

Cảm thức đô thị qua điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Phan Triều Hải
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (272) 2021 
37 
CẢM THỨC ĐÔ THỊ QUA ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 
TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN TRIỀU HẢI 
ĐẶNG THỊ XUÂN* 
Với sở trường về giọng văn trần thuật, cùng cách tiếp cận từ nhân vật trung tâm 
và từ nhân vật ngoại vi ở mỗi khía cạnh, tình huống bắt nguồn từ cuộc sống đô 
thị, Phan Triều Hải đã tái hiện lại bức tranh của cả một thế hệ với biết bao cung 
bậc cảm xúc qua Truyện ngắn và Mỗi người một chỗ ngồi xuất bản năm 2018. 
Từ khóa: cảm thức đô thị, điểm nhìn trần thuật, truyện ngắn, Phan Triều Hải 
Nhận bài ngày: 16/12/2020; đưa vào biên tập: 3/1/2021; phản biện: 4/3/2021; duyệt 
đăng: 3/4/2021 
1. DẪN NHẬP 
Phan Triều Hải được biết đến như 
một nhà văn có nhiều truyện ngắn hay 
viết về cuộc sống và con người đô thị. 
Trong các sáng tác của Phan Triều 
Hải có một sự kết hợp, vận dụng hài 
hòa giữa thiết lập không gian, trật tự 
thời gian với ngôn ngữ, giọng văn trần 
thuật giàu sắc thái biểu cảm. Bên 
cạnh đó, truyện ngắn Phan Triều Hải 
còn ẩn chứa một sức sống nghệ thuật 
độc đáo với những cung bậc cảm 
nhận được triển khai theo chiều 
hướng rõ rệt, từ biên độ của tuổi trẻ 
cho tới khi tuổi đời đã nhuốm màu trải 
nghiệm; đó còn là sự trao đổi về ý 
thức hệ với nỗi niềm sống vượt ra 
khỏi giới hạn địa lý, khi cảm xúc của 
con người tiếp cận với những ngoại 
biên tâm tưởng đóng khung bởi vùng 
trời cách biệt mới. 
Có thể nói, sự đặc sắc của ngôn ngữ 
và giọng điệu trần thuật đã phát huy 
tác dụng trong việc điều hòa tiết tấu 
mỗi câu chuyện, giúp tác giả nhập tâm 
vào nhịp điệu của từng diễn biến qua 
cả hai vai trò: người trong cuộc và 
người kể câu chuyện. Cách thức tiếp 
cận thể hiện sự tương tác linh hoạt 
này khiến cho các tác phẩm khi ra đời 
sẽ không chỉ dừng lại với tĩnh lặng nội 
tại, mà xuyên suốt bên trong là sự vận 
động kéo theo những kiến tạo nghệ 
thuật sinh động. 
Để hiện thực hóa vai trò kiến tạo nghệ 
thuật, Phan Triều Hải sớm nắm bắt và 
chọn cho riêng mình những điểm nhìn 
đắt giá. Đầu tiên là những điểm nhìn 
vận dụng thi pháp trần thuật đặc 
trưng, qua đó xâu chuỗi cảm nhận về 
cách nghĩ, lối sống của những người 
còn trẻ tuổi cho tới những ai đã chạm 
tới vạch phân chia tuổi đời theo biên 
độ thời gian, là điểm nhìn từ nhân vật 
trung tâm. Tiếp đến là những khai thác 
về mặt đối chiếu tư duy cũng như nhận 
*
 Trường Trung học phổ thông Lê Trọng 
Tấn, Thành phố Hồ Chí Minh. 
 ĐẶNG THỊ XUÂN – CẢM THỨC ĐÔ THỊ QUA ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 
38 
thức, khi con người cảm nhận về nhau 
bằng những quan điểm thuộc về một 
khung trời mới, qua những diễn biến 
hoặc điểm nhìn có được từ sự xuất 
hiện của các nhân vật ngoại vi. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Điểm nhìn trần thuật trong thi 
pháp học 
Có thể nói, quá trình sáng tác văn 
chương cũng chính là hoạt động của 
sự kết tinh và kiến tạo nghệ thuật 
thông qua phương thức vận dụng 
ngôn từ. Bên cạnh việc hình thành 
một tổ hợp kết cấu gồm nội dung và 
các tình tiết, nhà văn còn cần có sự 
định hướng để tạo dấu ấn chiều sâu 
về tư duy và tố chất cảm quan cho 
phong cách cầm bút của riêng mình. 
