Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth

Philip Roth - tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ gốc Do Thái hiện nay -, có một

sự nghiệp sáng tác đáng nể về cả số lượng và chất lượng. Mang đậm bản sắc dân tộc Do

Thái, tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn sâu sắc và quyết liệt về con người trong xã hội

hiện đại, đặc biệt về thảm họa cá nhân và khả năng đương đầu trước những thảm họa ấy.

“Báo ứng” là tiểu thuyết cuối cùng khép lại con đường sáng tác của nhà văn, như một

tiếng nói thâm trầm mà không kém phần mãnh liệt về sức mạnh đấu tranh cho sự tồn tại

của loài người

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 1

Trang 1

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 2

Trang 2

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 3

Trang 3

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 4

Trang 4

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 5

Trang 5

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 6

Trang 6

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 7

Trang 7

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 7220
Bạn đang xem tài liệu "Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth

Cảm thức đấu tranh trong báo ứng của philip roth
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 47 
CẢM THỨC ĐẤU TRANH TRONG BÁO ỨNG CỦA PHILIP ROTH 
Trần Thị Lệ Quyên1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Philip Roth - tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ gốc Do Thái hiện nay -, có một 
sự nghiệp sáng tác đáng nể về cả số lượng và chất lượng. Mang đậm bản sắc dân tộc Do 
Thái, tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn sâu sắc và quyết liệt về con người trong xã hội 
hiện đại, đặc biệt về thảm họa cá nhân và khả năng đương đầu trước những thảm họa ấy. 
“Báo ứng” là tiểu thuyết cuối cùng khép lại con đường sáng tác của nhà văn, như một 
tiếng nói thâm trầm mà không kém phần mãnh liệt về sức mạnh đấu tranh cho sự tồn tại 
của loài người. 
Từ khóa: Philip Roth, Báo ứng, đấu tranh. 
1. MỞ ĐẦU 
Philip Roth (1933- ) là một trong những nhà văn Mỹ gốc Do Thái nổi tiếng hiện nay. 
Sáng tác của ông thực sự đã đánh thức sâu tiềm thức con người trong nhận thức về những 
vấn đề nhân bản nhất của cuộc sống và nhân loại như đạo đức, niềm tin, tuổi già, cái chết, 
bệnh tật. Ông là một trong ba người được Thư viện quốc gia Hoa Kỳ xuất bản Tuyển tập 
tác phẩm từ khi còn sống. Với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ (31 cuốn sách và hơn 20 giải 
thưởng), ông có sức ảnh hưởng không nhỏ tới nền văn học quốc gia cũng như thế giới 
trong suốt 50 năm qua. Trong đó, Báo ứng (Nemesis) là tiểu thuyết cuối cùng, đánh dấu sự 
khép lại chặng đường sáng tác bền bỉ với những tổng kết quan trọng về mặt tư tưởng và 
quan điểm của nhà văn. 
2. NỘI DUNG 
Báo ứng là tác phẩm nằm trong bộ bốn tiểu thuyết của Philip Roth được sáng tác sau 
năm 2006: Everyman(Mọi người, 2006), Indignation (Phẫn nộ, 2008), The Humbling 
(Khiêm nhường, 2009), Nemesis (2010), thể hiện cái nhìn toàn diện mà sâu sắc về cuộc 
