Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam

Từ xưa, mục đồng vốn là một biểu tượng gắn liền với làng quê Việt Nam, phổ biến đến

nỗi khi nhắc đến là người ta mường tượng ngay một chú bé chăn trâu đang thổi sáo hay ngồi

vắt vẻo trên mình trâu mà nhâm nhi vài ngọn cỏ. Thế nhưng biểu tượng này không chỉ dừng

lại ở tầng nghĩa là hình ảnh tượng trưng cho sự yên bình của làng quê Việt Nam. Bài viết sẽ

hệ thống lại các giá trị của biểu tượng này trong tâm thức người bình dân, qua đó lý giải thế

giới quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp từ xa xưa đến những nỗ lực lưu giữ ở hiện

tại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mục đồng, thế nhưng nghiên cứu dưới góc nhìn

văn hóa học theo một lý thuyết văn hóa cụ thể thì hầu như chưa có ai thực hiện. Với bài viết

này, chúng tôi áp dụng cấu trúc phổ biến trong nghiên cứu văn hóa dân gian, gồm 4 thành

phần: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức và văn hóa tái hiện

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 1

Trang 1

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 2

Trang 2

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 3

Trang 3

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 4

Trang 4

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 5

Trang 5

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 6

Trang 6

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 7

Trang 7

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 8

Trang 8

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 9

Trang 9

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 12241
Bạn đang xem tài liệu "Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 57 
BIỂU TƯỢNG MỤC ĐỒNG TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM 
Phan Nguyễn Quỳnh Anh* 
Tóm tắt 
Từ xưa, mục đồng vốn là một biểu tượng gắn liền với làng quê Việt Nam, phổ biến đến 
nỗi khi nhắc đến là người ta mường tượng ngay một chú bé chăn trâu đang thổi sáo hay ngồi 
vắt vẻo trên mình trâu mà nhâm nhi vài ngọn cỏ. Thế nhưng biểu tượng này không chỉ dừng 
lại ở tầng nghĩa là hình ảnh tượng trưng cho sự yên bình của làng quê Việt Nam. Bài viết sẽ 
hệ thống lại các giá trị của biểu tượng này trong tâm thức người bình dân, qua đó lý giải thế 
giới quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp từ xa xưa đến những nỗ lực lưu giữ ở hiện 
tại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mục đồng, thế nhưng nghiên cứu dưới góc nhìn 
văn hóa học theo một lý thuyết văn hóa cụ thể thì hầu như chưa có ai thực hiện. Với bài viết 
này, chúng tôi áp dụng cấu trúc phổ biến trong nghiên cứu văn hóa dân gian, gồm 4 thành 
phần: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức và văn hóa tái hiện. 1 
Từ khóa: biểu tượng, văn hóa dân gian, lễ hội, mục đồng 
1. Khái quát về hình tượng mục đồng 
trong văn hóa 
Mục đồng theo nghĩa đen là người 
chăn gia súc. Ở cả hai nền văn hoá Đông – 
Tây2 đều có khái niệm này. Tuy nhiên, vị 
trí của mục đồng trong từng nền văn hoá lại 
có cách hiểu và ứng xử khác nhau. 
Trong văn hoá phương Tây gốc du 
mục, mục đồng chỉ đơn thuần là người 
