Bước đầu phát triển công cụ tối ưu góc collimator trong xạ phẫu có nhiều thể tích điều trị
Đối tượng: Nghiên cứu này bước đầu phát triển công cụ tính toán tối ưu góc Collimator cho xạ phẫu
có từ hai thể tích điều trị trở lên để khắc phục hiện thượng cầu liều và cải thiện chỉ số Gamma Pass Rate
khi kiểm tra chất lượng kế hoạch điều trị.
Phương pháp: Kích thước, tọa độ các thể tích điều trị được xác định trên phần mềm lập kế hoạch
Eclipse v13.6 là dữ liệu đầu vào của công cụ tối ưu góc Collimator. Với mỗi góc Collimator, có vector
Collimator tương ứng qua đó xác định một mặt phẳng nhận vector Collimator làm vector pháp tuyến gọi là
mặt phẳng chiếu. Thực hiện quay Gantry hết một cung, mỗi góc quay tính diện tích chồng chập các hình
chiếu của các thể tích điều trị trên mặt phẳng chiếu cộng vào tổng S. Góc Collimator tối ưu là góc có tổng
diện tích S nhỏ nhất.
Kết quả: Đánh giá 5 trường hợp được chỉ định xạ phẫu, có từ 2 đến 3 thể tích điều trị, kế hoạch được
lập với góc Collimator theo khuyến cáo của công cụ tối ưu đều cho kết quả giảm cầu liều và tăng chỉ số
Gamma Pass Rate trong khi vẫn giữ được chất lượng kế hoạch so với kế hoạch chưa tối ưu
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu phát triển công cụ tối ưu góc collimator trong xạ phẫu có nhiều thể tích điều trị
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 325 BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ TỐI ƯU GÓC COLLIMATOR TRONG XẠ PHẪU CÓ NHIỀU THỂ TÍCH ĐIỀU TRỊ MAI THÁI HỌC1, PHẠM QUANG TRUNG2 Địa chỉ liên hệ: Mai Thái Học Email: hocmaithai1995@gmail.com Ngày nhận bài: 09/10/2020 Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 ThS. Trung tâm Y học Hạt nhân & Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai 2 TS. Khoa Xạ trị - Xạ phẫu - Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều trường hợp khối u não và một số bệnh lý sọ não ở những vị trí không thể thực hiện được phẫu thuật. Trước khó khăn, thách thức như vậy, một số phương pháp điều trị u não và bệnh lý sọ não đã ra đời. Một trong các phương pháp đó là xạ phẫu. Năm 1967, thế hệ máy xạ phẫu Gamma Knife đầu tiên được xây dựng tại nhà máy hạt nhân Studsvik với 179 nguồn Cobalt-60 tập trung bức xạ từ nhiều hướng, tổng liều hấp thụ tại khối u sẽ lớn đủ để hủy diệt chúng, trong khi vùng mô não khỏe mạnh xung quanh chỉ nhận một liều nhỏ nên ít bị nguy hại[1]. Cho đến nay có rất nhiều phiên bản Gamma Knife được nghiên cứu và xây dựng, chủ yếu là cải thiện khả năng định vị, tăng số nguồn hay thay đổi cơ cấu cung cấp bức xạ đến thể tích điều trị. Với sự cải thiện không ngừng của bộ chuẩn trực đa lá MLC (Multileaf Collimator) trên máy gia tốc xạ trị, ngày nay xạ phẫu đã được nghiên cứu tiến hành triển khai trên cơ sở một số kỹ thuật xạ trị: Intensity Modulated Radiation Therapy (IMRT), Volumetric Modulated Arc Therapy (VMAT), Dynamic Conformal Arc Therapy (DCAT), Image Guided Radiation Therapy (IGRT). Tháng 6 năm 2019, Irina Vergalasova và các cộng sự trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng so với xạ phẫu bằng Gamma Knife, xạ phẫu sử dụng kỹ thuật VMAT với các cung không đồng phẳng cho chỉ số trùng khớp liều Conformity Index (CI) bằng hoặc cao hơn; chỉ số suy giảm liều Gradient Index (GI) tương đồng với thể tích điều trị đường kính lớn hơn 1cm, thấp hơn với thể tích điều trị đường kính nhỏ hơn 1cm; thời gian điều trị giảm đáng kể[2]. Với những trường