Khi xem xét vai trò cùng tác dụng định 
hướng trong tác phẩm, điểm nhìn 
nghệ thuật được coi như một yếu tố 
then chốt góp phần quan trọng tới 
hiệu quả diễn văn và truyền đạt ý 
tưởng. Một trong số những điểm nhìn 
nghệ thuật thường được vận dụng 
rộng rãi đó là điểm nhìn trần thuật. 
Điểm nhìn trần thuật trong văn học là 
vị trí để kể, miêu tả và dẫn dắt, từ đó 
thể hiện lập trường, tư tưởng và quan 
điểm nhân sinh gửi gắm qua biểu hiện 
của nhân vật, dưới các trạng thái biểu 
đạt cảm xúc bằng diễn đạt về mặt 
ngôn từ nghệ thuật. Giáo sư Trần 
Đình Sử (2017: 326) nhận định về 
tương quan giữa nhà văn và nhân vật 
trong thiết lập của điểm nhìn trần 
thuật: “So với nhân vật, điểm nhìn tác 
giả thường là của người đứng ngoài, 
vì tác giả thường có suy nghĩ riêng 
không trùng với nhân vật”; từ vị trí 
quan sát bên ngoài, mối liên hệ gắn 
kết giữa tác giả và nhân vật đồng thời 
được hình thành: “Điểm nhìn người 
trần thuật có thể tựa vào điểm nhìn 
nhân vật để miêu tả thế giới, theo cảm 
nhận chủ quan của nhân vật”. Mỗi nhà 
văn có cách chọn điểm nhìn nghệ 
thuật nói chung, cũng như điểm nhìn 
trần thật nói riêng theo một ý đồ nghệ 
thuật khác nhau, từ đó thể hiện được 
sức sáng tạo và dấu ấn cá nhân đặc 
trưng riêng. 
Ở Phan Triều Hải, thế mạnh diễn văn 
bằng bút pháp trần thuật đã đưa nhà 
văn đến với những tọa độ thi pháp 
của điểm nhìn trần thuật, là những vị 
trí để liên kết với tác phẩm qua những 
miêu tả, quan sát và bộc lộ từ nhân 
vật (Khoảnh khắc, Vào đời, Những 
linh hồn lạc). Khi viết về đô thị, điểm 
nhìn trần thuật dưới ngòi bút của 
Phan Triều Hải đã phát huy được hiệu 
quả trong truyền tải thông tin qua lối 
kể chuyện chân phương không kém 
phần sâu lắng (Ngày bệnh, Cái tên 
biến mất, Có một người nằm trên mái 
nhà). Hai đối tượng nhân vật chính 
thực hiện vai trò tương tác với điểm 
nhìn trần thuật cùng nhà văn có nhân 
vật trung tâm và nhân vật ngoại vi. 
