Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học

Trong chuỗi hoạt động dạy và học, việc tổ chức đánh giá môn học rất quan trọng. Việc đánh

giá môn học thường phải dựa vào mục tiêu môn học, và chuẩn đầu ra. Với định hướng chú trọng

phát triển năng lực của người học, việc đánh giá môn học phải thể hiện rõ thang năng lực, thể hiện

rõ các cách thức đánh giá đáp ứng các năng lực nào, ở mức độ nào.

Chúng tôi lược dịch dựa trên bài viết về các cách thức đánh giá trong giảng dạy của Đại học

Curtin (Curtin Teaching and Learning, 2010) Developing Appropriate Assessment Tasks. Ở mỗi

cách thức đánh giá, người viết đều đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, nên áp dụng như thế nào, Đồng

thời chúng tôi cũng đưa ra một số kinh nghiệm đã áp dụng cho các môn học mà chúng tôi trực tiếp

giảng dạy hoặc quan sát để có thể xem như đây là một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với

các thầy cô có quan tâm.

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 1

Trang 1

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 2

Trang 2

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 3

Trang 3

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 4

Trang 4

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 5

Trang 5

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 6

Trang 6

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 7

Trang 7

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 8

Trang 8

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8480
Bạn đang xem tài liệu "Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học

Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
79 
CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ CHO MÔN NGỮ VĂN TRONG DẠY VÀ HỌC 
Trần Lê Hoa Tranh 
Trường Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 
hoatranhtran@yahoo.com 
Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 
Tóm tắt 
Trong chuỗi hoạt động dạy và học, việc tổ chức đánh giá môn học rất quan trọng. Việc đánh 
giá môn học thường phải dựa vào mục tiêu môn học, và chuẩn đầu ra. Với định hướng chú trọng 
phát triển năng lực của người học, việc đánh giá môn học phải thể hiện rõ thang năng lực, thể hiện 
rõ các cách thức đánh giá đáp ứng các năng lực nào, ở mức độ nào. 
Chúng tôi lược dịch dựa trên bài viết về các cách thức đánh giá trong giảng dạy của Đại học 
Curtin (Curtin Teaching and Learning, 2010) Developing Appropriate Assessment Tasks. Ở mỗi 
cách thức đánh giá, người viết đều đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, nên áp dụng như thế nào, Đồng 
thời chúng tôi cũng đưa ra một số kinh nghiệm đã áp dụng cho các môn học mà chúng tôi trực tiếp 
giảng dạy hoặc quan sát để có thể xem như đây là một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với 
các thầy cô có quan tâm. 
Từ khóa: phương pháp đánh giá, môn ngữ văn, kết quả học tập. 
Types of Assessment Methods for Literature Subjects in Teaching and Learning 
Abtract 
In teaching and learning activities, organize course/ subject assessment is very important that 