1
 Nhận bài ngày 10.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 
 Liên hệ tác giả: Trần Thị Lệ Quyên; Emai: tranlequyensp@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 48 
đời và những vấn đề nhân bản nhất của con người, trong đó có những mối quan tâm lớn 
hơn cả về sự đe dọa và bất an. Có lẽ càng có tuổi, càng trải nghiệm, con người ta càng 
hướng nội, đi sâu vào bản thể với những vấn đề của sinh, lão, bệnh, tử, của hối hận, khủng 
hoảng và hoang mang. Everyman hiện lên dưới con mắt của một lão già sống trong những 
ngày tháng cô độc cuối cùng của cuộc đời mà nghĩ về quá khứ và những hành động mình 
đã làm trong quá khứ. The Humbling lại nhắc đến một nghệ sĩ già trở nên bất lực trong 
hiện tại và tiếc nuối thời kỳ vàng son trong sự nghiệp. Còn Indignation là hàng loạt tội lỗi 
nhỏ nhặt, tức cười được tái hiện một cách thảm khốc xảy ra với nhân vật chính. Báo ứng 
cũng như thế. Bộ bốn tác phẩm đều mang một dáng dấp chung của nỗi trăn trở đau đáu về 
sự tồn tại của mỗi cá thể giữa cuộc đời. 
Thế kỷ XXI là thế kỷ của những khoa học kỹ thuật tiến bộ, của nguyên tử hạt nhân, 
của biến đổi gen, của những thành tựu vốn nằm ngoài khả năng tưởng tượng của loài người 
trong quá khứ. Sự biến động của tự nhiên và của tư duy nhân loại chính là nguyên nhân 
chính gây ra tâm lý bất ổn, một kiểu tâm lý chấn thương cho các nhân vật văn học. Mỗi 
biến cố xảy đến với cuộc sống con người đều mang lại những tác động và hệ quả nhất 
định. Philip Roth đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới với những sự kiện lịch sử quan 
trọng của nước Mỹ, hơn ai hết ông hiểu ý nghĩa của hiểm họa, tai ương. Là một nhà văn 
Mỹ gốc Do Thái, sống trong cộng đồng hơn 90% là người Do Thái, cũng như Saul Bellow, 
Philip Roth vẫn thường lấy trải nghiệm của dân tộc mình làm chất liệu cho sáng tác. Trong 
đó, cảm thức về thảm họa và khả năng đấu tranh của con người trong thảm họa trở thành 
một chủ đề lớn trong tác phẩm của Roth nói riêng và của các nhà văn Do Thái nói chung. 
Trong tác phẩm, bối cảnh truyện được xây dựng tại thành phố Newark thuộc bang 
New Jersey năm 1944 tại Mỹ, khi một nạn dịch thảm khốc lan tràn các bang gây ra chết 
chóc, đau thương cho hàng vạn người dân - dịch bại liệt (polio). Không tìm ra nguyên 
nhân, cũng không có thuốc cứu chữa, nạn dịch như một gã thần chết vô hình mà ngang 
ngược, có thể lấy mạng bất cứ ai nếu muốn, từ một cậu bé giỏi giang, ngoan ngoãn, khỏe 
mạnh đến những người có sức đề kháng lý tưởng, sống trong môi trường vô trùng. Đặt 
trong bối cảnh xã hội ấy, Roth đã tái hiện một trong những nỗi bất an lớn của loài người 
trong sự đương đầu với thảm họa: bệnh tật. 
Mối đe dọa của cộng đồng được cụ thể hóa thông qua một biến cố của cá nhân - 
Bucky Cantor. Trong tiểu thuyết, Cantor sinh ra và lớn lên ở Newark - Hoa Kỳ nhưng 
nguồn gốc Do thái vẫn luôn tác động dù trực tiếp hay gián tiếp tới cuộc đời nhân vật. 
“Những vụ bạo lực gây hấn như cơm bữa chống người Do Thái ở Newark trong suốt quãng 
đời niên thiếu sống ở khu ổ chuột đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành nên quan 