chăn dắt gia súc (chủ yếu là bò, dê, cừu). 
Công việc của mục đồng đơn thuần là công 
việc trần tục, gắn với chăn nuôi số lượng 
lớn nên hầu như không có tình cảm giữa 
người chăn và gia súc. Kết quả mong muốn 
cuối cùng của công việc này là gia súc béo 
tốt, bán được giá hoặc xẻ thịt để làm thực 
phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Vì là 
công việc quan trọng mang đến nguồn thu 
nhập chính, nên để chăn dắt được đàn gia 
súc lên đến hàng trăm con trong điều kiện 
khắc nghiệt của vùng thảo nguyên, người 
đàn ông trưởng thành trong gia đình với 
sức khỏe dẻo dai sẽ phải gánh vác trọng 
trách này. 
______________________ 
*
 ThS, Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Ngược lại với văn hóa gốc du mục, 
văn hóa gốc nông nghiệp xem mục đồng là 
một người bạn của gia súc (gia súc ở đây 
chủ yếu là trâu). Ngoài ra, có cách hiểu cụ 
thể hơn, mục đồng là trẻ chăn trâu. Do vị trí 
của con trâu trong văn hoá phương Đông 
không phải gắn với chăn nuôi mà gắn chặt 
với trồng trọt, nuôi trâu không để kinh 
doanh mà trước tiên là để làm sức kéo, 
phục vụ cho việc cày bừa. Trong nền văn 
hóa Việt Nam “lấy cảm tình làm bản vị”3, 
con vật chịu thương chịu khó, cùng ở cùng 
làm với người nông dân đã trở thành một 
______________________ 
1 
Cấu trúc này được giới thiệu trong chuyên đề 
Văn hóa dân gian do TS Trần Long trình bày, kết 
hợp với cấu trúc nghiên cứu văn hóa do GS.TSKH 
Trần Ngọc Thêm đề xuất [Xem thêm tại Trần 
Ngọc Thêm 2010: Tìm về bản sắc văn hóa Việt 
Nam, Nxb Tổng hợp, TP.HCM]. 
2
 Văn hóa phương Đông gốc nông nghiệp và văn 
hóa phương Tây gốc du mục là cách so sánh mang 
tính tương đối vì sự di cư và giao thoa văn hóa 
diễn ra liên tục trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại. 
3
 Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, “Văn hóa 
lấy cảm tình làm bản địa” là một trong năm đặc 
tính cơ bàn của văn hóa Việt Nam xuất phát từ gốc 
nông nghiệp. [Xem thêm tại Đào Duy Anh 2014: 
Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, Hà Nội]. 
58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
thành viên thân thuộc, cùng sướng cùng 
khổ với cuộc sống “bán mặt cho đất bán 
lưng cho trời”. Vì yêu quý trâu nên người 
nông dân cũng vì thế mà rất quý trọng 
người chăn dắt nó. Với nền nông nghiệp 
lúa nước, sự phân công lao động trong gia 
đình có sự khác biệt: công việc nặng nhọc 
nhất là làm ruộng, cấy lúa,... sẽ do người 
lớn trong nhà đảm nhận; việc nấu nướng 
dọn dẹp nhà cửa là của đàn bà con gái; 
phần việc còn lại - “chăn trâu” - khá nhẹ 
nhàng, lại mang tính chất vừa làm vừa chơi 
nên được ưu tiên dành cho các chú nhóc 
nhỏ trong nhà. Cũng từ đó mà trẻ mục đồng 
và trâu trở thành đôi bạn thân thiết trên 
đồng xanh. 
Trong tâm hồn Việt Nam, hình ảnh 
chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên mình 
trâu gợi lên một không gian vô cùng thanh 
thoát, bình yên. Và mặc nhiên từ bao đời 
nay, mục đồng và trâu đã được người nông 
dân đặt vào biết bao tình cảm yêu mến và 
xem đó là một biểu tượng của quê hương, 
của tuổi thơ mình. Ở góc độ văn hóa, mục 
đồng không chỉ dừng lại ở hình ảnh tượng 
trưng cho làng quê mà nó đã trở thảnh một 