hợp bệnh nhân có 1 thể tích điều trị thì việc lập kế hoạch xạ phẫu sử dụng kỹ thuật VMAT hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, những trường hợp có từ 2 thể tích điều trị trở lên trên một kế hoạch thì có một vấn đề thường xuất hiện đó là cầu liều giữa các thể tích điều trị và chính những điểm tại vùng cầu liều này làm chỉ số Gamma Pass Rate thấp khi kiểm tra chất lượng kế TÓM TẮT Đối tượng: Nghiên cứu này bước đầu phát triển công cụ tính toán tối ưu góc Collimator cho xạ phẫu có từ hai thể tích điều trị trở lên để khắc phục hiện thượng cầu liều và cải thiện chỉ số Gamma Pass Rate khi kiểm tra chất lượng kế hoạch điều trị. Phương pháp: Kích thước, tọa độ các thể tích điều trị được xác định trên phần mềm lập kế hoạch Eclipse v13.6 là dữ liệu đầu vào của công cụ tối ưu góc Collimator. Với mỗi góc Collimator, có vector Collimator tương ứng qua đó xác định một mặt phẳng nhận vector Collimator làm vector pháp tuyến gọi là mặt phẳng chiếu. Thực hiện quay Gantry hết một cung, mỗi góc quay tính diện tích chồng chập các hình chiếu của các thể tích điều trị trên mặt phẳng chiếu cộng vào tổng S. Góc Collimator tối ưu là góc có tổng diện tích S nhỏ nhất. Kết quả: Đánh giá 5 trường hợp được chỉ định xạ phẫu, có từ 2 đến 3 thể tích điều trị, kế hoạch được lập với góc Collimator theo khuyến cáo của công cụ tối ưu đều cho kết quả giảm cầu liều và tăng chỉ số Gamma Pass Rate trong khi vẫn giữ được chất lượng kế hoạch so với kế hoạch chưa tối ưu. Từ khóa: Xạ phẫu, Collimator, cầu liều, Gamma Pass Rate. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 326 hoạch. Nguyên nhân xuất hiện cầu liều là do góc Collimator chưa hợp lý dẫn đến những khoảng trống giữa các thể tích điều trị và do đó, khi tính phân bố liều sẽ xuất hiện vùng cầu liều giữa 2 thể tích điều trị. Vấn đề này có thể giải quyết khi thay đổi góc Collimator. Về mặt lý thuyết, để giải quyết vấn đề cầu liều thì chỉ cần chọn góc Collimator sao cho không có khoảng trống giữa các thể tích điều trị. Tuy nhiên, thực tế với xạ phẫu dựa trên kỹ thuật VMAT, do sử dụng cung chiếu nên góc nhìn thể tích điều trị thay đổi liên tục dẫn đến lựa chọn góc Collimator gặp khó khăn, chủ yếu dựa trên cảm tính và các lần thử. Như vậy việc lập kế hoạch sẽ mất nhiều thời gian hơn và đôi khi các góc Collimator được lựa chọn chưa phải là tối ưu. Khi kiểm chuẩn kế hoạch (Quatily Assurance Plan - QA Plan) trước điều trị, những điểm thuộc vùng cầu liều này có sự chênh lệch lớn khi so sánh giữa phân bố liều tính toán và đo đạc. Chính sự chênh lệch này dẫn đến chỉ số Gamma Pass Rate thường thấp và đôi khi nhỏ hơn nhỏ hơn ngưỡng 95%. Để giải quyết vấn đề này cần phát triển công cụ giúp hỗ trợ việc lựa chọn góc Collimator đặt tên là Collimator Optimization for SRS tối ưu để hạn chế xuất hiện cầu liều và qua đó cải thiện chỉ số Gamma Pass Rate. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu là 5 trường hợp được chỉ định điều trị xạ phẫu, có từ 2 đến 3 thể tích điều trị, thông tin trong Bảng 1. Ảnh CT (Computed Tomography) được chụp trên máy GE Optima 580, kế hoạch lập trên phần mềm Eclipse phiên bản 13.6, máy điều trị TrueBeam STx. Bảng 1. Dữ liệu 5 trường hợp nghiên cứu Trường hợp Số thể tích Kích thước (cm3) Vị trí tương đối 1 2 1,9 - 3,4 Phải 2 2 2,2 - 2,2 Trái 3 2 2,4 - 2 Trung tâm 4 2 4 - 6,9 Trung tâm 5 3 4,7 - 5,3 - 6,4 Trung tâm Phương pháp nghiên cứu Thuật toán Sau khi vẽ thể tích