we often meet difficulties in social sciences, especially literature. Course assessment needs to base 
on learning outcomes and objectives of the subject. With the trend focusing on developing the ability 
of students, the subject’s assessment methods need to clarify ability taxonomy and ability level. 
We translate an article of Curtin University (Australia) about developing appropriate 
assessment tasks. At the same time, we give our own experiences when we’ve applied for our courses 
in our faculty. We can consider this is a forum that we discuss about the teaching experience together. 
Keywords: assessment methods, literature subjects, learning outcomes. 
Lâu nay trong các môn khoa học xã hội, đặc 
biệt là môn Ngữ văn, chúng ta gặp lúng túng 
trong việc đánh giá môn học. Đối với môn Ngữ 
văn, chúng ta quen thuộc với cách ra đề theo 
kiểu ra một hoặc hai câu nghị luận, người học 
thông qua đó trình bày hiểu biết của mình. Cách 
đánh giá này không hề sai, vì qua đó, thầy/ cô 
biết được kiến thức của người học đến đâu; kỹ 
năng phân tích, lập luận, cảm thụ, và kỹ thuật 
viết đến mức nào. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua 
một số kỹ năng khác cần có của các môn học 
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (KHXH), đặc 
biệt là môn Ngữ văn, ví dụ như kỹ năng tranh 
biện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nói trước 
công chúng, kỹ năng viết bài tổng thuật, kỹ năng 
đi điền dã, kỹ năng ứng dụng các hiểu biết nghệ 
thuật, 
Có rất nhiều cách đánh giá khác nhau, người 
dạy là người sẽ chọn một hoặc nhiều phương 
thức khác nhau dưới đây để áp dụng, nhưng cần 
chú ý là các phương thức đánh giá phải phù hợp 
với chuẩn đầu ra của chương trình/ môn học và 
phù hợp với các hoạt động dạy và học của thầy 
và trò (như vậy có nghĩa là chúng ta cần lưu ý 
đến cả phương tiện giảng dạy, cơ sở vật chất, số 
lượng người học,) 
Sau đây là một số cách thức đánh giá phổ 
biến cho môn Ngữ văn được lược dịch dựa trên 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
80 
bài Developing Appropriate Assessment Tasks 
(Curtin Teaching and Learning, 2010). 
1. Các bài kiểm tra ngắn và trắc nghiệm 
(short form and multiple choice tests) - không 
sử dụng thường xuyên để kiểm tra kỹ năng liên 
quan đến tư duy bậc cao. 
Dạng bài kiểm tra này còn được gọi là các 
bài kiểm tra khách quan. Chúng bao gồm bài 
kiểm tra trắc nghiệm, hoàn thành câu, đúng- sai 
và các loại kết hợp (ví dụ như câu a hợp với chọn 
lựa 2, câu b hợp với chọn lựa 4,...), trong đó trắc 
nghiệm được sử dụng phổ biến nhất. Lưu ý là 
rất ít bài kiểm tra ngắn kiểu như vậy đánh giá 
các kỹ năng tư duy bậc cao. 
Ưu điểm Nhược điểm 
- Đo lường nhiều mẫu nội dung 
- Mất ít thời gian để làm bài 
- Việc xem và cho điểm cũng nhanh chóng 
- Việc xem xét khiếu nại điểm cũng dễ dàng, 
phản hồi nhanh 
- Các câu hỏi có thể tái sử dụng trong các bài 
kiểm tra khác nhau 
- Độ đánh giá là chính xác 
- Tương đối khó tạo ngân hàng đề vì cần nhiều 
câu hỏi (so với dạng câu hỏi ngắn mà phía 
dưới chúng tôi sẽ trình bày) 