ký ức, một biểu tượng với nhiều nét nghĩa 
gắn với nếp suy nghĩ truyền thống của cư 
dân nông nghiệp lúa nước. 
2. Văn hóa nhận thức và ứng xử với mục 
đồng 
2.1. Nhận thức của người bình dân về 
mục đồng 
Biểu tượng mục đồng dù đã quá quen 
thuộc với người dân Việt Nam nhưng 
huyền thoại về nhân vật dễ thương này 
không nhiều người biết đến. Tra cứu những 
tư liệu trong sách báo, hầu hết đều có 
chung một cốt truyện rằng: ngày xưa, làng 
Phong Lệ có một cồn cỏ. Vào ngày nọ, khi 
một người nông dân trong vùng vô tình lùa 
đàn vịt lên cồn, thì chân vịt bỗng bị dính 
chặt xuống đất như có bàn tay ai níu giữ, 
không bước đi được. Dân trong vùng xem 
đây là một hiện tượng báo hiệu thần linh 
giáng hạ, cho nên từ đó về sau cồn có tên 
gọi là cồn Thần và không ai dám đến gần 
cồn nữa. Nhưng một hôm, có đàn trâu chạy 
lạc lên cồn, đám trẻ chăn trâu chạy vào tìm 
nhưng không hề hấn gì và vẫn an toàn trở 
về. Người ta lý giải rằng cồn Thần chỉ cho 
phép các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. 
Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Thần và 
trở thành nơi tụ tập vui chơi của các mục 
đồng trong làng. 
Từ truyền thuyết này, người nông 
dân tin tưởng rằng giữa mục đồng và những 
thần linh cai quản ruộng đồng có một mối 
dây liên kết chặt chẽ và thậm chí xem mục 
đồng là hiện thân của Thần Nông. Người 
xưa quan niệm, cứ ba năm một lần Thần 
Mục sẽ giáng hạ xuống tảng đá giữa cồn 
Thần. Vì vậy mà thành thông lệ, vào các 
năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, dân làng Pho ...  cờ này 
mà các họ tộc sẽ thi thố với nhau để chiếm 
những giải thưởng danh dự trong lễ hội. 
Các họ tộc có tiền của thường rước thợ mộc 
Kim Bồng về tiện đẽo các con giống bằng 
gỗ rất công phu. Do mang trên mình nhiều 
thứ như vậy nên cờ lớn thường rất nặng, chỉ 
những lực điền trai tráng trong làng được 
trang bị đầy đủ nai nịt ngang lưng mới đủ 
sức cầm cờ. 
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật lễ, 
chiều 29 tháng Ba Âm lịch, người ta sẽ tổ 
chức lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh 
sống ở mọi nơi kéo về làng đông đủ. Mục 
đồng sẽ cầm cờ dạo quanh các cánh đồng 
để tỏ ý cầu mưa. Những người giả cả ốm 
yếu không ra dự được nhưng vẫn lo lắng 
hỏi con cháu xem mục đồng có cầm cờ lội 
62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
qua ruộng nhà mình không. Nếu biết là 
không thì họ rất buồn và nói: rứa là năm ni 
ruộng mình thua mùa rồi. Chính vì vậy, dù 
mệt nhưng mục đồng cũng phải cố gắng 
cầm cờ lội qua khắp các ruộng trong làng, 
không bỏ sót bất cứ ruộng nào để cầu phúc 
tốt tươi cho tất thảy ruộng đồng. 
Ảnh 2: Dạo đồng 
(Nguồn: 
dong-va-nu-cuoi-trong-mat-tre-
tho/22888p1c29.htm) 
Sáng ngày 30, lễ rước chính thức 
diễn ra. Từ khi trời chưa hừng đông, tiếng 
trống hiệu đã được gióng lên triệu tập dân 
làng về dự lễ. Vị trí đầu tiên của lễ hội là 
sân đình Thần, hay còn gọi là đình Mục 
đồng. Khi dân làng đã tề tựu đầy đủ, Trùm 
Mục (người cai quản các mục đồng) trong 
lễ phục trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn 
vái, cung kính thỉnh bài vị Thần Nông nâng 
cao ngang mày rồi quỳ xuống đặt vào trong 