2.2. Điểm nhìn trần thuật từ nhân 
vật trung tâm 
Trong các sáng tác của Phan Triều 
Hải, mối liên kết giữa nhà văn và nhân 
vật đã âm thầm hình thành qua thế 
giới quan trong từng tác phẩm. Liên 
kết này không chỉ là tương quan về 
kiến tạo, sáng tác văn chương, mà 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (272) 2021 
39 
còn là sự hòa hợp và thống nhất về 
quan điểm cũng như lập trường, tư 
tưởng. Thế mạnh của lối diễn giải và 
dẫn dắt bởi giọng văn trần thuật đảm 
nhiệm vai trò của sợi dây truyền thông 
tin giữa tác giả và nhân vật, tương 
ứng với vị trí của người sống bên 
trong và người quan sát phía bên 
ngoài. Từ đó, vị trí kiến tạo của tác giả 
được xác lập và điểm nhìn trần thuật 
qua nhân vật trung tâm đồng thời 
được hình thành. Hình minh họa (Hình 
1) về tương quan hình thành điểm 
nhìn trần thuật từ nhân vật trung tâm, 
có thể thấy thế giới quan xung quanh 
nhân vật chứa đựng, bao hàm mọi 
diễn biến, q ... an xung quanh nhân vật dù 
có sự vận động nhưng vẫn được bảo 
toàn bởi một trạng thái tĩnh tại nhất 
định. Trong trạng thái ấy, nhân vật 
trung tâm chung sống và bày tỏ quan 
điểm nhìn nhận cũng như tâm tư, cảm 
xúc của bản thân về hiện thực và 
những người xung quanh. Tuy nhiên, 
có những thời điểm trạng thái tĩnh tại 
ấy bị phá vỡ, trước sự xuất hiện của 
những nhân vật ngoại vi mang tới 
hình dung về một không gian sống 
hoàn toàn khác biệt. Khi ấy, ai cũng 
đều thấy ở những người còn lại là sự 
tương đồng về vai trò, hoàn cảnh và 
điều kiện cuộc sống, từ đó sẽ dễ dàng 
chấp nhận và yên tâm hơn với chính 
bản thân mình. 
Trong định vị sáng tác, ngoài sự nắm 
bắt và mô tả qua điểm nhìn từ các 
nhân vật trung tâm, Phan Triều Hải 
còn tiến hành khai thác những diễn 
biến tương ứng với điểm nhìn từ sự 
xuất hiện của những nhân vật ngoại 
vi. Qua ảnh hưởng của những nhân 
vật ngoại vi, làm nổi bật thay đổi cũng 
như khác biệt về tư duy, nhận thức, 
về hành xử giữa những con người dù 
ở ngay cạnh nhau, nhưng lại trở nên 
khác biệt bởi vùng trời cách ngăn hình 
thành từ trong tâm tưởng (Ngày lễ, 
Bia lạnh, Những con đường không đến 
Seattle, Những chiếc ô ở Fukuoka). 
Sự xuất hiện của các nhân vật ngoại 
vi mang tới thay đổi về thái độ và đối 
lập trong cách sống, từ đó hình thành 
mâu thuẫn giữa chính những người 
thân vốn đang ở gần bên nhau. 
Qua hình minh họa (Hình 2) về tương 
quan hình thành điểm nhìn trần thuật 
từ nhân vật ngoại vi, có thể thấy thế 
giới quan xung quanh nhân vật lúc 
này là không gian phát sinh những 
dấu hiệu, tình huống biến đổi khi có 
sự xuất hiện và can thiệp từ phía nhân 
vật ngoại vi. Tác giả cùng nhân vật 
trung tâm khi đó vẫn giữ mối liên hệ 
thông qua phương thức liên kết trần 
thuật. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất ở 
điểm nhìn từ ảnh hưởng của các nhân 
vật ngoại vi là hướng tới sự vận động 
của cảm thức bắt nguồn từ quan hệ 
giữa người với người, không còn là 
bộc lộ cảm xúc chỉ bắt nguồn từ phía 
nhân vật trung tâm như điểm nhìn trần 
thuật trước đó. 
Trong truyện ngắn Ngày lễ, nhân vật 
ngoại vi xuất hiện qua những mô tả về 
hình ảnh của một Việt kiều giàu có, 
vốn là người yêu năm nào của 
nhân vật người dì: “Lữ, người 
yêu của dì thuở xưa, nay về thăm 
nhà với tiếng tăm đi trước hàng 
năm trời. Rằng Lữ ta giàu lắm, 
mà lại không có người thân. Lần 
này Lữ về, đem theo rất nhiều 
tiền”. Tiếp theo là thông tin qua lời 
người dì trong chuyến về nước 
lần này của Lữ, đó là dấu hiệu 
Hình 2. Tương quan hình thành điểm nhìn trần 
thuật từ nhân vật ngoại vi 
 ĐẶNG THỊ XUÂN – CẢM THỨC ĐÔ THỊ QUA ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 
44 
bắt đầu hình thành của đối lập về tư 
tưởng: “Lần này Lữ về, đem theo rất 
nhiều tiền. Dì tôi nói vậy, và mặc cho 
Hảo, chồng dì, nhăn nhăn nhó nhó, dì 
cũng xăng xái tìm cách sử dụng đồng 
tiền của Lữ sao cho có ích nhất”. 