- Khó thiết lập các tiêu chí 
- Việc chấm điểm có thể chủ quan (tùy vào 
năng lực ra đề, có thể sẽ còn gây trang cãi về 
đáp án giống như trường hợp một số game 
show học thuật gần đây trên truyền hình) 
- Có thể khuyến khích việc đoán mò đáp án 
- Có ít cơ hội tranh luận và ít thể hiện tính độc đáo. 
Một số lời khuyên nếu sử dụng phương pháp 
đánh giá này: 
- Đáp án phải bao gồm ý tưởng ngắn gọn, đơn 
giản, rõ. Nên độc lập với các phần còn lại của 
câu hỏi. 
- Tránh các từ ngữ khó hiểu, gây nhầm lẫn 
- Đảm bảo các lựa chọn thay thế đều phù hợp 
về ngữ pháp, từ vựng với đáp án và tương tự 
về phong cách, dạng và độ dài. 
- Câu trả lời đúng sẽ xuất hiện không có khuôn 
mẫu và thường xuyên ở mỗi vị trí thay thế 
(tức là không nên để câu trả lời đúng ở tất cả 
các câu a, hoặc b, hoặc c, hoặc d) 
Theo kinh nghiệm của riêng chúng tôi, trong 
một số đề thi, phần lý thuyết chúng tôi áp dụng 
vừa là trắc nghiệm, vừa là trả lời ngắn lý thuyết, 
điều này giúp người học khi ghi nhớ sẽ nhớ các 
luận điểm chính, tập trung vào các sự kiện, 
thông tin chính, tránh lan man, diễn giải dài 
dòng. 
Ví dụ: câu trắc nghiệm cho môn Văn học 
Trung Quốc: 
Giả Đảo nổi tiếng với điển tích 
a. “thôi, xao” 
b. Hoàng Hạc lâu 
c. Ôm trăng mà chết 
d. Châu về hợp phố 
2. Câu hỏi- trả lời ngắn (short answer test)- 
không sử dụng thường xuyên để kiểm tra kỹ 
năng liên quan đến tư duy bậc cao 
Câu hỏi trả lời ngắn yêu cầu một câu trả lời 
ngắn gọn bao gồm một cụm từ, câu hoặc đoạn 
văn ngắn. Ví dụ: “giải thích ngắn gọn mục đích 
của ...  thang điểm 
đánh giá, các tiêu chuẩn thực hiện, tạo cơ hội 
cho người học có các đánh giá mẫu. 
Thực tập thực tế, điền dã là hoạt động phổ 
biến của các trường đại học, các khoa KHXH 
như văn học, ngôn ngữ học, lịch sử, nhân học, 
xã hội học, du lịch, quan hệ quốc tế, báo chí, 
truyền thông, Những ưu điểm, nhược điểm 
trên tạo lập căn cứ để hoàn thiện việc thực tập 
điền dã vì trên thực tế, công tác này khá quan 
trọng đối với người học và với mục tiêu của 
chương trình đào tạo. Thông qua hoạt động này, 
người học thực hành nhiều kỹ năng quan trọng 
cần thiết cho bản thân. Lấy ví dụ, Khoa Văn học 
tổ chức hoạt động thực tập thực tế hàng năm ở 
một địa phương với quy trình kỹ càng, có đi tiền 
trạm, có người hướng dẫn sinh viên, có đánh giá 
cuối đợt, có sử dụng kết quả thực tập vào các 
hoạt động nghiên cứu của Khoa, 
Hoạt động này chưa được chú ý ở bậc phổ 
thông, ngoại trừ việc tổ chức đi cắm trại cho học 
sinh (không thể xem như đây là hoạt động điền 
dã đúng nghĩa). Hoạt động điền dã, thực địa của 
học sinh phổ thông có lẽ nên được tổ chức nhiều 
hơn, phong phú hơn, ví dụ như đi bảo tàng, đi 
thăm mộ của một nhân vật được học trong sách 
giáo khoa, đi xem phim, xem kịch, dự các buổi 
giao lưu, thăm một trại mồ côi,và cần có 
những đánh giá cuối đợt một cách công khai, có 
thang điểm rõ ràng. 
6. Làm dự án (projects) - có thể kiểm tra các 
kỹ năng tư duy bậc cao 
Các dự án là một phần mở rộng của công việc 
liên quan đến các hoạt động dựa theo yêu cầu 
của môn học. Các dự án có thể là nhỏ hoặc lớn, 