kiệu. Đoàn rước trong tư thế sẵn sàng, cờ xí 
ngay ngắn. Chiêng trống được gióng lên, 
tất cả mục đồng hướng vào chánh điện, 
đồng loạt chắp tay xá ba cái rồi đám rước 
bắt đầu di chuyển hướng về cồn Thần. 
Dẫn đầu đoàn rước là cờ của mục 
đồng, kế đến là cờ 13 họ tộc. Dàn cổ nhạc 
cùng chiêng trống hoà tấu không ngừng. 
Mỗi nhà có trâu đều sắm sửa lễ phẩm, 
thường là một mâm xôi với hoa quả, có khi 
là một con gà hay đầu heo được người đội 
theo đám rước. Nổi bật giữa đoàn người là 
kiệu rước Thần uy nghi. Dân làng nối đuôi 
đi sau cùng. 
Ảnh 3: Đám rước với cờ xí rợp trời 
(Nguồn: 
dong-va-nu-cuoi-trong-mat-tre-
tho/22888p1c29.htm) 
Đến cồn Thần, đám rước dừng lại, 
kiệu Thần được đặt vào vị trí trang trọng 
nhất. Trùm Mục quỳ trên chiếu hoa, thay 
mặt cho mục đồng làm lễ triệu thỉnh Thần. 
Sau khi khấn vái, Trùm Mục gieo hai đồng 
tiền vào cái dĩa đặt trước mặt: một sắp một 
ngửa báo hiệu Thần đã giáng. Một hồi sênh 
nổi lên, tiếp theo là ba hồi chiêng trống. 
Rồi trống cơm, phường bát âm cũng tấu lên 
những âm điệu rộn rã chào mừng. Khi nhạc 
dứt, Trùm Mục dõng dạc xướng: 
- Chúng mục đồng làng Phong Lệ ta! 
- Dạ (mọi người đồng thanh đáp lại) 
- Rước Thần Nông về làng Phong Lệ ta! 
- Giá hạ! Giá hạ! (Gieo giống xuống 
ruộng đồng) 
- Mừng cho tốt lúa, tốt gieo. Vũ 
thuận phong điều, mừng reo một tiếng! 
- A! 
Dứt tiếng reo, đoàn mục đồng cầm cờ 
nối đuôi theo vị Trùm Mục chạy tới, chạy 
lui quanh tảng đá trắng giữa cồn Thần. Sau 
một hồi, tất cả chỉnh đốn lại hàng ngũ 
chuẩn bị rước Thần về đình làng. Lượt về 
càng nghiêm trang hơn vì mọi người đều 
tâm niệm là Thần đang ngự trên kiệu. Trời 
vừa sáng, đám rước về đến đình làng. Tiếp 
đến là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của 
dân làng. Bài vị Thần được đặt lên bàn thờ 
nơi hậu tẩm chính đình. Lễ vật xôi gà được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 63 
bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, 
mọi người đều hoan hỉ vì tin rằng lòng 
thành kính của mình đã được thần chứng 
giám. Trong lễ, ai ai cũng giữ sự cung kính 
trước các mục đồng. 
Mặt trời lên khỏi ngọn tre là lúc lễ 
vừa xong. Mọi người trở về với công việc 
thường ngày nhưng trong lòng lại mừng vui 
khấp khởi với một niềm tin vào đồng ruộng 
tốt tươi, vụ mùa bội thu sắp tới. 
4. Văn hóa tái hiện về biểu tượng mục đồng 
Không chỉ tồn tại trong huyền thoại, 
trong tín ngưỡng mà hình ảnh mục đồng đã 
bước từ ký ức ra đời sống, trở thành một 
hình ảnh quen thuộc trong rất nhiều tác 
phẩm nghệ thuật dân gian lẫn bác học. 
Thơ ca 
“Ai bảo chăn trâu là khổ. Chăn trâu 
sướng lắm chứ. Ngồi mình trâu, vuốt ngọn 
cờ lau và giọng hát nghêu ngao,...”. Vào 
những năm 1950 – 1970, hầu như người 
dân Nam Bộ nào cũng thuộc nằm lòng 
những câu hát này. Lời hát mộc mạc, giai 
điệu vui tươi dễ nghe, dễ nhớ, dễ hát, lâu 
dần trở thành một câu hát dân gian truyền 
miệng gợi lên hình ảnh đồng quê yên ả với 
những thú vui vô cùng giản dị. 
Và có lẽ cũng ít ai quên được bài thơ 
nổi tiếng của nhà thơ Giang Nam: Quê 
hương. Ngay những câu đầu tiên, tác giả đã 
khắc hoạ một cách dung dị và trong lành 
hình ảnh chú bé chăn trâu, để qua đó cả 