Hình ảnh người chồng “nhăn nhăn 
nhó nhó” phản ánh rất sinh động và 
chân thực biểu cảm của nhân vật Hảo 
trước sự nhiệt tình “xăng xái” của vợ 
mình, khi tìm cách sử dụng số tiền 
của người Việt kiều, cũng là người 
yêu cũ thuở xưa. Đối với nhân vật 
người chồng của dì, không khỏi cảm 
thấy vị thế của mình có phần bị thu 
hẹp lại, không thể có tiếng nói gì trong 
việc sử dụng số tiền của Lữ. Không 
chỉ vậy, sự xuất hiện của Lữ cùng với 
khả năng tài chính giàu có, vô tình đẩy 
nhân vật người chồng qua một phía 
tách rời khỏi vợ mình, vì người vợ và 
Lữ vốn từng là người yêu của nhau 
trong quá khứ. Có thể nói, sự xen vào 
của một nhân vật có cuộc sống khá 
giả hơn hẳn so với hiện thực lúc bấy 
giờ, lại sinh sống và trở về từ ngoại 
quốc, không khỏi khiến cho con người 
dấy lên những quan điểm sống đối lập 
ngay dưới mái nhà chung của mình. 
Người dì lúc này khác nào đang bước 
đi trong một hiện thực trên mây, với 
những kỳ vọng cho một viễn cảnh 
cuộc sống đầy hứa hẹn mới mẻ. Hai 
con người cùng chung một mái nhà, 
nhưng từ đó đã hình thành khác biệt 
về vùng trời tư tưởng. 
Đến truyện Bia lạnh, sự xuất hiện của 
nhân vật ngoại vi khiến cho nguy cơ 
xáo trộn cuộc sống gia đình nảy sinh. 
Trong Bia lạnh, Huy và Cao là hai 
người bạn thân từ thuở nhỏ. Trong ký 
ức cả hai, họ luôn nhớ về thời thơ ấu 
với những kỷ niệm như: “cả hai sau 
buổi học thay vì về nhà là đi thẳng vào 
nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, ngồi đong 
đưa trên cái hầm mộ xây nổi bằng xi 
măng trắng, bên trong vương vãi các 
mẩu xương khô, cùng đọc đi đọc lại 
cuốn sách tìm thấy từ một gánh đồng 
nát, Truyện ngắn Chekhov”. 
Tình bạn ấy đột ngột bị ngăn cách bởi 
một ngày Huy và gia đình rời đi không 
một lời báo trước. Qua bao nhiêu 
năm, tình cờ trong một lần họp lớp với 
nhóm bạn cũ, Huy và Cao gặp lại 
nhau. Dường như mọi thứ không có 
mấy khác biệt, họ vẫn nhận ra nhau 
và gắn kết bởi tình bạn như năm nào. 
Chỉ có điều, sau từng ấy năm theo gia 
đình sang định cư ở nước ngoài, Cao 
giờ đây là người trở về từ một miền 
đất khác. Sức hấp dẫn của miền đất 
ấy lớn nhường nào, đã khiến cho vợ 
Cao liên tục đề cập đến chuyện: “Bạn 
em vừa đi Mỹ về, Vy nói. Nó sang đó 
để sinh con”. Đến khi Huy xuất hiện tại 
nhà Cao để ăn tối, cũng là đỉnh điểm 
dẫn đến việc vợ Cao một lần nữa 
nhắc lại: “Em thấy chỉ còn có một cách 
này để đi”, và rồi mọi thứ trở nên rõ 
ràng hơn: “Mình có thể ly hôn giả. Vy 
nói, rành rọt. Sau đó, em sẽ lấy một 
người đang sống bên kia”. Khát vọng 
đổi đời, thoát khỏi hiện thực bằng con 
đường nhập cư thông qua kết hôn đã 
khiến cho nhân vật sẵn sàng đánh đổi. 