do cá nhân hoặc nhóm thực hiện và có kết quả 
như báo cáo, thiết kế, tác phẩm nghệ thuật, wiki, 
poster hay sản phẩm, 
Ưu điểm Nhược điểm 
- Cho phép người học tham gia nhiều hơn và có 
trách nhiệm trong việc học tập. 
- Đánh giá người học học trong ngữ cảnh 
- Khuyến khích sáng kiến, sự độc lập và giải 
quyết vấn đề. 
- Có thể đánh giá một loạt các đầu ra bao gồm 
quản lý thời gian và công việc. 
- Thể hiện được các kỹ năng và các nỗ lực. 
- Có tính toàn diện, đa chiều và linh hoạt 
- Người học có thể khám phá một chủ đề sâu. 
- Cần nhiều thời gian để phát triển, và đánh 
giá, cho điểm. 
- Có thể gây ra sự so sánh giữa người học nếu 
các dự án khác nhau. 
- Có thể cần phải có sự hợp tác, làm việc 
online (nên cơ sở vật chất phải đảm bảo) 
- Có thể phải có sự đầu tư ngoài (ví dụ như tài 
chính, tài trợ,) 
Dạy học theo dự án là mô hình gần đây rất 
được quan tâm. Các ưu điểm và nhược điểm 
trình bày trên đây cho thấy đây là một hoạt động 
cần nhân rộng, khuyến khích. Tuy nhiên, cũng 
cần phải căn cứ vào tình hình về cơ sở vật chất, 
về thời gian để không biến dạy học dự án thành 
phong trào, hình thức, không thực chất. 
Một số trường THPT đã có những dự án 
thành công như dự án “Học sinh Phú Nhuận với 
Truyện Kiều”, “Lưu Quang Vũ- Sức sống cùng 
thời gian” của THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa”, 
“Sách và tuổi trẻ” của THPT Lê Thánh Tôn, 
Thông qua việc làm một dự án, người học có thể 
học được nhiều kỹ năng mềm, phát huy sự sáng 
tạo, yêu mến đối tượng của dự án, 
Ở trường đại học, những dự án của sinh viên 
là rất nhiều, ví dụ các cuộc thi văn học, thi ảnh, 
thi làm phim, các phong trào,đều rất hữu dụng 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
84 
cho sinh viên. 
7. Thuyết trình (presentations) - có thể kiểm 
tra các kỹ năng tư duy bậc cao 
Các bài thuyết trình thường là theo những chủ 
đề đã được chuẩn bị và có thể sử dụng những 
phương tiện trợ giúp như PowerPoint hay các tài 
liệu phát tay. Hình thức đánh giá này có thể thực 
hiện cá nhân hay nhóm. Các bài thuyết trình có 
thể có các hình thức khác nhau như đóng vai, hoạt 
động nhóm, hội thảo, thuyết trình hội nghị, tranh 
luận, trình bày sản phẩm, thời gian hỏi-đáp và bài 
phát biểu chính thức (speech). 
Ưu điểm Nhược điểm 
- Có thể đánh giá một loạt các chuẩn đầu ra bao 
gồm các kỹ năng chung 
- Việc đánh giá, cho điểm với các tiêu chí đặt 
ra nhanh chóng và đáng tin cậy 
- Người dạy có thể đánh giá ngay và phản hồi 
lập tức cho người học 
- Chủ đề đa dạng 
- Cho phép người học thể hiện tính độc đáo và 
quyền tranh luận. 
- Có thể mất nhiều thời gian trong giới hạn các 
cuộc họp lớp 
- Yêu cầu về công nghệ/ các phương tiện nghe 
nhìn cho người học (tức là cơ sở vật chất phải 
tốt) 
- Có thể làm người học hơi căng thẳng, lo lắng 
- Người học có khuynh hướng khi thuyết trình 
sẽ chỉ đọc. 
Một số lời khuyên nếu sử dụng phương pháp 
đánh giá này: 
- Đặt giới hạn thời gian tối thiểu và tối đa cho 
mỗi bài thuyết trình 
- Nếu chia nhóm thuyết trình, đưa ra trước yêu 
cầu từ người dạy, từ mỗi thành viên trong 
nhóm, điểm sẽ được bàn luận giữa các thành 