vùng trời quê hương hiện ra rất đỗi yên 
bình. 
 “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
 Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ 
 Ai bảo chăn trâu là khổ 
 Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao” 
(Quê hương – Giang Nam) 
Hội hoạ, điêu khắc 
Ngay từ xa xưa, trong các tranh dân 
gian Đông Hồ, mục đồng đã trở thành một 
nhân vật đặc biệt được các nghệ nhân đưa 
vào tranh vẽ với những triết lý nhân sinh 
sâu sắc. Nổi tiếng nhất là hai bức vẽ mục 
đồng dưới dạng câu đối. Bức thứ nhất vẽ 
chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thơ đề 
“Hà diệp cái thanh thanh” (Lọng lá sen 
xanh thẳm) hay một phiên bản khác là 
“Thiên thanh lọng suy dịch” (Trời xanh 
trong tiếng sáo). Bức thứ hai, khắc hoạ hình 
ảnh mục đồng mình trần đóng khố, nằm 
ngửa trên lưng trâu, tay cầm dây thả diều 
giống hình một chiếc nón, thơ đề là “Vũ thu 
phong nhật dực” (Một cánh bay trong gió 
thu). 
Ảnh 6: Mục đồng cưỡi trâu dưới khắc họa 
của nghệ nhân làng tranh Đông Hồ (Nguồn: 
Tìm hiểu về bức tranh thứ nhất. 
Tranh miêu tả chú bé mục đồng ngồi đè lên 
những bông sen trên lưng trâu, đang say 
sưa thổi sáo, trên đầu là một chiếc lá sen 
thật to che mát. Đồng hành với mục đồng là 
chú trâu đang nghển tai lắng nghe ra chiều 
thích thú lắm. Toàn thể bức tranh toát lên 
vẻ yên bình, thanh thoát, sự hoà điệu giữa 
con người với cảnh vật. Nhiều người cho 
rằng, nội dung bức tranh mang tính minh 
triết của Phật giáo: tính phá chấp (ngồi đè 
lên bông sen), sự chế ngự bản ngã (cưỡi 
trâu) và sự hoà nhập chân tính của con 
người với thiên nhiên. 
Ở bức thứ hai, là hình ảnh chú bé 
trong tư thế nằm ngồi thật thảnh thơi trên 
lưng trâu và còn mang theo cả thú vui trẻ 
nhỏ là thả diều. Nếu lý giải theo triết lý nhà 
Phật thì chiếc nón của chú bé mục đồng 
64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
hoá thành cánh diều bay bổng lên trời cao 
như sự vươn lên của trí tuệ. Tuy nhiên, dù 
biết hay không biết những cách lý giải đó 
thì bất cứ người dân Việt nào khi nhìn vào 
hai bức tranh này đều cảm thấy thật dung 
dị, thân quen, tâm hồn con người như được 
trải rộng ra cả khung trời tuổi thơ vô tư, 
trong trẻo. 
Trong lĩnh vực điêu khắc, hình tượng 
được khắc hoạ phổ biến nhất là chú bé mục 
đồng tóc để chỏm, ngồi vắt vèo trên lưng 
trâu thổi sáo. Giữa chốn phố thị, để tìm một 
chút yên bình của làng quê, không ít gia 
đìnhg đã trưng bày những tượng điêu khắc, 
những tranh ảnh có hình ảnh chú bé mục 
đồng cưỡi trâu, như một cách nhắc nhớ lại 
những ký ức êm đềm của tuổi thơ. 
Ảnh 7, 8: Những tượng gốm quen thuộc 
thường thấy trong các nếp nhà Việt 
 Âm nhạc 
Trong lĩnh vực âm nhạc, trước đây 
không nhiều ca khúc viết về mục đồng vì 
dường như lúc đó, con người vẫn còn quen 
thuộc lắm hình ảnh làng quê, nhìn đâu cũng 
thấy cảnh những chú bé chăn trâu vô tư trên 
đồng quê bát ngát. Nhưng ngày nay, khi 
những thứ tưởng chừng quen thuộc đó đã 
trở thành ký ức thì lòng người lại không 
nguôi hoài niệm và tái hiện nó trở lại trong 
những ca khúc và không ít trong số đó là 
những ca khúc dành cho thiếu nhi và giới trẻ. 
Có thể dẫn ra đây ca khúc Nghêu 