điểm sống của ông Cantor và tiếp đó là của đứa cháu ngoại ông”. Thời kỳ câu chuyện xảy 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 49 
ra vào đầu những năm 1940, khi cuộc Thế chiến II đang trong tình trạng gay cấn, căng 
thẳng, đồng thời chủ nghĩa bài Do Thái cũng để lại nhiều chấn động. Nó tạo nên trong 
tâmthức con người ta sự phản ứng và đấu tranh thường trực trước bất kỳ biến cố nào. Ông 
ngoại của Cantor khuyến khích cháu mình cần biết đấu tranh bảo vệ bản thân với tư cách là 
một con người và là một người Do Thái, cần thấu hiểu rằng tranh đấu không bao giờ kết 
thúc, rằng cuộc sống là “một chuỗi đụng độ khắc nghiệt, một khi ta buộc phải trả giá thì ta 
trả”.Như Roth đã nói, cách để một người trưởng thành đó là làm quen với tai ương thì 
dường như đây chính là sở trường của ông. Trong The plot against America (Âm mưu 
chống lại Mỹ), nhân vật cũng được đặt trong bối cảnh Newark thời Thế chiến II và với một 
nỗi sợ hãi bất tận từ một đối thủ vô hình. Newark đối với sáng tác của Philip Roth cũng 
giống như Dublin với James Joyce, một địa điểm gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ và 
những trải nghiệm quý báu của một dân tộc đau thương mà mạnh mẽ. Sống trong cộng 
đồng của mộ ... trong tiểu thuyết đầu 
tiên của Philip Roth Tạm biệt, Columbus (Goodbye, Columbus, 1959). Tình yêu của Neil 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 50 
dành cho Brenda được xem như một cách trốn thoát khỏi nguồn gốc hạ lưu, khi mà trên 
thực tế, anh muốn kết hôn với một người có thể cho anh cơ hội vươn tới một lối sống đích 
thực, phù hợp với con người anh trong thời điểm hiện tại. 
Dịch bại liệt ập đến bất ngờ khiến con người không kịp phản ứng, không biết phải làm 
gì là đúng là sai. Trước khi cải thiện vệ sinh môi trường, người nhiễm bệnh trong một hình 
thức nhẹ hơn và có được khả năng miễn dịch với nó. Nhưng sau khi vệ sinh và điều kiện 
sống trở nên tốt hơn, thậm chí phong trào đập ruồi và cách ly của tổng thống được lan rộng 
thì nguyên nhân chết người do bại liệt lại tăng lên đáng kể. Dịch bệnh khiến ta liên tưởng 
tới chủ nghĩa phát xít hay bất cứ hình thức bạo lực, hiểm họa nào đang đe dọa cuộc sống 
loài người. Nó có thể hiện hình trong nạn đói, khủng bố, chiến tranh, thiên tai, thậm chí 
một tai họa thuộc về cá nhân. 
Đứng giữa hai sự lựa chọn ở lại với lũ trẻ và đương đầu với bệnh dịch hay là ra đi 
cùng tương lai đầy hứa hẹn với người yêu, chút hạnh phúc nhỏ nhoi và tình yêu với lũ trẻ 
không đủ níu giữ anh khỏi sự hoang mang đầy phức tạp giữa những câu hỏi không thể tìm 
ra lời đáp của số phận. Không phải bệnh dịch hay trách nhiệm mà hơn cả, đó là nỗi hồ nghi 
về bản chất của sự tồn tại, của sự sống và cái chết với những quy luật riêng của nó. Newark 
và Indian Hill được tái hiện như hai biểu tượng không gian của hai khu vực đối lập hoàn 
toàn mà trong mối quan hệ với hai thái cực ấy, nhân vật được đặt vào để xác lập bản sắc 
của chính mình. Một vùng đất chết chóc, tang thương gắn liền với lương tâm và trách 