Sự xuất hiện của một người Việt kiều 
trở về từ đất nước ấy, càng khiến cho 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (272) 2021 
45 
những hình dung của Vy bao lâu nay 
giờ đây rõ nét tới mức có thể trở 
thành hiện thực hơn bao giờ hết. Với 
Vy: “Nếu có thể chọn nơi sống tốt 
hơn, thì sao không thử. Vy nói. Anh 
chỉ có một cuộc đời, anh có chịu thay 
đổi hay không thì nó cũng hết”. Khi 
một bên muốn giữ lấy giá trị hiện hữu, 
còn một bên muốn thử tìm tới chân 
trời mới, cũng là lúc đối lập tư duy 
bùng lên thành mâu thuẫn khó dung 
hòa trong mối quan hệ gia đình. 
Đôi khi, tác giả không chỉ chọn điểm 
nhìn để quan sát những diễn biến, tác 
động hoặc ảnh hưởng từ nhân vật 
ngoại vi đến cuộc sống và mối quan 
hệ giữa các nhân vật trong nội tại, mà 
có những thời điểm tác giả đã vượt ra 
khỏi giới hạn về lãnh thổ, tiến vào 
phạm vi mà ở đó sẽ hình thành nên 
những cảm nhận chịu tác động bởi 
chính nơi mà mình đặt chân đến. Có 
thể xem đây như một trải nghiệm đặc 
biệt, thay vì chỉ quan sát và ghi chép 
về những cuộc đời chịu ảnh hưởng 
bởi một phạm vi qua những người 
đến hoặc trở về từ đó, tác giả sẽ hóa 
thân vào nhân vật để trực tiếp có cuộc 
gặp mặt, tiếp chạm với cảm xúc được 
hình thành chân thật nhất ngay trên 
chính miền đất ấy (Hình 3). 
Trong truyện Những con đường không 
đến Seattle, nhân vật trên đường đến 
thăm một thành phố của Mỹ, vốn là 
cảm hứng cho một bộ phim lãng mạn 
nổi tiếng Sleepless in Seatle (Đêm 
trắng ở Seatle) trước đó. Cảm nhận 
của nhân vật trong lần ấy là: “Mọi thứ 
ở đây chỉ có một màu. Màu xám”. Màu 
sắc chủ đạo nhân vật thấy được ở nơi 
mình đặt chân tới, không khỏi gợi lên 
những dự đoán trực quan như: “Đất 
Mỹ mà còn có một nơi như vậy sao, 
buồn bã quá chừng. Chỉ nhìn cái màu 
xam xám này thôi cũng đủ biết những 
ngày tới sẽ buồn như thế nào”. 
Đang trên đường tới thành phố trên 
đất Mỹ, nhân vật bất chợt nhận ra 
cảm giác của sự chùng xuống: “Tôi 
quá mệt mỏi vì những chuyến đi dài 
rồi chăng? Hay tôi đã quá mong muốn 
về nhà? Cái nhịp điệu đột nhiên chùng 
xuống này khiến tôi nhận ra rằng 
dường như những ngày vừa qua tôi 
đang cắm cúi thực hiện cái điều tôi 
nghĩ là ước muốn của nhiều người, 
trước khi có đủ thời gian cho chính tôi 
thật sự mơ ước về nó”. Không còn 
háo hức như lúc đầu, không gì ngoài 
sự mệt mỏi, nỗi nhớ nhà, chỉ cắm cúi 
để làm điều mà nhiều người mong 
muốn thực hiện, trong khi điều đó lại 
không hẳn thực sự là mơ ước của 
bản thân. 
Khi chưa đặt chân đến Mỹ, đó có thể 
là mong muốn và ước mơ của nhân 
vật. Sau khi đã đến được với đất 
nước mà biết bao người kỳ vọng, 
nhân vật lại mau chóng muốn dừng 
chuyến đi để quay về. Đứng trước 
Hình 3. Tương quan hình thành điểm 
nhìn trần thuật tiếp cận ngoại vi. 