viên trong nhóm. 
- Cho người học cơ hội phát triển và thực hành kỹ 
năng nói trước công chúng trước khi thuyết trình. 
- Đảm bảo người học không được đọc bài 
trước khán giả, cần nhắc nhở, ngay cả khi họ 
sử dụng những tờ ghi chú. 
Phương pháp thuyết trình đang được sử dụng 
rộng rãi ở các trường đại học, và ngay cả trường 
khối trường phổ thông trung học, phổ thông cơ 
sở. Một lưu ý tưởng không thừa đó là cần cân 
nhắc số lượng và quy mô đề tài thuyết trình ở 
mỗi khóa học, không nên để quá nhiều, hoặc quá 
nặng. Nhiều lớp học bị cho quá nhiều đề tài thì 
người học sẽ làm quấy quá cho xong, không có 
chất lượng. Người dạy cũng cần theo dõi sát sao 
tiến trình chuẩn bị ở các nhóm/cá nhân để đảm 
bảo chất lượng thuyết trình đồng thời có những 
nhận xét kỹ lưỡng sau mỗi bài thuyết trình để 
người học có thêm kinh nghiệm. 
Một ý tưởng nữa cho hình thức đánh giá này 
là người dạy hoàn toàn có thể để các nhóm đánh 
giá chéo nhau trên cơ sở đưa ra một thang điểm 
(rubric) cụ thể và chính xác. Chúng tôi đã áp 
dụng nhiều năm nay cho môn học của mình và 
chúng tôi nhận thấy các nhóm đánh giá nhau khá 
chính xác, cẩn thận. 
8. Nghiên cứu tình huống (case study) - có 
thể kiểm tra các kỹ năng tư duy bậc cao 
Nghiên cứu tình huống liên quan đến tình 
huống, thông tin và các vấn đề có thể cung cấp 
cơ hội học tập sâu hơn cho người học. Tình 
huống có thể là một kinh nghiệm thực tế, bao 
gồm các chi tiết xác thực, hay kinh nghiệm thực, 
trong đó một số yếu tố được thay đổi để tránh 
nhận dạng, hoặc có thể là giả thuyết. Mục đích 
là để cung cấp cho người học cơ hội để khám 
phá và áp dụng các kỹ năng và lý thuyết mà họ 
đã học được trong một lĩnh vực nghiên cứu có 
liên quan. Một phân tích nghiên cứu tình huống, 
bao gồm phản hồi cá nhân của người học đối với 
tình huống, thường được trình bày dưới dạng 
một báo cáo viết hay nói. Trong các phân tích 
này, chúng ta có thể đánh giá về cách người học 
áp dụng kỹ năng và/ hoặc lý thuyết trong phạm 
vi các kết quả học tập dự kiến. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
85 
Ưu điểm Nhược điểm 
- Có thể bao quát một số chuẩn đầu ra 
- Khuyến khích việc học tập thực chất 
- Giúp phát triển các kỹ năng tư duy phản biện 
- Có thể phát triển kỹ năng viết bậc cao 
- Có thể đánh giá một loạt các kỹ năng hoặc kết 
quả học tập dự kiến bao gồm các kỹ năng 
chung 
- Ít đạo văn 
- Tiêu chuẩn đánh giá có thể khó xác định 
- Tính chủ quan có thể ảnh hưởng đến việc cho 
điểm 
- Mất thời gian cho điểm nhiều hơn. 
Một số lời khuyên nếu sử dụng phương pháp 
đánh giá này: 
- Nên đưa ra những chủ đề, trường hợp để nghiên 
cứu có liên hệ với chương trình học, dựa vào 
kinh nghiệm và trình độ của người học. 
- Đảm bảo các trường hợp nghiên cứu phải 
phức tạp, chưa rõ ràng để người học có thể 
áp dụng kiến thức về lý thuyết và kỹ năng. 
- Xác lập rõ ràng về hình thức cho báo cáo, 
đưa ra các mẫu báo cáo tốt. 
- Nếu có kế hoạch đánh giá chất lượng của các 
bài viết học thuật và nguồn tham khảo, phải 
nêu rõ trong tiêu chí đánh giá. 
Nghiên cứu trường hợp/ tình huống là phương 