nhiệm của một anh hùng. Và một vùng đồi trong lành, an toàn với sự vẫy gọi của tình yêu 
và hạnh phúc cá nhân. Trong mối quan hệ ấy, Cantor phải xác lập cho mình một cách ứng 
xử như một sự thử nghiệm với số phận một cách quyết liệt và dứt khoát. 
Ngày đầu tiên của Cantor tại trại hè là một ngày của sự hạnh phúc và lý tưởng. Với hi 
vọng sẽ mang lại cho nơi này một không khí mới, anh háo hức với những con người dễ 
thương, đáng yêu và công việc mơ ước của mình, đối lập hoàn toàn với sự u ám, chết chóc 
ở Newark. Thế nhưng, nơi tưởng rằng sẽ an toàn lại chính là nơi mầm mống căn bệnh bắt 
đầu xuất hiện với những thảm họa liên tiếp. Sau bảy ngày, Donal – một học sinh gần gũi 
nhất với Cantor bị mắc bại liệt, sau đó lan sang cô em gái của Marcia, rồi chín trại viên 
khác khiến trại hè phải đóng cửa. 
Sự ra đi của Cantor không những không giúp anh có được cuộc sống hạnh phúc bên 
cô người yêu lý tưởng mà thực tế, ngay cả khi thoát được thực tại thì anh lại rơi vào một 
thảm họa khác cũng không kém phần bất hạnh. Cảnh huống của Cantor khiến ta liên tưởng 
đến hình ảnh Harry Angstrom với những cuộc trốn chạy không ngừng trong bế tắc và quẩn 
quanh trong tiểu thuyết Thỏ ơi, chạy đi (Rabbit, run) của John Upkide. Trong một lần vì 
chán ngấy và mệt mỏi với cuộc sống đời thường, Harry nghĩ đến hành động bỏ nhà ra đi, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 51 
để lại vợ con. Trên đường bỏ đi, anh gặp một cô gái điếm và mắc vào trách nhiệm làm cha 
bởi khiến cô mang thai. Và anh lại chạy trốn, trở về với vợ con. Thế nhưng, không may 
đứa con vừa chào đời đã bị chết yểu, trong nỗi bất hạnh của mình và sự đau đớn của người 
vợ, không thể chịu đựng thêm được nữa, anh lại quyết định ra đi lần nữa. 
Với Bucky Cantor, ra đi hay ở lại cũng là một sự lựa chọn và giá trị cũng chỉ như 
nhau. Anh đã quyết định ra đi nhưng rồi mầm mống căn bệnh vẫn đeo bám và gieo rắc tới 
nơi ở mới. Và nếu ở lại đương đầu với trận dịch, ai chắc rằng anh sẽ an toàn và hạnh phúc. 
Mỗi quyết định của sự chọn lựa rốt cục cũng chỉ là kết quả của một trò may rủi của số 
phận. Đã qua rồi cái thời “ở hiền gặp lành”. Trong Âm mưu chống lại Mỹ, nhân vật chính 
từng nói: “Đôi khi anh may mắn nhưng đôi khi thì không. Mọi cuộc đời là một sự may rủi, 
và khi bắt đầu một nhận thức - may rủi - sự sắp đặt của ngẫu nhiên - là mọi thứ”. Hơn ai 
hết, Cantor hiểu rõ tính chất may rủi của ngẫu nhiên này. Bởi hành động hạ bệ sự tồn tại và 
khả năng siêu việt của một hình tượng thiêng liêng như Chúa sẽ là gì nếu không phải để 
tìm ra một sự lý giải mới khách quan hơn, thực tế hơn cho những thảm họa đã xảy đến với 
loài người. Bệnh tật bỗng dưng ập đến, vồ chặt lấy con người và họ không thể làm gì với 
nó. Sự nhiễm bệnh của Bucky Cantor đã chỉ ra một thực tế rằng, tai họa không chừa một 
ai, mặc dù có cố gắng chạy trốn thì ta vẫn phải đương đầu. Khi ấy cái ngẫu nhiên trở thành 
tất yếu. 
Có lẽ, Roth là một trong những nhà đạo đức dám đào sâu vào góc khuất của bản thể cá 
nhân nhất về những điều mà chúng ta chưa hoặc không dám nói. Đó là những câu chuyện 
kiểu tự truyện về mâu thuẫn vẫn đang thầm chảy trong mạch ngầm tư tưởng, giữa cái 