 ĐẶNG THỊ XUÂN – CẢM THỨC ĐÔ THỊ QUA ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 
46 
tham vọng và đòi hỏi của bản thân, 
nhân vật thấy rằng mong muốn của 
con người cũng như một chặng 
đường vô tận. Khi đã chạm đến nơi 
mình muốn, con người sẽ không dừng 
lại mà thậm chí muốn tiếp tục tới một 
nơi xa hơn nữa. Sau cùng, ý chí và 
nguyện vọng để tiếp tục cất bước là gì 
nếu cả hai thứ cần thiết đó đều không 
tồn tại: “Nếu tôi đến được Seattle, tôi 
sẽ muốn đến thị trấn kế tiếp cách đó 
năm dặm, rồi thêm năm dặm nữa, đến 
Vancouver, không dừng lại mà cứ như 
thế mãi, xa hơn nữa. Anh không thể 
suốt ngày ngồi lái xe cho tôi, mà tôi thì 
không biết tôi đang làm gì, đến một 
nơi, hay chỉ để thỏa mãn rằng tôi đang 
muốn và có thể đến. Thật ra, với tôi cả 
hai thứ đó đều không thực sự tồn tại”. 
Trên những chuyến hành trình dài của 
cuộc đời, truy cầu những khát vọng, 
mong ước vô tận, có khi nào con 
người tự hỏi chính bản thân mình về 
mục đích, cũng như động lực để theo 
đuổi suốt chặng đường dài ấy là gì? 
Có nên chăng sớm trở về với thực tại, 
quý trọng những gì gần gũi ngay trong 
cuộc sống xung quanh, lại là đích đến 
thực sự đằng sau những hành trình lữ 
khách tha hương mệt mỏi. 
Ngoài Những con đường không đến 
Seattle, tâm thế lữ khách còn xuất 
hiện trong truyện ngắn Những chiếc ô 
ở Fukuoka, nhân vật ngoại vi cùng 
chuyến đi công tác đến với một trong 
những thành phố nổi tiếng nhất ở đất 
nước mặt trời mọc: “Tôi đến Fukuoka 
vào tháng Mười hai. Lúc ấy trời mưa. 
Cái sân bay xi măng ẩm ướt, trông 
giống như bất kỳ một mảnh sân nào ở 
nhà, vắng vẻ lạ lùng”. Có được từ 
chuyến đi là những trải nghiệm ở một 
đất nước công nghiệp phát triển hàng 
đầu Châu Á, nhân vật nhanh chóng 
quan sát cảnh quan bên đường, mọi 
thứ dường như không hề tỏ ra lạ lẫm 
mà lại có những nét tương tự như ở 
quê nhà: “Chiếc taxi chở chúng tôi 
chạy lướt qua những con đường ẩm 
ướt. Xung quanh lấp lánh đèn mà vẫn 
tối, trông xa xa như những hạt cườm 
đính lên một màn vải đen kịt. Chẳng 
có gì khác với ở nhà”. Theo cách mà 
người bạn của nhân vật trong truyện 
lý giải, nguyên nhân sâu xa đó là: 
“Chẳng mấy chốc, mày sẽ không thể 
phân biệt được thành phố này với 
thành phố kia”, bởi lẽ: “Như một đoàn 
xe chầm chậm qua thì sẽ phân biệt 
được xe nào màu gì, người lái xe tóc 
dài hay tóc ngắn. Nhưng nếu tất cả 
cùng chạy ào qua, thì sẽ không nhận 
ra được gì nữa. Tất cả chỉ còn lại một 
màu chung. Màu của đám đông”. 