điều trị trên phần mềm lập kế hoạch Eclipse v13.6 thì thông tin về kích thước, tọa độ của chúng đồng thời của Isocenter được xác định. Những thông tin này chính là dữ liệu đầu vào của công cụ Collimator Optimization for SRS. Với mỗi góc C ... sue N5-2020-Vol 2 328 Bước 2: Xác định vector cùng phương với MLC – gọi là có độ dài bằng 1 (2) Với điều kiện kết hợp ta tính được tọa độ của vector như sau: (3) Bước 3: Xác định mặt phẳng để chiếu các thể tích điều trị Mặt phẳng này sẽ nhận vector làm vector pháp tuyến. Phương trình mặt phẳng như sau: (4) Bước 4: Xác định tọa độ hình chiếu tâm các thể tích điều trị trên mặt phẳng chiếu M(xM; yM; zM) là tâm của thể tích điều trị. H(xH; yH; zH) là hình chiếu của tâm thể tích điều trị trên mặt phẳng chiếu. (5) Trong đó: (6) Bước 5: Tính diện tích giao các thể tích điều trị trên mặt phẳng chiếu Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 329 Hình 2. Bài toán tính diện tích giao của 2 đường tròn Trên thực tế, các khối u nội sọ có kích thước nhỏ, hình dạng khá gần dạng cầu nên để thuận tiện tính toán, trong nghiên cứu này sẽ giả thiết các khối u nội sọ là dạng cầu. Như vậy hình chiếu các thể tích điều trị trên mặt phẳng chiếu là các hình tròn. Bài toán tính diện tích giao các hình chiếu thể tích điều trị trên mặt phẳng chiếu như sau: A(x0; y0; z0), bán kính R1 B(x1; y1; z1), bán kính R2 Đặt: Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu Mỗi trường hợp được lập hai kế hoạch giống hệt nhau về các thông số: góc giường, cung chiếu, giới hạn optimization, chỉ khác nhau về góc Collimator. Trong đó một kế hoạch sử dụng góc Collimator bất kì và một kế hoạch sử dụng góc Collimator theo khuyến cáo của công cụ Collimator Optimization for SRS. Đánh giá hai kế hoạch trên các tiêu chí: độ trùng khớp liều - chỉ số CI, độ suy giảm liều - chỉ số GI, phân bố liều trên các cơ quan lành. Các kế hoạch được QA kiểm tra chất lượng trên EPID, đánh giá theo phương pháp Gamma Index. Các tiêu chí đánh giá được lựa chọn như sau: Hình 3. Định nghĩa các thể tích nghiên cứu (PTV: Thể tích điều trị; VPIV: Thể tích nhận liều chỉ định; PTVPIV: Thể tích điều trị nhận liều chỉ định; V50: Thể tích nhận 50% liều chỉ định) Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 330 Chỉ số trùng khớp liều CI theo Paddick năm 2000[3] (8) Chỉ số CIPaddick có giá trị trong khoảng từ 0 (toàn bộ thể tích điều trị không nhận được liều chỉ định) đến 1 (thể tích nhận liều chỉ định trùng khớp với thể tích điều trị). Giá trị lý tưởng của CIPaddick bằng 1. Chỉ số suy giảm liều GI theo Paddick năm 2006[4] (9) GI là một công cụ nhằm đo lường một cách khách quan sự suy giảm liều bên ngoài khối u. Chỉ số GI càng thấp có nghĩa tổng thể tích bên ngoài PTV phải chịu liều đáng kể (liều ≥ 50% liều chỉ định) càng nhỏ thì kế hoạch càng tối ưu. Theo khuyến cáo, chỉ số GI phù hợp trong khoảng từ 3,0 đến 5,0 và chấp nhận được nếu ≤ 3,0. Chỉ số Gamma Pass Rate[5] (10) Chỉ số Gamma Index γ được định nghĩa như sau: (11) Trong đó: là điểm tham chiếu trên phân bố liều thực tế đo được. là điểm trên phân bố liều tính toán. là khoảng cách giữa điểm tham chiếu và điểm tính toán (mm). là độ chênh lệch liều giữa điểm tham chiếu và điểm tính toán (%). δr (mm) và δD (%) được lựa chọn tùy thuộc yêu cầu độ chính xác của kế hoạch, thông thường lựa chọn 1 mm, 2 mm, 3 mm và 1%, 2%, 3%. Bộ δr và δD tạo nên một Elip mà những điểm nằm trong Elip đó sẽ có