ngao mục đồng của tác giả Trần Xuân Tiên 
với những ca từ rất trong trẻo và càng đáng 
yêu hơn khi được thể hiện qua giọng hát líu 
lo của các em nhỏ. 
“Ê, cho mượn cái mo cau, quạt cho 
mát chút đi. Chà, bây giờ mình nghỉ một 
chút, hát cho vui một chút rồi mình lại chơi 
tiếp, bạn nhé. 
Ngoài đồng có bụi dưa hồng. Ngoài 
đồng có bụi chuối bông. 
Nghé nghé, con gì bơi không hát mà la. 
Bỏ bè, bỏ bạn, không ôn bài mà la suốt ngày 
Chiều chiều én liệng qua đồng. Chiều 
chiều én liệng bến sông 
Nghé nghé, nghé con hun hút cuộc 
vui, ở bờ, ở bụi, ai đuổi mày mà u ú ù.” 
Ca khúc thứ hai cũng rất nổi tiếng 
trong thời gian gần đây và đó là một ca 
khúc viết cho giới trẻ, ca khúc Mục đồng 
của tác giả Tăng Nhật Tuệ. 
“Này ta nhóm một tiếng ca lửa hồng 
hát đón ánh trăng vàng lên. Này ta đón ngày 
ấu thơ quay về, về bên giấc mơ lành. Còn 
tiếng cười sau cánh cửa chờ ta đấy thôi, còn 
bếp hồng đang nhóm lại ngày thơ đấy thôi. 
Đường còn thật xa trái tim ấp ôm những 
ngày qua, là ngọn lửa ấm đã nuôi lớn ta 
những ngày xa. 
Này ta vẫn là chú bé mục đồng giữa 
bát ngát mây trời không u sầu. Này ta hát 
bài hát ru yên bình, hát với ánh trăng vàng 
lên. Này ta uống giọt sương trên lá cỏ và 
nghe dế kêu mừng. Còn tiếng cười sau cánh 
cửa chờ ta đấy thôi. Còn bếp hồng đang 
nhóm lại ngày thơ đấy thôi. 
Đừng vội vàng bay chú chim sáng 
nay trên cành khô. Ngày còn hồng lên hót 
vang với ta những ngày xưa. Còn tiếng 
cười sau cánh cửa chờ ta đấy thôi. Còn bếp 
hồng đang nhóm lại ngày thơ đấy thôi. 
Đừng vội vàng bay chú chim sáng 
nay trên cành khô. Ngày còn hồng lên hót 
vang với ta những ngày xưa  
Này ta vẫn là chú bé mục đồng hát 
bát ngát mây trời không u sầu” 
(Mục đồng – Sáng tác: Tăng Nhật Tuệ) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 65 
Một ca khúc khác cũng là một sáng 
tác dành cho giới trẻ theo thể loại nhạc rock 
mới lạ, ca khúc Bài hát mục đồng do nhạc 
sĩ khiếm thị Hà Chương sáng tác. Có thể 
xem những cảm xúc của Hà Chương trong 
ca khúc là một vùng ký ức sâu lắng tích tụ 
từ bao đời của người con đất Việt vì dù 
chưa một lần nhìn hình ảnh làng quê (tác 
giả là người khiếm thị) nhưng Hà Chương 
đã truyền tải được những rung động rất 
trong trẻo qua “đôi mắt” của một chú mục 
đồng trẻ thơ. 
“Cơn gió chiều nhè nhẹ nâng cánh 
diều, làng yên bình thân yêu. Cánh đồng 
vàng, lũ bạn tôi mơ màng nhìn diều bay 
thênh thang. Nào mình cùng nắm tay cười 
vang và nghe hương đồng mênh mang. Kìa 
một chú chim sẻ non, gieo lời hót trong 
ngần. Diều ơi! Diều ơi! Bay lên dùm tôi 
những ước mơ nhỏ bé, nâng lên trời xanh 
những khát khao tuổi thơ. Với bao mộng 
mơ diều ơi ngày ấy, lớn lên trong tôi tình 
yêu con người. 
Cuối ngày rồi một cánh diều bay, 
phiêu du trên bầu trời. dù đời ngược xuôi, 
diều vẫn trôi tôi về miền cổ tích. Tiếng sáo 
diều làm lòng nhẹ thênh, cho ta quên ưu 
phiền. một ngày bình yên, diều hát ngân 
nga bài hát mục đồng 
Gió ơi xin đừng làm diều tôi đứt dây! 
Mưa ơi nhẹ rơi kẻo diều tôi tả tơi! Để diều 
gọi trăng lên, đem ánh sáng hiền, và tình 
yêu đến lung linh. Bồng bềnh diều bay lên, 
chòng chềnh diều bay lên” 
5. Kết luận 
Đâu đó, trong sâu thẳm mỗi con 
người Việt Nam đều khao khát một lần 