pháp các môn Ngữ văn hay sử dụng ở bậc đại 
học, sau đại học, nhất là trong trường hợp làm 
tiểu luận, niên luận, khóa luận tốt nghiệp. Như 
vậy, lưu ý nhất vẫn là các trường hợp nghiên cứu 
phải có điểm mới, điểm chưa rõ ràng để người 
học áp dụng các kiến thức đã học. Thang điểm 
cần cụ thể, chặt chẽ để tránh trường hợp đạo văn. 
9. Làm áp phích (poster) - có thể kiểm tra 
các kỹ năng tư duy bậc cao 
Làm áp phích/poster là biểu diễn trực quan 
một chủ đề hoặc kết quả của một hoạt động học 
tập. Poster có thể sử dụng các phương tiện 
truyền thông khác nhau, bao gồm công nghệ học 
tập, có thể làm cá nhân hoặc làm nhóm. 
Ưu điểm Nhược điểm 
- Cho phép sáng tạo và độc đáo 
- Có thể đánh giá một loạt các kết quả. 
- Cho điểm bằng cách sử dụng các tiêu chí thì 
nhanh chóng và hiệu quả 
- Cho phép nhiều chủ đề đa dạng 
- Khuyến khích học tập tích cực 
- Có khả năng đánh giá chéo được. 
- Có thể tập trung quá mức vào phần hình 
thức, thuyết trình hơn là nội dung hoặc kiến 
thức 
- Việc so sánh các cá nhân/ nhóm sẽ khó khan 
vì poster có thể rất khác nhau 
- Có thể cần sự hỗ trợ tài chính. 
Một số lời khuyên nếu sử dụng phương pháp 
đánh giá này: 
- Đưa ra mục đích và điểm các tiêu chí rõ ràng 
cho người học trước khi họ bắt đầu làm 
poster. 
- Không đặt nhiệm vụ mà người học có thể tìm 
thấy được (ví dụ trên các web), làm vậy sẽ 
thúc đẩy việc đạo văn. 
- Cung cấp các ví dụ về chú thích của cả hai ví 
dụ tốt và không thể chấp nhận được. 
- Sắp xếp một cuộc trưng bày công khai các 
poster hoàn chỉnh. 
Thực tế những năm gần đây, ngay tại Khoa 
Văn học, ở một số môn đã có giảng viên yêu cầu 
sinh viên làm poster và thu được phản hồi, hiệu 
ứng khá tốt. Ví dụ việc làm poster các tác phẩm 
thuộc các thể loại khác nhau trong môn “Loại 
thể văn học”, poster các trường phái nghệ thuật 
trong môn “Đại cương Nghệ thuật học”, 
10. Tạp chí và blog (journals and blogs) - có 
thể kiểm tra các kỹ năng tư duy bậc cao 
Các tạp chí và blog được người học viết trong 
một khoảng thời gin, chẳng hạn như một học kỳ, 
để phản ánh kinh nghiệm học tập của họ. Hình 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
86 
thức này tạo cơ hội cho người học thể hiện cảm 
xúc, suy nghĩ và niềm tin của họ về nội dung và 
quá trình học tập và bản thân họ trong một phong 
cách và cấu trúc viết không chính thức.
Ưu điểm Nhược điểm 
- Khuyến khích sự tham gia và có trách nhiệm 
trong việc học. 
- Khuyến khích việc tự đánh giá và phản ảnh 
- Cung cấp thông tin chi tiết về người học như 
cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, 
- Toàn diện, đa chiều 
- Khuyến khích việc viết thường xuyên, kéo dài, 
ngay cả khi kết thúc môn học. 
- Khó xác định các tiêu chí đánh giá 
- Đòi hỏi phải có thời gian để thiết lập các yêu 
cầu cao. 
- Các vấn đề về sự riêng tư và bảo mật cần 
được lưu ý 
- Người học có thể bắt chước từ các tạp chí 
- Có thể không phát triển kỹ năng viết hàn lâm. 
Một số lời khuyên nếu sử dụng phương pháp 
đánh giá này: 
- Minh bạch và xác định nhóm người đọc các tạp 
chí/blog tự tạo này để đảm bảo tính bảo mật. 