chúng ta muốn và cái ta có thể, giữa cái ta biết và cái ta tin. Và cuộc chiến này cũng khủng 
khiếp, tổn thất không kém gì cuộc chiến trên chiến trường mà bạn bè của Cantor đang trải 
qua. Con người dường như bất lực trước hoàn cảnh và lịch sử. Số phận cá nhân phụ thuộc 
vào trò may rủi của cái ngẫu nhiên. 
Bối cảnh tiểu thuyết có phần nào liên hệ với tác phẩm Dịch hạch của Albert Camus, 
cũng ra đời ngay sau Thế chiến II. Dịch hạch xảy ra cũng mang đến những thảm họa, hốt 
hoảng, chết chóc cho một thành phố. Nhân vật Rambert cũng có người yêu ở Paris nhưng 
không nỡ bỏ thành phố đến với hạnh phúc riêng. Cũng có linh mục Panelou với những suy 
nghĩ về ảnh hưởng của Chúa trong đời sống con người hiện đại. Và cũng có một bác sĩ 
Rieux làm việc ngày đêm tìm cách đưa thành phố thoát khỏi đại nạn. Nhưng khác với 
Camus, Philip Roth đã gộp tất cả nhân vật đó vào trong một hình tượng Bucky Cantor. 
Thảm họa cá nhân hiển hiện song trùng với thảm họa cộng đồng, khiến sức gợi của vấn đề 
càng trở nên mạnh mẽ. Thay vì trải ra nhiều nhân vật với những thể hiện trải nghiệm 
khácnhau, Roth để cho nhân vật của mình quẩn quanh, hỗn loạn giữa một mớ biến cố cùng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 52 
hàng tá quan hệ. Anh phải buộc tự lựa chọn, vừa chạy trốn vừa đương đầu với tất cả bất 
hạnh ập đến. Gánh trên vai không chỉ là cuộc sống của riêng anh mà nó còn ảnh hưởng 
không nhỏ tới cộng đồng. Cũng đề cập tới vấn đề dịch bệnh và những người hùng đứng lên 
chống dịch bệnh, nhưng dưới cái nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, Camus chỉ tin vào hiện 
hữu, tin vào mỗi phút giây hiện tại của đời sống để khẳng định “cứu rỗi nhân sinh là một 
chữ quá lớn với tôi. Tôi không nhìn xa như thế. Tôi chỉ chú ý đến sức khỏe. Sức khỏe của 
con người là trước tiên”. Trong khi đó, Roth hướng tới một vấn đề phức tạp và quẩn quanh 
khác: lòng tôn nghiêm và tốt bụng có thể trở nên cay đắng như thế nào trước mối đe dọa và 
những trách nhiệm khổng lồ. 
Báo ứng là một áng tiểu thuyết nhẹ nhàng khoảng 250 trang (bản dịch) đội lốt dưới 
một nhan đề đầy sức nặng ám ảnh. “Nemesis” trong thần thoại Hi Lạp là tên của một nữ 
thần tiên đoán sự trừng phạt của công lý, một người có nhiệm vụ lấy lại công bằng và thực 
hiện hành động trả giá cho mọi hành động của loài người. Sau tất cả quá trình chạy trốn 
khỏi bệnh dịch, Bucky Cantor cuối cùng cũng được diện kiến vị thần báo ứng ở chương 
cuối tác phẩm.“Nemesis” còn có thể được hiểu là kẻ thù, một lực lượng mà con người 
không thể vượt qua, phải chấp nhận nó với vai trò mình là nạn nhân. Ở đây, nó tồn tại dưới 
nhiều dạng thức như tuổi già, cái chết, bất hạnh, bệnh tật. Cả Newark phải đối đầu với cơn 
khủng hoảng của bệnh dịch, khu Wequahic đứng trước vấn nạn diệt vong, còn Bucky 
Cantor cũng mắc phải sự bại liệt của lương tâm. Anh xác định giá trị bản thân bằng chính 
trách nhiệm và sự tự vấn. 
Sau 20 năm, Cantor vẫn cố chấp một ám ảnh đầy tội lỗi: “Coi bệnh dịch bại liệt trong 
đám nhỏ ở khu Weequahic và ở trại Indian Hill chỉ là một tai họa là điều thầy không sao 