γ < 1. γ ≤ 1 cặp điểm được coi là tương đồng. γ >1 cặp điểm được coi là không tương đồng. Nghiên cứu này lựa chọn tiêu chuẩn ∆D = 2%, ∆r = 1mm; phân bố liều trên tính toán và thực tế được xem là tương đồng với nhau khi chỉ số Gamma Pass Rate ≥ 95% và chỉ số này càng lớn càng tốt[5]. Kết quả và bàn luận Sau khi lập kế hoạch, tiến hành so sánh hai nhóm kế hoạch thông qua các chỉ số: Chỉ số CIPaddick, chỉ số GIPaddick, cầu liều, chỉ số Gamma Pass Rate, phân bố liều trên cơ quan lành. Kết quả được trình bày trong các phần sau: Chỉ số CIPaddick và GIPaddick Bảng 2. Chỉ số CIPaddick và GIPaddick của các kế hoạch nghiên cứu CIPaddick GIPaddick Trường hợp 1 Không tối ưu 0,74 3,71 Có tối ưu 0,74 3,71 Trường hợp 2 Không tối ưu 0,80 3,44 Có tối ưu 0,79 3,26 Trường hợp 3 Không tối ưu 0,76 3,10 Có tối ưu 0,78 3,07 Trường hợp 4 Không tối ưu 0,74 3,92 Có tối ưu 0,78 3,65 Trường hợp 5 Không tối ưu 0,81 3,31 Có tối ưu 0,80 3,39 Bảng 3. Chỉ số CIPaddick và GIPaddick trung bình của một số nghiên cứu khác Nghiên cứu CIPaddick GIPaddick Jan Hofmaier và sộng sự[6] 0,73 ---- Thomas EM và cộng sự[7] 0,72 ---- Grant M. Clark và cộng sự[8] ---- 3,34 Ruggero Ruggieri và cộng sự[9] ---- 4,41 Ase Ballangrud và cộng sự[10] ---- 4,2 Salim Balik và cộng sự[11] 0,67 3,6 Không có sự khác biệt đáng kể khi so sánh chỉ số CIPaddick và GIPaddick giữa 2 kế hoạch không tối ưu và có tối ưu góc Collimator trong cả 5 trường hợp nghiên cứu (Bảng 2). Cả 2 chỉ số này có giá trị tương đương hoặc tốt hơn so với giá trị trung bình trong nghiên cứu của Jan Hofmaier năm 2019[6], Thomas EM năm 2014[7], Grant M. Clark năm 2012[8], Ruggero Ruggieri năm 2018[9], Ballangrud A năm 2018[10], Salim Balik năm 2018[11] cùng các cộng sự như Bảng 3 Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 331 Cầu liều và chỉ số Gamma Pass Rate Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Trường hợp 4 Trường hợp 5 Hình 4. Phân bố liều trên 5 trường hợp đánh giá kết quả công cụ (Hình ảnh từ phần mềm Eclipse v13.6) Bảng 4. Kết quả chỉ số Gamma Pass Rate của 5 trường hợp đánh giá công cụ Collimator Optimization for SRS Trường hợp Chỉ số Gamma Pass Rate (%) Chưa tối ưu góc Collimator Tối ưu góc Collimator 1 91,0 97,1 2 94,1 95,0 3 95,0 96,8 4 93,4 96,0 5 89,6 99,8 Phân bố liều trên cơ quan lành Bảng 5. Phân bố liều trên cơ quan lành Optimize Collimator Len L Len R Brain Stem Optic L Optic R Eye L Eye R Trường hợp 1 có 0,4 1,4 6,4 0,82 0,99 0,54 1,66 không 0,42 1,26 6,2 0,87 1,19 0,72 1,76 Trường hợp 2 có 0,19 0,31 3,4 1,6 0,4 - - không 0,24 0,29 2,78 1,95 0,38 - - Trường hợp 3 có 0,22 0,31 2,79 1,8 0,95 - - Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 332 không 0,33 0,40 2,82 1,5 0,95 - - Trường hợp 4 có 0,27 0,58 - - - 1,69 1,78 không 0,26 0,73 - - - 1,45 1,56 Trường hợp 5 có 3,8 3,54 - - - 4,7 4,16 không 4,15 2,84 - - - 4,91 3,48 Không có sự khác biệt đáng kể về phân bố liều trên cơ quan lành giữa kế hoạch chưa tối ưu và có tối ưu góc Collimator theo khuyến cáo của công cụ Collimator Optimization for SRS. Điều này có thể giải thích bởi hai yếu tố: + Các thể tích điều trị nằm xa các cơ quan nguy cấp. + Tại bước tối ưu hóa kế hoạch, các cơ quan lành đã được đặt giới hạn liều và trọng số ưu tiên phù hợp. Nhận xét 5 trường hợp được chọn để đánh giá công cụ Collimator Optimization for SRS có từ 2 đến 3 thể tích điều trị, thể tích trong khoảng 1,9 - 6,9cm3, ở các vị trí tương đối