- Khuyến khích ý kiến xây dựng nếu người 
học đang sử dụng một blog. 
- Đề xuất một số lĩnh vực để người học tập 
trung, có thể sử dụng những câu hỏi gợi ý, 
hướng dẫn. 
- Người dạy cần có những phản hồi, nhận xét 
thường xuyên, nhất là trong giai đoạn đầu. 
- Giữ nhật ký hoặc viết blog chia sẻ bài học 
với người học. 
Hình thức đánh giá bằng cách cho người học 
tự tạo các tạp chí, blog như trên hiện đang bắt 
đầu xuất hiện trong các môn KHXH. Chúng ta 
có thể nhìn thấy dưới dạng những format khác, 
ví dụ như người học tự tạo các trang trên 
facebook theo một chủ đề được người dạy gợi ý 
hoặc cho trước, sau đó giáo viên sẽ theo dõi 
trang đó hoạt động thế nào, tương tác giữa các 
thành viên, giữa người đọc- chủ trang, Một ví 
dụ cụ thể là môn Văn học Nga của Khoa Văn 
học đang được GV thực hiện cách đánh giá này. 
11. Hồ sơ cá nhân (portfolio) - có thể kiểm 
tra các kỹ năng tư duy bậc cao 
Portfolio là một sưu tập có mục đích của 
người học về những thành tích, công việc mà họ 
đạt được để cho thấy những nỗ lực, tiến bộ và 
thành tựu theo thời gian. 
Ưu điểm Nhược điểm 
- Khuyến khích sự tham gia và trách nhiệm học 
tập 
- Đánh giá người học trong bối cảnh học tập 
- Khuyến khích sự tự đánh giá và phản ảnh 
- Có thể đánh giá một loạt các kỹ năng hoặc kết 
quả bao gồm các kỹ năng chung. 
- Cho phép giới thiệu các kỹ năng và thành tựu 
của người học 
- Có tính toàn diện, đa chiều và linh hoạt 
- Mất nhiều thời gian để phát triển portfolio và 
đánh giá 
- Có thể khó xác định việc đánh giá 
- Có thể yêu cầu tài trợ, các nguồn lực khác 
- Việc so sánh các sinh viên sẽ khó khăn vì 
portfolio sẽ rất đa dạng 
- Có thể chiếm diện tích trưng bày nếu không 
phải là e-portfolio. 
Một số lời khuyên nếu sử dụng phương pháp 
đánh giá này: 
- Cung cấp ví dụ một số portfolio đã hoàn thành. 
- Nên ghi chú một số mục bắt buộc trong 
portfolio thể hiện các hoạt động học tập, 
phản ánh, tự đánh giá. 
- Cung cấp các câu hỏi hướng dẫn cho việc 
phản ánh và tự đánh giá. 
Hình thức đánh giá bằng cách cho làm 
portfolio hiện nay chưa phổ biến ở các môn học, 
chủ yếu là các hồ sơ xin học bổng, xin việc. Học 
sinh sinh viên chưa có những chỉ dẫn hoặc huấn 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
87 
luyện làm portfolio sao cho hiệu quả, rõ ràng, 
bộc lộ những ưu điểm, thành tích của mình. 
Trên đây là một số hình thức đánh giá môn 
học, đặc biệt hữu ích cho các môn KHXH mà 
chúng ta có thể áp dụng trong quá trình dạy học. 
Những hình thức đánh giá này đa dạng, hướng 
đến việc đánh giá quá trình học, đến những kỹ 
năng, phương pháp tiếp cận kiến thức. Tuy 
nhiên, việc áp dụng cũng phải rất cơ động, uyển 
chuyển trong những bối cảnh thuận lợi nhất định 
thì mới thành công. 
Tài liệu tham khảo 
Curtin Teaching and Learning. (2010). Developing 
Appropriate Assessment Tasks. In Teaching 
and Learning at Curtin 2010. Curtin 
University: Perth. (pp.22-46). 
https://clt.curtin.edu.au/local/downloads/lear
ning_teaching/tl_handbook/tlbookchap5_20
12.pdf 

File đính kèm:

  • pdfcac_hinh_thuc_danh_gia_cho_mon_ngu_van_trong_day_va_hoc.pdf