Điểm nhìn của nhân vật ngoại vi trong 
chuyến công tác tới Fukuoka lần này 
tập trung vào những đặc điểm quen 
thuộc vốn có của con người trong một 
đô thị phát triển. Ấn tượng nổi bật 
trong câu chuyện là sự đồng đều của 
hàng dài những người bước đi dưới 
cơn mưa trong buổi sáng, tất cả đều 
sử dụng những chiếc ô có chung màu 
đen hoặc xám: “Dưới đường đầy 
nghẹt những chiếc ô màu xám, màu 
đen tuôn về phía ga tàu điện ngầm 
như một dòng suối. Dòng người vội vã 
ấy như vô tận, chảy mãi không dứt”. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (272) 2021 
47 
Dòng người hối hả nối tiếp như vô tận 
ấy, cùng hàng loạt những chiếc ô có 
màu sắc giống nhau tình cờ vẽ nên 
một bức tranh về trật tự đô thị, là trật 
tự của sự gọn gàng, ngăn nắp và có 
tính thống nhất. Con người bước đi 
dưới cơn mưa cũng như đang ở trong 
tình cảnh chướng ngại, ngay từ buổi 
sáng khi mọi hoạt động có sự khởi 
đầu nhộn nhịp nhất, nhưng những 
chiếc ô lại cho thấy sự đồng đều cả về 
chất lượng cuộc sống, cũng như 
không có sự khác biệt trong khoảng 
cách về điều kiện sống. Ở trong hoàn 
cảnh gặp chướng ngại từ sớm ngay 
khi bắt đầu ngày mới, họ đã không sử 
dụng cho riêng mình một loại ô thật 
đặc biệt hay đắt tiền, họ dùng chung 
một kiểu màu sắc, cũng chính là nét 
đẹp thuần túy cho nếp sống giản dị, 
nên thơ của một đô thị văn minh và 
hiện đại bậc nhất. 
Từ điểm nhìn qua ảnh hưởng có được 
từ các nhân vật ngoại vi, tác giả Phan 
Triều Hải đã khai thác được đa dạng 
những góc độ biểu cảm và thể hiện 
cảm xúc. Có lúc trong đó là những 
ảnh hưởng kèm theo tác động tới 
quan điểm, nhận thức của con người. 
Từ đó dẫn đến thay đổi trong mối 
quan hệ cũng như lối hành xử giữa 
các thành viên trong gia đình, rộng ra 
còn có thể là những ảnh hưởng tới 
một cộng đồng xã hội. Có những hoàn 
cảnh khi ở trong vị trí của một người 
khách ngoại vi, một lữ khách phương 
xa, để chợt nhận ra đích đến thực sự 
sẽ đưa con người trở về với mục đích 
sống gắn liền với những gì gần gũi, 
thân quen sẵn có ngay trong cuộc 
sống. Đôi khi, đó lại chỉ đơn giản là 
một bức tranh về trật tự và văn minh 
đô thị, được chấm phá và tạo thành từ 
những chiếc ô che cho dòng người vội 
vã, đó cũng chính là sự vận động nhịp 
nhàng kiếm tìm và tôn vinh những nét 
đẹp của văn chương đô thị, luôn kết 
tinh và lắng đọng. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể nói, kiến tạo nghệ thuật với 
trọng tâm hướng tới sự vận động thôi 
thúc từ mạch cảm xúc, tiếp nguồn bởi 
chất liệu hiện thực cuộc sống, đã 
được thể hiện một cách linh hoạt, tài 
tình qua chất văn và phong cách độc 
đáo của Phan Triều Hải. Đặc biệt là 
sự khám phá, vận dụng sáng tạo 
những điểm nhìn trần thuật đã mang 
lại dấu ấn nghệ thuật riêng của nhà 
văn và nội dung tư tưởng cho tác 
phẩm về cảm thức đô thị. Qua các tác 
phẩm của Phan Triều Hải, người đọc 
có được cái nhìn toàn cảnh về bức 
tranh sinh hoạt, cũng như chân dung 
con người đô thị.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Phan Triều Hải. 2018. Mỗi người một chỗ ngồi. TPHCM: Nxb. Trẻ. 
2. Phan Triều Hải. 2018. Phan Triều Hải – truyện ngắn. Hà Nội: Nxb. Văn học. 
3. Trần Đình Sử. 2017. Dẫn luận thi pháp văn học. Hà Nội: Nxb. Đại học Sư phạm. 

File đính kèm:

  • pdfcam_thuc_do_thi_qua_diem_nhin_tran_thuat_trong_truyen_ngan_p.pdf