chấp nhận được. Thầy cần phải biến tai họa đó thành tội lỗi Coi sự kiện đó là vô mục 
đích, ngẫu nhiên, vô lý, và chỉ là bi kịch không sao khiến thầy thỏa mãn”. Nó ám ảnh, dày 
vò và rượt đuổi nhân vật suốt quãng đời còn lại, biến họ thành những nạn nhân khốn khổ 
của suy nghĩ, thái độ của chính mình. Câu chuyện kết thúc trong khi câu hỏi tự vấn của 
nhân vật vẫn chưa thể tìm ra lời đáp, nó mãi mãi là một bí ẩn. 
Bởi vì Indian Hill thực sự cũng trở thành ảo mộng trong câu hỏi của anh về một thế 
giới tốt đẹp hơn. Phân vân giữa hai lựa chọn là một câu hỏi thuộc về lương tâm và trách 
nhiệm làm người. Đứng trước sự diệt vong của bệnh dịch, Bucky tự hỏi: “Chúa không có 
lương tâm sao?”, “Trách nhiệm của Chúa ở đâu?”, nhưng rồi sau cùng anh lại lựa chọn giải 
pháp từ bỏ lương tâm và trách nhiệm với công việc hiện tại giống như cái cách Chúa đã đối 
xử với lũ trẻ của anh. Như vậy, lòng tốt và sự cứu rỗi của Chúa đã hiện hình trong hình 
dạng của sự khủng hoảng đạo đức. Nơi đó, biểu tượng của đức tin, chỗ dựa vững chắc và 
tuyệt đối của con người bị đem ra truy vấn, nghi ngờ. Theo truyền thuyết, người Do Thái là 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 53 
người đầu tiên được nhìn thấy ánh sáng của Đấng Thiên chúa, nhưng giờ đây, một trong 
những cây bút đại diện của họ lại là người đang đặt ra dấu hỏi lớn về sự tồn tại và khả năng 
thực sự của Đấng toàn năng. 
Cuộc đương đầu chống lại một hình tượng khổng lồ và vĩ đại như Chúa trời thực chất 
đến cùng lại biến con người trở thành kẻ đối đầu chống lại chính mình. Bởi lẽ, vượt lên cả 
tôn giáo, điều thiết yếu nhất đối với ta là cuộc chiến cho sự tồn tại và hiện hữu để đi tìm ý 
nghĩa cuộc đời. Khi không thể giải thích được một vấn đề, người ta lại vin vào sự khải 
huyền và quyền năng của những đấng siêu nhiên. Chúa là sản phẩm mà loài người đã tự 
tạo cho mình. Bác bỏ và phủ nhận sản phẩm ấy, khác nào con người đã tự bác bỏ và phủ 
nhận chính mình. 
Báo ứng không chỉ xuất hiện trong Nemesis mà đã tạo thành một chuỗi trong các sáng 
tác của Philip Roth. Đó là cái chết của nhân vật chính trong Mọi người, là những tội lỗi 
nực cười mà thảm khốc trong Phẫn nộ, và cũng là chuỗi ngày tháng đau khổ và bất lực của 
một diễn viên kịch khi về già khi đối mặt với sự tan biến của tài năng và lí trí trong Khiêm 
nhường mà Roth đã gọi là “sự nối tiếp những trăn trở của tôi về trận đại hồng thủy”. Mỗi 
tiểu thuyết là một biến dạng của hiểm họa có thể xảy ra trong đời người, ở đó, con người 
càng vùng vẫy càng bị lún sâu, càng đấu tranh càng chịu bất hạnh. Nhưng không vì thế mà 
ta buông xuôi, phó mặc. Philip Roth, cũng kiên cường như các nhân vật của ông, luôn đấu 
tranh không mệt mỏi cho hành trình tìm kiếm sức sống của con người. Vì thế mà dẫu mỗi 
tác phẩm kết thúc không được như “happy ending” thì độc giả vẫn chờ đón và hi vọng ở 
các sáng tác của ông, như một tiếng nói vọng từ đáy sâu con người bản thể. 
Nhân vật tôi cho rằng: “Tôi phải nói rằng mặc dù tôi rất cảm thông với những nỗi đau 
buồn chồng chất đã khiến đời thầy tàn lụi, nhưng đây không gì khác hơn là sự ngạo mạn 