trái, phải, trung tâm. Mỗi trường hợp được lập lần lượt 1 kế hoạch chưa tối ưu góc Collimator và 1 kế hoạch sử dụng góc Collimator theo khuyến cáo của công cụ Collimator Optimization for SRS. Kết quả cho thấy những kế hoạch có sự tối ưu góc Collimator đã giải quyết được vấn đề cầu liều và cải thiện chỉ số Gamma Pass Rate đáng kể trong khi vẫn giữ được chất lượng kế hoạch so với những kế hoạch chưa tối ưu góc Collimator. Khi loại bỏ được cầu liều, có thể thấy thể tích não lành chịu liều đáng kể cũng sẽ giảm. Điều này rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả điều trị của kỹ thuật xạ phẫu cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống đối với người bệnh. Mặc dù phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau nhưng hiệu quả của công cụ Collimator Optimization for SRS trong nghiên cứu này có sự tương đồng với nghiên cứu của Qixue Wu và các cộng sự[12]. KẾT LUẬN Trong xạ phẫu có nhiều thể tích điều trị, việc lựa chọn hình học chiếu nói chung và góc Collimator nói riêng quyết định rất lớn đến chất lượng của kế hoạch cụ thể là vấn đề xuất hiện cầu liều và chỉ số Gamma Pass Rate thấp. Thuật toán tính tổng diện tích chồng chập hình chiếu các thể tích điều trị trên mặt phẳng nhận vector hướng Collimator làm vector pháp tuyến đã cho thấy hiệu quả trong việc xác định góc Collimator tối ưu. So với kế hoạch chưa tối ưu góc Collimator thì kế hoạch sử dụng góc Collimator theo khuyến cáo của công cụ Collimator Optimization for SRS đã loại bỏ được cầu liều và cải thiện đáng kể chỉ số Gamma Pass Rate. Công cụ Collimator Optimization for SRS có thể được ứng dụng trong thực tế để đưa ra khuyến cáo lựa chọn góc Collimator cho các kế hoạch có từ 2 thể tích điều trị trở lên để giải quyết bài toán cầu liều và cải thiện chỉ số Gamma Pass Rate. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một bước trong cả quy trình lập kế hoạch, còn những thông số khác ảnh hưởng đến phân bố liều như góc giường, góc Gantry, vị trí Isocenter. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển công cụ tính toán hỗ trợ lựa chọn góc góc giường, góc Gantry, vị trí Isocenter. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajay Niranjan, Douglas Kondziolka, Josef Novotny, Jagdish Bhatanagar, L Dade Lunsford, (2014), Gamma Knife Radiosurgery: Current Technique. 2. Irina Vergalasova, Haisong Liu, Michelle Alonso- Basanta, Lei Dong, Jun Li, Ke Nie, Wenyin Shi, Boon-Keng Kevin Teo, Yan Yu, Ning Jeff Yue, Wei Zou and Taoran Li, (2019), Multi-Institutional Dosimetric Evaluation of Modern Day Stereotactic Radiosurgery (SRS) Treatment Options for Multiple Brain Metastase, Front. Oncol. 9:483. 3. Ian Paddick, M.SC (2000), A simple scoring ratio to index the conformity of radiosurgical treatment plans, J Neurosurg (Suppl 3) 93:219 - 222. 4. Ian Paddick, M.SC., Bodo Lippitz, M.D (2006), A simple dose gradient measurement tool to complement the conformity index, J Neurosurg (Suppl) 105:194–201. 5. Daniel A.Low, William B. Harms, Sasa Mutic, James A. Purdy, (1998), A technique for the Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 333 quantitative evaluation of dose distributions, Medical Physics, 25(5), 656 - 661. 