được chạy chân trần trên đồng ruộng, nằm 
trên lưng trâu ngân nga những bài đồng dao 
thơ ấu. Đó là dấu ấn, là ký ức không bao 
giờ phai nhạt. 
Dù được tái hiện dưới hình thức nào 
đi nữa (trong thơ ca, nhạc họa hay tái hiện 
trong đời thực qua lễ hội Mục đồng,) thì 
người dân gốc nông nghiệp đều có chung 
mục đích là gửi gắm ước mong, nguyện 
vọng tốt đẹp của mình vào biểu tượng trung 
tâm: biểu tượng mục đồng. Khi tìm hiểu về 
biểu tượng mục đồng trong văn hóa Việt 
Nam qua việc áp dụng cấu trúc bốn thành 
phần, người viết không chỉ biết về tâm thức 
của người Việt trong cách nhìn nhận về đối 
tượng này mà còn được tìm hiểu rõ thêm về 
một trong những lễ hội dân gian độc đáo 
của dân tộc. Lễ hội Mục đồng dành cho trẻ 
chăn trâu nên cũng có thể xem đó như ngày 
cúng tổ nghề (giống như ngày tổ nghề thêu, 
nghề may, nghề đúc). Nhưng về tâm thức 
cộng đồng, lễ hội lại giống như một ngày 
sinh nhật tuổi ấu thơ. Trong đó, ai cũng có 
thể tìm thấy những hình ảnh, những dấu ấn 
của bản thân và đều cảm thấy có trách 
nhiệm phải duy trì ngày lễ giống như duy trì 
kỷ niệm ngày sinh hằng năm của mình vậy
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đào Duy Anh 2014: Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
[1] Đinh Gia Khánh (cb), Cù Huy Cận 1995: Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học 
Hà Nội. 
[2] Trần Long 2013: Tập bài giảng môn Văn hóa dân gian, ĐH KHXH&NV Tp.HCM 
[3] Trần Ngọc Thêm 2006: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp.HCM. 
[4] Vũ Ngọc Khánh 2007: Văn hóa dân gian người Việt, Nxb Quân đội Nhân dân. 
[5] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 
66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
[6] Chu Mạnh Cường: Con trâu 
[7] Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc: Chùa mục đồng và tượng mục đồng ở Nam Bộ 
[8] Ngọc Bảo: Chăn trâu 
[9] Nguyễn Trần Bình: Cặp tranh chăn trâu 
[10] Văn Thành Lê: Lễ rước mục đồng làng Phong Lệ 
[11] 
tho/22888p1c29.htm 
[12] 
Dong-Ai-bao-chan-trau-la-kho.ttm 
Abstract 
The Symbol of “Herdsman” in Vietnamese Folklore 
Herdsman has long been a symbol attached to Vietnam’s countryside and villages. It is 
such a popular thing that the mentioning simply recalls the scenery of a young boy riding 
buffalo and playing flute. However, it is not only the image of Vietnam villages’ peace, but also 
has more special values. This paper will systemize the values of this symbol in the minds of the 
ordinary people, from which, explaining some perspectives about the life and world of farmers 
from the ancient time to their current efforts in preserving them. Although there have been many 
researches about the herdsman, none of them approaches this topic from a cultural perspective 
under any specific cultural theory. With this article, we take advantage of a popular structure in 
folklore research, including four components: awareness-based culture, behavior-based 
culture, organizational culture and re-creating culture. 
Key words: symbol, folklore, festival, herdsman 

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_muc_dong_trong_van_hoa_dan_gian_viet_nam.pdf