ngu ngốc, không phải là sự ngạo mạn của ý chí hay tham vọng mà là sự ngạo mạn của trí 
tưởng tượng, của sự cảm nhận ngây ngô về tôn giáo”. Suy nghĩ hoặc là Chúa hoặc là mình 
của Bucky Cantor chỉ là một câu trả lời miễn cưỡng thuộc về trách nhiệm trong sự mông 
muội của con người khi chạm mặt với cõi hư vô. Có những điều không phải vì ta không tri 
nhận được thì không có nghĩa là nó không hề tồn tại. Vũ trụ tồn tại rộng lớn và không 
tưởng hơn nhiều so với bộ óc nhỏ bé của loài người. Lời tự thú của nhân vật tôi đã hé lộ tư 
tưởng đấu tranh cho một quan điểm mới về hiện thực và chân lý trong xã hội hiện đại. 
Dịch bại liệt là một sự kiện hư cấu nhưng khi đặt vào không gian của Newark năm 
1944 với những sự kiện lịch sử có thật, Roth đã tái hiện nó theo phương diện bệnh tật 
làhình thức cực đoan nhất của nỗi bất hạnh. Nó giống như một bài toán, một phép thử vận 
may mà tác giả dựng lên cho nhân vật của mình. Bại liệt ở Mỹ đã không đủ lớn để biến 
thành nạn dịch, nhưng rất có thể nó sẽ quay trở lại trong tương lai, có thể là dịch bệnh, có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 54 
thể là thảm họa của những hình thức khác như khủng bố, chiến tranh, diệt chủng. Lấy cái 
ảo trong văn học để nói cái thực ngoài đời sống, cuộc đời Bucky Cantor là một ẩn dụ lớn 
về cái ngẫu nhiên của đời người. 
3. KẾT LUẬN 
Được coi là “một tiểu thuyết về sự đau thương và mạnh mẽ”, Báo ứng đã mang đến 
cho độc giả những câu chuyện thấm thía về sự đấu tranh và đương đầu của con người trong 
hoàn cảnh khốc liệt nhất: “một là gục ngã và một là tạo ra giá trị của chính mình”. Bại liệt, 
cũng như biết bao hình thức tàn bạo nào khác của thiên nhiên và nhân tạo đều là một thảm 
họa mà con người có thể trải qua. Nhà văn đã đặt vào hoàn cảnh đó là những gợi mở đầy 
trăn trở về những vấn đề nhạy cảm của con người cá nhân: chiến tranh, thiên tai, khủng bố, 
diệt chủng. Khác với các cây bút hiện đại khác luôn tìm kiếm một bức tranh toàn vẹn, hoàn 
hảo của hiện thực thì Philip Roth lại phơi bày những góc cạnh gồ ghề, u tối, chú ý tới vùng 
ngoại biên, dung nạp những thứ được coi là phi trung tâm như các cộng đồng di dân hay 
những bất ổn trong lòng xã hội hiện đại, hướng văn học tới những khía cạnh mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Philip Roth (2013), Báo ứng, Hà Nguyễn, Sao Mai dịch, Nxb Trẻ. 
2. Robert Loss, Philip Roth’s Nemesis: The case against God and man, www.popmatters.com 
3. Geogre J. Searles, A conversation with Philip Roth, www.latimes.com 
THE STRUGGLE IN PHILIP ROTH’S NEMESIS 
Abstract: Philip Roth is an American novelist with remarkable writing carrer in both 
quantity and quality. Talking about Jewish identity, his works explore the insight and 
intense view about morden human, especially about personal disaster and how to 
confront it. Nemesis which is his latest novel is a complicated, inexplicable question 
about the struggle for existence of human. 
Keywords: Philip Roth, Nemesis, struggle 

File đính kèm:

  • pdfcam_thuc_dau_tranh_trong_bao_ung_cua_philip_roth.pdf