6. Hofmaier J, Bodensohn R, Garny S, Hadi I, Fleischmann DF, Eder M, Dinc Y, Reiner M, Corradini S, Parodi K, Belka C, Niyazi M, (2019), Single isocenter stereotactic radiosurgery for patients with multiple brain metastases: dosimetric comparison of VMAT and a dedicated DCAT planning tool, Radiat Oncol., 14(1): 103 7. Thomas EM, Popple RA, Wu X, Clark GM, Markert JM, Guthrie BL, Yuan Y, Dobelbower MC, Spencer SA, Fiveash JB, (2014), Comparison of plan quality and delivery time between volumetric arc therapy (RapidArc) and Gamma Knife radiosurgery for multiple cranial metastases, Neurosurgery; 75(4):409-17. 8. Grant M. Clark MD, Richard A. Popple PhD, Brendan M. Prendergast MD, Sharon A. Spencer MD, Evan M. Thomas MS, John G. Stewart MD, Barton L. Guthrie MD, James M. Markert MD, John B. Fiveash MD, (2012), Plan quality and treatment planning technique for single isocenter cranial radiosurgery with volumetric modulated arc therapy, Practical Radiation Oncology 2, 306 - 313. 9. Ruggero Ruggieri, Stefania Naccarato, Rosario Mazzola, Francesco Ricchetti, Stefanie Corradini, Alba Fiorentino, Filippo Alongi, (2018), Linac-based VMAT radiosurgery for multiple brain lesions: comparison between a conventional multi-isocenter approach and a new dedicated mono-isocenter technique, Radiation Oncologyvolume 13, Article number: 38. 10. Ballangrud Å, Kuo LC, Happersett L, Lim SB, Beal K, Yamada Y, Hunt M, Mechalakos J, (2018), Institutional experience with SRS VMAT planning for multiple cranial metastases, J Appl Clin Med Phys; 19(2):176-183. 11. Salim Balik, PhD, Samuel Chao, MD, and Gennady Neyman, PhD, (2018), Gamma Knife and volumetric modulated arc therapy stereotactic radiosurgery plan quality and OAR sparing comparison for pituitary adenomas and vestibular schwannomas, J Radiosurg SBRT; 5(3): 237 - 247. 12. Qixue Wu, Karen Chin Snyder, Chang Liu, Yimei Huang, Bo Zhao, Indrin J. Chetty & NingWen, (2016), Optimization of Treatment Geometry to Reduce Normal Brain Dose in Radiosurgery of Multiple Brain Metastases with Single– Isocenter Volumetric Modulated Arc Therapy, Scientific Reports, 6(1). Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 334 ABSTRACT Developing the Collimator angle optimization tool in stereotactic radiosurgery with multiple metastatic target Subjects: This study developed the Collimator angle optimization tool for Stereotactic Radiosurgery with two or more treatment volumes to eliminate the dose bridges and improve the Gamma Pass Rate when doing the quality assurance plan. Methods: Dimensions, coordinates of treatment volumes determined on Eclipse v13.6 planning system are input data of Collimator angle optimization tool. For each Collimator angle, there is the corresponding Collimator vector that defines a plane receiving the Collimator vector as a normal vector called the projection plane. Rotate Gantry by one arc, each rotation angle calculates the overlapping area of the projections of the treatment volumes on the projection plane and add to the S total. The optimal Collimator angle is the one that has the smallest S total. Results: Assessing 5 cases where Stereotactic Radiosurgery is indicated, 2 to 3 treatment volumes, all plans with the Collimator angle as recommended by the optimization tool have the results of reducing the dose bridge and increasing the Gamma Pass Rate (GPR) while still retains the plan quality when compared with the nonoptimal plan. Keywords: Stereotactic Radiosurgery, collimator, dose bridge, Gamma Pass Rate.
File đính kèm:
- buoc_dau_phat_trien_cong_cu_toi_uu_goc_collimator_trong_xa_p.pdf